Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi oreka, 25/4/2011.

  1. oreka

    oreka Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    12/4/2010
    Bài viết:
    1,361
    Đã được thích:
    156
    Điểm thành tích:
    103
    Các mẹ có kinh nghiệm vào chia sẻ cho em về vụ tâm lý trẻ 2-3 tuổi với. Con em 2.5 tuổi cháu bắt đầu bướng quá, cứ ngày cuối tuần nào ở nhà với bố mẹ cũng ăn mấy trận đòn. Cháu có biểu hiện khá lì và hay cáu, mỗi lần làm gì không vừa ý là cáu ném đồ, nếu người lớn chặn lại ko cho ném thì cháu sẽ biểu hiện bằng cách khác như: hét to, khua chân múa tay (Không ăn vạ). Em cũng có thử chuyển hướng cho cháu mỗi lần như thế nhưng mà nhiều khi mình cáu quá cũng không kiềm chế nổi lại đánh con. Sau đó nghĩ lại thì thây xót con quá. hic hic
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi oreka
    Đang tải...


  2. jackieharry

    jackieharry Chỉ Bán Đồ: Đẹp/Tốt/Rẻ...

    Tham gia:
    3/9/2010
    Bài viết:
    5,894
    Đã được thích:
    1,210
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    Mình có sưu tầm được rất rất nhiều sách rất hay về các vấn đề Sức Khỏe, Chăm Sóc, Nuôi Dạy trẻ... hy vọng các sách này sẽ giúp được các bạn. Mình chia sẽ cho mọi người hoàn toàn miễn phí nhé.

    Ngoài ra, tại đây còn có hơn 3,000 e-books, phần mềm, games, nhạc... đủ các thể loại, đa số đều được tuyển chọn cực hay, và hữu ích. Xin được dành tặng riêng cho các bạn. Các bạn chỉ đơn giản Click vào link tại chữ ký dưới đây của mình để tải về, hoàn toàn miễn phí ạh.
    Link Đây: http://bit.ly/khos
    Chúc Các ban luôn vui.
     
    TCT family, metichuotoreka thích.
  3. chunhoc106

    chunhoc106 Banned

    Tham gia:
    11/5/2011
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    Chi cần nên hạn chế đánh con chị à, cần dạy cháu từ từ chứ cứ như vậy nhiều trẻ con quen sẽ khó bảo hơn. Nhiều lần như vậy chị cứ để tự cháu một mình, thường trẻ con hét to hay nổi cáu các thứ.. chỉ là để thu hút sự chú ý của bố mẹ để đạt được cái mình muốn, vì vậy khi chị để cháu một mình sau một lúc rồi mình cũng bình tĩnh hơn lúc đấy quay ra hỏi cháu dần dần sẽ hình thành tính tốt cho cháu c ạ!
     
  4. hat_de_cuoi

    hat_de_cuoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    30/10/2009
    Bài viết:
    1,275
    Đã được thích:
    339
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    Ku nhà em mới 1t rưỡi nhưng cũng bắt đầu có biểu hiện như vậy, em đang mâu thuẫn với mọi người trong nhà vấn đề này. Theo em không nên đánh trẻ như vậy, nhưng dì nó và bà ngoại thì bảo phải cho nó biết sợ, hix! Thế là em lại bị lên án là chiều con. Haizzzzzzzzzzzzzzzz!
     
