Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Dạy Thanh Nhạc, 31/7/2010.

  1. methuongconlam

    methuongconlam Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/3/2011
    Bài viết:
    1,339
    Đã được thích:
    282
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Day thanh nhac gui cho mình mẫu luyện thanh với nhé! Trong tương lai mà xắp xếp dc thoi gian là mình đăng ký học đấy! Cảm ơn bạn
     
    Đang tải...


  2. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Các bạn gửi mail cho mình mình sẽ gửi mẫu luyện thanh cho mọi người nhé
     
  3. doanngockhue

    doanngockhue Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/4/2010
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Cảm ơn mẹ nó. Con gái mình 6 tuổi đang học piano rất thích hát nhưng giọng con lại hơi khàn chẳng biết làm như mẹ nó hướng dẫn có tiến bộ hơn không.
     
    Dạy Thanh Nhạc thích bài này.
  4. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Hi, 6 tuổi con chưa tập theo cách mày đc đâu mẹ nó ạ, phải có người hướng dẫn cơ, mẹ nó cho con đến cung thiếu nhi cũng đc, nếu không thì chờ mình xếp lớp dành riêng cho lứa tuổi của con
     
  5. thietmoclan

    thietmoclan Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    27/1/2011
    Bài viết:
    2,235
    Đã được thích:
    641
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Ngày trước em có học 1 chút về thanh nhạc, nhưng hơi thở của em yếu, cơ thể em cũng yếu, nên đành chịu, giờ tai em lại hay bị ù nên khó nghe thẩm âm. Khi nào có điều kiện em sẽ tham gia lớp của thầy. Mong sao đó là tương lai gần hihi.
     
    Dạy Thanh Nhạc thích bài này.
  6. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)



    Hayn quá, nếu thietmoclan đã từng học thanh nhạc rồi thì chắc là sẽ nắm kiến thức nhanh hơn các bạn khác, nếu chưa có điều kiện bạn nên tập lại bài hơi thở thật tốt, nhớ tập hàng ngày vì đó là kĩ thuật quan trọng trong thanh nhạc mà, nhưng nhớ là phải là cách lấy hơi đúng kẻo lại bị phản tác dụng nhé. Còn khi nào có điều kiện thì rất vui mừng đón bạn tới lớp thanh nhạc Mr Thương để luyện tập cách lấy hơi, nhả chữ, mở khẩu hình và luyện thanh để lấy lại phong độ mà tự tin trước bạn bè và công chúng, hihi
     
  7. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    BÀI 4

    TƯ THẾ ĐỨNG NGỒI TRONG CA HÁT


    Tư thế đứng để hát là tốt nhất, nhưng đứng lâu mau mệt, nên torng các buổi tập dượt có thể ngồi để hát, chỉ đứng khi cần hát thử một số đoạn hoặc cả bài, sau khi đã tập kỹ.

    Dù đứng hay ngồi, người ca viên cũng phải đứng ngồi cho đúng tư thế, nếu không sẽ ảnh hưởng đến cột hơi, do lồng ngực hoặc bụng bị đè nén hay bóp méo, tác động xấu đến âm thanh phát ra. Do đó, cần lưu tâm rèn luyện và uốn nắn tư thế cho phù hợp.


    I. TƯ THẾ ĐỨNG

    1. Thẳng lưng : (thẳng xương sống : không gù lưng, không ẹo qua trái hoặc phải, không ưỡn người ra sau).

    Tạo ra một trụ đỡ, trên đó các cử động của toàn thân được phối hợp và hoạt động dễ dàng.

    2. Thẳng đầu :

    Đầu thẳng góc với vai, không nghiêng qua trái hay qua phải, không nâng cằm lên, không rướn cổ ra trước, không ép cằm xuống cổ. Có như vậy thì các cơ bắp ở cổ họng sẽ hoạt động dễ dàng, không bị cản trở.

