Thông tin: “Thần đồng” có thể là dấu hiệu tự kỷ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi snow_rainbow, 9/7/2012.

  1. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Tại buổi gặp gỡ các bà mẹ có con bị tự kỷ được tổ chức tại Hà Nội vừa qua, chị Nguyễn Thanh T. ở Hải Phòng không khỏi lo lắng khi kể về đứa con trai mới 38 tháng tuổi nhưng cả ngày chẳng thích làm gì ngoài việc đọc sách báo. Hiện tượng này, theo chị, xuất hiện từ khi cháu mới hơn 2 tuổi. Qua nhiều lần thăm khám, biết con bị chứng tự kỷ, chị T. gần như rơi vào tuyệt vọng.


    Phát hoảng vì con quá thông minh

    Chị Nguyễn Mai A. ở phố Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội cũng có nhiều kinh nghiệm tương tự về đứa con của mình. Chị kể: “Con tôi rất giỏi về con số và âm nhạc nhưng lại không thể đi học hoặc chơi bình thường như những trẻ khác vì cháu sợ giao tiếp và chỉ thích ở một mình. Hồi 3 tuổi, dù không biết nói nhưng mỗi khi thấy những con số là cháu há mồm “đọc”. Đến 5 tuổi, cháu đã biết cộng trừ đến số 100 và 6 tuổi chỉ nghe chị học, cháu đã trả lời ngay cách đổi phân số, chia có số dư, tìm hai chữ số... Đặc biệt, ngày nhỏ cháu rất sợ nghe nhạc nhưng 7 tuổi, tự cháu đã có thể chơi những bản nhạc cổ điển nổi tiếng. Khi tôi mời thầy đến dạy nhạc, thầy rất ngạc nhiên khi thấy cháu nói đúng những hợp âm rất khó trong âm nhạc”. Thấy những biểu hiện bất thường, chị Mai A. đã cho con đi khám tại Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương. Bảy năm trước, cháu chỉ được chẩn đoán là chậm phát triển ngôn ngữ . Đến năm cháu hơn 3 tuổi, các bác sĩ mới phát hiện cháu mắc tự kỷ.

    TS Trần Thị Thu Hà, Phó trưởng Khoa Phục hồi chức năng BV Nhi Trung ương, cho biết khoa đã từng tiếp nhận một số ca tự kỷ có dấu hiệu “thần đồng”. Nhiều trường hợp trong số này tính toán rất giỏi hoặc đọc vanh vách các dòng chữ trên sách báo, trên tường, biển quảng cáo... và được báo chí nêu tên như một hiện tượng kỳ diệu.

    Đừng vội mừng

    Theo bác sĩ chuyên khoa tâm thần Đỗ Thúy Lan, Giám đốc Trung tâm Sao Mai, Hà Nội, khoảng 20%-30% trẻ tự kỷ có trí tuệ bình thường, thậm chí có nhiều cháu thông minh vượt trội. Điều này thường thể hiện ở những dấu hiệu như sớm biết đọc, biết làm toán, giỏi âm nhạc... Tuy nhiên, sự thông minh kỳ lạ này thường chỉ biểu hiện ở một khía cạnh nào đó, còn về tổng thể, trẻ vẫn bị rối loạn phát triển. Có những “thần đồng” chỉ 4 - 5 tuổi đã thuộc làu bảng cửu chương nhưng không làm được phép tính cộng 1+1. Bác sĩ Lan lưu ý rằng trẻ tự kỷ “thần đồng” là do sự phát triển bất thường của não, có phần não không phát triển, nhưng có phần lại phát triển vượt trội khiến trẻ chỉ thiên về một lĩnh vực nào đó. Vì vậy, có trẻ đọc vanh vách bảng nội quy tới mấy chục điều, nhưng khi bác sĩ hỏi có hiểu gì không, trẻ cũng lặp lại một cách rập khuôn: “Có hiểu gì không?” Với những trường hợp này, nếu không điều trị, những năng lực ấy có thể mất đi, chỉ còn lại một đứa trẻ không có khả năng hòa nhập với cuộc sống.

    TS Thu Hà khuyến cáo: Việc can thiệp sớm (tốt nhất từ 18- 36 tháng tuổi) sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, việc điều trị trẻ tự kỷ ở VN còn rất hạn chế vì các trung tâm phục hồi chức năng cho đối tượng này chỉ có ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM. Một thực tế khác là cha mẹ không muốn tin con mình bị tự kỷ khi con có những biểu hiện bất thường. Thậm chí nhiều người còn tự hào khi con biết đọc rất sớm, có sự ham thích kỳ lạ và ra sức đem rất nhiều sách báo cho con xem khiến trẻ càng vùi mình vào các thứ này và bệnh ngày càng nặng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi snow_rainbow
    Đang tải...


Chia sẻ trang này