  5. hatmit88

    hatmit88 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    đánh trẻ cũng không phải là phương pháp tốt đâu
     
  6. Anna Duong

    Anna Duong Call me: 0914 787 173

    Tham gia:
    27/3/2011
    Bài viết:
    12,175
    Đã được thích:
    10,650
    Điểm thành tích:
    3,763
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    Trẻ em mối giai đoạn sẽ phát triển tâm lý khác nhau,( đây là giai đoạn trẻ lên 3)
    dù ở giai đoạn nào đi nữa thì cha mẹ cũng nên nhẹ nhàng dạy bảo con không nên đánh trẻ
    Qua giai đoạn đó trẻ sẽ phát triển bình thường.
    Mình đọc trên một số báo thấy nói vậy, không biết đúng không nữa?
    Con mình cũng 3 tuổi rất bướng bỉnh,
     
  7. bAbYbOom

    bAbYbOom Mẹ bOom

    Tham gia:
    2/5/2011
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    bé con nhà mình cũng 2t là con gái nhưng ôi thôi quậy như 1 thằng con trai :( ko sợ ai cả, chỉ sợ mỗi mình mẹ. Đang nghịch ji` đấy mà bị ngoại la là nạt luôn bà ngoại :-s bướng vô cùng luôn. 1 ngày bắt vòng tay ko biết bao nhiêu lần :(
     
  8. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    Các bà mẹ nói chung đa số đều phàn nàn về cái tính bướng bỉnh, hay hờn giỗi, thích chống đối của trẻ - nhưng nếu giả sử phải chọn 2 đứa con : một trẻ nghịch ngợm, hiếu động, bướng bỉnh, chỉ thích làm theo ý riêng ...với một trẻ hiền như cục bột, đặt đâu ngồi đó, ai nói cũng nghe, không hề tự ý làm gì và cũng không biết làm gì nếu không có sự "chỉ đạo" của người khác thì các bà mẹ sẽ chọn ai ?
    Hẳn là sẽ chọn trẻ hiếu động, thế nhưng với điều kiện là trẻ phải biết vâng lời, ngoan ngoãn - trẻ có thể làm theo ý mình nhưng vẫn phải chấp hành yêu cầu của người lớn ! Thế là thể nào ? có gì mâu thuẫn ở đây không ?
    Các bà mẹ sẽ nói rằng chả có gì mâu thuẫn, vì lanh lợi tự chủ vẫn có thể đi cùng với việc ngoan ngoãn, hiền lành - hay nói cách khác : đứa trẻ phải trở nên "hoàn hảo" mà không nghĩ rằng trong rất nhiều trường hợp - đó là sự "không tưởng" - hay nói đúng hơn đó là một mục tiêu không bao giờ đạt được, nhưng bố mẹ vẫn cứ "dấn bước" vào việc "ép" đứa trẻ vào một cái khuôn - cho đến khi nhận ra một sự thực là "lực bất tòng tâm" hay tự an ủi là dù sao thì mình vẫn có thể đạt được sự nghe lời của trẻ bằng quà bánh hay cây roi cho đến khi trẻ lớn hơn, bước vào giai đoạn thiếu niên thì lại tiếp tục "ngơ ngác" trước những hành vi nổi loạn của trẻ để rồi lại đổ lỗi cho xã hội mà không hề nghĩ rằng, chính những biện pháp đòn roi và quà bánh thủa nhỏ đã làm cho trẻ trở nên "mất thăng bằng" hay không đủ nội lực để đứng vững trước những áp lực của xã hội !
     
  9. tranvananh_vn

    tranvananh_vn order_web_china

    Tham gia:
    4/7/2009
    Bài viết:
    2,840
    Đã được thích:
    549
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    đây là 1 bài toán khá hóc búa với nhũng người làm mẹ lần đầu như chúng cháu có con ở giai đaọn này, cháu rất vui nếu đc chú chia sẻ thêm nhưng phương pháp dạy con ở giai đoạn này, chúng cháu cảm ơn chú rất nhiều!
     
