Tai nạn đối với trẻ em thường đến bất ngờ và đôi khi để lại hậu quả rất đáng tiếc. Tuy nhiên nếu ta có kiến thức phòng ngừa và sơ cứu sẽ góp phần làm giảm đáng kể các hậu quả đó. Sau đây là hai nhóm tai nạn phổ biếnPhần 1 - Nhóm tai nạn xảy ra khi trẻ ở trong nhà 1. Khi trẻ ăn hay nuốt phải các chất có thể gây ngộ độc: nước cọ rửa, axít, xăng dầu, thuốc chuột, hoá chất, thuốc trừ sâu… Các biểu hiện ngộ độc: đau bụng, nôn, tiêu chảy, khó thở, đau đầu, chóng mặt, nặng hơn là hôn mê, co giật, xuất huyết. Nếu trẻ bị ngộ độc nhẹ, như uống nước xà phòng, các chất tẩy rửa loãng… nên cho trẻ nôn ra càng nhiều càng tốt, cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước đường, than có hoạt tính dể hấp thụ các chất độc và thải ra ngoài. Nhưng nếu bị ngộ độc do uống phải axit, kiềm, xăng dầu… thì tuyệt đối không được gây nôn. Chỉ nên sơ cứu bước đầu sau đó phải đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu càng sớm càng tốt, nhớ mang theo vỏ hay chất nôn của trẻ tới bệnh viện để phân tích. Đế phòng tránh các tai nạn trên, các bậc phụ huynh chú ý để hoá chất xa tầm với của trẻ và tuyệt đối không nên đựng hoá chất vào các vỏ chai nước ngọt, nước khoáng, lon bia… gây nhầm lẫn cho trẻ. 2. Khi trẻ bị bỏng: do nhiệt, nước sôi, lửa, kim loại nóng, hoá chất, điện, phóng xạ… Bỏng nhẹ: bỏng rất nông, chỉ xảy ra ở phần biểu bì (bề mặt da), vùng da bị bỏng đỏ hay tím ấn vào thì đau rát Bỏng vừa: bỏng sâu hơn, xảy ra cả phần biểu bì và chân bì, da đỏ, nổi phỏng nước, ấn vào thì đau rát. Bỏng nặng: bỏng sâu, da bị tuột, đôi khi qua lớp mỡ tới xương, da trắng bệch, khô hoặc cháy đen và đau đớn. Những điều nên làm sớm trước khi đưa trẻ đến bệnh viện: - Loại bỏ ngay nguyên nhân gây bỏng: ngắt cầu giao điện, tắt lửa.. - Vén bỏ quần áo để lộ vùng bị bỏng, ngay lập tức dùng nước sạch, nước vô khuẩn rửa sạch vết bỏng, rửa càng nhiều càng tốt để làm nguội vết bỏng. Tuyệt đối không được dùng nước mắm tạt vào vết thương, không được dùng kem đánh răng bôi lên vết phỏng… do việc này dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu - Bảo vệ vết bỏng không để nhiễm bẩn, không được đụng vào chỗ phồng nước do bỏng, tránh làm tuột da, không được bôi chất gì lên vết thương khi chưa rửa sạch - Sau khi rửa sạch nếu có sẵn Panthenol hay Silvaden 1% thì phủ lên chỗ bị bỏng một lớp mỏng, rồi phủ vải sạnh hay băng vô khuẩn lên - Cho trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nước oresol, cháo đường ấm và chuyển ngay trẻ đến bệnh viện đối với các trường hợp trẻ bị bỏng vừa trở lên 3. Hóc dị vật đường thở: Đây là tai nạn hay gặp nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi. Các biểu hiện: ho sù sụ hay lặng câm bởi chúng không thể thở nổi. Nếu vật cản không thoát ra khi chúng ho, thì cần phải can thiệp ngay lập tức. Để giúp trẻ tống dị vật ra thì cha mẹ nên tham khảo các bước sau: - Xem xét có thể là vật nào ở trong, chỉ lấy tay móc ra khi bạn biết chắc chắn là có thể chạm vào chúng và không đẩy chúng sâu hơn vào trong họng. - Với