Tại Sao Trẻ Không Chú Ý Lắng Nghe Bạn

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 13/9/2016.

By thuhien on 13/9/2016 lúc 12:17 PM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Có khi nào bạn thấy trẻ có vẻ như không nghe những gì bạn nói hoặc phớt lờ những gì bạn nói? Bạn có thường xuyên nhận thấy rằng mình phải lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ chú ý?

    [​IMG]

    Nếu trẻ thường nghe có chọn lọc, dưới đây là một số lý do tại sao điều đó xảy ra và một số gợi ý để giúp bạn cải thiện tình hình.

    Bạn nói quá nhiều. Nói gắn gọn và chỉ ra một hoặt hai điểm là cách tốt nhất khi nói chuyện với trẻ. Đưa cho con một bảng liệt kê những thứ mà trẻ cần nhớ - ví dụ như một bảng danh sách những việc nhà mà con cần làm hoặc nhắc trẻ cần nhớ rất nhiều việc phải làm trước giờ đi học, thì bạn sẽ khiến trẻ rất khó mà nhớ hết việc. Tương tự như vậy, giải thích dài dòng về lý do tại sao trẻ bị phạt khi làm sai sẽ khiến trẻ không tập trung vào ý chính. Bởi vậy bạn cần mô tả ngắn gọn, cụ thể là điều quan trọng đối với trẻ nhỏ, những trẻ mà không thể nhớ lâu.

    Con bạn không tập trung vào những thứ khác. Thông thường, trẻ thường tập trung vào những thứ mà trẻ đang làm, đó có thể là xem một chương trình hay bộ phim yêu thích hoặc đang tập trung chơi lego, thì trẻ sẽ không chú ý lắng nghe những điều bạn nói. (Cũng giống như người lớn, trẻ thường mê mải với thứ gì đó; bởi vậy khi trẻ không nghe bạn điều đó không có nghĩa là trẻ chống đối bạn). Bạn cố gắng nhìn nhận vấn đề theo hướng tính cực (trẻ có thể đang học cách tập trung) và đề nghị trẻ chú ý bằng cách lại gần và nhìn vào mắt trẻ. Bạn nên cố gắng cho trẻ có thời gian chuẩn bị khi chuyển từ hoạt động mà trẻ đang làm sang hoạt động mà bạn yêu cầu trẻ làm.

    Bạn nói khi bạn đang làm việc khác. Có thể bạn đang bận chuẩn bị bữa tối và bạn muốn nhắc con làm xong bài tập về nhà . Nhưng bạn nên tạo thói quen dành thời gian để tới gần trẻ và đối mặt với con khi nói chuyện. Trẻ sẽ chú ý lắng nghe bạn hơn nếu bạn chú ý tới trẻ khi đưa ra các đề nghị.

    Bạn đang chỉ trích. Bạn có thích nghe khi người khác chỉ trích bạn và họ muốn bạn phải nghe những gì bạn nói? Nếu bạn phàn nàn tiêu cực hàng ngày (“Sao con chẳng bao giờ chịu nghe mẹ nói nhỉ”) thì trẻ sẽ bỏ ngoài tai những lời bạn nói.

    Bạn ra lệnh hoặc nài nỉ. Ra lệnh cho con (“Thu gọn đám đồ chơi này lại ngay!!!”) hoặc nài nỉ (“Sao con lại không thể thu gọn đám đồ chơi này lại nhỉ?”) đều sẽ đem lại kết quả tương tự nhau: Trẻ không chú ý lắng nghe lời bạn nói. Cách tiếp cận tốt hơn là yêu cầu nhẹ nhàng với trẻ.

    Bạn không thực hiện những lời mình nói. Nếu bạn lặp đi lặp lại việc yêu cầu trẻ thu dọn đồ chơi và bạn không thực hiện các hậu quả kèm theo khi trẻ phớt lờ yêu cầu đó của bạn, thì trẻ sẽ biết rằng phớt lờ yêu cầu của bạn là được phép.

    Làm thế nào để trẻ chú ý lắng nghe

    Bạn đã biết một số lý do tại sao trẻ không chú ý lắng nghe bạn nói, vậy bạn sẽ làm thế nào để trẻ chú ý tới những gì bạn nói?

    Dưới đây là một số cách để giúp trẻ có kỹ năng lắng nghe tốt.

