Thông tin: Táo Bón Dùng Thuốc Gì An Toàn Hiệu Quả Cho Bé?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 9/12/2020.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Táo bón ở trẻ là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ khiến nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu. Với trường hợp bé đã nhiều ngày không đi tiêu được thì việc dùng thuốc điều trị là giải pháp được cha mẹ nghĩ đến. Vậy bé táo bón dùng thuốc gì, sử dụng như thế nào an toàn, triệt để và hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 1 số thông tin hữu ích cho mẹ.

    [​IMG]
    1. Các loại thuốc trị táo bón thường được khuyến cáo sử dụng.
    1.1 Nhóm thuốc nhuận tràng tạo khối
    Một trong những chỉ định đầu tay của bác sĩ khi điều trị táo bón cho trẻ là sử dụng các thuốc làm mềm phần, tạo khối phân. Nhóm thuốc này giúp làm tăng trọng lượng phân, tạo khối phân để phân nhanh chóng được đẩy ra ngoài.

    Cơ chế tác dụng:
    • Chứa các polysaccharid thiên nhiên hoặc tổng hợp không hòa tan, không hấp thu trong ruột, hút nước giúp phân trương nở, làm mềm phân
    • Ở ruột già các polysaccharid được tiêu hóa một phần bởi hệ vi sinh đường ruột tại đây. Sản phẩm của quá trình này giúp kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài.
    Hoạt chất phổ biến: Thuốc chứa chất xơ Methylcellulose (Citrucel). Đây là chất xơ không độc hại, không gây dị ứng và không gây kích ứng.

    Thuốc được chứng minh lâm sàng có tác dụng hiệu quả giúp giảm tình trạng táo bón không thường xuyên ở trẻ. Thuốc này thường phát huy tác dụng sau 1-3 ngày, thuốc giúp hút nước vào phân nên khi sử dụng cần lưu ý bổ sung nước cho trẻ. Dùng liều cao có thể gây tiêu chảy.

    1.2 Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
    Nhóm thuốc này làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, giúp giữ nước làm mềm phân và tăng nhu động ruột.
    • Thuốc có chứa thành phần là đường Lactulose. Ví dụ: Duphalac
    Công dụng: Làm cho phân mềm ra, trương lên kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài dễ dàng.

    Bởi thuốc rất an toàn nên có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, thậm chí là cả trẻ sơ sinh. Liều dùng đối với trẻ em từ sơ sinh đến 14 tuổi giao động từ 5ml-15ml. Tùy thuộc độ tuổi và tình trạng bệnh.
    • Sorbitol (Microlax) (là thành phần có trong thuốc nhuận tràng thẩm thấu, được sử dụng để điều trị chứng táo bón và khó tiêu. Sorbitol có 2 dạng chính là dạng uống và dạng đặt trực tràng.
    Công dụng: Sorbitol ngoài việc là thuốc trị táo bón cho bé còn có thể dùng trong các trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Do thuốc có khả năng thúc đẩy quá trình hydrat hóa các chất trong đường ruột. Đồng thời có thể thẩm thấu nước vào trong ruột và tăng nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài.
    • Thuốc chứa hoạt chất Macrogol cao phân tử (Biệt dược Forlax)
    Công dụng: thuốc còn có tác dụng tăng lượng nước trong phân, giúp phân mềm hơn và tăng khối lượng phân. Làm tăng thể tích ruột, từ đó có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.

    Thuốc chứa hoạt chất này được khuyến cáo sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 8 tuổi trở lên. Không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 8 tuổi.
    [​IMG]
    Nhóm thuốc và một số thuốc điều trị táo bón phổ biến
    1.3 Thuốc nhuận tràng kích thích
    Cơ chế: nhóm thuốc này hoạt hóa đám rối thần kinh ở thành ruột, kích thích nhu động ruột. Đồng thời chúng cũng thay đổi tính thấm của tế bào niêm mạc ruột, tăng bài tiết nước và điện giải, điều hòa nhu động ruôt.

    Hoạt chất: Bisacodyl (Dulcolax) – nhóm này được chỉ định khi các nhóm thuốc trên không đạt hiệu quả điều trị.

    Thuốc phát huy tác dụng sau 8-12 tiếng nên có thể uống 1 liều trước khi đi ngủ để có thể đi tiêu vào sáng hôm sau.

    Tác dụng phụ: đau bụng, buồn nôn, rối loạn nước điện giải, lệ thuộc thuốc nếu sử dụng lâu dài. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai và nuôi con bú.

    1.4. Thuốc thụt hậu môn
    Theo các chuyên gia, việc dùng thuốc thụt tháo hậu môn cho bé khá là an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên được sử dụng khi những phương pháp khác không đem lại bất kỳ hiệu quả tích cực nào. Trước khi sử dụng, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

    Với trẻ nhỏ, có 3 loại thuốc thụt hậu môn được sử dụng khá phổ biến. Đó là thuốc có chứa dầu khoáng (như dầu paraphin), thuốc có chứa muối và thuốc có chứa phosphat.

