Thông tin: Thành Phần Dinh Dưỡng Của Khoai Lang

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi mailinh52008, 3/8/2015.

  1. mailinh52008

    mailinh52008 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/7/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    I. Khoai lang giúp phòng bệnh ung thư hiệu quả

    Trong Khoai lang có công dụng khử tạng độc, phòng chống ung thư kết tràng, ung thư tuyến vú.
    Khoai lang có một lượng chất dính đa đường rất lớn là một protit hỗn hợp có tác dụng bảo vệ cơ thể, phòng chống các bệnh tâm huyết quản, xơ cứng động mạch, kích thích tiêu hóa, tăng hô hấp, phòng bệnh khớp và mô.

    Nếu cơ thể người thiếu chất dính thì các bộ phận cơ thể dễ bị viêm và ung thư. Khoai lang có nhiều chất xơ có tác dụng phòng bí tiện và bệnh đường ruột. Mỗi bữa ăn nên ăn một ít khoai lang sẽ tăng dinh dưỡng của thực phẩm, tăng khả năng phòng bệnh ung thư.

    Lá và rễ khoai lang ngoài chất xơ, canxi, kali còn có hàm lượng vitamin A, C, B1 rất cao, ăn lá, củ khoai lang phòng thiếu các loại vitamin tăng nhu động ruột, phòng bệnh ung thư, cao huyết áp.

    II. Hải đới có công dụng phòng hỗ trợ chữa ung thư rất tốt

    Ngoài tác dụng phòng ung thư, Hải đới còn có công dụng bổ huyết, ngăn xơ cứng động mạch, trị đái đường, chống béo phì, các bệnh về tim mạch, huyết quản, hạch lâm ba, thủy thũng, tiêu hóa kém, sưng gan, nhọt lở, hạ huyết áp, hạ mỡ trong mãu.

    Iot là nguyên tố ví lượng rất cần thiết cho cơ thể, người lớn mỗi ngày cần 0,014mg, trẻ em và phụ nữ cho con bú cần lượng nhiều hơn. Trẻ em thiếu iot lâu dài thì não và khí quản không phát triển đầy đủ, gầy yếu, kém thông minh, người lớn thiếu iot sẽ bị bướu cổ. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết Hải đới có tác dụng phùng ung thư và cao huyết áp. Hải đới tính hàn, người tỳ vị lạnh không nên ăn nhiều.

    -> Trái bần chữa ung thư
    -> Phòng khám Đông y trị hen, xoang, động kinh, ung thư, các bệnh nan y hiệu quả ở Hà Nội
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mailinh52008
    Đang tải...


  2. mailinh52008

    mailinh52008 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/7/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Hi cả nhà, có bài thuốc này hay em vừa đọc được, xin chia sẻ cùng cả nhà!!
    Bài thuốc Trái bần non chữa ung thư vòm họng:
    - Nguyên liệu chuẩn bị: 7 trái bần non với nam và 9 trái với nữ / 1 lần uống (bần non phải còn bông và tươi sống trên cây).
    - Cách thực hiện: Thái mỏng hoặc giã nát trái bần non cho vào cốc, đun nước sôi đổ vào đậy kín nắp trong vòng 10-15 phút thì có thể uống được.
    - Liều dùng: Ngày uống 2-3 lít, uống vào buổi sáng, chiều và trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong vòng 3 tuần. Lưu ý: Chỉ nên ăn cơm và rau luộc, hạn chế ăn các loại dầu mỡ, cá thịt.

    [​IMG]
     
  3. mailinh52008

    mailinh52008 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/7/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cả nhà có ai dùng, và thấy hiệu quả chưa ạ???
     
