Thông tin: Tạo dựng mối quan hệ tích cực với con cái

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Hải Phạm, 4/1/2011.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    [​IMG]
    Hầu hết chúng ta đều dành thời gian cho con cái chỉ để nói những điều như "Rửa tay đi con." "Đừng có tròng ghẹo em con nữa." "Con đi làm bài tập về nhà đi." "Con đi ngủ đi."

    Bạn hãy suy nghĩ lại xem tuần trước bạn đã nói những gì với con. Bạn ghi lại những gì bạn đã nói một cách thân thiện với con (vui vẻ, hữu ích cho con) hoặc những gì bạn nói với vẻ không thân thiện (giận dữ, ra lệnh,...)

    Qua việc ghi chép lại những gì chúng ta đã nói và đã làm với con cái, chúng ta có thể xác định được mối quan hệ mà bạn dành cho con. Ví dụ, khi bạn nghĩ về mối quan hệ của bạn với cha mẹ, thì chắc chắn bạn sẽ nhớ đến một từ nào đó. Có thể đó là sợ hãi hoặc vui vẻ hoặc thân thiện hoặc giận dữ hoặc thất vọng. Cảm nhận của bạn về thời thơ ấu sẽ xác định mối quan hệ của bạn với cha mẹ. Có một số những mối quan hệ sẽ giúp con trẻ phát triển, chúng ta gọi đó là những mối quan hệ tích cực.

    Cần thay đổi mối quan hệ với con cái

    Trong mối quan hệ của chúng ta với con cái, chúng ta thường tập trung vào điều khiển và giáo huấn con. Khi cha mẹ điều khiển con trẻ, họ đang cố gắng để con làm những thứ mà chúng không muốn làm. Hoặc họ cố gắng khiến con từ bỏ những thứ mà chúng muốn làm. Ví dụ, bạn đã từng cố gắng để con ăn rau chưa? Bạn đã từng cố gắng để bắt bọn trẻ làm bài tập về nhà chưa? Hay bạn đã từng cố gắng để bọn trẻ thôi không đánh nhau chưa?

    Cha mẹ thường có nhiều sức mạnh hơn con trẻ. Chúng ta to lớn hơn và khoẻ mạnh hơn. Nhưng bắt người khác làm những việc mà họ không muốn làm quả là một việc khó khăn. Chúng ta có thể la mắng con thật nhiều và cố gắng hối lộ, thuyết phục hoặc bắt buộc chúng phải làm những thứ mà chúng ta muốn. Điều này sẽ làm cho mối quan hệ cha mẹ - con cái xấu hơn. Khi bạn điều khiển con, bạn sẽ thấy có vẻ như bạn đang nói chuyện với con cái. Nhưng đó không phải là nền tảng cho một mối quan hệ tốt.

    Đôi khi, chúng ta giáo huấn con cái. Chúng ta mất nhiều thời gian để nói về những việc con làm sai. Đôi khi buổi thuyết giáo đó trở nên xúc phạm con. "Tại sao con lại câm như hến thế?" "Tại sao con lại chẳng bao giờ làm việc gì đúng cả?" "Tại sao con lại có những suy nghĩ như thế cơ chứ?"

    Cuối cùng, con cái chúng ta không nhận được thông tin hữu ích nào cả. Trẻ sẽ cảm thấy mình tồi tệ hơn. Mặc dù chúng ta tránh không xúc phạm con khi thuyết giáo, nhưng bản thân buổi thuyết giáo cũng mang lại kết quả không tốt. Vì vậy, thuyết giáo không nên là yếu tố chính trong buổi nói chuyện của chúng ta với con cái. Nói về những điều tốt đẹp của con sẽ tốt hơn.

    Điều khiển và giáo huấn có phải luôn luôn không tốt không?

    Không phải như vậy. Bố mẹ cần điều khiển và giáo huấn con. Nhưng tất cả những gì bạn làm chỉ là điều khiển và giáo huấn con, thì con cái sẽ cảm thấy chán nản hoặc chống đối.

    Giáo huấn con

    Gần đây tôi có hỏi bạn tôi muốn gì trong mối quan hệ giữa cô ấy và con gái. Cô ấy nói rằng cô luôn cố gắng lấy "cơ hội" làm trung tâm của mối quan hệ mẹ con. Cô đưa ra một số ví dụ.

    Thường thường, khi Melissa muốn theo tôi lên tầng thượng, tôi nói với bé "Không, con vẫn còn quá nhỏ. Con có để làm một việc khác." Melissa có vẻ giận và phàn nàn. Tôi sẽ phải quát tháo bé. Vào một ngày đặc biệt, khi tôi lên sân thượng, tôi quyết định thay đổi. Tôi cho con gái cùng đi với tôi. Tôi giúp bé trèo lên các bậc cầu thang và tôi chỉ cho bé những thứ trong nhà kho. Chúng tôi tìm một số hộp. Chúng tôi cùng nhau cười đùa, và việc này chỉ mất có một ít thời gian.