    3. Ngực vươn ra thoải mái giúp cho hơi thở được dễ dàng, vai không nhô lên, không thõng xuống.

    4. Hai tay để xuôi hai bên hông, khi không cầm sách hát.

    Nếu hai tay cầm sách thì để ngang tầm vai, để có thể vừa nhìn sách vừa nhìn thấy người điều khiển, không cao quá che mặt, che tiếng ; không thấp quá, mắt sẽ không theo dõi người điều khiển được, đồng thời đầu cúi quá ảnh hưởng đến âm thanh. Hai cánh tay sau hơi đưa ra phía trước, cách hông khoảng 45 độ. Cả hai tay đều giữ sách, nhưng tay trái là chủ yếu để tay phải có thể giở trang sách khi cần.

    5. Hai bàn chân cách nhau, bàn chân trái nhích lên trước một ít, giúp cho ca viên thăng bằng, vững chắc, thoải mái và lanh lợi. Sức nặng của thân chủ yếu dồn lên hai phần trước của lòng bàn chân.

    6. Toàn thân hơi nghiêng về trước, luôn thẳng về trước, kết hợp tư thế hai bàn chân, bảo đảm cho hoạt động của cơ lưng, cơ bụng được dễ dàng (hình 7).

    [​IMG]

    II. TƯ THẾ NGỒI

    1. Thẳng lưng, thẳng đầu, ngực vươn như ở tư thế đứng, nhưng thân trên hơi nghiêng về phía trước, không dựa lưng vào ghế, cốt để cho cơ thể dễ cử động, lồng ngực, cơ lưng không bị cản trở.

    2. Tay cầm sách khi ngồi, giơ cao hơn khi đứng nhiều hay ít tuỳ chỗ đứng cao hay thấp của ca trưởng. Nếu không cầm sách, tay có thể đặt nhẹ nhàng trên bàn, hoặc trên hai đùi của mình, tránh không ép cánh tay vào sườn, cũng như không tì người lên bàn.

    3. Hai chân bẹt xuống sàn nhà, không bắt chéo, không dạng ra quá, làm sao khi đứng lên cách thoải mái mà không cần vịn vào cái gì khác.

    Ngoài ra, ăn mặc quần áo chật quá, bó sát người, cũng làm ảnh hưởng đến hơi thở, ít nhiều cũng giống như tư thế sai vậy.

    [​IMG]
     
  8. methuongconlam

    methuongconlam Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/3/2011
    Bài viết:
    1,339
    Đã được thích:
    282
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Các bạn gửi mail cho mình mình sẽ gửi mẫu luyện thanh cho mọi người nhé

    Gừi cho mình vào duydaibang@gmail.com. Cảm ơn bạn rat nhiều! Mong lắm đấy!!!
     
  9. momo

    momo Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    20/4/2007
    Bài viết:
    5,065
    Đã được thích:
    1,903
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Thầy Thương ơi, em đang bị đau họng ho, ngạt mũi cả tháng rồi, đang muốn luyện hát bài "Oh holy night" cho Xmas mà chẳng hát nổi. :(
     
    Dạy Thanh Nhạc thích bài này.
  10. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    CHị momo ơi, có lớp nâng cao học chiều thứ 6hàng tuần tại khu của chị đấy, khi nào thu xếp được thời gian chị tham gia cùng mọi người cho vui nhé. Xmas tưng bừng...
     
  11. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu làm việc và giải trí của con người ngày càng được nâng cao. Việc tìm hiểu và học một môn nghệ thuật nào đó không chỉ đơn giản là để biết về môn học đó mà còn để nâng cao trình độ cảm thụ nghệ thuật mà chủ yếu ở đây là trình độ cảm thụ âm nhạc, sức sáng tạo, khả năng nhận thức tinh tế và có chiều sâu của mình.

    Học Thanh nhạc, nói một cách đơn giản cũng là học hát , nhưng các bạn sẽ được học nhiều thứ bổ ích hơn như kĩ thuật luyện thanh, kĩ thuật lấy hơi, ngân giọng,…
    Dù bạn hát chưa được hay bạn hát rất hay, giọng của bạn cũng sẽ có một số ưu điểm và khuyết điểm nhất định.Trong quá trình học, các giáo viên giúp bạn nhìn ra những ưu khuyết điểm đó, từ đó sẽ hướng dẫn bạn cách luyện tập phù hợp. Nhờ vậy giọng của bạn sẽ ngày càng hoàn thiện hơn nhưng vẫn giữ được bản chất tự nhiên của nó .