  10. voaphu

    voaphu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/8/2009
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    con em 13 tháng cũng bắt đầu có biểu hiện cáu như: đánh, hét... nếu không vừa ý, cũng đâu đầu ghê
     
  11. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    Có thể nói, với những thông tin trên internet hay qua báo chí, sách vở ...Các kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con hiện nay đã "nhiều như quân Nguyên" thế nhưng từ các ông bố, bà mẹ luôn quan tâm đến việc nuôi dạy con sao cho "tiến bộ" "khoa học" cho đến các bà mẹ chỉ biết lấy "roi" làm chuẩn hoặc chỉ biết "vỗ béo" trẻ ( nhưng có khi càng vỗ thì trẻ càng biếng ăn mà không biết tại sao !) cũng đều rối như canh hẹ trước những "đòn phép" của đứa trẻ bởi vì họ quên một yếu tố cơ bản : "biết địch - biết ta -trăm trận trăm thắng" .
    Nếu như bà mẹ không biết địch ( là đứa trẻ ) có sức khoẻ - nhận thức - năng lực - nhu cầu như thế nào và có khi họ cũng chẳng cần biết luôn cả ta ( là bố mẹ, ông bà ) có sức khoẻ - nhận thức - năng lực - thời gian - mong muốn như thế nào luôn ! mà họ vẫn mong muốn chiến thắng trong mặt trận nuôi dạy con thì không hiểu là họ dựa vào điều gì ? Thực ra thì Họ đã dựa vào một ước vọng đầy cảm tính là : Con ta sẽ là đứa trẻ khoẻ mạnh, thông minh, tài năng hơn những đứa trẻ khác ( ít nhất thì cũng phải hơn con bà hàng xóm ) - con ta là số một ! Cũng như ta là bà mẹ yêu con cũng số 1 luôn !Để rồi dựa trên 2 cái chuẩn số một đó mà tìm các biện pháp dạy con !
    Đã thế lại thích dựa vào thông tin với những cái chuẩn ( chuẩn phát triển tâm sinh lý mẫu mực của trẻ và chuẩn của các bà mẹ ông bố lý tưởng ) của các nhà "thông thái trong việc nuôi dạy con trên sách vở " để vạch ra kế hoạch nuôi dạy con ( mà không cần biết trẻ và mình có phù hợp không) , đến khi thấy con không theo đúng được sự "phát triển và tiến bộ" đúng chuẩn phải có thì lại lo lắng, tìm mọi biện pháp và nguồn lực bên ngoài ( từ sữa thông minh cho đến các trung tâm đào tạo thần đồng ) để mong chờ một "phép màu" mà quên mất chính mình mới là yếu tố quan trọng nhất !

    Thế rồi, khi con họ bước vào lứa tuổi 2 - 3 tuổi thậm chí là sớm hơn, bắt đầu lộ ra những "vấn đề" mà nổi bật nhất vẫn là ương bướng, nhõng nhẽo, độc tài, khó bảo ... với các "tuyệt chiêu" như gào khóc, đập đầu, lăn lộn dưới đất , ném tung các món đồ có trong tầm tay.. thì trong những lúc đó, giống như bị "choáng" khiến họ quên sạch những "đối sách" được bày vẽ trên sách báo hay các lời tư vấn ( mà họ vẫn gật gù khen hay) để rồi lại vội vã tung ra các đối sách theo "bản năng " để đổ dầu vào lửa ( quát mắng, hù doạ ...hay đánh đòn ) nhưng khi dầu làm cho lửa bùng thêm thì họ lại đầu hàng nhanh chóng ( dỗ dành, năn nỉ, thoả mãn yêu cầu ..) với suy nghĩ là "tránh...con chẳng xấu mặt nào " !
    Cũng có người thì khá hơn một chút - cũng làm lơ, cũng kiên trì "bảo vệ lập trường" nhưng họ chỉ "chịu đựng" được vài chục phút hay cao lắm là vài giờ ! hoặc lại bị "đánh ngang hông" bởi những cao thủ nặng ký ( ông/bà ) yêu cầu phải dỗ dành trẻ ngay ( nghĩa là quy hàng) và thế là ...xong !