  4. mailinh52008

    mailinh52008 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/7/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    1. Bài thuốc chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối
    - Thành phần: Bạch anh 12g, xà dược 12g, lòng quỳ 15g, đơn sâm 30g, đương quy 20g, uất kim 15g.
    - Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống, ngoài ra dùng thêm dịch tiêm da cóc, thường dùng 20-40ml, hòa với 500ml đường glucoza 5%, vitamin C 300mg, tiêm tĩnh mạch dùng liền 7 ngày, 3 ngày là 1 chu kỳ, 6 tuần 1 đợt trị bệnh sau 2 tháng ngừng dùng thuốc lại điều trị lại.
    - Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết trừ ứ
    - Chủ trị: Chứng tích, đau dạ dày(bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối); triệu chứng: Sắc mặt ủ dột, đau âm ỉ ở dạ dày, thích ân, sợ lạnh, nôn, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, dạ dày trướng, ăn kém, lưỡi thâm, ít rêu.
    - Lời chú: Phương thuốc này trị ung thư dạ dày, thuộc chứng tích đau dạ dày. Cách trị là thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết trừ ứ. Trong phương thuốc bạch anh (bạch mao đằng, bạch thảo, lông thiên lý quang, cỏ hồ lô) là vị chủ thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chống ung thư. Vị thứ là long quỳ (thiên xà thảo (xà bao thảo, xà bòn thảo, long thổ châu, tam hiệp, nho dại) trọ lực vị chủ. Xà thảo, xà bao thảo, xà bồn thảo, long thổ châu, tam diệp dược) thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng để trị ung thư. Đương quy đơn sâm dưỡng hoạt huyết, uất kim hành khí hoạt huyết chỉ thống.
    - Hiệu quả chữa trị: Phương thuốc này điều trị cho 5 trường hợp bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, trong đó có 4 nam, 1 nữ. Tuổi nhỏ nhất là 39 tuổi, lớn nhất là 57. Kết quả: Sau khi uống thuốc đa số bệnh nhân ăn uống đã tốt, tăng cân, tinh thần có chuyển biến tốt, đau giảm, nôn giảm, các triệu chứng đều được cải thiện, có tác dụng khống chế nhất định đối với u cục bộ. Trong 5 trường hợp thì có 4 trường hợp sống được hơn 10 tháng, 1 trường hợp sống được 6 tháng.

    2. Bài thuốc trị đau dạ dày, chứng tích (ung thư dạ dày)
    - Thành phần: Bạch hoa xà 30g, bán chi liên 30g, ô cốt đằng 15g, thạch kiến xuyên 12g, rễ đằng lê 10g, chỉ thực 10g, bạch tảo tu 10g, pháp bán hạ 10g, hạt bo bo 30g.
    - Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.
    - Công hiệu: Giải độc hóa đờm, nhuyễn kiên tán ứ.
    - Chủ trị: Đau dạ dày, chứng tích (ung thư dạ dày); triệu chứng: Bụng đau chỗ đau không cố định hoặc chỗ sưng ấn thấy cứng, nôn ra đờm, thức ăn, tinh thần mệt mỏi, đại tiện khô sáp hoặc thấy phân đen, lưỡi thâm, rêu lưỡi trắng.

    3. Bài thuốc chữa đau dạ dày, chứng tích(ung thư dạ dày)
    - Thành phần: Tam lăng 9g, nga truật 9g, son chất 15g, hoàn phục hoa 9g, tảo biển 15g, xích thược dược 9g, côn bố 15g, mai ba ba 15g, hạ khô thảo 60g, rễ lau 30g, bạch hoa xà 60g.
    - Cách dùng: Hoạt huyết hóa ứ. Thanh nhiệt giải độc, nhuyễn kiên tán kết.
    - Chủ trị: Đau dạ dày, chứng tích (ung thư dạ dày); triệu chứng: Dạ dày trướng đau, xuyên sang cả 2 sườn, ợ khí hoặc có nôn, đại tiện khô kết, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng hoặc vàng.
     
