Kinh nghiệm: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi giovacat09, 2/5/2013.

  1. giovacat09

    giovacat09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Thiếu máu đã và đang là một vấn đề khá phổ biến ở trẻ em, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và hậu quả của nó với sức khỏe các bé là khá nghiêm trọng. Vậy những nguyên nhân đó là gì, những biểu hiện và tác hại của nó ra sao, topic này sẽ cùng các mẹ giải đáp nhé
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi giovacat09
    Đang tải...


  2. giovacat09

    giovacat09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

    các mẹ ạ, tình hình thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em ở nước ta đang rất báo động rồi đấy, theo một thống kê cho thấy :Ở Việt Nam, tình trạng thiếu máu rất phổ biến ở trẻ em và phụ nữ có thai. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi vùng đồng bằng Bắc Bộ là 49%. Ở trẻ em tuổi học đường, tỷ lệ này là 33%. Thiếu sắt (yếu tố tạo máu quan trọng, tham gia vào sự hình thành và phát triển của hồng cầu, tổng hợp hemoglobin) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu ở trẻ
     
  3. huonggdt

    huonggdt Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2008
    Bài viết:
    1,268
    Đã được thích:
    250
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

    Bé nhà mình bị ốm, bs cho thử máu và bảo bị thiếu máu dinh dưỡng, kê cho thuốc sắt uống nhưng khó uống lắm các mẹ ơi, mùi tanh vị ngọt khé nên bé k chịu uống. Con lại lười ăn lắm nên chả biết cách nào để con khỏe hơn đây.
     
  4. giovacat09

    giovacat09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

    Theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế giới có khoảng 50% trẻ em ở các nước đang phát triển bị thiếu máu.
    Ở Việt Nam, qua kết quả điều tra tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 2 tuổi là 60% (năm 1995) và 51,2% (năm 2000).
    Còn theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam là 29,2%.
    Hơn một nửa số trẻ dưới 1 tuổi bị thiếu máu. Ở trẻ dưới 1 tuổi, có đến 57% bị thiếu máu và 43% thiếu vitamin A. Đó là số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng trong năm 2011.
    Tiến sĩ Lê Thị Hợp, Phó giám đốc Viện Dinh dưỡng cho biết, tuy tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em đã được cải thiện nhiều nhưng tình trạng thiếu máu ở trẻ vẫn rất cao. Theo điều tra mới nhất, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì một bị thiếu máu. Tình trạng này trầm trọng nhất ở lứa tuổi 6-12 tháng, tiếp đến là trẻ 1-2 tuổi (45%).
     
  5. giovacat09

    giovacat09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

    Thuốc sắt có mùi tanh đặc trưng nên rất khó uống, người lớn uống còn phải nhăn mặt huống chi là các bé.
    Khi uống viên sắt mẹ nó nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và hết sức tránh lạm dụng nó. Viên sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày, nóng ngực và chứng táo bón. Để chống táo bón mẹ nó nên chọn cho bé thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như sắt fumarat (ferrovit, tophem) hay sắt gluconat, vì sẳt hữu cơ sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn sắt vô cơ (sắt sunphat) và giảm được ác dụng phụ như kích ứng đường tiêu hóa hay táo bón. Thêm vào đó, thêm vào đó mẹ nó cũng nên cho bé uống kết hợp nhiều chất xơ để tránh tình trạng táo bón, nên tăng cường rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu có dấu hiệu trầm trọng, mẹ nó nên trao đổi với bác sĩ để chọn cách bổ sung sắt hợp lý.
    Mẹ nó tham khảo các mẹo để bổ sung sắt hiệu quả nhé
    -Vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có trong thực phẩm dễ dàng hơn. Vì vậy nên uống nước cam để cơ thể dễ hấp thu sắt.
    - Protein có trong động vật cũng khiến cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt. Do đó nên ăn thịt, cá trong các bữa cơm hàng ngày.
    Chúc bé mau khỏe cho mẹ yên tâm nhé
     
