Tất Tần Tật Cho Một Cuộc Du Lịch Chùa Bái Đính Trọn Vẹn

Thảo luận trong 'Du lịch' bởi trangdang123, 15/8/2019.

  1. trangdang123

    trangdang123 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    11/2/2019
    Bài viết:
    692
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Chùa Bái Đính - Du lich Chua Bai Đinh nổi tiếng là danh thắng tâm linh, nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An với bề dày lịch sử gần 1000 năm tuổi. Đây là vùng đất gắn với nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý. Du Lịch Chùa Bái Đính là ngôi chùa có quy mô lớn và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam hiện nay. Với cảnh sắc có một không hai, nơi đây đã thu hút hàng triệu du khách đi tour du lịch Ninh Bình đến thăm chùa Bái Đính hàng năm.

    Chùa Bái Đính với khung cảnh uy linh, đã được nhiều đạo diễn lựa chọn xuất hiện khá nhiều trong những thước phim đình đám. Và trong một vài MV (Music Video) giới thiệu nhỏ, vẻ đẹp nơi đây như đánh cắp tâm hồn của người xem.
    Hôm nay, Du Lịch Việt cùng quý khách khám phá Chùa Bái Đính - hòn ngọc tâm linh trên đất Việt. Với kinh nghiệm nhỏ bỏ túi có thể giúp du khách tiết kiệm chi phí ít nhất khi Du lịch Ninh Bình - Chùa Bái Đính nhé. Và không thể thiếu sổ tay những địa điểm du lịch Chùa Bái Đính hấp dẫn.

    ĐẾN ĐÂU DU LỊCH CHÙA BÁI ĐÍNH?

    Chùa nằm cách Hà Nội 100 km và cách thánh phố Ninh Bình 18km, chua Bai Dinh hay còn gọi Bái Đính cổ tự tọa lạc trên dải đất linh thiêng “núi gối đầu sông, mây vờn non đỉnh” tại thôn Sinh Dược, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình. Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới. Mỗi năm nơi đây đều vinh dự chào đón hàng vạn Phật tử xa gần về hành hương.



    [​IMG]

    Tượng Phật uy nghiêm bên trong chùa Bái Đính, tại du lịch Ninh Bình

    MÙA XUÂN LÀ MÙA ĐẸP NHẤT ĐỂ ĐI CHÙA BÁI ĐÍNH:

    Từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch là thời điểm đẹp nhất để đi chùa Bái Đính. Trong tiết trời se lạnh nhưng hân hoan của những ngày đầu năm mới đi vãn cảnh du xuân thì còn gì bằng. Du khách có thể kết hợp lễ chùa cầu may và tham gia các lễ hội lớn ở Bái Đính. Vì là mùa đẹp nhất và mang ý nghĩa tâm linh nên thời gian này khách du lịch thường rất dày đặc. Một lời gợi ý nhỏ cho các quý vị không thích không khí ồn ào thì vẫn có thể tham quan chùa Bái Đính vào thời gian tháng 3-4 , hoặc những các tháng khác trong năm.


    SƠ ĐỒ PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN CHÙA BÁI ĐÍNH:

    Phần lớn các hành khách đến tham quan sẽ xuất phát từ Hà Nội. Bởi lẽ các hành khách từ Miền Nam sẽ thường bay ra Hà Nội. Sau đó từ đây bắt đầu chuyến hành trình du lich chua Bai Dinh. Thành phố Ninh Bình cách Hà Nội khoảng 100km. Từ Hà Nội bạn hãy di chuyển ra bến xe Giáp Bát để bắt các chuyến xe khách Hà Nội – Ninh Bình đi trong ngày. Trung bình cứ tầm 20 phút lại có một chuyến.

    Dừng chân tại bến xe Ninh Bình, du khách tiếp tục bắt xe bus hoặc taxi, hoặc xe ôm để tới khu chùa Bái Đính. Nếu muốn tiết kiệm một phần chi phí và chủ động ngắm cảnh bên đường, hành khách có thể đi xe máy đến Ninh Bình theo Quốc lộ 1A vì khoảng cách không quá xa. Số tiền cần chi trả cho việc thuê xe máy để đi ở Ninh Bình cũng khá rẻ ( chưa tới 200.000 – thời giá năm 2018)

    GIÁ VÉ KHI THAM QUAN – NOTE LẠI ĐỂ DỰ TRÙ KINH PHÍ HẠT DẺ
    Dưới đây Du Lịch Việt sẽ cung cấp “tất tần tật” về bảng giá vé khi tham quan chùa Bái Đính cho hành khách (giá vé có thể thay đổi theo thời gian)
    -Người lớn: 200.000 đồng/ người.
    -Trẻ em cao dưới 1m: 100.000 đồng/ người.
    -Xe điện: 30.000 đồng/ người/chiều.
    -Vô bảo tháp: 50.000 đồng/ người.
    * Mẹo nhỏ mách bạn:
    - Khi mua vé xe điện hãy mua vé 2 chiều luôn một lần từ dưới chân núi, để tránh tình trạng lúc về lại phải mất công đi kiếm chỗ xếp hàng mua vé.
    - Hãy di chuyển bằng xe điện lên chùa Bái Đính cổ trước, rồi dần dần đi xuống chua Bai Dinh mới. Vì đi với lộ trình này là xuống núi. Việc leo từ chùa mới lên chùa cổ đòi hỏi quý vị có một thể lực thật tốt, và lòng kiên trì bền bỉ vì đây là lộ trình leo núi. Quãng đường là mấy nghìn bậc thang, bạn tưởng tượng ra rồi chứ?