    Sửa lần cuối: 31/8/2015
  5. lethuy7414

    lethuy7414 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/7/2015
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    28
    Mình thấy bài thuốc dùng nghệ và mật ong dùng chữa đau dạ dày khá hiệu quả đấy, nhiều người dùng lắm
     
  6. mailinh52008

    mailinh52008 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/7/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Chữa bệnh ung thư bằng các bài thuốc Đông y

    1. Bài thuốc trị ung thư đại tràng

    Thành phần: Bát nguyệt trát, mộc hương 9g, hồng đằng 15g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, cây hạt kháp 30g, khổ sâm 15g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, cây hạt kháp 30g, khổ sâm 15g, dây nho dại 30g, hạt bo bo 30g, đơn sâm 15g, gián đất 9g, thịt ô mai 9g, qua lâu nhân 30g, bạch mao đằng 30g, phượng vĩ thảo 15g, than quán trọng 30g, bán chi liên 30g, bích hổ 4,5g (nghiền nhỏ, chia 3 lần).
    Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống, sắc lấy 1/3 nước (khoảng 200ml, duy trì tưới ruột, mỗi ngày 1-2 lần).

    Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp hóa đờm, chống ung thư.

    Công hiệu: Chứng tích (ung thư đại tràng); triệu chứng: người gầy, bụng đau, bụng dưới nặng, đại tiện có máu, kiểm tra hậu môn thấy sưng, kiểm tra soi trực tràng thấy ung thư.

    Chú ý: Phương thuốc này trị ung thư đại tràng thuộc phạm trù chứng tích. Ung thư đại tràng là do thấp nhiệt ứ tích, nhiệt độc làm tổn thương khí huyết đại tràng, khí huyết loạn nghịch, ấp tích mà thành thấp nhiệt, nhiệt độc, ứ trệ là nguyên nhân của bệnh này. Cách trị là thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hóa ứ, thông điều khí cơ. Trong phương thuốc, bạch mao đằng (bạch anh) có độc, thanh nhiệt trừ thấp, giải độc tiêu thũng chống ung thư. Vị thứ là hạt kháp (kim cương đằng, mã gia lạc, hồng đăng quả, thiết lăng giác) trừ phong lợi thấp, giải độc tiêu thũng, chống ung thư. Bích hồ (thủ cung) có độc hoạt lạc tán kết, dây nho lại (da bồ đào, xà bồ đào, sơn bồ đào) hoạt lạc, chỉ thống, cầm máu. Bán chi liên, bạch hoa xà nhiệt thảo thanh nhiệt giải độc, lợi thấp chống ung thư. Khổ sâm thanh nhiệt táo thấp chống ung thư, trị tích tụ. Quán chúng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu. Bát nguyệt trát thanh nhiệt lợi tiểu, hoạt lạc độc, cầm máu. Bát nguyệt trát thanh nhiệt lợi tiểu, hoạt lạc trấn thống, bài mủ. Hồng đăng (thảo hồng đăng, hồ diệp thảo (tỉnh biên phượng vĩ, phượng vĩ quyết cỏ chân gà) thanh nhiệt lợi thấp, giải độc cầm máu, hạt bo bo lợi thấp bài mủ. Gián đất, đơn sâm hoạt huyết hóa ứ, thịt ô mai sáp tràng sinh nước bọt, qua lâu nhân thanh hóa đờm nhiệt và nhuận tràng thông tiện, mộc hương hành khí chỉ thống.

    Hiệu quả chữa trị: Phương thuốc này điều trị cho 50 trường hợp ung thư đại tràng, trong đó có 31 nam, 14 nữ. Tuổi nhỏ nhất là 23, lớn nhất là 78. Có 2 người dưới 30 tuổi, 3 người từ 41-50 tuổi, 10 người từ 51-60 tuổi, 18 người từ 61-70 tuổi, 11 người trên 71 tuổi. 41 người ung thư trực tràng, 9 người ung thư kết tràng chữ S. Kết quả: 40 người sống được 1 năm chiếm 80%, 16 người sống được 3 năm, 10 người sống được 5 năm chiếm 20%, 4 người sống được 10 năm chiếm 8%.