    "Cơ hội" là một đề tài tuyệt vời trong một mối quan hệ. Khi bọn trẻ muốn thử làm một việc gì đó, bạn thường có xu hướng nói "Không". Nhưng có lẽ chúng ta tìm cách thích hợp để bé thử làm điều đó.

    Tôi đi dạo cùng với 2 con: một đứa còn nhỏ và đứa con gái 4 tuổi. Con gái tôi muốn khám phá khu ngồi nghỉ ở trung tâm khuôn viên. Tôi rất có thể trả lời là "Để hôm khác" và vội vã ra về. Nhưng thay vì vậy, tôi quyết định ngồi nghỉ cùng với em bé vài phút để chờ con gái tôi thám hiểm. Tôi chỉ mất vài phút nhưng con gái tôi rất thích.

    Cha mẹ khôn ngoan là những người chỉ cần dành vài phút để xây dựng một mối quan hệ tích cực với con cái.

    "Yêu mến" cũng là một đề tài thú vị trong một mối quan hệ cha mẹ - con cái. Một trong những cách mà bạn có thể xây dựng cảm giác này chính là dành thời gian để bé làm những thứ mà bé thích. Ví dụ, con gái nhỏ Andy thích đi bộ. Khi mẹ bé dẫn bé đi bộ theo định kỳ còn cha bé dẫn bé đi bộ mỗi khi đi chơi thì bé Andy sẽ cảm thấy rằng bố mẹ thật sự quan tâm đến bé. Bé cảm nhận được bố mẹ yêu mến bé. Một cách khác để thể hiện sự yêu mến là dành thời gian đọc sách và nói chuyện với con vào mỗi tối.

    Nhưng tôi điều khiển con tôi như thế nào?

    Bạn vẫn cần phải điều khiển để con tránh xa những thứ dễ hỏng, vỡ. Nhưng bạn làm thế nào để tạo cơ hội và thể hiện rằng bạn yêu mến con?

    Với những em bé còn nhỏ, bạn có thể làm bé sao nhãng sang những thứ khác, sao nhãng là một công cụ cực kỳ quan trọng. Nếu bé định cầm một đồ vật không nên chơi, thì bạn có thể làm bé sao nhãng bằng những đồ vật thú vị khác.

    Amy định cầm một quân cờ khi 2 vợ chồng tôi đang chơi cá ngựa. Thường thì tôi la bé hoặc giật thứ đó từ tay bé. Nhưng chúng tôi đã cố gắng làm khác. Tôi nói "Amy, con có thể thả quân súc sắc cho bố mẹ được không?" Mỗi khi đến lượt một trong số chúng tôi, chúng tôi để bé thả quân súc sắc, sau đó chúng tôi di chuyển quân và nói với bé là chúng tôi đang làm gì. Bé cảm thấy rất vui.

    Tôi làm thế nào để mối quan hệ giữa tôi và con trở nên tích cực?

    Để mối quan hệ của bạn và con cái trở nên tích cực hơn, bạn hãy nghĩ tới những gì bạn muốn trong mối quan hệ đó. Bạn muốn có nhiều thời gian vui đùa cùng con? Bạn muốn ít quát mắng con? Sau đó bạn hãy nghi lại những lần bạn từ chối bé. Có còn một số cách nào khác mà bạn có thể thay thế được không? Bạn có thể làm bé sao nhãng sang thứ khác hoặc hướng dẫn bé lại hay không? Bạn có thúc giục bé khi bé đang làm một việc mà bé thích hay không? Bạn có thể dành thời gian để làm một việc gì đó với con không? Bạn có thể tạo nhiều cơ hội và yêu thương con nhiều hơn không, và bạn có thể bớt điều khiển và giáo huấn con hơn không?

    Ngay cả khi con bạn đã lớn, bạn cũng nên hướng dẫn lại bé theo hướng những lựa chọn có thể chấp nhận được. Ví dụ, tôi cảm thấy con gái tôi tham gia vào lớp học nhảy ở trường là điều không tốt, nhưng chúng tôi tổ chức một bữa tiệc để con gái tôi mời bạn bè về nhà. Chúng tôi tìm kiếm một cơ hội để cả bố mẹ, con cái đều cảm thấy thoải mãi.

    Bạn hãy thử xem liệu những gì bạn nói với con nhằm điều khiển và giáo huấn con hay là tạo điều kiện và thể hiện sự yêu mến đối với con. Bạn hãy nghĩ về cách mà bạn có thể tạo dựng được mối quan hệ tích cực với mỗi con.

    Khi bạn thay đổi mối quan hệ của bạn với con cái, bạn hãy kiên nhẫn. Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian. Khi bạn gặp sai lầm, bạn hãy học hỏi từ những sai lầm đó. Khám phá ra những cách tốt hơn để có một mối quan hệ lành mạnh, tích cực với con cái.
    H. Wallace Goddard là chuyên gia nghiên cứu Quá trình phát triển của trẻ và gia đình mở rộng tại đại học Auburn.

    Nguồn: Đại học Auburn, Alabama.
    Biên dịch: Ngô Thu Hiền
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


Chia sẻ trang này