Tâm Lý Của Trẻ Có Thói Quen Ngậm Đồ Chơi

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi OanhTrinh0810, 25/12/2021.

  1. OanhTrinh0810

    OanhTrinh0810 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/7/2021
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Trẻ nhỏ thường xuyên ngậm đồ chơi vào miệng dù bạn đã nhắc nhở rất nhiều lần, thậm chí phạt nghiêm khắc nhưng chúng vẫn không thể bỏ thói quen không thuận mắt người lớn. Đừng vội trách mắng nữa, hãy tìm hiểu nguyên nhân từ sâu bên trong, thông cảm và giúp con dần giảm thiểu chứng “nghiện” này. Ngoài ra, tìm hiểu nguyên nhân ngọn ngành sẽ giúp bạn tránh mắng oan trẻ nhỏ, điều này chỉ gây tác động ngược thôi.

    [​IMG]

    Trẻ nhỏ đang cảm thấy đói

    Nguyên nhân đầu tiên cần kể đến là trẻ nhỏ cảm thấy đói. Vì đói mà chưa đến giờ ăn, mong muốn được ăn làm trẻ đưa đồ vật xung quanh lên miệng. Điều này không thể làm no được nhưng vì là bộc phát nên trẻ không kiểm soát được.

    Trong trường hợp này, bạn suy nghĩ xem đã cách giờ ăn bao xa, bữa trước trẻ có ăn hết phần ăn không? Nếu xa giờ ăn tiếp theo bạn hãy cho bé ăn chút đồ ăn nhẹ như bánh quy, sữa chua, hoa quả,… Nếu quá gần giờ ăn tiếp theo thì bạn nhanh chóng cho trẻ ăn sớm hơn. Sau khi ăn mà trẻ không còn ngậm đồ vật nữa thì bạn hãy cung cấp đồ ăn cho trẻ kịp thời bằng cách sắp xếp những bữa ăn chính, bữa ăn phụ xen kẽ, khoa học hơn.

    Trẻ nhỏ ít có cơ hội ngậm đồ chơi khi còn nhỏ

    Một trong những cách tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ nhỏ là đưa đồ vật vào miệng. Khi phát hiện món đồ vật mới lạ, trẻ có xu hướng đưa vào miệng cắn để thỏa mãn trí tò mò. Nếu như ngày xưa bạn từng cấm trẻ cho các vật dụng vào miệng, thì hiện tại trẻ nhỏ sẽ cảm thấy chưa được thỏa mãn cho trí tò mò của mình, và lặp đi lặp lập lại hành động này. Trẻ sẽ không dừng lại vì đây là nhu cầu tìm hiểu của riêng trẻ. Trẻ không thể giải thích nhu cầu này cho phụ huynh được mà lại bị trách mắng oan.

    Bạn hãy theo dõi trẻ nhỏ xem loại đồ vật bé thường xuyên cho vào miệng là loại như thế nào? Chúng là những món đồ mới, món đồ giống nhau, món đồ khác với đồ chơi ở nhà,... Trường hợp này bạn không nên la mắng khiến trẻ nhỏ sợ hãi. Hãy trò chuyện với trẻ để tìm hiểu món đồ này cùng, vệ sinh đồ vật định kỳ và nó sẽ dần giảm đi khi trẻ không còn cảm thấy hứng thú nữa.

    [​IMG]

    Trẻ nhỏ bị căng thẳng

    Nhiều trẻ rất nhạy cảm và nhút nhát nên khi căng thẳng hoặc ở trong trạng thái căng thẳng kéo dài, trẻ thường có thói quen cho gì đó vào miệng để kiểm soát sự căng thẳng của mình. Bạn cứ nghĩ rằng trẻ con chỉ ăn với chơi thì có gì mà căng thẳng, nhưng sự thật là trẻ con có giới hạn chịu đựng của trẻ con. Căng thẳng là trạng thái thần kinh riêng tùy theo mức độ nhận biết, cảm xúc riêng của mỗi người và trẻ nhỏ cũng vậy.

    Trường hợp này, khi trách mắng trẻ lúc đó, vô tình bạn sẽ khiến trẻ càng căng thẳng hơn. Bạn hãy an ủi trẻ và cố gắng tìm nhiểu nguyên nhân làm trẻ căng thẳng. Nếu trẻ còn quá nhỏ hãy mang theo trẻ món đồ chơi yêu thích, miếng nhai nướu hoặc ti hút. Còn khi trẻ lớn rồi, hãy giải thích với trẻ rằng có chuyện gì khiến con bận tâm thì hãy chia sẻ với bố mẹ. Dần dần, trẻ sẽ bớt cảm thấy lo sợ, căng thẳng hơn và giảm dần tình trạng ngậm đồ vật.

    Trẻ nhỏ đang mọc răng

    Giai đoạn mọc răng sữa, lợi của trẻ sưng tấy, đau và ngứa nên trẻ thường ngặm đồ vật. Đi kèm với hiện tượng này là vấn đề chảy nước dãi. Đây là giai đoạn mà trẻ nhỏ nào cũng trải qua.

    Bạn không cần quá lo lắng mà hãy áp dụng cách giảm đau cho trẻ khi mọc răng như mát-xa nhẹ quanh vùng má, ăn đồ ăn mềm, cho uống nhiều nước,… Đặc biệt là chuẩn bị một số món đồ chơi trẻ yêu thích, mềm và được làm sạch để trẻ có thể cầm ngặm. Vượt qua giai đoạn này, trẻ sẽ ngừng ngậm đồ vật thôi.

    Trẻ nhỏ chống đối khi bị cấm đoán

    Khi bạn cấm đoán trẻ nhỏ nhiều thứ, thường xuyên có lời nói to tiếng khi trẻ làm gì đó hoặc thậm chí cấm trẻ ngậm đồ vật thì trẻ nhỏ sẽ có hành động ngược lại thể hiện sự phản kháng đó là cắn, ngậm đồ vật. Trong nhiều trường hợp, mức độ la mắng, cấm đoán càng nặng nề thì trẻ nhỏ càng tỏ ra bướng bỉnh, không hợp tác.

    Thay vì nặng lời với trẻ, bạn hãy kiên nhẫn hơn và hướng sự chú ý của trẻ qua một trò chơi khác rồi lấy món đồ vật đó. Đồng thời, nói chuyện và tâm sự với trẻ nhiều hơn thay vì quát mắng, cấm đoán để trẻ chống đối.

    [​IMG]

    Chia sẻ cùng bạn từ: Tâm lý của trẻ có thói quen ngậm đồ chơi (hoovada.com)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi OanhTrinh0810
    Đang tải...


Chia sẻ trang này