Gần đây, rất nhiều trẻ được cha mẹ đưa đến Trung tâm tham vấn tâm lý trẻ em vì lí do trẻ bị đái dầm. Nhiều người khi nghe tới việc này có thể ngạc nhiên vì sao trẻ bị đái dầm lại xem xét vấn đề tâm lí? Nhưng thực tế, đây lại là dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự hiểu biết sâu sắc của một số phụ huynh ngày nay về chứng bệnh đái dầm của trẻ, đặc biệt là căn nguyên nhân bệnh. Cũng là các bậc cha mẹ, khi con bạn bị đái dầm liệu bạn đã biết hết những nguyên nhân của bệnh? Nếu bạn chưa cảm thấy tự tin hãy tham khảo bào viết dưới đây nhé! Nguyên nhân chính gây ra việc đái dầm của trẻ là do rối loạn chức năng chế ước của bàng quang. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc rối loạn chức năng chế ước của bàng quang? Do yếu tố di truyền Theo nghiên cứu tại Thụy Điển 1995, một số gen góp phần vào việc gây tiểu dầm nằm trên Nhiễm sắc thể số 13. Do đó nếu cả cha và mẹ từng đái dầm khi nhỏ thì nguy cơ con mắc bệnh đái dầm lên tới 77%. Nếu có cha hoặc mẹ mắc chứng đái dầm thì tỷ lệ này ở trẻ là 44%. Ngược lại nếu cả cha và mẹ không ai mắc chứng đái dầm thì tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ là 15%. Vấn đề hô hấp Tiểu dầm ban đêm có thể là triệu chứng của tình trạng khó thở khi ngủ, hơi thở của trẻ bị gián đoạn thường do viêm Amidan hoặc Viêm VA. Các dấu hiệu thường thấy là ngáy, thở bằng miệng, nhiễm trùng tai và xoang, đau họng, nghẹt mũi và buồn ngủ ban ngày. Một số trường hợp điều trị thành công khó thở khi ngủ có thể giải quyết tiểu dầm ban đêm. Vấn đề từ hệ tiết liệu của trẻ Một số nhỏ trường hợp tiểu dầm nguyên nhân từ hệ tiết niệu của trẻ. Nếu trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trẻ bị bệnh này thường thôi thúc mạnh mẽ việc đi tiểu nhiều hơn và đi tiểu thường xuyên và xảy ra tình trạng đái dầm. Trong các trường hợp đó, tiểu dầm có thể xuất hiện như là tiểu rắt liên tục Chậm phát triển thể chất Thường thì ở độ tuổi 5-10 trẻ có giấc ngủ rất sâu, dung tích bàng quang tương đối nhỏ hoặc cơ thể không nhận ra các tín hiệu của bàng quang đầy hoặc rỗng nên dễ bị bệnh đái dầm. Dạng tiểu không tự chủ này sẽ khỏi khi bàng quang phát triển và trung tâm phát tín hiệu hoạt động bình thường trở lại. Cơ thể không sản xuất đủ hormone chống bài niệu Bình thường cơ thể sản xuất một hormone có thể làm chậm đi sự sản xuất nước tiểu, đó là ADH, hay còn gọi hormone chống bài niệu. ADH thường sản xuất nhiều vào ban đêm nên nhu cầu đi tiểu sẽ ít hơn. Nếu cơ thể không sản xuất đủ ADH vào ban đêm, sự bài tiết nước tiểu không giảm xuống dẫn đến bàng quang bị quá tải. Nếu trẻ không nhận thức được bàng quang đầy và dậy đi tiểu thì sẽ đái dầm. Yếu tố cảm xúc Đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho tình trạng bệnh đái dầm ở trẻ trở nên nghiêm trọng. Có thể trong một số trường hợp trẻ có sự thay đổi hoặc kích động về mặt cảm xúc như giận dỗi, kháng cự, căng thẳng, sợ hãi vì bố mẹ la mắng… cũng sẽ khiến trẻ đái dầm nhiều hơn. Thậm chí có những trẻ đã khỏi đái dầm trong thời gian 6 tháng hoặc hơn nhưng do thay đổi về tâm lí khiến trẻ đái dầm trở lại Riêng việc tiểu dầm cũng là vấn đề làm trẻ lo lắng. Bàng quang co mạnh dẫn tới rỉ nước tiểu vào ban ngày làm trẻ bối rối và lo lắng gây tiểu dầm ban đêm. Đi tiểu không thường xuyên Không thường xuyên đi tiểu là trẻ cố giữ nước tiểu để kéo dài khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu. Ví dụ, trẻ không muốn sử dụng WC ở trường hoặc không muốn làm gián đoạn các hoạt động ưa thích, nên trẻ sẽ bỏ qua tín hiệu đầy bàng quang của cơ thể. Trong những trường hợp đó, bàng quang sẽ quá căng và rỉ nước tiểu. Ngoài ra, những trẻ đó dễ bị nhiễm trùng đường tiểu, dẫn đến sự kích thích và tăng hoạt của bàng quang. Vấn đề về thần kinh Sự bất thường trong hệ thần kinh, hoặc chấn thương hoặc bệnh về hệ thần kinh có thể phá vỡ sự cân bằng tinh tế của thần kinh trong việc kiểm soát đi tiểu của trẻ. Táo bón Trực tràng đầy phân cũng làm giảm dung tích bàng quang hoặc khiến trẻ không thể làm rỗng tối đa cơ quan này.