    huonggdt thích bài này.
  6. giovacat09

    giovacat09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

    Thiếu máu có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là thiếu máu dinh dưỡng và thiếu máu do thiếu sẳt
    Thiếu máu có rất nhiều biểu hiện và hầu như là đều có thể dễ dàng nhận biết được, các mẹ nên chú ý quan sát con mình để nhận dạng những biểu hiện lạ và có phương pháp điều trị kịp thời nhé.
    Sau đây là 1 số biểu hiện cụ thể của thiếu máu, xin đc chia sẻ cùng các mẹ:
    +Trẻ chậm hoặc ngưng phát triển về chiều cao và cân nặng.
    +Trẻ nhỏ thiếu máu sẽ biếng ăn, suy dinh dưỡng, cơ bắp nhão, kém phát triển não bộ, chậm phát triển tâm thần vận động, giảm trí thông minh, dễ mắc những bệnh nhiễm trùng như viêm mũi họng, viêm phổi, tiêu chảy….
    +Đối với trẻ lớn thì thiếu máu gây ra giảm sự tập trung chú ý nghe bài giảng, hay buồn ngủ làm trẻ không hiểu bài, học bài khó thuộc lại mau quên, hoạt động chạy nhảy vui chơi và thể dục thể thao cũng bị hạn chế.
    +Thiếu máu hay gây mệt mỏi, chóng mặt, nước da xanh xao, nhợt nhạt, tóc cũng như làn da, móng tay chân đều khô, sần, mất đi độ bóng tự nhiên
     
  7. ElenaNgan

    ElenaNgan Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    2/9/2011
    Bài viết:
    1,431
    Đã được thích:
    320
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

    Em quan tâm vấn đề này lắm, em cũng thiếu máu nên khi có thai uống thuốc sắc từ lúc có thai đến lúc sinh, cũng sợ con giống mình thì tội bé. Thanks chủ top chia sẻ thông tin mình sẽ theo dõi bé có những biểu hiện này không.
     
    giovacat09 thích bài này.
  8. giovacat09

    giovacat09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

    Cảm ơn bạn. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai cũng là một vấn đề phổ biến, bởi lẽ khi phụ nữ mang thai, nhu cầu về dinh dưỡng tăng cao để phù hợp với sự thay đổi sinh lý của người mẹ và cung cấp cho thai nhi. Thông thường nhu cầu về chất sắt và acid folic thường tăng gấp đôi so với bình thường. Nếu chế độ dinh dưỡng không đúng và không đủ, người mẹ sẽ dễ bị thiếu máu do thiếu hụt các thành phần tạo máu.
    Phụ nữ do bị mất máu hằng tháng qua kinh nguyệt nên rất dễ bị thiếu máu từ trước khi mang thai. Đặc biệt, với những phụ nữ khi mang thai bị nhiễm giun sán thì sẽ càng bị thiếu máu nặng nề hơn.

    Thiếu máu trong thai kỳ khiến người mẹ xanh xao, mệt mỏi, chậm tăng cân, nuôi dưỡng bào thai kém, hay buồn ngủ, không thể tập trung chú ý suy nghĩ, giảm khả năng làm việc và chăm sóc gia đình. Ngay sau sinh, mẹ thường mất nhiều máu và nhiễm trùng, tạo sữa mẹ giảm.

    Việc thiếu máu cũng khiến bào thai bị suy dinh dưỡng, sinh nhẹ ký, sinh thiếu tháng, dễ tử vong. Em bé sinh ra đời bị thiếu tháng và yếu ớt, dễ bị nhiễm trùng và nguy hiểm hơn là làm cho bộ não phát triển kém, ảnh hưởng đến trí tuệ sau này

    Có nhiều cách phòng ngừa, uống thuốc sắt trong toàn bộ giai đoạn thai kỳ như bạn cũng là một cách, bên cạnh đó cũng nên chú ý phối hợp thực phẩm, ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng sắt phong phú như mộc nhĩ đen, rong biển, tảo biển, gan lợn… tiếp đó là các loại đậu, các loại thịt, tiết động vật, trứng… Thực phẩm tính động vật không những chứa lượng sắt cao, tỉ lệ hấp thụ cũng tương đối cao. Đỗ tương và trong các chế phẫm chứa hàm lượng sắt phong phú tỷ lệ hấp thụ cũng khá cao. Trong thực phẩm nên có tỷ lệ protein động vật nhất định, tăng cường ăn hoa quả chứa nhiếu vitamin C. Chế biến món ăn bằng nồi sắt cũng có thể tăng thêm nguồn sắt tự nhiên.
    Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe nhé!!!
     