    Không ai nói rằng bạn phải có năng khiếu mới được hát. Chỉ cần bạn có đam mê, bạn thật sự thích hát và muốn hát. Nghệ thuật luôn mở rộng vòng tay cho những ai thật sự chân thành và nghiêm túc đến với nó.

    Trung tâm Thanh Nhạc Mr Thương sẽ giúp bạn tự tin, thoải mái hơn trong ca hát. Đến với các khóa học, các học viên sẽ được học cách lấy hơi, nhả chữ. Vận dụng hơi thở để hát không bị khản giọng, không bị căng cứng cơ thể, không phải gào khi hát. Với giảng viên giàu kinh nghiệm sẽ truyền thụ cho bạn cách hát có cảm xúc, luyện tai nghe, hát đúng tiết tấu và giai điệu của bài hát.

    Trung tâm khai giảng thường xuyên các lớp vào tất cả các ngày trong tuần
     
  12. edge_sac

    edge_sac Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/12/2011
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Tài liệu rất có ích. Thanks !!!!!!!
     
    Dạy Thanh Nhạc thích bài này.
  13. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Mong là có ích cho các mẹ, các bố yêu âm nhạc và muốn cải thiện giọng hát của mình để tự tin hơn triong cuộc sống và thành công trong sự nghiệp
     
  14. thietmoclan

    thietmoclan Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    27/1/2011
    Bài viết:
    2,235
    Đã được thích:
    641
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Thầy ơi khi nào có lớp thanh nhạc và guitar mới ak
     
  15. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Aloo, lớp thanh nhạc thì thường xuyên có lịch khai giảng mơi, em xem tại http://thanhnhac.vn nhé cả lớp guitar nữa
     
  16. Mikyo

    Mikyo Thành viên tập sự

    Tham gia:
    19/7/2009
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    cho em hỏi để có giọng trong và cao thì phải luyện thế nào ạ?
    và làm sao để hát rõ chữ ạ?
     
  17. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Các kĩ thuật trong thanh nhạc để có giọng cao và khỏe đây

    + Tập lấy hơi: Lấy hơi là kỹ thuật quan trọng và cơ bản nhất của người hát. Lấy hơi tốt, bạn sẽ hát được những câu hát dài, không bị đuối hơi, hụt hơi. Nhờ đó bạn sẽ luôn làm chủ bài hát mình đang biểu diễn.
    + Mở khẩu hình: Đây là kỹ thuật cơ bản, người hát cần mở khẩu hình đúng, đủ lớn để âm thanh to, rõ ràng  hơn. Mở khẩu hình đúng sẽ giúp giọng của bạn “bắt mic” và ngọt ngào hơn. Khẩu hình đúng giúp bạn tiết kiệm hơi và làm hát hay hơn.
    + Luyện Thanh: Học thanh nhạc, giúp bạn nắm được cao độ của mỗi câu hát, hát đúng giai điệu. Luyện tập thanh nhạc giúp bạn hát được những nốt cao hơn và thấp hơn so với bình thường. Âm vực rộng hơn giúp bạn có nhiều “lựa chọn” hơn khi chọn bài hát. Riêng với giọng nữ, các bạn được luyện tập phương pháp hát giả thanh …, nẩy, rung, ngân, điều chỉnh âm lượng, cường độ, mạnh nhẹ, giúp bạn nữ hát các nốt cao khỏe khoắn mà mượt mà.
    +  Hướng dẫn nhịp phách, nhạc lý:
    Khóa học hát cơ bản gồm 12 buổi với 5 buổi học kĩ thuật nền tảng, 2 buổi giao lưu tại quán karaoke. Trong suốt quá trình học, giáo viên sẽ tư vấn cho bạn chọn bài hát phù hợp với chất giọng, chỉnh sửa những điểm chưa đẹp của giọng hát. Đồng thời với sự luyện tập, bạn sẽ hát được những bài hát hợp với chất giọng của mình.
    + Ứng dụng vào bài hát cụ thể: 
    Sau 5 buổi học kỹ thuật học viên sẽ được tập luyện vào những bài hát cụ thể để biết cách hát một ca khúc. Với mỗi bài hát là một thể loại nhạc khác nhau có những kỹ thuật cơ bản điển hình cho từng phong cách, sau khi học viên học 01 bài có thể tự hát được nhiều bài hát cùng thể loại. 
     