    Công dụng: Nhóm thuốc được sử dụng để trị chứng táo bón theo đường bơm hậu môn trực tràng. Thuốc được dùng cho trẻ bị táo bón kéo dài. Với tác dụng hút dịch vào đại tràng nhằm gây trơn và làm mềm phân. Từ đó giúp phân ra ngoài dễ dàng hơn trong các trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày..

    Việc sử dụng thuốc nhuận tràng, thụt tháo kéo dài để điều trị táo bón cho trẻ là hoàn toàn sai lầm. Và mẹ phải nhớ những sai lầm này để tránh những hâu quả đáng tiếc cho trẻ.
    [​IMG]
    Thuốc nhuận tràng kích thích, thuốc thụt hậu môn​

    2. Sai lầm của mẹ khi sử dụng thuốc điều trị táo bón
    Việc sử dụng thuốc thụt tháo giúp trẻ có thể đi được dễ dàng sau khoảng 30 phút. Nhưng hậu quả của việc lạm dụng các thuốc thụt tháo là:
    • Trẻ bị mất phản xạ đi tiêu.
    • Trẻ đi đại tiện không tự chủ
    • Tổn thương và viêm nhiễm hậu môn. Khi thụt, trẻ không những có cảm giác khó chịu, đau đớn mà vô tình khi thụt, niêm mạc hậu môn của trẻ có thể bị tổn thương.
    Cũng giống như thuốc thụt tháo, không thể phủ nhận tác dụng nhanh chóng của các loại thuốc làm mềm phân với tình trạng táo bón của trẻ. Nhưng có bao giờ các mẹ thắc mắc rằng vì sao bác sĩ chỉ chỉ định sử dụng thuốc nhuận tràng trong tối đa là 2 tuần cho trẻ nhỏ?

    • Khi sử dụng thuốc mềm phân kéo dài xảy ra hiện tượng mất nước điện giải. Trẻ xuất hiện triệu chứng: háo nước, luôn trong tình trạng mệt mỏi, môi khô, chân tay thiếu lực.
    • Nhiều trẻ bị đi đại tiện lỏng thậm chí là tiêu chảy sau khi sử dụng thuốc nhuận tràng.
    • Trẻ sẽ lại tiếp tục bị táo bón khi dùng thuốc.
    [​IMG]
    Bé mệt mỏi, chân tay thiếu lực

    Như vậy, mẹ thấy rằng cách điều trị bằng thuốc cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ, việc dùng thuốc táo bón tùy tiện cho bé có thể cho hiệu quả ngay lập tức nhưng lại chứa nhiều rủi ro đối với sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé về lâu dài.

    Bổ sung lợi khuẩn – giải pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả
    Điều trị táo bón cho trẻ là 1 quá trình lâu dài và các mẹ cần phải kiên trì. Dùng các loại thuốc điều trị chỉ là tạm thời, để dứt điểm được tình trạng táo bón thì mẹ cần kết hợp giữa việc sử dụng đúng thuốc, bổ sung thêm lợi khuẩn, cho bé uống đủ nước, đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất xơ cho bé.

    Việc bổ sung lợi khuẩn từ lâu đã được biết đến là một giải pháp hữu hiệu cho tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lợi khuẩn là những sinh vật có lợi, thường trú ở đường tiêu hóa của trẻ nhỏ và đóng góp nhiều vai trò quan trọng như: tham gia vào quá trình tiêu hóa ở đường ruột, điều tiết nhu động ruột và lượng nước trong phân, bảo vệ niêm mạc ruột khỏi sự tấn công của vi khuẩn có hại, thúc đẩy quá trình miễn dịch tự nhiên.

    [​IMG]
    Trong các chủng lợi khuẩn cho táo bón Bifidobacterium là loài lợi khuẩn chiếm tỷ lệ 90% đường ruột ở trẻ nhỏ. Bifidobacterium lactis BB12® là chủng lợi khuẩn được phân lập và sản xuất bởi Chr.Hansen nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu thế giới từ Đan Mạch. Bifidobacterium lactis BB12® sử dụng công nghệ bao kép Cryoprotectant độc quyền giúp lợi khuẩn sống, gắn đích tại đại tràng hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ thông qua các cơ chế:
    • Điều tiết lượng nước trong phân, làm mềm phân
    • Điều tiết nhu động ruột giúp tổng đẩy phân ra ngoài
    • Tạo lớp màng nhầy tại bao bọc niêm mạc đại tràng giúp phân dễ dàng di chuyển trong lòng ruột và nhanh chóng được đẩy ra ngoài mà không làm tổn thương đại tràng.
    • Bảo vệ đường ruột chống lại tác nhân có hại (hại khuẩn tấn công)
    • Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch tại đường ruột.
    Việc sử dụng Bifidobacterium lactis BB12® đã được chứng minh lâm sàng trên giúp cải thiện 100% tình trạng táo bón sau 4 tuần sử dụng

    Nguồn: imiale.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,337
    Đã được thích:
    924
    Điểm thành tích:
    773
    nếu bé bị nặng thì nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và lấy thuốc nhé
     
  3. ChuyenTinh.Vn Store

    ChuyenTinh.Vn Store Cho đi nhiều hơn là nhận lại

    Tham gia:
    26/8/2020
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    cho bé đi bác sĩ khám đi ạ
     

Chia sẻ trang này