Thông tin: Tất Tần Tật Về Vị Trí Giám Đốc Điều Hành

Thảo luận trong 'Học tập' bởi manhdung99, 16/5/2023.

  1. manhdung99

    manhdung99 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/5/2023
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giám đốc điều hành là một vị trí đáng mơ ước của rất nhiều người. Ở vị trí này đòi hỏi có năng lực chuyên môn cao cùng kỹ năng vững để có thể nắm giữ các công việc quan trọng trong doanh nghiệp, giúp công ty vượt qua khó khăn và phát triển, đứng vững trên thị trường. Tuy là chức danh quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nhiệm vụ cũng như vai trò mà một giám đốc điều hành cần phải làm. Vậy hãy cùng Navigos Search khám phá về vị trí này thông qua bài viết dưới đây nhé.

    1. Giám đốc điều hành là gì?
    upload_2023-5-16_8-13-31.png

    Giám đốc điều hành hay còn gọi là CEO

    Giám đốc điều hành hay còn gọi là CEO (cụm từ tiếng anh của Chief Executive Officer). Là vị trí quản lý cấp cao trong một doanh nghiệp, người nắm toàn bộ quyền hành cũng như quyết định mọi vấn đề xảy ra trong công ty.

    CEO cũng là người dẫn dắt doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có của doanh nghiệp để phát triển một cách ổn định nhất. Đối với một số doanh nghiệp, CEO sẽ chịu sự quản lý trực tiếp từ hội đồng quản trị nhưng một số công ty khác thì CEO cũng chính là chủ tịch hội đồng quản trị.

    1. Vai trò của giám đốc điều hành trong doanh nghiệp
    upload_2023-5-16_8-13-31.png

    CEO sẽ là người đưa ra các quyết định lớn trong một doanh nghiệp

    Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy mô tổ chức khác nhau, tương đương với vai trò của giám đốc cũng sẽ có nhiều sự khác biệt. Đối với công ty có quy mô vừa và nhỏ, CEO sẽ là người nắm quyền lực cao nhất. Còn đối với doanh nghiệp lớn, CEO thường là người đưa ra quyết định, những chiến lược dài hạn và mang tính quy mô lớn nhưng chịu sự kiểm soát dưới hội đồng quản trị của doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, nhìn chung vai trò cụ thể của CEO ở các doanh nghiệp sẽ như nhau, bao gồm:

    • Là người đứng ra thay mặt cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm phát ngôn với các cổ đông, công chúng và cơ quan chính phủ.

    • Đưa ra những quyết định ngắn và dài hạn.

    • Xây dựng và triển khai tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp.

    • Đánh giá hiệu quả công việc của các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp như giám đốc, phó giám đốc, trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp với doanh nghiệp.

    • Chỉ ra những thách thức, vấn đề mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai, từ đó tìm ra hướng giải quyết hợp lý.

    • Đánh giá các rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải và đảm bảo được những rủi ro ấy trong vùng kiểm soát.
    1. Nhiệm vụ của giám đốc điều hành trong doanh nghiệp
    3.1. Hoạch định chiến lược
    CEO phải phối hợp với ban điều hành của doanh nghiệp để thực hiện các công việc liên quan đến chiến lược, mục tiêu và sứ mệnh của công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm lên kế hoạch kinh doanh và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý của doanh nghiệp.

    Một công việc quan trọng khác ở nhiệm vụ này của CEO là điều hành các phòng ban nhằm mục đích định hướng nhân viên công ty thực hiện tốt các nội dung vừa nêu trên.

    3.2. Quản trị hoạt động của doanh nghiệp
    CEO sẽ thực hiện các kế hoạch đã đề ra ban đầu để đảm bảo các chiến lược được thực thi một cách tối ưu nhất. Họ cũng chính là người giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình thực hiện của dự án. Đồng thời nắm bắt thực trạng trong quá trình diễn ra để kịp thời đưa ra giải pháp cải tiến dự án một cách đúng đắn nhất.

    Theo đó, trách nhiệm của CEO còn phải lên kế hoạch xây dựng cụ thể hệ thống nhân viên, và đảm bảo hệ thống này hoạt động một cách hiệu quả và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

    3.3. Định hình và quản lý mảng kinh doanh - Marketing
    Ở vị trí lãnh đạo cấp cao này, họ còn có trách nhiệm tham gia các hoạt động marketing và kinh doanh để mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty. Riêng trong hoạt động marketing, họ cần phải thực hiện 3 công việc chính:

    • Xây dựng kế hoạch và mục tiêu

    • Đánh giá những kênh để làm marketing cho sản phẩm dịch vụ

    • Chỉ đạo và triển khai những kế hoạch của giai đoạn trước để hướng đến kết quả.
    Mục đích cuối cùng của CEO nói riêng và doanh nghiệp nói chung là đưa thương hiệu phát triển mạnh trên thị trường.

