Hà Nội: Tặng Phần Mềm Miễn Phí Quản Lí Bán Hàng

Thảo luận trong 'ĐỒ THANH LÝ' bởi ngoccthai, 4/11/2020.

  1. ngoccthai

    ngoccthai Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    7/11/2019
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Một phần mềm quản lý bán hàng tốt cần phải hội tụ ít nhất là những yếu tố sau đây:

    • Thương hiệu uy tín: Thương hiệu của phần mềm là cái bạn cũng nên quan tâm, vì việc lựa chọn một phần mềm mới sẽ làm tốn rất nhiều thời gian để tìm hiểu và thử nghiệm.
    • Phù hợp với doanh nghiệp: Với thị trường phần mềm vô cùng cạnh tranh hiện nay, thì không phải phần mềm nào cũng giống nhau, có những phần mềm phù hợp với mô hình doanh nghiệp này nhưng lại không phù hợp với doanh nghiệp kia, và ngược lại.
    • Dễ sử dụng: Một phần mềm có giao diện nhìn vào là có thể sử dụng được ngay mà không cần người hỗ trợ quá nhiều là ưu tiên hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.
    • Có sự kết nối: 1 phần mềm nên có sự kết nối giữa các cửa hàng với nhau, thậm chí nếu có thể kết nối với smartphone với máy bán hàng cũng là một việc mà bạn cần ưu tiên.
    • Thanh toán đa dạng: Với thị trường thanh toán đa dạng như hiện nay thì việc có thêm nhiều hình thức thanh toán trên phần mềm là vô cũng hữu ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp của bạn.
    • Online & Offline: Không gì là không có rủi ro và việc mất điện, lỗi máy chủ,… là việc không thể nào tránh, chính vì vậy mà 1 phần mềm quản lý nên có cả chế độ bán hàng Online (lúc có điện) và cả lúc offline (lúc không có điện).
    • Giá cả: “tiền nào thì của đó” nhưng cũng phải tùy “của” thế nào. Phần mềm quản lý tốt nhưng cũng nên phù hợp với chi phí mà bạn tính đầu tư ban đầu.
    Top 3 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay
    Dưới đây là top 3 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất mà theo mình là nên lựa chọn ở thời điểm hiện tại, mình sẽ đi sơ qua về đặc điểm cũng như lý do bạn nên lựa chọn những phần mềm này.

    Lưu ý: Danh sách này là ngẫu nhiên, không xếp theo thứ tự tốt hay không tốt.

    KiotViet (Kiotviet.vn)
    Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet được phát triển bởi công ty CP phần mềm Citigo, từng đạt giải Sao Khuê 2017, đa số mọi người đánh giá phần mềm này khá tốt trên thị trường hiện nay.

    KiotViet đến nay đã phổ biến với 70.000 cửa hàng đang sử dụng, giao diện khá dễ nhìn và thao tác sử dụng khá đơn giản.

    Với nhiều năm hoạt động và làm với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ thì KiotViet được thiết kế riêng biệt để phù hợp cho từng ngành hàng khác nhau.



    Sau đây là những tính năng mà theo mình KiotViet khá nổi trội:

    • Linh hoạt các chương trình khuyến mãi.
    • Quản lý hàng hóa không giới hạn.
    • Giám sát hàng tồn kho.
    • Quản lý thông tin và phân nhóm khách hàng chi tiết.
    • Không giới hạn khoảng quản lý thông tin khách hàng.
    • Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tiên tiến.
    • Có thể kết nối với smartphone và quản lý từ xa.
    • Bán hàng ngay cả khi mất “mạng”, mất điện hoặc có sự cố với máy chủ.
    • Tích hợp với mọi thiết bị phần cứng: máy tính, máy đọc mã vạch, máy in bill,…
    Hiện tại KiotViet có 2 gói ưu đãi cho mô hình kinh doanh nhỏmô hình kinh doanh chuyên nghiệp. Tất cả gói đều không giới hạn tính năng.

    Bạn có thể đăng ký dùng thử KiotViet miễn phí 10 ngày tại đây.

    Sapo (Sapo.vn)
    Sapo là nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại.

    Đến với Sapo bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn để phát triển trong việc kinh doanh, nhưng nói về quản lý bán hàng thì nên lựa chọn Sapo POS.