    ĐẾN CHÙA BÁI ĐÍNH THÌ PHẢI ĐẾN NHỮNG ĐỊA DANH NÀY!
    Hang Sáng, Động Tối
    Để tới chiêm ngưỡng được Hang Sáng, Động Tối tại du lịch chùa Bái Đính thì chúng ta phải vượt qua 300 bậc đá. Nghe cũng đầy thử thách phải không nào. Nhưng hãy thử thách bản thân vì thành quả sẽ nhãn mãn vô cùng. Vẻ đẹp nơi đây chứa đựng điều gì đó đầy mộng mị nhưng uy linh, như chính những vần thơ Hán của vua Lê Thánh Tông mô tả chua Bai Dinh:


    "Đính Sơn danh tiếng thực cao xa
    Che chở kinh thành tự thuở xưa
    Nhân kiệt, địa linh nên vượng khí
    Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà."


    (Thơ tứ tuyệt của vua Lê Thánh Tông)



    [​IMG]

    Một góc hang tôn kính để thờ các vị Phật tại Bái Đính cổ tự

    Đi qua 300 bậc đá sẽ đưa du khách tham gia tour du lịch chùa Bái Đính tới cổng tam quan ở lưng chừng núi. Đi tiếp sẽ tới ngã ba: bên phải là hang sáng thờ Phật và Thần. Còn lại bên trái là Động Tối thờ Mẫu và Tiên. Phía trên cửa hang sáng có 4 chữ đại tự "Minh Đỉnh Danh Lam" nghĩa là "Lưu danh thơm cảnh đẹp", được khắc trên đá do đích thân vua Lê Thánh Tông ngự ban.

    Nói về cảnh đẹp xen lẫn nét lịch sử của Hang Sáng, Động Tối thì khó có bút mực nào tả hết. Du khách đi tour chùa Bái Đính tại du lịch Ninh Bình có thể thả hồn tự do khi ngồi trên những chiếc thuyền nhỏ, để người dân địa phương chèo thuyền đưa du khách qua các hang động xuyên thuỷ kỳ thú, vừa giới thiệu về lịch sử của vùng đất Cố đô Hoa Lư.... Và cùng ngắm những nhũ thạch do thiên nhiên ban tặng, hoàn hảo và thật tuyệt đẹp đến mê mẩn.
    Thoạt nghe chúng ta tưởng rằng nét đẹp của Hang Sáng, Động Tối tại chùa Bái Đính sẽ tương phản với nhau. Nhưng trên thực tế người ta đã nhớ đến 2 địa danh này chính nhờ sự kết hợp hoàn hảo này.

    Đền thờ Thần Cao Sơn:
    Đi hết Hang Sáng sẽ có một lối dẫn xuống sườn thung lũng của rừng cây sưa, nơi đây chính là đền thờ Thần Cao Sơn - vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm. Đền thờ thần Cao Sơn gắn liền với truyền thuyết lịch sử dân tộc. Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn là một trong 50 người con “lên non” của Lạc Long Quân – Âu Cơ, nòi giống Tiên Rồng.

    Thần Cao Sơn có công lớn trong việc phù trợ quân Lê Tương Dực diệt Uy Mục. Đền thờ Thần Cao Sơn được xây dựng tại khu vực chùa Bái Đính theo thế tựa lưng vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía trước. Đây là một trong những cách xây dựng nhà theo phong thủy để nhận thêm phần sức mạnh từ núi.



    [​IMG]

    Đền thờ Thánh Nguyễn ở chùa Bái Đính

    Đền Thánh Nguyễn nằm ngay tại ngã ba đầu dốc. Được xây dựng giống kiến trúc đền thờ Thần Cao Sơn. Xây theo kiểu tựa lưng vào núi. Phía trong đền có tượng Thánh được đúc bằng đồng. Về lịch sử, đây là ngôi đền thờ Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không. Chính là người sáng lập chùa Bái Đính. Ông là một thiền sư, pháp sư tài danh được vua phong Quốc sư và nhân dân tôn sùng gọi là đức Thánh Nguyễn.

