Tập hư từ thuở còn thơ

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi minh_nguyet1965, 8/4/2007.

  1. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Rất nhiều ông bà cha mẹ trong gia đình Việt Nam đều vô tình tập thói quen cậy dựa, ỷ lại cho những đứa trẻ của mình ngay từ buổi ban đầu.

    Mới biết đi, té ngã, đứa bé lập tức được người lớn đỡ dậy, "đánh cái mặt đất này làm cho cháu bà đau".

    Ăn uống bị sặc, lập tức đứa bé thấy con mèo con chó bị mắng "tại con meo con Ki hư này quấy em làm em sặc". Trong đầu đứa bé đã manh nha suy nghĩ "bất cứ lúc nào, cũng sẽ có người lớn giải quyết mọi việc cho mình".

    Lớn lên một tí, vào mẫu giáo, đứa bé biến cô giáo thành "cục chịu" cho những cuộc kêu kiện liên tu bất tận mỗi ngày của mình. Chỉ cần bạn giành đồ chơi, bạn thúc cùi chỏ, bạn đụng chạm... là bé lập tức kiện thưa, khóc lóc... Không tự giải quyết được bất cứ chuyện gì liên quan đến mình, đứa bé biến mình thành gánh nặng cho những người bảo hộ.

    Khi bắt đầu đi học, đứa bé sẽ buộc cả gia đình phải cùng học với mình. Không có thói quen tự giác, tự làm lấy mọi việc, bé luôn cần được nhắc nhở, thúc hối. Phải có lời dặn của cha mẹ trước khi đi làm, lời nhắc nhở của ông bà sau đó, và cộng thêm việc kiểm tra, giám sát cùng với sự giảng giải của thầy cô dạy kèm, bé mới miễn cưỡng nhét bài học vào đầu. Và từ cách học như thế, khi đến lớp, bé sẽ chỉ mở máy để trả bài một cách thụ động, không thực sự hứng thú cũng như không hăm hở thu nhận những gì thầy cô muốn mang đến cho học trò mình.

    Trong khi đó, cả gia đình, vì những suy nghĩ thực dụng trước mắt (không muốn con cháu mình thua kém người ta, không muốn học bạ bé chỉ có toàn điểm kém, không muốn bé phải ở lại lớp... và nhất là không muốn bị mang tiếng có đứa con đứa cháu học dốt), sẵn sàng làm thay bé những bài tập về nhà, sẵn sàng tỏ ra "biết điều" với những thầy cô "biết điều", để bé của mình vẫn được xếp loại cao trong lớp, vẫn mỗi năm lên một lớp như bất kỳ ai...

    Những đứa trẻ ấy, khi lớn lên, sẽ không có thói quen cật lực đổ mồ hôi trong lao động học tập cũng như lao động nghề nghiệp, không thể sử dụng chính đầu óc mình vào bất cứ việc gì, và sẵn sàng yêu cầu gia đình phải tiếp tục dùng bất cứ phương cách nào để đạt cho bằng được những gì mình muốn. Kể cả những phương cách tồi tệ nhất.

    Có ai trong chúng ta tự hào và hạnh phúc với những hứa hẹn tương lai kiểu ấy nơi những thiên thần nhỏ của mình?

    Vậy thì, xin đừng tập hư cho con cháu mình ngay từ bây giờ, từ thuở còn thơ! Hãy để bé tự làm lấy những gì phải làm để có được lòng tự trọng, sự tự tin cần thiết!

    Theo Camera - Thanh Niên
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minh_nguyet1965
    Đang tải...


  2. BiBo

    BiBo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/1/2005
    Bài viết:
    875
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Huhu, em tòan tập cho con em tự lập, tự giải quyết những việc thuộc phạm vi của nó như: chơi dành đồ với nhau, lấy đồ chơi, ăn xong tự bỏ chén vào bồn, thay đồ thì tự mang xuống giỏ đồ dơ, tự uống nước...nhưng mà cứ có ông bà là ông bà làm hết cho tụi nó:( [-X đang làm cái gì mà nghe cháu bà ơi, ông ơi là thôi rồi, vứt hết mọi thứ để đi làm theo yêu cầu của nó!!!! K cho về ông bà chơi thì ông bà nhớ, cho về thì đi 1 tuần về nhà mất 1 tháng để rèn lại!!!Mà giờ tụi nó lớn rồi nên cáo lắm, khó dậy hơn!!! Huhuhu, ai giúp em với!!!
     
  3. long_vi04

    long_vi04 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/7/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Chẳng bố mẹ nào muốn tập hư con mình cả các bác ạ. Em đây có tập hư đâu mà bây giờ cu cậu đã khó dạy, cũng bắt đem quần áo bỏ vào giỏ đồ dơ, ko cho bỏ chém sau khi ăn vào chậu vì thế nào cg vọc nước. Đúng như nhà BiBo nói dạo này nó cáo già lắm rùi nên ba mẹ phải sử dụng kỹ luật roi thui ạ. Chán lắm
     

Chia sẻ trang này