    Nhìn vào mắt trẻ. Ngồi xuống ngang tầm với trẻ và yêu cầu trẻ nhìn vào bạn trong khi bạn đang nói với trẻ. Đây là cách tốt không chỉ giúp trẻ tập trung hoàn toàn vào lời nói của bạn mà còn dạy trẻ cách cư xử tốt và cách lắng nghe người khác nói một cách tôn trọng.

    Lắng nghe trẻ nói. Với những hành vi khác, trẻ sẽ học cách lắng nghe bằng cách làm gương cho trẻ. Nếu bạn có thói quen lắng khi trẻ nói, trẻ sẽ cư xử tương tự như vậy với bạn.

    Tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ không đồng ý làm theo. Bạn có thể cân nhắc tới những nguyên nhân khiến trẻ không chú ý tới bạn. Bạn có yêu cầu trẻ làm việc gì đó quá khó với khả năng của trẻ? Trẻ gặp vấn đề khi thực hiện đề nghị của bạn bởi vì trẻ mệt mỏi? Bạn chú ý tới những nguyên nhân khiến trẻ cư xử như vậy thay vì coi trẻ không tôn trọng bạn hoặc cố tình chống đối hoặc phớt lờ bạn.

    Giữ bình tĩnh. Bạn có thể rất bực khi con không nghe lời, nhưng bạn cố gắng bình tĩnh và kiềm chế để không quát mắng con. Bởi vì: Khi bạn giận, bạn đã chỉ cho con thấy rằng bạn không kiểm soát được bản thân và quát mắng con có thể có kết quả trong ngắn hạn nhưng sẽ không hiệu quả về lâu dài.

    Giải thích rằng việc không lắng nghe người khác nói là không tôn trọng họ. Dạy trẻ rằng không lắng nghe hoặc phớt lờ người khác khi trẻ nói với bạn không phải là cách dễ chịu khi cư xử với mọi người.

    Thêm niềm vui nho nhỏ. Nếu bạn thấy liên tục gặp khó khăn trong việc yêu cầu trẻ chú ý lắng nghe, bạn có thể thay đổi cách tương tác của mình với trẻ. Ví dụ, nếu bạn thất vọng vì con lề mề và không sẵn sàng đi học đúng giờ, bạn có thể thưởng tạo một bảng dán sticker để thưởng cho trẻ nếu như trẻ đến trường đúng giờ trong một tuần hoặc hơn. Bạn có thể sáng tạo để trẻ hợp tác với bạn thay vì yêu cầu trẻ vâng lời.

    Xoay ngược tình thế. Cần chắc chắn con bạn biết trước những gì bạn sẽ làm để trẻ biết bạn không muốn phớt lờ trẻ thực sự: Bạn nói trước sẽ không muốn nghe trẻ nói trong khoảng 30 phút (nhiều hoặc ít hơn tùy theo lứa tuổi và cách trẻ phản ứng). Thời gian này không quá dài, đủ để trẻ hiểu rằng trẻ sẽ cảm thấy thực sự khủng khiếp như thế nào nếu ai đó mà bạn muốn nói chuyện nhưng họ lại phớt lờ bạn.

    Không mong đợi kết quả nhanh chóng. Xây dựng các thói quen giao tiếp tốt là một quá trình cần thời gian. Thay vì mong đợi trẻ luôn làm theo ý bạn ngay lần đầu tiên bạn yêu cầu, bạn hãy coi quá trình phát triển các kỹ năng lắng nghe của trẻ là một phần trong quá trình xây dựng các nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ con cái trong những năm sắp tới.

    Một số vấn đề về hành vi phổ biến của trẻ tiểu học
    Làm thế nào khi trẻ thách thức
    Làm thế nào khi trẻ hay cãi lại
    Làm thế nào khi trẻ không chú ý lắng nghe
    Làm thế nào khi trẻ nói dối
    Làm thế nào khi trẻ ghen tị và đánh anh chị em
    Làm thế nào khi con hay mách
    Làm thế nào khi trẻ lề mề
    Làm thế nào khi trẻ mè nheo
    Làm thế nào khi con không chịu đi ngủ
    Làm thế nào khi con nhút nhát

    Nguồn: Verywell.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 13/9/2016.

Chia sẻ trang này