Cứ nghĩ lại cái Tết đầu tiên ở nhà chồng mà nước mắt mình rơi lã chã. Giờ mình sợ Tết, ghét Tết, chỉ muốn cơ quan có lịch trực đến tận 30 Tết cho đỡ phải về quê. Mình cũng là dâu trưởng đây. Đọc bài của chị Lê Huyền thấy đồng cảnh ngộ ghê. Chỉ có điều hình như nhà chồng chị “mát tính” hơn nhà em. Em làm dâu đến Tết này mới là Tết thứ 3 thôi mà em đã ớn lắm rồi, nghĩ được nghỉ Tết 9 ngày mà rùng mình, chỉ mong được đi làm sớm cho hết những ngày cực hình. Nhà chồng em cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 40 km thôi nên cuộc sống cũng khá tân tiến, việc làm dâu cũng không đến nỗi nào. Tuy nhiên vì em là dâu trưởng trong họ nên được “dạy dỗ” kỹ lắm. Em biết trách nhiệm của mình nên cũng chịu khó lắng nghe, tiếp thu lời dạy của mọi người. Nhưng nhà có chị chồng đã ly dị về ăn Tết cùng nên lắm chuyện lắm. Ảnh minh họa. Tết đầu tiên em về, mẹ chồng và chị chồng cũng gọi ra dăn dạy đủ thứ, em cũng phải ghi chép tỉ mỉ từng thứ một để khỏi quên. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ cho đến đêm 29 Tết, bạn chồng gọi đi cà phê, mà lúc đó nhà chồng đang ăn cơm chưa xong. Lúc đi em đã xin phép mẹ đi cùng chồng và bảo chút về em dọn dẹp, vì nghĩ cũng chỉ có người nhà trong gia đình không có gì. Lúc đó chị chồng cũng đi ra ngoài. Lúc về đến nhà cũng là lúc chị chồng về, thấy mẹ đang rửa bát, ngay lập tức chị chồng chỉ vào mặt mình bảo mất dạy, xưa nay nhà này chưa có loại con dâu ăn xong để mẹ chồng rửa bát như mình, chị tuôn một tràng dài mình không nhớ là những gì nữa. Chỉ biết lúc đó uất ức nghẹ đến cổ, nước mắt rơi lã chã. Những ngày Tết sau đó với em nặng nề như đá tảng, chẳng muốn đi đâu. Đến ngày mùng Ba Tết nhà em hóa vàng, gọi đông đủ con cháu trong họ nhưng ai cũng kêu bận, đến tận giờ ăn mới đến. Ăn xong ai cũng luôn mồm kêu mệt rồi than thở phải đi chúc Tết chỗ nọ, chỗ kia lấy cớ dắt nhau về hết. Nấu nướng đã mệt, đến lúc ngồi một mình xử lý đống bát đĩa của 5 mâm cỗ mà em chỉ biết “ước gì chưa lấy chồng”. Chị chồng thì bế con đi chơi, mẹ chồng thì phải sang họ hàng gửi biếu đồ thắp hương, mình vừa lau dọn vừa ứa nước mắt. Một mình rửa, một mình lau nhà, may là có chồng hộ khiêng bàn ghế đi cất. Mang tiếng dòng họ đông người, lắm con dâu nhưng ai cũng lười, cũng phó thác cho dâu trưởng hết. Người ta bảo dâu trưởng lắm quyền lợi, em thì chỉ thấy lắm việc đến tay. Tết nhất thì chỉ có ở nhà bếp núc, rửa bát, tiếp khách và phát lì xì. Nhắc đến chuyện lì xì lại thấy ấm ức. “Lì xì của bác dâu trưởng phải to hơn dâu thứ chứ nhỉ”, bị bọn trẻ nhắc thế khi tụi nó mở phong bao thấy ít hơn người khác. Em hơi xấu hổ tí nhưng em kệ, cả năm đi làm cũng chỉ có từng ấy về ăn Tết, có bao nhiêu cho bấy nhiêu. Nhất quyết không vay mượn để được đẹp mặt đâu. Em chia sẻ ở đây không phải là để các bạn không dám lấy chồng con trưởng. Sướng hay khổ phụ thuộc nhiều vào nhà chồng mình như thế nào nữa. Nhưng nhìn chung làm dâu trưởng thì phải xác định “Tết là để phục vụ”. Nguồn: www.tin.phunuviet.com.vn
Ðề: Tan nát một cái Tết chỉ vì quên không rửa bát hic đành chịu thui mẹ nó ơi, nhờ chồng giúp 1 tay cùng dọn dẹp, 1 năm có 1 lần rạch ròi quá cũng ko nên
Ðề: Tan nát một cái Tết chỉ vì quên không rửa bát mình cũng dâu trưởng, may cả 2 bên nội ngoại đều Hn nên k có đặt nặng vấn đề giáo dục dâu trưởng như nhà mẹ này mà nói thật có muốn gd kiểu cho cả đống bát đĩa thế cũng còn lâu mới làm đc với mình
Ðề: Tan nát một cái Tết chỉ vì quên không rửa bát em cũng chán tết, Tết nhất thì chỉ có ở nhà bếp núc, rửa bát, tiếp khách và phát lì xì
Ðề: Tan nát một cái Tết chỉ vì quên không rửa bát Tội nghiệp bạn........................hoàn cảnh của nhìu nàng dâu, thật cổ hủ
Ðề: Tan nát một cái Tết chỉ vì quên không rửa bát Hic, thật ra đối với mình từ bé ở nhà ông bố con trưởng thì thấy việc này cũng bình thường. Nhưng mà đi về nhà chồng nhiều lúc cũng tủi thân lắm
Ðề: Tan nát một cái Tết chỉ vì quên không rửa bát Mình thì ngược lại , bố mẹ và anh em nhà chồng thì thoải mái vô cùng, các cụ sống còn hiện đại hơn cả mình.