    Giếng ngọc tại chùa Bái Đính:


    [​IMG]

    Giếng ngọc ở chùa Bái Đính

    Nằm ở ngay chân núi chùa Bái Đính là hạt ngọc của trời ban cho vùng đất nơi đây, đó chính là Giếng Ngọc. Tương truyền rằng, đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông.

    Năm 2007 Giếng Ngọc mang về một kỷ lục cho chùa Bái Đính đó là: “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam”. Giếng Ngọc thu hút mọi ánh nhìn và sự thích thú của mọi người với thiết kế độc đáo. Miệng giếng hình mặt nguyệt. Nước trong xanh như mặt trăng non huyển diệu. Đường kính mặt giếng lên tới 30m. Độ sâu của nước là 6m. Giếng không khi nào hết nước.


    Tháp Chuông :



    [​IMG]

    Tháp chuông trong chùa Bái Đính

    Tháp chuông trong khuôn viên chùa Bái Đính được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ. Kiến trúc tháp kiểu hình bát giác có 3 tử mái cong lợp bằng ngói men ống bát tràng màu nâu sẫm. Tháp chuông cao 22 m, đường kính 17 m mang dáng dấp của bông sen. Bên trong tháp treo quả chuông đồng nặng 36 tấn do các nghệ nhân ở Huế đúc. Quả chuông đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận kỷ lục Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam. Dưới chuông có đặt chiếc trống đồng đúc theo mẫu Trống đồng Đông Sơn, trọng lượng 13 tấn đường kính hơn 6 m chiều cao gần 7 m. Đặc biệt là Khu du lịch Tràng An, mà nhất định chúng ta cần phải kết hợp khi du lịch tại chùa Bái Đính. Combo này chính là sự hoàn hảo cho chuyến đi của bạn.

    ĂN UỐNG Ở CHÙA BÁI ĐÍNH RA SAO?

    Trong quần thể khu du lịch chùa Bái đính có xây nhà hàng, nhưng nếu du khách muốn ăn bên ngoài thì có thể thử được nhiều đặc sản hơn và giá cả cũng “hạt dẻ” hơn. Du Lịch Việt sẽ review cho các du khách những địa điểm ăn uống chất lượng sau đây:
    - Nhà hàng Thăng Long Thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.
    - Nhà hàng Nhà sàn Cố đô Địa chỉ: Thôn Yên Trạch, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.
    - Miến lương Bà Phấn, đây là một quán cực nổi tiếng về món miến lương. Địa chỉ: 999 Trần Hưng Đạo, Thanh Bình, Ninh Bình.
    - Nhà hàng Đức Dê, nhà hàng nổi tiếng với các món dê truyền thống. Địa chỉ ở số 446 Nguyễn Huệ, Tp.Ninh Bình.

    THUÊ ĐƯỢC CHỖ Ở NHƯ Ý TẠI CHÙA BÁI ĐÍNH

    Trong khu chùa Bái Đính, du lich chua Bai Dinh cũng có dịch vụ nhà hàng-khách sạn, nhưng nếu bạn muốn ra ngoài đổi gió, tham quan đây đó thì không nên bỏ qua những địa điểm sau:


    - Chezbeo homestay

    - Nguyen Shack.

    - Ninh Bình Valley Homestay. Nằm ở Khe Thượng, xã Ninh Thuận, Hoa Lư, Ninh Bình, homestay này có thiết kế khá độc đáo. Với những ngôi nhà tranh, bao quanh là hồ nước rộng. Sông nước, phong cảnh hữu tình khiến ta như lạc vào chốn hoang sơ thanh bình.

    MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐI CHÙA BÁI ĐÍNH
    - Là khách du lịch, ai trong chúng ta cũng muốn đẹp mọi lúc và mọi nơi. Nhưng Du Lịch Việt khuyên quý khách trong chuyến du lịch chùa Bái Đính này, nên chọn những đôi giày thể thao thoải mái thay vì giày cao gót hoăc búp bê nhé. Bởi vì địa hình là núi và chúng ta cũng phải leo và vận động đôi chân khá nhiều.

    - Chọn những trang phục lịch sự, kín đáo khi vào chùa nhé. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều trải nghiệm hấp dẫn khi đi tour du lịch Ninh Bình.

    - Đặc điểm của khí hậu miền Bắc là vào mùa xuân sẽ có mưa phùn lất phất, du khách nên mang theo một chiếc ô gấp nhỏ dự phòng. Có lúc bạn thấy chiếc ô là trợ thủ đắc lực đấy.

    Trên đây là một số mẹo nhỏ Du Lịch Việt đúc kết từ việc dẫn tour du lịch chùa Bái Đính. Rất mong những thông tin trên sẽ giúp quý khách phần nào hiểu thêm vẻ đẹp uy linh khi tới chùa Bái Đính. Du Lịch Việt trân trọng kính chúc quý khách có những hành trình du lịch, khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ, uy nghiêm nhưng không kém phần đặc sắc khi tham gia nhưng tour du lịch trong nước.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trangdang123
    Đang tải...


Chia sẻ trang này