  9. giovacat09

    giovacat09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

    CÁU DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG của thiếu máu khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh thiếu máu, nhưng có thể bao gồm:
    -Mệt mỏi.
    -Da nhợt nhạt.
    -Nhịp tim nhanh hoặc bất thường.
    -Khó thở.
    -Đau ngực.
    -Chóng mặt.
    -Có vấn đề về nhận thức.
    -Lạnh tay và chân.
    -Nhức đầu.
    Ban đầu, thiếu máu có thể rất nhẹ nên không được chú ý. Nhưng dấu hiệu và triệu chứng sẽ tăng xấu đi nếu tiếp tục thiếu máu.

    Đi khám bác sĩ nếu bé đang cảm thấy mệt mỏi vì lý do không giải thích được, đặc biệt là nếu đang có nguy cơ bị thiếu máu. Một số thiếu máu, chẳng hạn như thiếu máu thiếu sắt là phổ biến. Nhưng đừng giả sử rằng nếu đang mệt mỏi phải là thiếu máu. Mệt mỏi có nhiều nguyên nhân bên cạnh việc thiếu máu.

    Một số người biết lượng hemoglobin của con cái họ thấp và khắc phục bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt hoặc uống viên đa sinh tố có chứa sắt. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo mất máu trong cơ thể mà có thể làm thiếu sắt. Trong đa số trường hợp nên đi khám bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời
     
    Sửa lần cuối: 4/5/2013
  10. giovacat09

    giovacat09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

    Nguyên nhân và loại thường gặp của thiếu máu bao gồm

    Thiếu máu thiếu sắt. Hình thức này phổ biến của bệnh thiếu máu ảnh hưởng đến khoảng 1 - 2 phần trăm người lớn ở Hoa Kỳ. Nguyên nhân là sự thiếu hụt các nguyên tố sắt trong cơ thể. Tủy xương cần chất sắt để tạo hemoglobin. Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể không thể sản xuất hemoglobin đủ cho các tế bào máu đỏ. Kết quả là thiếu máu thiếu sắt.

    Sự thiếu hụt vitamin. Ngoài sắt, cơ thể cần folate và vitamin B12 để sản xuất đủ số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Một chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng có thể gây giảm sản xuất tế bào máu đỏ. Ngoài ra, một số người không có khả năng hấp thụ có hiệu quả B12.

    Thiếu máu aplastic. Điều này rất hiếm, thiếu máu đe dọa tính mạng là do sự suy giảm khả năng của tủy xương để sản xuất cả ba loại tế bào máu - tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nhiều khi, nguyên nhân của bệnh thiếu máu Aplastic là không rõ, nhưng nó thường được tin là một bệnh tự miễn dịch.

    Thiếu máu liên quan với bệnh tủy xương. Một loạt các bệnh, như bệnh bạch cầu và loạn sản tủy, có thể gây ra bệnh thiếu máu bằng ảnh hưởng đến sản xuất máu trong tủy xương. Các rối loạn như bệnh ung thư khác nhau từ một thay đổi nhẹ trong sản xuất máu đến một vấn đề nghiêm trọng đe dọa mạng sống. Bệnh ung thư khác của máu hoặc tủy xương, chẳng hạn như đa u tuỷ, rối loạn tăng sinh tủy và ung thư hạch, cũng có thể gây thiếu máu.