    Song song với đó, trong hoạt động kinh doanh, người lãnh đạo này còn phải hướng dẫn nhân viên tiến hành các định hướng của tổ chức đã đề ra, và xây dựng hiệu quả các kênh bán hàng cũng như vạch ra phương hướng phát triển của tổ chức.

    3.4. Đảm nhiệm công tác tài chính - nhân sự
    CEO còn là người đứng sau điều hành các hoạt động của bộ phận nhân sự. Có vấn đề liên quan đến nhân sự, họ sẽ tiến hành giải quyết, xây dựng kế hoạch nhân sự bài bản theo từng thời điểm. Ngoài ra, đối với các vị trí tuyển dụng quan trọng, người lãnh đạo cấp cao này sẽ trực tiếp tham gia buổi phỏng vấn. Và cũng là người xây dựng các cơ chế về lương thưởng.

    Về tài chính, họ còn là người xây dựng ngân sách và phân tích quá trình thực hiện công việc để từ đó đưa ra mức chi phù hợp cho mỗi dự án của công ty. Họ sẽ phải theo dõi định kỳ và đưa ra đánh giá việc sử dụng chi phí có hợp lý hay không, nhằm đưa ra phương án giải quyết phù hợp nếu có vấn đề phát sinh.

    3.5. Kiểm soát mọi vấn đề nội bộ của công ty
    Ở nhiệm vụ vị trí cấp cao này còn phải xây dựng hệ thống bài bản nhằm kiểm soát các hoạt động nội bộ đang diễn ra. Cùng với đó, tổ chức và xây dựng một hệ thống nhân lực hoàn hảo để việc kiểm soát nội bộ tốt hơn.

    3.6. Báo cáo
    Báo cáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của CEO. Thông qua bản báo cáo, ban điều hành có thể nắm được tình hình thực tế đang diễn ra trong doanh nghiệp bao gồm các vấn đề nội bộ, hoạt động kinh doanh. Những báo cáo này sẽ được trình lên cho ban lãnh đạo nên CEO phải trình bày một cách bài bản và theo một quy chuẩn nhất định.

    Có thể tùy từng doanh nghiệp mà CEO phải xây dựng nhiệm vụ công việc theo từng ngày, từng tuần kèm theo quy trình thực hiện chi tiết và cụ thể.

    1. Giám đốc điều hành có mức lương bao nhiêu?
    Với vai trò là người chịu trách nhiệm lớn đối với doanh nghiệp, tổ chức nên vị trí này cũng được trả một mức lương tương đối hậu hĩnh.

    Tuỳ từng quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà có thể ảnh hưởng nhất định đến mức lương của vị trí lãnh đạo cấp cao này. Quy mô càng lớn thì mức thu nhập của CEO sẽ càng cao. Vì vậy, doanh nghiệp hoạt động ra sao sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến thu nhập của vị trí này.

    • Với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì mức lương của CEO sẽ giao động từ 15 - 25 triệu/tháng.

    • Những doanh nghiệp có quy mô hoạt động ở một vùng nhất định thì lương CEO sẽ khoảng 30 triệu/tháng trở lên.

    • Doanh nghiệp có quy mô hoạt động toàn quốc thì mức lương của CEO sẽ rơi vào khoảng trên 40 triệu đồng.

    • Và những doanh nghiệp, tập đoàn hoạt động xuyên quốc gia thì sẽ có mức lương từ 50 triệu đồng trở lên.

    Mức lương của CEO sẽ phụ thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp

    Nhìn chung, ta có thể nhận thấy mức lương của vị trí lãnh đạo cấp cao hiện nay được xem là khá cao. Mức thu nhập trung bình thuộc top lương cao so với các vị trí khác. Với mức thu nhập như vậy, chắc hẳn CEO là vị trí mà bất cứ ai cũng mong muốn có được.

    Trên đây là những chia sẻ tất tần tật của Navigos Search về vị trí giám đốc điều hành. Hy vọng rằng, với những thông tin được cung cấp ở trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và phần nào nắm chắc được đặc điểm của vị trí cấp cao này.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi manhdung99
    Đang tải...


Chia sẻ trang này