    2. Bài thuốc trị ung thư cổ tử cung từ mai ba ba sống
    Thành phần: Mai ba ba sống 18g, nhân sâm 18g, hoa tiêu 9g.

    Cách dùng: Nghiền nhỏ chia làm 6 gói, mỗi tối uống một gói, uống với nước sôi, sau khi uống 3 gói thấy đau bụng có thể giảm, uống 24 gói là 1 đợt trị bệnh.

    Công hiệu: Nhuyễn kiên tán kết, ôn tán chỉ thống.

    Chủ trị: Chứng tích, khí hư (ung thư cổ tử cung).

    Triệu chứng: Bụng nhỏ trướng đầy, tích cứng, cố định, không di chuyển, đau sợ ấn, kinh nguyệt kéo dài, miệng khô, muốn uống nước, lưỡi đỏ thẫm có vết ứ.

    Chú ý: Phương thuốc này trị ung thư cổ tử cung, thuộc phạm trù chứng tích. Cách trị là nhuyễn kiện tán kết, ôn tán chỉ thống. Trong phương thuốc mai ba ba sống nhuyễn kiên tán kết trừ phá kết, máu độc là vị chủ. Vị thứ là hoa tiêu ôn trung trừ thấp chỉ thống, sát trùng, còn nhân sâm ích khí, phù chính để trừ tà.

    Hiệu quả chữa trị: Đây là phương thuốc kinh nghiệm đã chữa trị cho nhiều trường hợp, đều thu được kết quả tốt. Nhưng do các trường hợp thống kê không đầy đủ, hơn nữa 3 vị thuốc trên muốn nâng cao hiệu quả chữa trị phải đợi các biểu hiện lâm sàng nên kết quả điều trị chưa cao.

    3. Bài thuốc trị ung thư cổ tử cung
    Thành phần: Đảng sâm 12g, chế thủ ô 15g, quán chúng 30g, bán chi liên 30g, quỷ vũ tiễn 20g, tảo biển 20g, mộc màn thầu 30g, thiên quỳ tử 15g, cam thảo 9g, thạch anh tím 15g (sắc trước).

    Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.

    Công dụng: Thanh nhiệt hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, ích khí dưỡng huyết.

    Chủ trị: Ung thư cổ tử cung; triệu chứng: Kinh nguyệt không đều hoặc băng huyết, hoặc rỉ ra, bụng đau. Nếu khí trệ huyết ứ thì màu kinh tím đen, máu cục, bụng dưới trướng đau, sợ ấn, máu cục ra thì đau giảm, lưỡi tím đen hoặc có vết ứ. Nếu như tỳ khí hư nhược thì lượng kinh nguyệt nhiều màu hồng nhạt, loãng, mặt vàng vọt, mệt mỏi, phân lỏng, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng.

    4. Bài thuốc trị ung thư máu (bệnh máu trắng)

    Thành phần: Hùng hoàng, ba đậu (bỏ vỏ ngoài), xuyên ô tươi, nhũ hương, uất kim, cau, chu sa, táo mỗi thứ 3g (tỷ lệ 7 miếng táo đỏ, các thứ tiếp theo tương tự như vậy).

    - Cách dùng: Cách chế loại thuốc này: Hùng hoàng, xuyên ô, nhũ hương, uất kim, cau nghiền nhỏ. Ba đậu trước tiên bỏ cho vào nồi đất để lửa nhỏ đun cho đến khi thành màu hơi vàng, lại bỏ vỏ trong dùng giấy 2 lớp bọc rồi nghiền nát, để nửa tiếng còn hơi nóng là đã đạt được mục đích bỏ đi dầu, táo nấu chín bỏ vỏ và hạt, trộn đều với thuốc trên và đảo đánh nhỏ, làm thành viên như hạt đậu đỏ, chu sa là vỏ ngoài, để vào bình khô dùng dần (có thể điều chế được khoảng 90 viên). Người lớn ngày 4-8 viên, trẻ nhỏ 1-4 viên, uống 1 lần với nước sôi vào lúc sáng sớm. Uống liền 3-5 ngày, nghỉ 1 ngày, thường thì khi bắt đầu dùng lượng nhỏ rồi tăng dần, duy trì được ngày đại tiện 4-5 lần là tốt, tác dụng phụ chủ yếu là phản ứng dạ dày và ruột như đi đại tiện, ghê cổ, nôn những vẫn chưa phát hiện chứng trúng độc.