  18. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    PHÂN BIỆT MỘT SỐ DÒNG NHẠC VIỆT NAM



    Âm nhạc Viêt mỗi thời kì đều in đậm dấu ấn thời đại mà nó trải qua. Và chính điều này gây nên nhiều cái nhìn sai lầm. Vì vậy, không có một ranh giới rạch ròi giữa các dòng nhạc Việt Nam.

    Cho đến nay vẫn có nhiều tranh cãi về bài hát đầu tiên của âm nhạc Việt Nam, nhưng phần lớn các ý kiến cho rằng người có công khai sinh ra Tân nhạc là nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên. Những bài hát đầu tiên đó là vào năm 1938, nhưng chúng không có giá trị nghệ thuật cao, nên đến ngày nay đã bị đi vào quên lãng. Ở thời kì ban đầu này, hầu hết các tác phẩm đều là các bài hát lãng mạn, lời ca đậm chất văn học. Ngay sau thời kì thành lập, âm nhạc Việt đã phát triển và đạt đến đỉnh cao. Nhiều kiệt tác ra đời, giờ đã trở thành bất hủ, ảnh hưởng đến nhiều nhạc sĩ thế hệ sau. Có thể kể ra: Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu của Đặng Thế Phong, Thiên Thai, Trương Chi của Văn Cao, bộ ba các khúc Hòn Vọng Phu của Lê Thương (thực ra ba bài Hòn Vọng Phu này được Lê Thương sáng tác trong một thời gian dài)...

    Nhiều người dựa vào cái tên Tiền chiến nên coi dòng nhạc này kết thúc vào 1945, nhưng thực ra nó còn phát chiển mạnh mẽ đến 1954, một số các tác phẩm của Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Tô Vũ, Nguyễn Văn Tý... được sáng tác vào khoảng thời gian 1945 - 1954. Thậm chí những ca khúc của Phạm Đình Chương, Cung Tiến sáng tác sau đó rất nhiều cũng được xếp vào dòng nhạc tiền chiến. Khi nói tới dòng nhạc này, người ta sử dụng khá nhiều tên gọi, nhạc tình lãng mạn, nhạc tình lãng mạn 1938 - 1954... Nhưng cái tên thông dụng nhất là Nhạc tiền chiến.

    Sau 1954, âm nhạc Việt Nam được chia thành hai dòng khác biệt. Miền bắc với dòng Nhạc đỏ, có thể nói nhạc đỏ kéo dài từ 1954 đến 1975, và còn nhiều bài hát ra đời sau đó.Vào thời kì này, phần lớn các tác phẩm của dòng nhạc lãng mạn trước đó bị cấm.

    Âm nhạc miền nam 1954 - 1975 rất đa dạng, dòng nhạc lãng mạn tiếp tục chảy với những Cung Tiến, Phạm Đình Chương... Những tình khúc mới ra đời mang một sức sống riêng, nhiều tác phẩm giá trị ra đời với nhưng tên tuổi Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An... Dòng nhạc này thường được gọi bằng cái tên dài dòng mà cũng không hẳn chính xác: Nhạc tình 1954 -1975.

    Bên cạnh Nhạc tình 1954 - 1975, ở Sài Gòn thời gian này còn một dòng nhạc nữa tồn tại và cũng có một số lượng thính giả đáng kể, đó là Nhạc vàng. Đặc điểm nổi bật của nó là buồn. Các bài hát cũng nhiều chủ đề, nhưng có lẽ nhiều nhất là về Thất tình và Lính. Đây là dòng nhạc không mang giá trị âm nhạc cao, ca từ dễ dãi:

    Nếu như ở dòng nhạc Tiền chiến, ta thường gặp nhưng lời hát đậm chất thơ:


    Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác
    Em vắng tôi một chiều
    Bến nước tiêu điều còn hằn in nét đáng yêu
    Bến Xuân - Văn Cao

    hay:

    Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
    Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
    Ai nức nở thương đời
    Chân buông mau
    Dương thế bao la sầu
    Giọt Mưa Thu - Đặng Thế Phong

    Thì ở Nhạc vàng, nhưng lời hát thường dễ hiểu, ca từ đơn giản:

    Đêm nay em ngồi lặng yên nghe anh kể chuyện xưa
    Bao năm lắng trong tim
    Tình mình từ thuở đôi mươi, mà ta chưa biết,
    Nên để lỡ duyên đời
    Chuyện Chúng Mình - Trúc Phương

    Mong sau em anh hiểu rằng, đời lính dẫu phong trần
    Nhưng yêu, như yêu nhân tình và đậm đà như chúng mình.
    Những đêm hẹn hò, giận hờn rồi yêu nhau hơn
    Tâm Sự Người Lính Trẻ - Trần Thiện Thanh


    Không thể nói Nhạc vàng là nhạc phản chiến hay nhạc tâm lý chiến của Việt Nam Cộng Hoà. Cũng như các dòng nhạc khác, các bài hát đều từ chính cảm xúc của tác giả. Thính giả của Nhạc vàng khá đông, những người lính, một số dân Sài Gòn và miền nam, và rất nhiều các thanh niên sau này, khi vào những năm 93, 94 nhạc vàng tràn nhập khắp nơi.

    Những nhạc sĩ tiêu biểu cho Nhạc vàng: Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Hoàng Thi Thơ, Trúc Phương... Những giọng ca: Duy Khánh, Chế Linh, Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Giao Linh...

    Thực ra có nhiều sáng tác của các nhạc sĩ này lại không xếp vào Nhạc vàng, ví dụ một bài nổi tiếng của Anh Bằng là Khúc Thụy Du. Các ca sĩ trên cũng hát rất nhiều các bài hát của dòng nhạc khác.

    Còn Nhạc tình 1954 - 1975 thì nổi tiếng với những giọng ca có thể nói là hàng đầu của âm nhạc Việt Nam: Khánh Ly, Thái Thanh (chủ yếu với nhạc Phạm Duy và tiền chiền),Tuấn Ngọc, Lệ Thu...

    Nhạc miền Nam 1954 - 1975 còn có hai nhạc sĩ nữa: Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Phạm Duy có một gia tài âm nhạc đồ sộ, từ các ca khúc tiền chiến, nhạc tình, nhạc phản chiến... Còn Trịnh Công Sơn, các ca khúc của ông có hai mảng chính, nhạc tình và nhạc phản chiến, nhưng Trịnh Công Sơn đã để lại một dấu ấn khá riêng, nên có thể không xếp vào Nhạc tình 1954 - 1975.

    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có thể nói một phần lớn các âm nhạc Sài Gòn 1954 - 1975 chuyển sang hải ngoại. Nhiều ca khúc giá trị không còn lưu hành ở Việt Nam. Nhưng cũng như vào thập kỷ 80, các tác phẩm âm nhạc tiền chiến được nhìn nhận lại, giờ đây một số ca khúc của các nhạc sỹ hải ngoại cũng đã được hát tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều ca sỹ hại ngoại cũng về tham gia vào đời sống âm nhạc trong nước, mà có lẽ nổi bật nhất là sự trở về của Tuấn Ngọc. Và trong một vài năm gần đây còn có rất nhiều các nhạc sĩ, ca sĩ từ hải ngoại trở về nước biểu diễn, cống hiến những tác phẩm âm nhạc hay dành cho khán giả trong nước.
     
  19. mymy.my

    mymy.my Thành viên tập sự

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Em là lính mới toanh đây ạ,
    ước gì bên Đông Anh cũng có những lớp học như thế này, em tin chắc rằng sẽ rất đông học viên đủ lứa tuổi. Hix
     
    Dạy Thanh Nhạc thích bài này.
  20. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Mẹu nó ơi, mình là dân gốc đông anh đây, nếu mẹ nó có rủ được người học cùng thì mình sẽ về đông anh dạy

     

Chia sẻ trang này