Kỷ luật của bạn không phải để kiểm soát con bạn. Thay vì vậy, kỷ luật cần dạy trẻ cách tự kiểm soát bản thân. Những trẻ tự giác có thể đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, kiểm soát căng thẳng và có những lựa chọn tốt ngay cả khi không có bạn bên cạnh.
Ý nghĩa khi trẻ có tính tự giác
Một đứa trẻ hành xử tốt không nhất thiết có nghĩa là trẻ có tính tự giác.
Trẻ có tính tự giác có thể chọn từ bỏ sự thỏa mãn ngay tức khắc. Trẻ có thể có những lựa chọn tốt bất kể trẻ cảm thấy như thế nào.
Trẻ có tính tự giác có thể giải quyết những cảm xúc khó chịu theo cách lành mạnh. Trẻ học được các kỹ năng kiểm soát cơn giận và có khả năng kiểm soát hành vi bốc đồng. Trẻ có thể phản ứng theo cách tôn trọng người khác khi người lớn chỉnh sửa trẻ và trẻ có thể nhận lấy trách nhiệm cho hành vi của mình.
Trẻ cũng học cách đưa ra những lựa chọn lành mạnh cho bản thân dựa trên việc cân nhắc những ưu điểm và nhược điểm. Thay vì nói “Con phải làm điều này bởi vì bố mẹ bắt con phải làm” thì trẻ có thể nhận thấy tầm quan trọng của việc quyết định. Trẻ cũng có thể có những quyết định tốt trong khi làm việc nhà, làm bài tập về nhà, quản lý tiền bạc, áp lực từ bạn bè và chăm sóc bản thân.
Khi trẻ không có tinh thần tự giác, cha mẹ thường xuyên kết thúc bằng việc chịu trách nhiệm nhiều hơn về hành vi của trẻ. Rầy la trẻ làm bài tập về nhà hoặc đe dọa lặp đi lặp lại để thử và giục giã trẻ làm việc nhà thường có nghĩa là cha mẹ cần phải cố gắng nhiều hơn để trẻ làm việc của mình.
Dạy trẻ các kỹ năng tự giác từ khi trẻ còn nhỏ có thể giúp trẻ trong suốt cuộc đời của mình. Những người không bao giờ học các kỹ năng tự kỷ luật thường có xu hướng gặp rắc rối để duy trì các thói quen lành mạnh, thậm chí cả khi trưởng thành. Kiểm soát công việc ở trường, làm việc, tiền bạc và có tính thần trách nhiệm với gia đình đều cần tính tự giác.
Những người lớn không có tinh thần tự giác có thể vật lộn với những vấn đề về quản lý thời gian và tiền bạc.
Các ví dụ khi trẻ thiếu tinh thần tự giác
- Trẻ 4 tuổi ngắt lời người lớn lặp đi lặp lại bởi vì trẻ không thể đợi tới lượt mình nói.
- Trẻ 6 tuổi thường xuyên chạy ra khỏi giường của mình bởi vì trẻ có vấn đề trong việc chịu đựng sự buồn chán trong khi cố gắng đi ngủ.
- Trẻ 8 tuổi lén ăn những thức ăn không có lợi cho sức khỏe trong khi vắng mặt cha mẹ.
- Trẻ 10 tuổi lãng phí phần lớn thời gian ở trường để nghịch bút thay vì làm bài tập.
- Trẻ 12 tuổi nói rằng trẻ muốn chơi violin nhưng không bao giờ luyện tập.
- Trẻ 14 tuổi chấp nhận thách thức từ một người bạn và cố gắng lấy cắp kẹo từ cửa hàng tạp hóa.
- Trẻ 16 tuổi không thể chống cự lại ham muốn nhắn tin điện thoại trong khi lái xe.
- Trẻ 18 tuổi dành thời gian tiêu khiển bên ngoài thay vì làm những việc cần thiết để chuẩn bị cho chương trình đại học của mình.
Các ví dụ khi trẻ có tính tự giác
- Trẻ 4 tuổi yêu cầu sự trợ giúp từ người lớn thay vì trả miếng một cách hung hăng khi bị bạn bè giật đồ chơi.
- Trẻ 6 tuổi tự mặc quần áo ngay ngắn sau bữa sáng mà không cần cha mẹ nhắc nhở.
- Trẻ 8 tuổi từ chối gia nhập vào nhóm bạn đang tròng ghẹo người khác.
- Trẻ 10 tuổi làm bài tập về nhà sau bữa ăn phụ chiều.
- Trẻ 12 tuổi tiết kiệm tiền trợ cấp mỗi tuần cho tới khi có thể trả đủ một trò chơi mới mà trẻ mong đợi.
- Trẻ 14 tuổi nói với các bạn mình rằng trẻ không thể tham gia bởi vì trẻ cần phải học để chuẩn bị cho bài kiểm tra.
- Trẻ 16 tuổi không dự tiecj tùng với bạn bè bởi trẻ nghĩ rằng ở đó có thể uống rượu.
- Trẻ 18 tuổi từ chối gian lận trong khi kiểm tra bài khi bạn bè của mình cho xem câu trả lời.
Dạy trẻ các kỹ năng tự giác
Tự giác là một quá trình diễn ra trong suốt cuộc đời và tất cả trẻ sẽ vật lộn với tinh thần tự giác ở những thời điểm khác nhau. Cung cấp cho trẻ những công cụ phù hợp với lứa tuổi để giúp trẻ thực hành cách chống lại những cám giỗ và trì hoãn các ham muốn.
Tin tức lành là, khi con bạn trở nên tự giác hơn thì trẻ cần ít kỷ luật hơn từ bạn. Khi con bạn chấp nhận trách nhiệm cho những hành vi của mình, bạn sẽ không cần phải sử dụng bất kỳ hậu quả kèm theo nào. Thay vì vậy, bạn có thể tập trung vào việc dạy trẻ các kỹ năng mới và xây dựng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái lành mạnh.
Nguồn: Verywell.
Các bài liên quan
6 Kỹ năng sống mà trẻ học được qua kỷ luật
8 cách để dạy trẻ tinh thần tự giác
Trẻ học tinh thần tự giác thông qua các hoạt động nào?
Tại sao cần dạy con tinh thần tự giác
Tại sao cần đặt ra các giới hạn cho trẻ?
Tại sao cần dạy trẻ kiểm soát cơn bốc đồng?
Tại sao cần đặt ra kỷ luật cho trẻ?
Tại sao nên giao việc nhà cho trẻ?