    Nhưng vấn đề không phải là chuyện dỗ dành cho xong, vì nhiều khi bố mẹ cũng quên mất là mình đã từng...đầu hàng trẻ ! để khi trẻ lại dở trò ăn vạ thì lại cũng cứ thế mà đi lại đúng lộ trình cũ : quát mắng , doạ dẫm, dụ dỗ ( có khi phối hợp với làm lơ ! ) trong lúc đầu, sau vài giờ chiến đấu thì ..tiếp tục đầu hàng !
    Thế nhưng, có phải trẻ cũng chỉ phản ứng như thế, để rồi cũng chỉ cần được đáp ứng như thế là xong ? Không đâu, vì khả năng ăn vạ và nhu cầu của trẻ đều sẽ "liên tục phát triển" và cuối cùng trẻ trở thành "siêu quậy" mà không một biện pháp "chống trả" nào của bố mẹ có thể chiến thắng. Để rồi đến lúc đó mới bắt đầu đi tìm "chiên gia tư vấn" với hy vọng nhận được một phương thuốc "thần kỳ" ( nhưng phải tốc hành - chứ kéo dài vài ba tháng cũng không được ) như vậy liệu có thành công không ?

    Như thế, chỉ với sách lược : Biết địch - biết ta thôi, các bà mẹ đã có một "cơ sở" để cho trẻ không có điều kiện phát triển những phản ứng quá đáng vì lúc đó "mọi thứ sẽ nằm trong tầm kiểm soát" Vì khi biết đứa trẻ như thế nào để đưa ra một đối sách phù hợp cũng như biết hoàn cảnh, điều kiện của "phe ta" như thế nào để chọn một biện pháp thực hiện phù hợp đã có thể đạt được 50% khả năng làm chủ tình thế rồi !
    Vấn đề còn lại là cần tìm hiểu trẻ như thế nào ? và biết bản thân ta có thể áp dụng biện pháp nào cho phù hợp thì xin mời các bà mẹ góp ý !
     
  12. trietlong

    trietlong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/5/2011
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    mình nghĩ là nên kiểu mềm nắn rắn buông ý :D
     
  13. tranvananh_vn

    tranvananh_vn order_web_china

    Tham gia:
    4/7/2009
    Bài viết:
    2,840
    Đã được thích:
    549
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    cháu nghĩ dạy trẻ đời hỏi sự phối hợp của cả gia đình nhưng cháu thấy ít có sự phối hợp đó
    lấy ví dụ điển hình là : mẹ dạy con, có thể đang rất nghiêm khắc với trẻ thì ông bà bé chạy lại mắng mẹ là k đc làm như thế với bé, vậy là mẹ .....
    ôngbaf thì luôn chiều cháu và gần như chẳng dạy cái gì, cháu nói hay nói dở cũng đều phá lên cười, cháu đòi cái gì cũng cho, cho ăn quà vặt đủ thứ, đến giờ ăn cơm thì no k ăn đc
    .... con nói bật , mẹ vừa nhẹ vừa nặng bảo con: nếu lần sau nói bậy như thế là mẹ tát vào cái miệng xấu này nhé, làn sau nói bậy, mẹ tát nhẹ 1 cái để cảnh cáo, chẳng đau chút nào nhưng trẻ con thường hay ăn vạ or k đc người lơn yêu chiều là khoc ăn vạ luôn, chạy ra mách bố thì bố bảo mẹ hư, đánh chừa mẹ

    .... rất nhiều ví dụ khác nữa

    ---suy cho cũng, dạy trẻ, uốn nắn trẻ rất khó nếu k đc sự ủng hộ, hiểu nhau từ những người trong gia đình mà đa phần bây giờ đó lại là cảnh ngộ chung của rất nhiều bà mẹ bây giờ :(
     
  14. oreka

    oreka Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    12/4/2010
    Bài viết:
    1,361
    Đã được thích:
    156
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    Đợt này em mới cho cháu đi học, thấy về cháu ngoan hơn hẳn các mẹ ạ. Đi học cũng có học thêm vài câu nói linh tinh từ các bạn khi cáu nhưng cơ bản là rất ít ném đồ (Không rõ là do đi học hay là do đến lúc bé lớn hơn nhận thức được ra). Ngoài ra em cũng phát hiện thêm 1 chiêu có thể dỗ bé khi bé hư thay vì đánh con là bé nhà em rất sợ khi mẹ nói "mẹ không yêu con nữa" - Nhưng cũng chỉ thỉnh thoảng mới áp dụng chứ không lại nhàm mất :).
     
