Chân tay em thi thoảng va đập rất nhẹ nhưng để lại vết bầm tím rất lâu và sau đó không tan mà chỗ bầm lại chuyển sang màu vàng. Không biết có phải bệnh lý gì không? Cho em hỏi có thuốc nào trị bầm tím hiệu quả nhanh, không tác dụng phụ không ạ?
Ðề: Tay chân hay bị bầm tím là biểu hiện bệnh gì ạ? cái này tớ cũng thấy nhiều người bị mà k biết nguyên nhân
Ðề: Tay chân hay bị bầm tím là biểu hiện bệnh gì ạ? Tớ trước cũng bị đấy, tớ cũng hỏi bác sĩ người ta bảo không sao đâu. Người ta nói là bị gì ở da tớ quên mất tên rồi, hì
Ðề: Tay chân hay bị bầm tím là biểu hiện bệnh gì ạ? hay bầm tím là bị xuất huyết dưới da, thường do thiếu tiểu cầu, mẹ nó ạ. Thiếu ít thì không sao chứ một anh bệnh nhân bên mình hay phải đi truyền tiểu cầu lắm, rất tốn kém. Mẹ nó đi kiểm tra công thức máu là biết ngay thôi à.
Ðề: Tay chân hay bị bầm tím là biểu hiện bệnh gì ạ? đợt trước mình cũng bị giống mẹ này nhưng sau này thì không thấy xuất hiện nữa
Ðề: Tay chân hay bị bầm tím là biểu hiện bệnh gì ạ? Bạn Karkute thân mến! Những vết bầm tím thường thấy là tình trạng mạch máu bị vỡ, máu thoát ra ngoài, tụ lại dưới da hình thành nên máu bầm hay còn gọi là xuất huyết dưới da. Hiện tượng này dễ xảy ra sau chấn thương, va chạm, tụ máu sau phẫu thuật, sau tiêm truyền và cũng có khi do các bệnh lý về máu… Như vậy bầm máu trên da có thể chỉ đơn thuần là tổn thương thành mạch sau chấn thương, ngoài ra còn có thể do những nguyên nhân gây rối loạn quá trình đông máu như giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải. Trường hợp của bạn vết bầm tím xuất hiện sau chấn thương nhẹ mà lại lâu lành thường liên quan đến sức bền của thành mạch. Do thành mạch của bạn vì một nguyên nhân nào đó kém bền vững nên chỉ cần một chấn thương nhẹ có thể khiến cho mạch máu bị vỡ. Vậy nguyên nhân nào khiến cho mạch máu trở nên dễ vỡ hơn? Ở người già thành mạch trở nên cứng kém đàn hồi do đó các mao mạch dễ vỡ nên cũng thường xuyên gặp các vết bầm vô cớ. Ở những người trẻ, có nhiều nguyên nhân làm cho hệ thống thành mạch dễ vỡ, mà một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là thiếu vitamin C, nên nếu thường xuyên thấy bầm xuất hiện, trước hết bạn nên thử dùng thêm vitamin C uống mỗi ngày 0,5 đến 1gam hoặc dùng các trái cây tươi chứa nhiều vitamin này như chanh, sơ-ri, bưởi.. Màu sắc của vết bầm tím thường tiến triển qua các giai đoạn sau: Đỏ - Tím - xanh - vàng - biến mất. Vết bầm tím của bạn chuyển sang màu vàng chứng tỏ là nó sắp tan hết. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Một mẹo nhỏ bạn có thể làm theo để vết bầm mau lành hơn đó là đắp nước đá mỗi 15 phút trong vòng vài giờ khi mới bị va đập; đắp khăn nóng lên chỗ bầm tím vào ngày hôm sau; dùng thêm vitamin C mỗi ngày.Nếu vết bầm tím sau 1 tháng mà vẫn không hết, bạn nên đi khám bệnh để bác sỹ làm thêm một số xét nghiệm tìm xem có phải đó là biểu hiện bên ngoài của một số bệnh tiềm ẩn chưa được phát hiện như tiểu đường, suy thận, bệnh tạo keo, ung thư máu nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khỏe!