Tâm lý tuổi vị thành niên: Cần phải có sự đồng cảm từ cha mẹ

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi bodeptrai86, 12/7/2012.

  1. bodeptrai86

    bodeptrai86 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    27/10/2011
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Với xã hội toàn cầu hoá, những chuyển biến tâm lý ở trẻ vị thành niên ngày càng phức tạp và dẫn đến nỗi lo âu cho các bậc phụ huynh và xã hội. Hiểu rõ nỗi lo này, đơn vị Bạn Của Bé và công ty truyền thông Trí Việt media (TVM Corp.) đã mở một cuộc hội thảo mang tên “Tâm lý trẻ vị thành niên: khó khăn và thuận lợi” vào ngày 29/5/2011 vừa qua tại hội trường Dinh Thống Nhất TPHCM, để các bậc phụ huynh có dịp trò chuyện và tìm hiểu thêm về tâm lý con trẻ thông qua việc trao đổi với các chuyên gia tâm lý nổi tiếng như chuyên gia tâm lý trị liệu Jim Keim, tiến sĩ Neal Newfied và tiến sĩ Susan Newfield. Đây cũng là dịp để các bậc cha mẹ nhìn lại những thiếu sót của mình trong quá trình nuôi dưỡng và dạy bảo các con.

    [​IMG]
    Chuyên gia tâm lý trị liệu Jim Keim đang chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân ông

    Mở đầu cuộc hội thảo là bài thuyết giảng của chuyên gia tâm lý trị liệu Jim Keim, phân tích về những chuyển biến tâm lý, những yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi đó và các phương án để tiếp cận với các bạn trẻ. Làm cha mẹ thời nay rất khó, khó hơn rất nhiều so với nhiều năm về trước. Do xã hội ngày càng phát triển, sự toàn cầu hoá đã làm cho xu hướng của giới trẻ hiện nay bị ảnh hướng ít nhiều với lối sống của các nước phương Tây như sách truyện, phim ảnh và âm nhạc. Giữa môi trường với quá nhiều thứ điều mới lạ, các bạn trẻ thời nay thích sự thử thách, đối mặt với khó khăn và sáng tạo theo ý riêng của mình – những yếu tố rất khác biệt với thế hệ của cha mẹ. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về thế giới của con trẻ, các bậc phụ huynh phải luôn tìm hiểu và nắm bắt những suy nghĩ và cảm nhận của con trẻ đối với cuộc sống ngày nay. Thay vì luôn bắt con phải tuân theo ý muốn của cha mẹ, hãy để con mình phát huy hết những khả năng tìm ẩn trong chúng.

    Vì là cha của năm đứa trẻ, chuyên gia Jim Keim dường như hiểu được tâm lý phụ huynh muốn hỏi, ông đã chia sẻ: kiên nhẫn là yếu tố hàng đầu trong việc tìm hiểu một đứa trẻ. Với kinh nghiệm thực tế của chính bản thân ông, để tiếp cận và để trẻ có thể chia sẻ hết những điều mà chúng đang suy nghĩ thì đó không phải là việc có thể hoàn tất trong một lần. Chúng sẽ tỏ ra lo sợ và khó chịu khi bạn dò hỏi quá nhiều ở chúng, chúng sẽ dè chừng với bạn. Đừng tỏ vẻ thất vọng hay bỏ cuộc khi những lần đầu tiếp cận với các con mình không thành công như mong muốn, vì điều đó càng làm con trẻ xa lánh cha mẹ mình hơn. Hãy luôn khen con mình khi chúng làm tốt, và chỉ nên đóng góp cảm nhận của mình để xây dựng ý tưởng của các con thay vì la mắng khi thấy chúng sai phạm. Đặc biệt, có một điều ông luôn nhấn mạnh; đó là hãy luôn thể hiện tình cảm của cha mẹ bằng lời nói, vì đó chính là những câu nói động viên khích lệ tinh thần để con trẻ mạnh dạn phát huy hết những năng khiếu của mình.

    [​IMG]
    Rất đông ý kiến và thắc mắc từ phía các bậc phụ huynh … mong được giải đáp

    Nhưng làm sao để tìm hiểu con mình thì đó không phải là chuyện dễ dàng và không hẳn ai cũng có thể làm được. Để giải đáp câu hỏi này, ông đã khuyên các bậc phụ huynh phải tìm hiểu tất cả những sở thích xung quanh con mình. Con mình thích đọc sách thể loại gì? Nghe nhạc của nhóm nhạc nào? Món ăn yêu thích của con là gì? Bạn thân của con mình là ai? Tên chúng là gì? … đây là những câu hỏi tưởng chừng như rất dễ, nhưng không phải phụ huynh nào cũng có thể trả lời được. Vậy thì, ngay bây giờ, cha mẹ nên hỏi con mình tất cả những sở thích xung quanh chúng, để thể hiện sự quan tâm của mình với chúng và có thể ghi lại những điều ấy để có thể nhớ lâu hơn. Hãy trao đổi và thoả thuận như bạn bè trong mọi hoạt động sinh hoạt như thoả thuận thời gian chơi games, thời gian học hành và chơi đùa cùng bạn, để trẻ có đủ thời gian thực hiện hết những điều mà trẻ mong muốn.Ngoài ra, những cuộc vui chơi dã ngoại giữa các thành viên trong gia đình cũng không thể thiếu trong những dịp lễ. Và để gắng kết hơn, cha mẹ nên kể chuyện của chính mình để trao đổi cảm xúc như bạn bè với chúng, mối quan hệ sẽ dần gần gũi và khắn khít hơn xưa, và cha mẹ sẽ dễ dàng biết được con mình đang nghĩ gì và muốn làm gì.