    tranvananh_vn thích bài này.
  15. dam-dun-nhe

    dam-dun-nhe Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    30/12/2009
    Bài viết:
    1,243
    Đã được thích:
    95
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    Bé nhà mình cũng hơn 2 tuổi rồi, cũng đang trong giai đoạn bướng bỉnh và muốn mình trở thành " trung tâm vũ trụ" trong mắt ông bà, bố mẹ và mọi người xung quanh, những lúc bé đang cầm cái gì mà người lớn đòi lại là bé vứt đi chứ không đưa, điểm này vào đây đọc thấy các bé giống nhau thật không chỉ riêng bé nhà mình, nhưng mình rất hạn chế đánh con vì mình có đọc 1 bài báo đại ý các bà mẹ không nên truéu giận đánh 1 đứa bé khi nó chưa biết tự vệ cho bản thân mình, vì bé còn bé nên khi bị mẹ đánh mắng chỉ biết khóc thôi chứ đã biết cãi lại hay tự vệ chạy khỏi mẹ đâu, nên những lúc mình cáu mình đánh vào mông con bằng tay hoặc đi chỗ khác làm việc khác để bé tự khóc tự nín chứ không ở đó dỗ dành con, vì càng dỗ bé càng bướng, càng khóc mình lại càng cáu.....nhưng bé nhà mình trộm vía bướng nhưng cũng biết sợ khi bị ông bà, bố mẹ giận, cũng biết xin lỗi khi có lỗi, nhiều lúc đi làm về mệt mà con quấy cũng rất dễ nổi nóng, mình lại sắp sinh bé thứ 2 nữa không biết tương lai sẽ như thế nào nhưng mình sẽ cố gắng không áp dụng biện pháp roi vọt với con bé, chỉ dùng khi nào bé đã biết nhận thức được mọi thứ và khi nào thật cần thiết thôi, không biết phương pháp của mình như vậy có đúng không nữa
     
  16. chanh thúi

    chanh thúi Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/2/2010
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    tầm tuỏi này bọn nhóc nó hay thế, để 1 ít nữa bé sẽ nhận thức dần dần và ngoan hơn! Nhưng vẫn nên uốn nắn bạn ạ
     
  17. kienlua

    kienlua Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/12/2009
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tâm lý trẻ 2-3 tuổi

