Thông tin: Tập hợp tất cả và tất tần tật về cách phòng và trị bệnh SỞI cho trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi KhoaiMơ, 18/4/2014.

  1. KhoaiMơ

    KhoaiMơ Thành viên tích cực

    Tham gia:
    27/5/2013
    Bài viết:
    836
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    83
    Các bác sĩ đề khuyến cáo không có thuốc điều trị đặc hiệu với virus sởi. Người bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày bị mắc bệnh. Nhưng việc điều trị như thế nào cho đúng cách là điều cần thiết nhất.

    Khi trẻ bị sởi bố mẹ cần cho con ăn uống đủ vi-ta-min và các chất cần thiết. Cần vệ sinh răng miệng, thân thể cho trẻ, giữ ấm khi trời lạnh, tránh tập tục kiêng nước, kiêng gió kỹ. Uống đủ nước, nước oresol hoặc nước hoa quả. Khi trẻ tiêu chảy còn phải bổ sung nước hoặc cho bú nhiều hơn. Sởi chỉ cần điều trị theo triệu chứng. Trẻ sốt cho dùng các loại thuốc hạ sốt và ho thì sử dụng các thuốc ho long đờm... Sau khi các nốt ban lặn vẫn cần giữ ấm cho trẻ vì nhiều trường hợp phát ban lặn nhưng vẫn chạy vào suy hô hấp.

    Khi trẻ bị mắc sởi, bố mẹ cần cách ly trẻ khỏi nơi đông người, hạn chế cho trẻ tiếp xúc vì virus sởi có thể từ người trẻ qua nước bọt, hắt hơi, nước mắt, mũi và lây sang người khác.

    -Để trẻ trong phòng thoáng khí, đủ ánh sáng, nhưng không quá chói vì mắt trẻ bị sởi nhạy cảm với ánh sáng.

    -Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ.

    -Vệ sinh răng miệng, thân thể cho trẻ, giữ ấm khi trời lạnh, tránh tập tục kiêng nước, kiêng gió.

    - Nhỏ mũi, mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc dung dịch nhỏ mắt mũi 3-4 lần/ngày.

    - Ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng, các thức ăn giầu vitamin đặc biệt là vitamin A

    - Uống đủ nước, nước oresil hoặc nước hoa quả. Khi trẻ tiêu chảy còn phải bổ sung nước hoặc cho bú nhiều hơn.

    -Uông thuốc hạ sốt, giảm đau tùy theo lứa tuổi.

    -Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ bị bội nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi. Tuy nhiên, đều phải có chỉ định của bác sĩ.

    Một số dấu hiệu bệnh nặng:

    -Trẻ mệt, li bì hoặc kích thích, bú kém, bỏ bú

    -Sốt cao, ho nhiều, thở nhanh, khó thở, tiêu chảy…

    -Ban lặn hết mà trẻ còn sốt.

    Lúc này, cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

    Phòng bệnh cho trẻ

    -Tiêm vaccin 2 mũi đầy đủ

    -Tránh tiếp xúc với bệnh nhân mắc sởi hoặc nghi mắc sởi, hạn chế tập trung nơi đông người.

    -Nâng cao thể trạng, ăn uống đủ chất dinh dưỡng

    -Khi vào bệnh viện hay tiếp xúc với nguồn bệnh cần đeo khẩu trang, rửa tay liên tục.

    Theo VietNamNet

    Mọi người hãy chia sẻ những trường hợp phòng chưa của bản thân mình nhé. Lưu ý: kinh nghiệm trực tiếp bản thân chứ k phải "nghe nói" để tránh hiểu nhầm đáng tiếc.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi KhoaiMơ
    Đang tải...


  2. KhoaiMơ

    KhoaiMơ Thành viên tích cực

    Tham gia:
    27/5/2013
    Bài viết:
    836
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tập hợp tất cả và tất tần tật về cách phòng và trị bệnh SỞI cho trẻ

    Trước nguy cơ bệnh viện có thể trở thành ổ bệnh hoặc nơi phát tán mầm bệnh sởi, BS Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 2 khuyến cáo: “Bệnh sởi nếu không gặp biến chứng không cần thiết phải nhập viện. Người dân cần bình tĩnh nhìn nhận, nghe theo tư vấn của bác sĩ và nhân viên y tế, sự nôn nóng hoặc hoang mang dẫn tới hành động quyết tâm cho con em mình nhập viện có thể đẩy trẻ vào trung tâm của ổ dịch. Bệnh càng đông, sự chăm sóc của nhân viên y tế càng khó khăn, môi trường nguy cơ lây nhiễm tăng cao sẽ khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm”.
     

Chia sẻ trang này