    [​IMG]
    Nhà tâm lý học – tiến sĩ Neal Newfied với chia sẻ với bậc cha mẹ về “góc nhìn”


    Sau những lời khuyên thực tế của chuyên gia tâm lý trị liệu, nhà tâm lý học – tiến sĩ Neal Newfied đã đưa các bậc cha mẹ đến một góc nhìn khác trong tâm lý của các bạn trẻ. Là một nhân viên lâu năm trong môi trường công tác đào tạo trẻ vị thành niên. Ông nhận ra rằng những đứa trẻ dễ bị bế tắc khi cha mẹ chúng không hiểu chúng. Do đó, để hiểu con mình hơn nữa, cha mẹ nên nhìn vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau để hiểu được lý do tại sao con mình lại có những hiểu hiện và hành động không như bạn nghĩ. Và đây cũng là bài thuyết giảng sâu sắc nhất, được nhiều phụ huynh quan tâm và tìm hiểu nhất. Trong bài thuyết giảng của mình, ông nhận định rõ những khuôn mẫu không hiệu quả thì cần phải thay đổi. Ngay cả bản thân cha mẹ, cũng phải xem lại chính bản thân mình đã làm gương được cho con cái mình noi theo hay chưa? Hay cha mẹ chỉ biết la mắng khi con mình làm sai? Cách nhìn và hiểu về thế giới của cha mẹ chưa hẳn là đúng. Trong gia đình, đôi lúc bạn nghĩ bạn đã hiểu tất cả, nhưng thực chất đó chỉ là cái nhìn của riêng cha mẹ mà thôi. Nhưng rồi cha mẹ luôn bảo thủ quan điểm của mình là đúng, và dần đã tạo ra khoảng cách với con mình. Hãy là bạn của con, hãy nhìn vấn đề với góc nhìn của con để cha mẹ có thể lắng nghe thật sâu sắc những mong muốn từ trong đáy lòng trẻ. Hãy để trẻ tự do phát triển và đừng luôn nhắc đến những sai lầm của con. Hãy luôn ủng hộ để con trẻ tự tin bước vào đời và luôn thể hiện tình cảm và sự cảm thông để trẻ nhận ra rằng nhà nơi là luôn ấm ấp và chào đón trẻ quay về.

    Bài thuyết giảng cuối cùng của tiến sĩ Susan Newfield – vợ của tiến sĩ Neal Newfied - đã đề cập đến vốn quý – kinh nghiệm sống từ cha mẹ. Thay vì các bậc phụ huynh luôn hỏi và trách mắng khi các con làm sai, các phụ huynh hãy hỏi mình phải làm gì để con mình tốt hơn. Phương pháp duy nhất chính là cha mẹ phải luôn bên cạnh, chia sẻ và hợp tác với con để xây dựng điều mà chính con trẻ mong muốn. Hãy truyền lại hết những vốn quý của cha mẹ cho con, để con có vốn kiến thức tạo nên những hành vi tích cực như trong cuộc sống như sức khỏe tốt, suy nghĩ chính chắn và thành công trong việc học tập.

    Vốn quý này rất có giá trị về mặt tinh thần cho con trẻ chống lại những cám dỗ trong cuộc sống. Do đó, để bảo vệ con mình thì các phụ huynh phải nỗ lực hết mình, ngay cả việc thay đổi bản thân để hiểu rõ con trẻ hơn. Hãy nhìn vào những điều tốt của con, dành nhiều thời gian lắng nghe, tâm sự để hướng con mình đi theo đúng hướng. Hãy là kho kinh nghiệm quý báu về cuộc sống, hãy là điểm dựa vững chắc khi con ngã. Đây là một quá trình dài và rất khó, cha mẹ phải thật kiên nhẫn để con mình đừng vấp phải những điều đáng tiếc sau này.


    [​IMG]
    Nét mặt suy tư của những người cha, người mẹ … về gia đình mình

    Đây là cuộc hội thảo mang giá trị nhân văn sâu sắc, đã để lại những suy ngẫm trong lòng các bậc phụ huynh đến tận lúc ra về. Vẻ mặt trầm ngâm của những người cha, người mẹ trong khán phòng như đang suy nghĩ đến những việc đã xảy ra trong gia đình và tìm cách thay đổi chúng trong thời gian sắp đến. Những bài thuyết giảng, những bài học thực tế từ trong những câu chuyện của các chuyên gia tâm lý trị liệu Jim Keim, tiến sĩ Neal Newfied và tiến sĩ Susan Newfield dường như đã thuyết phục được toàn bộ người nghe trong buổi hội thảo. Với thông điệp mong muốn xã hội ngày càng tốt đẹp, đơn vị Bạn Của Bé và công ty truyền thông TVM Corp đã phối hợp tài trợ cho hội thảo “Tâm lý tuổi vị thành niên: khó khăn và thuận lợi”, như muốn nhắc nhở quý phụ huynh nên quan tâm chăm sóc con trẻ nhiều hơn, vì chính những người con của họ là những mần sống, những tài năng để phát triển đất nước ta sau này.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bodeptrai86
    Đang tải...


  2. pebungbu

    pebungbu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/10/2012
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Tâm lý tuổi vị thành niên: Cần phải có sự đồng cảm từ cha mẹ

    Các mẹ chắc không thể quên được những kỷ niệm đánh dấu từng bước trưởng thành của các con yêu. Từ tiếng khóc khi lần đầu vấp ngã đến những vết trầy xước trên da và những vệt bẩn trên quần áo khi con tự mình khám phá thế giới muôn màu. Đó là lúc các mẹ thấy tự hào khi con mình dần khôn lớn, trưởng thành hơn theo thời gian. Vết trầy xước trên da sẽ dần xóa mờ theo hành trình con khôn lớn, nh
     

Chia sẻ trang này