    Bé nhà mình gần 2 tuổi rưỡi (28 tháng), gần đây mình cũng đang lo lắng, thậm chí có lúc bất ngờ vì con. Từ nhỏ, ai cũng bảo bé nhà mình ngoan, biết nghe lời, dạy cái gì tiếp thu cũng ổn và nhớ khá chắc chắn, không hay quên nhanh như các bé khác cùng tuổi. Thế nhưng gần đây, thấy con bắt đầu bướng quá, cái gì cũng đòi theo ý muốn của mình không được thì 1 là vùng vằng, ném đồ; 2 là khóc ăn vạ. Nếu giận mẹ là chạy đi tìm bố tìm bà khóc, giận bố là đánh chừa bố rồi cư xử theo kiểu phát xít, hít le...Có lúc giận bố mẹ còn quyết tâm ko ngủ với bố mẹ, nhất định ngủ với ông bà.
    Ban đầu mình nghĩ do bố mẹ bận đi làm, ở nhà ông bà chiều quá chăng? Nhưng đọc topic này thì có vẻ như là do lứa tuổi nhỉ?
    Hiện tại, mình chưa có biện pháp nào triệt để để đối phó với bé, tuy nhiên nhà mình cũng chưa có ai đánh bé, chỉ cùng lắm là chừa nhẹ vào cái tay ào hư ném đồ hoặc phát nhẹ vào mông lúc bưởng bỉnh, ăn vạ không nghe lời.
    Biện pháp tạm thời trước mắt của mình là:
    1. Lúc bé cáu, khóc, vùng vằng quăng ném + có ông xã, ông bà ủng hộ mẹ thì kệ, không cãi nhau cũng không nói chuyện với bé nữa. Chỉ thể hiện cho bé biết là mình không hài lòng. Đến khi bé bình tĩnh lại, không thấy ai bênh, bé thường chủ động mang đồ chơi khác ra, giả lơ như không có chuyện gì xảy ra ra nịnh mẹ. Lúc đấy mình mới bảo là vừa nãy con sai, con còn chưa xin lỗi mẹ đấy. Nếu lúc đó, cả nhà cùng ủng hộ mẹ không ai chơi với bé và đều động viên bé xin lỗi mẹ vì bé sai rồi thì kiểu gì sớm muộn bé cũng xin lỗi, nhưng thỉnh thoảng bé chỉ khoanh tay lại thôi, rồi lấy tay che mặt không chịu xin lỗi, lúc ấy mình cũng tạm chấp nhận và hay trêu bé là "con biết xấu hổ thế sao còn hư để phải xin lỗi".
    2. Có hôm bé sai nè nè vẫn không nghe lời, không chịu xin lỗi cũng không nghe ai, cứ lì ra còn vùng vằng lấy tay đánh người mắng mình hoặc không chiều mình. Lúc đấy vợ chồng mình thường không nói gì, còn ông bà thì hay coi như không liên quan đến chuyện ấy (để cho bé đỡ bị cô lập quá, sợ sinh ấm ức ảnh hưởng đến tâm lý), vẫn chơi với bé bình thường và bé cũng khôn lắm, lúc đấy cứ quanh quẩn chơi với ông bà thôi, không ngó ngàng gì đến bố mẹ. Thậm chí, đến lúc đi ngủ còn không chịu ngủ với bố mẹ hoặc không cho bố (mẹ) - người có xung đột với bé chạm vào người hoặc ôm bé. Mình và ông xã thường đợi cho bé ngủ say rồi mới ôm bé, có lúc bé cựa mình dậy hoặc mơ mơ tỉnh (lúc đêm bé hay dậy, mình thường si bé tè vào lúc 1~2h sáng) lại đòi đạp đối phương ra thì mình hoặc ông xã thường ôm chặt bé vào tâm sự, "bố (mẹ) yêu con nhiều lắm, yêu nhất trên đời, con hư thế làm bố mẹ buồn lắm, con đánh bố mẹ, hắt hủi bố mẹ thế bố mẹ càng buồn hơn đấy". Hihi, thật sự lần đầu mình nói mấy câu này với con cũng không nghĩ là bé hiểu hết cơ, nhưng mà lại rất có tác dụng, bé không giãy giụa nữa, thậm chí còn chủ động ôm mẹ ngủ làm mình thậm chí còn thấy hạnh phúc hơn cả lúc bình thường. Thậm chí sáng hôm sau còn quấn quýt, không muốn cho mẹ đi làm, nũng nịu đòi mẹ ở nhà chơi với con.
    Tuy nhiên, tính tình bé thì vẫn chưa thay đổi nhiều, mình sợ cứ kéo dài thì sẽ khó, biện pháp nào cũng chỉ được một số lần, lặp đi lặp lại bé sẽ như kiểu bắt được bài của bố mẹ ông bà ý, sẽ lại lỳ ra.
    Vì thế, mong mẹ nào có cách hay thì chia sẻ thêm để cùng con vượt qua giai đoạn này nhé.
     
    green_tea thích bài này.
  18. Miss Tu Nu

    Miss Tu Nu Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2012
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    45
    Điểm thành tích:
    28
    Học hỏi những kinh nghiệm
     

Chia sẻ trang này