Toàn quốc: Tăng Năng Suất Lao Động: Giúp Dn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi Vuvinh93, 15/12/2019.

  1. Vuvinh93

    Vuvinh93 Thành viên mới

    Tham gia:
    15/7/2019
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Năng suất lao động là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí doanh nghiệp từ đó tác động đến khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì vấn đề tăng năng suất lao động được đánh giá là vấn đề rất quan trọng và tất yếu. Vậy làm thế nào để tăng năng suất lao động? Cùng tìm hiểu với bài viết này nhé.

    Để giải quyết vấn đề làm thế nào để tăng năng suất lao động, chúng ta nhìn nhận và nghiên cứu từ chính ngành kinh tế đang sử dụng nhiều lao động nhất ở nước ta hiện nay chính là ngành dệt may. Cho đến nay thì năng suất lao động trong ngành này vẫn bị đánh giá là thấp hơn so với nghành nghề khác và so với nghề may của các nước trong khu vực. Năng suất lao động thấp là một trong những yếu tố khiến cho giá thành sản phẩm dệt may của chúng ta cao hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi thế cạnh tranh của những doanh nghiệp dệt may trong nước.

    Trong những năm gần đây, khi mà CMCN 4.0 lan rộng và việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA đã làm thay đổi nhiều về năng suất lao động trong ngành dệt may. Các DN trong ngành dệt may từng bước đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền hiện đại, qua đó việc sử dụng lao động cũng được cải tiến.

    Một dấu hiệu đáng mừng hiện nay là các doanh nghiệp dệt may ở nước ta đã và đang quan tâm đầu tư hơn đến máy móc, công nghệ hiện đại. Đặc biệt nhiều doanh nghiệp lớn còn bắt đầu đưa robot vào sản xuất nhằm thay thế con người. Nhờ đó mà năng suất lao động được tăng lên, giúp doanh nghiệp giảm rất nhiều chi phí về lao động và các chi phí khác liên quan.

    Áp dụng công nghệ mới đã giúp cho năng suất lao động được tăng lên và sử dụng ít lao động hơn nên khoảng cách về chi phí lao động trong một sản phẩm giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển sẽ ngày càng hẹp lại. Do đó, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu được áp dụng một cách sâu rộng, nhanh chóng thì năng suất lao động trên đầu người sẽ có sự cải thiện rất nhanh...

    Hiện nay các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như về thị trường, sự cạnh tranh từ các quốc gia khác, khó khăn về đổi mới công nghệ cũng như năng suất lao động.

    Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành vẫn có mức tăng trưởng ước khoảng 7,55% so với năm 2018, dự kiến là 39 tỷ USD (thấp hơn 1 tỷ USD so với mục tiêu đầu năm). Trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Hiệp hội Dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng DN trong việc phản ánh, đề xuất tháo gỡ khó khăn cho DN, góp ý sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động, các chế độ liên quan đến người lao động… Đồng thời các DN trong ngành phải chung tay thực hiện những giải pháp về đầu tư, thị trường, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, áp dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh cải tiến, tăng năng suất lao động để tạo lợi thế cạnh tranh.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Vuvinh93

Chia sẻ trang này