    Với sự đa dạng từ Sapo thì đây vừa là ưu vừa là nhược điểm mà bạn cần lưu ý:

    • Ưu điểm: Tất cả mọi thứ từ website, Facebook, STMDT … đều được quản lý bởi Sapo nên sẽ thuận tiện trong việc support và cũng dễ dàng cho việc quản lý.
    • Nhược điểm: Phụ thuộc quá nhiều vào 1 nền tảng cũng là cái hại, nếu sau này bạn muốn đổi dịch vụ khác, hoặc ngưng không làm nữa thì bất tiện vô cùng.
    Chính vì vậy mà trước khi lựa chọn dùng đa kênh tại Sapo thì bạn nên hỏi đội ngũ hỗ trợ về những vấn đề này.

    Tiếp đến sẽ là đánh giá của mình về những điểm nổi trội của Sapo (Sapo POS) như sau:

    • Tích hợp vận chuyển: kết nối với các đơn vị vận chuyển uy tín nhất hiện nay như GrabExpress, Giao hàng nhanh, Viettel, VNPost,…
    • Tích hợp sẵn phần mềm quản lý Fanpage Facebook: Giúp quản lý được comment, inbox, và cả đơn hàng.
    • Thanh toán và tạo đơn nhanh.
    • Kết nối được với các thiết bị bán hàng như máy in hóa đơn, máy in mã vạch, …
    • Bán hàng được ngay cả khi mất internet (mình đã nói ở trên KiotViet)
    • Quản lý tồn kho chi tiết: màu sắc, size, chất liệu…
    • Thống kê số lượng xuất, nhập, tồn chi tiết và chính xác đến từng ngày.
    • Cảnh báo khi loại hàng hóa nào đó sắp hết (việc này vô cùng quan trọng).
    • Hệ thống 20+ báo cáo bán hàng chi tiết và dễ nhìn.
    • Có thể kết nối với smartphone và xem báo cáo mọi lúc mọi nơi.
    • Cũng giống như KiotViet thì ở Sapo POS cũng có 2 gói cho cửa hàng nhỏ và cho doanh nghiệp.
    Bạn có thể trải nghiệm miễn phí Sapo POS 15 ngày tại đây.

    Suno (Suno.vn)
    Đây là cái tên mà mình được nghe nói đến rất nhiều về sự đơn giản và hiệu quả mà nó mang lại, thậm chí ngay cả những người không rành về máy tính vẫn có thể dễ dàng sử dụng trong thời gian ngắn.

    Suno cũng có những tính năng giống với 2 cái tên mình đã nêu trên như : quản lý các chương trình khuyến mãi, quản lý hàng hóa, tồn kho, nhà cung cấp, giao hàng … phần mềm còn sẽ giúp bạn quản lý được dòng tiền, và theo dõi những báo cáo trên web đơn giản.

    Những đặc điểm nổi bật của Suno không thể không nhắc đến là:

    • Tính năng tạo đơn hàng Online.
    • Kết nối với các thiết bị bán hàng như: máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, …
    • Kết nối và quản lý với các thiết bị như: smartphone, ipad,… mọi lúc mọi nơi.
    • Bán hàng ngay cả lúc mất internet (giống như KiotViet, sapo POS)
    • Tạo được ngay website bán hàng chuyên nghiệp, mà không cần biết quá nhiều về kỹ thuật.
    • Không tốn nhiều thời gian để quản lý, có thể mở rộng thêm chuỗi cửa hàng.
    • Tích hợp bán hàng trên Facebook, Zalo.
    • Phần mềm được thiết kế phù hợp với nhiều ngành bán sỉ, bán lẻ khác nhau.
    Có thể thấy phần lớn đặc điểm của Suno đều khá giống với KiotViet và sapo POS.



    Bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí Suno tại đây.

    Lời Kết
    Mỗi phần mềm đều có những thế mạnh riêng của nó, việc của bạn là chấp nhận và lựa chọn thế nào để hợp lý về nhu cầu cũng như túi tiền, nhưng với 3 cái tên mình kể trên thì giá thành đều khá tương đồng với nhau.

    Ngoài ra, phần mềm chỉ giúp bạn một phần trong khâu quản lý, tiết kiệm thời gian & tiền bạc.

    Chính vì vậy đừng phụ thuộc tất cả vào phần mềm, bạn cũng nên biết những gì mà doanh nghiệp đang hoạt động để đưa ra được những phương án & chiến lược hiệu quả nhất.

    Nếu bạn có câu hỏi nào thì có thể để lại bình luận phía dưới đây, mình sẽ hồi âm bạn ngay.

    phần mềm bán hàng siêu thị Phần mềm bán hàng tạp hoá
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ngoccthai
    Đang tải...


Chia sẻ trang này