Thế giới ngày nay khiến cho việc dạy trẻ kiểm soát cơn bốc đồng khó khăn hơn. Chúng ta thường quen với việc thỏa mãn tức thì mong muốn của mình. Những cửa hàng kiêu hãnh treo biển: “Không cần xếp hàng, không cần chờ đợi”, và chúng ta không cần phải chờ đợi để mua thứ mà mình yêu tích, chúng ta ít có cơ hội thực hành sự kiên nhẫn.
Tuy nhiên, kiểm soát cơn bốc đồng là yếu tố chủ yếu tạo nên thành công của trẻ bởi vì không phải mọi thứ đều xảy ra tức thì. Khi con bạn muốn tiết kiệm tiền để mua thứ gì lớn hơn hoặc khi trẻ đang cố gắng học một kỹ năng mới, thì kiên nhẫn là yếu tố then chốt.
Khả năng kiểm soát cơn bốc đồng có mối liên quan tới sự thành công trong học tập
Trẻ có khả năng kiểm soát cơn bốc đồng thường thành công trong việc xếp hàng, chờ tới lượt khi chơi game và suy nghĩ trước khi hành động. Trẻ cũng có xu hướng thành công hơn với bạn bè khi khả năng kiểm soát cơn bốc đồng giúp trẻ chống lại áp lực từ bạn bè và giải quyết các vấn đề thành công.
Khả năng kiểm soát cơn bốc đồng góp phần vào sự thành công trong học tập. Tự chủ là yếu tố thứ hai cũng quan trọng như trí thông minh để đạt được thành tích học tập.
Những trẻ có khả năng kiểm soát các cơn bốc đồng của mình thường suy nghĩ về những câu trả lời của mình tốt hơn trước khi viết đáp án và trẻ có các kỹ năng suy nghĩ để giải quyết vấn đề. Trẻ thường chịu đựng được sự thất vọng khi giải quyết vấn đề.
Thử nghiệm Marshmallow
Thử nghiệm Marshmallow tại đại học Stanford nhấn mành vào tầm quan trọng trong việc kiểm soát cơn bốc đồn ở trẻ.
Đây là một chuỗi các thử nghiệm tiến hành từ năm 1960 – 1970 do Walter Mischel, giáo sư trường đại học Stanford thực hiện.
Ông thử nghiệm khả năng trì hoãn hãm muốn của những đứa trẻ. Những đứa trẻ từ 4 – 6 tuổi sẽ được lựa chọn một chiếc kẹo marshmallow ngay lập tức hay được 2 cái kẹo sau khi chờ 15 phút.
Hầu hết những đứa trẻ đợi 15 phút để nhận 2 chiếc kẹo. Tuy nhiên, nhiều đứa trẻ bỏ sự hấp dẫn này và chỉ 30% trẻ thành công trong việc trì hoãn ham muốn. Những đứa trẻ có khả năng đợi sau 15 phút thường có khả năng kiểm soát căng thẳng và cơn giận của mình.
Những đứa trẻ thành công trong việc trì hoãn ham muốn có khả năng tự đánh lạc hướng mình và dùng cách tự nhủ để đạt được mục đích. Một số trẻ khác thành công bằng việc làm giảm sự hấp dẫn. Một số trẻ thì tưởng tượng chiếc kẹo giống như một đám mây trong khi những đứa khác coi chiếc kẹo là một bức tranh chứ không phải kẹo thật.
Một nghiên cứu trên những đứa trẻ có khả năng trì hoãn ham muốn của mình nhật thấy rằng chúng ít gặp phải các vấn đề về hành vi. Trẻ cũng hòa đồng với bạn bè hơn và có khả năng duy trì tình bạn lâu hơn.
Khả năng kiểm soát cơn bốc đồng của trẻ có giá trị cho cuộc sống của trẻ về sau. Những trẻ có khả năng trì hoãn mong muốn của mình thường có điểm số SAT cao hơn khi bước vào tuổi teen.
Khả năng kiểm soát cơn bốc đồng và lứa tuổi
Tin tốt lành là khả năng này không phải là một đặc tính bẩm sinh.
Đó là một kỹ năng mà trẻ có thể học được.
Dưới đây là những gì bạn mong đợi khả năng này ở mỗi giai đoạn phát triển:
- Tuổi chập chững (1- 3 tuổi): Trẻ ở giai đoạn này chưa có khả năng kiểm soát cơn bốc đồng trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống. Trẻ có thể nằm lăn ra đất, đá, hoặc đánh mà không cần để ý tới bất cứ điều gì và đó là điều bình thường. Tuy nhiên, đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu giới thiệu khái niệm kiên nhẫn cho con bạn.
- Mẫu giáo ( 3- 4 tuổi): Trẻ ở lứa tuổi này ít nổi đóa và trẻ có các kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Tuy nhiên, trẻ đôi khi bùng nổ, thậm chí là hung hăng. Đó là điều bình thường.
- Trẻ bước vào tuổi đi học (trên 5 tuổi): Trẻ ở lứa tuổi này có khả năng kiểm soát cơn bốc đồng bằng tay chân cao hơn. Trẻ thường ít có khuynh hướng giật thứ gì đó khỏi thay người khác và cần có khả năng phản ứng với một vấn đề mà không có hành vi hung hăng. Tuy nhiên, trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn bốc đồng bằng lời nói là điều bình thường, nhiều trẻ tiếp tục trả lời không lịch sự hoặc buột miệng mà không suy nghĩ.
- Teen: Mặc dù có vẻ như hầu hết teen đã có thể kiểm soát hầu hết những cơn bốc đồng của mình, nhưng không phải như vậy. Khi so sánh với người lớn, teen thường có xu hướng có nhiều rủi ro hơn, có biến động về mặt tình cảm nhiều hơn, và dễ bị tổn thưởng bởi áp lực từ bạn bè cùng lứa. Não bộ của teen vẫn đang phát triển tiếp tục khiến cho teen tiếp tục tập trung vào những hậu quả ngắn hạn hơn là những hậu quả dài hạn.
Nguồn: Verywell.
Các bài liên quan
Tại sao cần dạy con tinh thần tự giác
Tại sao cần đặt ra các giới hạn cho trẻ?
Tại sao cần dạy trẻ kiểm soát cơn bốc đồng?
Tại sao cần đặt ra kỷ luật cho trẻ?
Tại sao nên giao việc nhà cho trẻ?
Xem thêm
Một số vấn đề về hành vi phổ biến ở trẻ tiểu học (5-10 tuổi)
Một số vấn đề về hành vi của trẻ dưới 5 tuổi
10 bước để trẻ không nói dối
10 cách khi trẻ chống đối và không vâng lời
10 cách giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ
5 cách để kiểm soát hành vi vô lễ của trẻ
6 bước để trẻ không mè nheo
Kiểm soát cơn bốc đồng của trẻ
Kiểm soát hành vi hung hăng của trẻ
5 cách để dạy trẻ kiểm soát cơn giận
Tại Sao Cần Dạy Trẻ Kiểm Soát Cơn Bốc Đồng?
Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 31/10/2016.