Ðề: Tan nát một cái Tết chỉ vì quên không rửa bát Do bố mẹ chồng và nhà chồng không nói năng gì nên mẹ nó khổ chứ! Nếu như nhà mình thì ăn xong các cháu, các em ra rửa bát hết. Cứ đủ tuổi rủa bát đc là làm. Không có chuyện để cho một mình chị dâu, em dâu làm thế dc. Dâu trưởng chỉ là chỉ huy mâm cỗ, có món gì, sai các em mang ra bày biện, ... tóm lại chỉ là chỉ huy thôi. Mình thấy nhà mẹ đẻ ( mẹ mình dâu trưởng) rồi chị dâu mình tất cả nội ngoại đều có uy lắm!
Ðề: Tan nát một cái Tết chỉ vì quên không rửa bát Từ ngày lấy chồng mình đâm ra chán Tết, thế dưng mà chán thì chán nó vẫn cứ đến keke
Ðề: Tan nát một cái Tết chỉ vì quên không rửa bát Em nay cũng dâu trưởng họ đây ak, k bt năm đầu tiên tết ntn, nhưng thấy câu cuối cùng của chị trong câu chuyện nói đúng, quan trọng nhà ck ntn vs cũng xđ là tết là phục vụ rồi hic
Nhà mình bác trưởng chả phải làm gì toàn sai người khác làm , chả thấy bác lì xì bao giờ toàn thấy nhà mình lì xì con cháu nhà bác mặc dù nhà bác có điều kiện mà hiếm nhà nào có được . Có điều nhà mình chả khác nhà bạn này tí nào mặc dù hà nội gốc chả có ma nào ngoại thành hà nội chứ đừng nói đến quê xa nhưng đống bát ăn xong các bác , với anh chị quắp đít đi ngay không hề động tay chân gì tới , ăn thì chỉ vác cái mồm tới đúng giờ , thuê người làm hay đặt nhà hàng thì kêu người khác lười , rồi đồ ăn không đảm bảo đủ các lý do nhưng chân tay chả bao giờ hoạt động đúng là mỗi cây mỗi hoa , mỗi nhà mỗi cảnh .
e cũng thế các bác ợ. Tết nhất khổ nhất là phải dậy sớm nấu cơm thắp hương. rồi rồng rắn đi hết nhà này đến nhà khác chúc tết, lì xì...được cái khoản bếp núc cũng nhẹ nhàng, lại có đông người cùng làm nên cũng đỡ. chứ như nhà chủ top thì e còn lâu nhá. hehe. Nhưng zai đang mọc răng, cứ 2-3 h sáng là sốt. hịc hịc
Tùy hoàn cảnh mỗi nhà rồi nhưng nếu bị nắm thóp và bị giáo dục từ đầu như thế này thì khó mà thay đổi đc nếp. Dâu trưởng hay dâu thứ thì cũng như nhau cả thôi, quan trọng là phải thể hiện cho mọi người thấy những cái tiêu chuẩn cá nhân của mình chứ không phải cái gì cũng làm theo ý người khác đc.
Mệt nhỉ, thôi e cứ lấy ck muộn cho xong, nghe các mẹ kể thấy ớn quá ạ. Nhiều nhà sao vô đức vô phép, kiểu này còn là vô giáo dục nữa ấy ạ. Nhà e thì mấy chị e tranh nhau rửa, ng này đẩy ng kia vào nhà ngồi chơi.