    Thiếu máu tán huyết. Phát triển khi các tế bào máu đỏ là bị phá hủy nhanh hơn tủy xương có thể tạo ra thay thế nó. Một số bệnh máu có thể làm tăng sự phá hủy tế bào máu đỏ. Rối loạn tự miễn dịch có thể gây ra cơ thể sản xuất kháng thể với các tế bào máu đỏ, phá hủy chúng sớm. Một số loại thuốc, chẳng hạn như một số thuốc kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng, cũng có thể phá vỡ các tế bào máu đỏ.

    Bệnh thiếu máu. Điều này thừa kế và đôi khi thiếu máu nghiêm trọng, mà thường ảnh hưởng đến người dân của châu Phi, Ả Rập và người gốc Địa Trung Hải, là do một dạng khiếm khuyết của hemoglobin. Những tế bào hồng cầu hình bất thường chết quá sớm, dẫn đến sự thiếu hụt kinh niên của các tế bào máu đỏ.

    Thiếu máu khác. Có một số khác, các hình thức hiếm của bệnh thiếu máu như thalassemia và thiếu máu do hemoglobin khiếm khuyết.

    Đôi khi, nguyên nhân của bệnh thiếu máu khó có thể được xác định.
     
  11. giovacat09

    giovacat09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

    Nguyên nhân nào gây ra thiếu máu ? Thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra.

    Có phải thiếu máu là do vấn đề không đủ sắt hay không? Ở trẻ em, thiếu máu thiếu sắt thường do chế độ ăn uống thiếu chất sắt.
    Thiếu máu có phải là do yếu tố gen không ? Câu trả lời rõ ràng và dứt khoát là “có”. Rối loạn do di truyền có thể làm cho đời sống của hồng cầu ngắn lại và gây ra thiếu máu, như trong bệnh hồng cầu hình liềm. Rối loạn di truyền cũng có thể gây ra thiếu máu do giảm sản xuất hemoglobin như trong bệnh alpha thalassemia và beta thalassemia.
    Nguyên nhân nào khác gây ra thiếu máu không? Thiếu Vitamin B12 gây ra thiếu máu. Thiếu acid folic cũng là yếu tố gây ra thiếu máu.Thiếu máu do vỡ hồng cầu ( tán huyết , do kháng thể bám trên bề mặt hồng cầu. Bệnh rỗng ống tủy xương cũng có thể gây ra thiếu máu. Chẳng hạn, ung thư di căn đến tủy xương hay ung thư tủy xương ( như bệnh bạch cầu hay bệnh đau tủy ), có thể làm cho tủy xương mất khả năng sản xuất hồng cầu, kết quả là gây thiếu máu. Một số thuốc trị liệu ung thư cũng có thể làm tổn thương tủy xương, làm giảm sản xuất hồng cầu, kết quả là gây ra thiếu máu. Cuối cùng, ở bệnh nhân bị suy thận, do thiếu hormone cần thiết để kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu.
    Nguyên nhân gây thiếu máu rất nhiều.
     