các em bé dưới 12 tháng tuổi nên đặt bé sấp trên cánh tay, cổ và đầu đảm bảo được đỡ chắc chắn. Sau đó đánh vào vai bé để hỗ trợ tống dị vật ra - Với các em bé trên 12 tháng tuổi, đặt chúng nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay. Nếu vẫn không hiệu quả thì tiếp tục làm như sau: - Với các em bé dưới 12 tháng tuổi lật ngửa bé lên, đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào xương ức. Cứ làm thế sau 3 giây và nhìn vào mồm bé. Nếu bạn thấy cái gì đó thì nhặt ra, còn không thì tiếp tục. - Với các em bé trên 12 tháng tuổi đứng sau lưng chúng, đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần. - Trong khi chờ xe cấp cứu đến thì tiếp tục sơ cứu trẻ. - Nếu trẻ ngừng thở thì nên tiến hành thổi ngạt. Áp miệng bạn vào miệng và mũi trẻ, thổi hơi mạnh đầu và cổ trẻ được nâng ngửa ra. Tiếp tục hà hơi thổi ngạt trong khi chờ xe cấp cứu. Để tránh các tai nạn như vậy các bậc phu huynh không nên cho trẻ chơi các đồ chơi nhỏ xíu như các loại hạt, nút áo… 4. Sặc: là do thức ăn hay đồ uống lọt vào đường thở gây phản xạ co thắt thanh môn làm tắc nghẽn đường thở hậu quả xấu nhất là dẫn đến tử vong. Hay gặp nhất ở trẻ em tuổi nhũ nhi bao gồm sặc sữa, sặc bột, sặc thuốc... Các biểu hiện: nếu nhẹ trẻ có thể tím tái ngừng thở, nặng hơn thì gây thiếu oxy não để lại các di chứng như bại não, liệt và có thể gây chết ngay tại chỗ. Cách xử trí như đối với hóc dị vật Tuy vậy để sặc xảy ra thì rất nguy hiểm, do vậy chủ yếu phòng ngừa là chính: - Khi cho trẻ bú xong phải bế dựng cho trẻ ợ hơi mới đặt nằm - Tuyệt đối không cho trẻ bú sữa ở tư thế nằm ngửa đầu - Phải để trẻ ngậm hết núm vú, cho sữa chảy vừa phải. - Không để cho bé cầm chai sữa bú một mình - Khi trẻ đang khóc tuyệt đối không được cho bú sữa hay nhét bột, cháo, thuốc vào miệng - Không được bóp mũi trẻ để trẻ há miệng sau đó đổ thuốc hay thức ăn vào 5. Bị vật sắc nhọn đâm: gây chấn thương chảy máu và dẫn đến mất máu cấp. Nếu vật sắc nhọn này bẩn thì ngoài việc gây thương tích có thể gây nên uốn ván và các bệnh nhiễm trùng nặng khác. Khi trẻ bị các vật sắc nhọn đâm thì cha mẹ nên bình tĩnh để xử trí : - Chú ý không cố lấy khi bị vật sắc nhọn đâm cắm sâu vào da thịt mà nên băng cố định dị vật tại chỗ chặt bằng khăn xô hay dù để cầm máu - Nếu vết thương vào đường đi của mạch máu thì nên băng ép cầm máu vào phía trên của vết thương. Sau đó chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. - Nếu vết thương do các vật gây thương tích có dính bùn đất thì nên rửa sạch bằng nước oxy già và đưa đến các cơ sở y tế để tiêm phòng.
Cách đây mấy tháng, đứa cháu họ của em chạy nhảy thế nào xô cả vào nối nước sôi, bỏng cả người, về nhìn mà ứa cả nước mắt. Nhìn mẹ nó tức lắm nhưng mà không dám mắng vì nghĩ em ấy cũng đang lo cuống lên rồi. Em ấy dùng lá bỏng bôi lên khắp người cho cháu, rồi mới đưa đi bệnh viện, bị bác sỹ mắng vì không mang đến ngay. Cũng may là giờ cháu nó đỡ rồi, mới 2 tuổi nên da nó lành nhanh, hy vọng lớn lên nó hết sẹo, con gái mà người toàn sẹo thì khổ