  12. giovacat09

    giovacat09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

    Với những nguyên nhân và biểu hiện như trên Thiếu máu để lại nhưng hậu quả khá nghiêm trọng
    Giảm phát triển trí tuệ, vận động
    Ảnh hưởng của sắt đến hoạt động trí não không chỉ vì sắt cung cấp oxy cho não mà còn vì sắt cũng tham gia trực tiếp vào phát triển chức năng não bộ. Một số vùng của não chứa lượng sắt khá lớn. Thiếu sắt làm giảm phát triển trí tuệ và vận động của trẻ nhỏ và trẻ tuổi học đường. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy đối với các em học sinh chỉ mới thiếu dự trữ sắt, dù chưa có biểu hiện thiếu máu nhưng khả năng toán học cũng đã thấp hơn các em học sinh có dự trữ sắt đầy đủ.
    Giảm khả năng học tập và hoạt động thể lực
    Thiếu sắt làm lượng Hb giảm, khả năng vận chuyển oxy cung cấp cho các cơ quan bị hạn chế. Não bị thiếu oxy nên các em học sẽ kém tập trung, hay ngủ gật trong giờ học, học bài khó nhớ, mau quên. Cơ bắp không đủ oxy nên các em sẽ mau mệt khi hoạt động thể lực. Hoạt động trí óc và thể lực đều giảm dẫn đến giảm thành tích học tập của học sinh, giảm năng suất lao động trí óc và chân tay của người trưởng thành, giảm thành tích thể thao (nhất là các môn thể thao sức bền như bóng đá, điền kinh, bơi lội, đua thuyền).
    Nếu thiếu máu nặng, tim phải tăng cường hoạt động để đảm bảo lượng oxy cung cấp cho các cơ quan, lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim, khó thở, tức ngực. Thiếu máu não dẫn đến chóng mặt, ù tai khi thay đổi tư thế hoặc làm việc nặng.
    Giảm sức đề kháng với bệnh nhiễm trùng
    Thiếu sắt còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng. Thiếu máu thiếu sắt làm giảm chức năng của bạch cầu: giảm khả năng tạo kháng thể và khả năng thực bào tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Hậu quả dễ bị nhiễm trùng tạo vòng xoắn bệnh lý thiếu máu và nhiễm trùng.
    Giảm phát triển thể lực
    Thiếu máu dinh dưỡng làm các em chậm tăng trưởng. Bổ sung sắt có thể giúp cải thiện cân nặng và chiều cao, tuy nhiên kết quả tùy thuộc tuổi, bệnh tật kèm theo, mức độ thiếu sắt và khẩu phần ăn của các em
     
  13. giovacat09

    giovacat09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

    Tiếp tục về tác hại của thiếu máu: Ban đầu, thiếu máu có thể rất nhẹ nên không được chú ý. Nếu không được điều trị, thiếu máu có thể gây ra nhiều hậu quả như:
    - Cơ thể mệt mỏi nặng: làm việc chóng mệt, hay ngủ gà ngủ gật. Hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi đang ngồi mà đứng dậy. Khi thiếu máu đủ nghiêm trọng, có thể quá mệt mỏi và không thể hoàn thành công việc hàng ngày.
    - Vấn đề về tim: thiếu máu có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc bất thường – một rối loạn nhịp. Tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu khi đang thiếu máu. Điều này thậm chí có thể dẫn đến suy tim sung huyết.
    - Tổn thương thần kinh: vitamin B12 là điều cần thiết không chỉ cho sản xuất tế bào máu đỏ khỏe mạnh, mà còn cho các chức năng khỏe mạnh thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể gây ra một số thương tổn thần kinh
    - Suy chức năng tâm thần: thiếu vitamin B12 cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tâm thần.
    - Tử vong: thiếu máu có thể nghiêm trọng và dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng. Mất rất nhiều máu nhanh chóng trong bệnh thiếu máu cấp tính trầm trọng có thể gây tử vong.
     
  14. giovacat09

    giovacat09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tất tần tật về thiếu máu ở trẻ em

    Có rất nhiều trường hợp các mẹ có con thiếu máu, chẳng hạn như một mẹ tên Hường tâm sự "Làm ơn giúp tôi với,con trai tôi được 6,5 tháng,khi bắt đầu vào tháng thứ 6 cháu bắt đầu bị ra mồi hôi trộm ở đầu,mồ hôi ra nhiểu nhất là vào lúc cháu ngủ và lúc bú me.Thời gian gần đây cháu thường xuyên khó ngủ hay la hét,trước khi ngủ cháu rất vật vã rồi la hét,khi ngủ giấc ngủ của cháu không sâu,cháu hay giật mình rồi tỉnh giâc . Giấc ngủ ban đêm của cháu cũng không ngon,cháu vật vã cả đêm . Gia đình tôi có cho cháu đi khám va xét nhiệm máu ở viện nhi thì kết quả là cháu bi thiếu máu nhẹ,và còi xương nhẹ".
    Các mẹ xem con mình có những dấu hiệu tương tự như vậy không để biết phòng tránh nhé
     

Chia sẻ trang này