    - Chủ trị: Chóng mặt, chứng thiếu máu (bệnh máu trắng cấp tính). Triệu chứng: Chóng mặt, sốt, máu trắng, xuất huyết như chảy máu cam, xuất hiện dưới da, sưng hạch lympho, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng. Kiểm tra máu hàng tháng: Mức độ thiếu máu khác nhau huyết sắc tố 2-9,5%g, bạch hầu 20-22 vạn/mm3, tiểu cầu 0,8-13,5 vạn/mm3.

    - Chú ý: Phương thuốc này trị bệnh máu trắng, thuộc phạm trù chóng mặt, chứng huyết, chứng của nó là ứ tích bên trong. Cách trị là trừ trệ phá tích giải độc hành khí. Trong phương thuốc ba đậu có độc (ít) trừ đờm phá huyết, phá tích tụ, kiên tích là vị chủ. Vị thứ là hùng hoàng có độc giải độc. Xuyên ô có độc trừ phong chỉ thống, phá tích tụ hàn nhiệt, nhũ hương, uất kim, sau hành khí huyết, hoạt huyết hóa ứ, chu sa trấn tâm an thần, thanh nhiệt giải độc, táo ích khí hòa trung dưỡng huyết.

    - Hiệu quả chữa trị: Phương thuốc này đã điều trị cho 10 trường hợp, trong đó có 5 trường hợp có hiệu quả chiếm 50%, 2 trường hợp trong 5 trường hợp dùng cách trị kháng bạch đơn. Trong 5 trường hợp có hiệu quả này 4 trường hợp là bệnh máu trắng tế bào cấp tính. Theo chứng minh lâm sàng thì phương thuốc này có hiệu quả chữa trị rất tốt với bệnh máu trắng tế bào không limpha cấp tính. Thường là thời gian bệnh ngắn, sốt xuất huyết không rõ rệt, thuộc dương hư hoặc khí hư, hiệu quả chữa trị rất tốt.

    5. Bài thuốc thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết trừ ứ hỗ trợ chữa ung thư
    Thành phần: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, tri mẫu 30g, bán liên chi 25g, xích thược dược 25g, xuyên khung 20g, hổ trượng 20g, lau (lô hội) 50g, đơn sâm 50g, hoàng bá 15g, nga truật 15g, hoàng dược tử 15g, thuốc nhuộm xanh đen 5g (chia 2 lần), hùng hoàng 10g.

    Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.

    Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết trừ ứ

    Chủ trị: Chóng mặt, chứng huyết (chứng tăng nhiều hồng cầu chân tính); triệu chứng: Chóng mặt mệt mỏi, lưng đầu gối nhức mỏi, môi miệng và bàn tay tím đỏ, lưỡi đỏ thậm có vết ứ, hoặc xuất huyết dưới da, xuất huyết vết răng, chảy máu cam, kiểm tra huyết dịch thấy hồng cầu, huyết sắc tố đều tăng cao.
     
    Sửa lần cuối: 31/8/2015
  7. be rom nep

    be rom nep 0979 163 066

    Tham gia:
    22/2/2013
    Bài viết:
    7,536
    Đã được thích:
    878
    Điểm thành tích:
    773
    Chữa được ung thư thì tốt rồi
     
  8. mu00013

    mu00013 Thể thao Thiên Trường - Vì sức khỏe cộng đồng!

    Tham gia:
    15/6/2015
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    116
    Điểm thành tích:
    83
    Theo mình biết thì hiện nay bệnh này đang chưa có thuốc đặc trị mà đúng k bạn?
     
  9. mailinh52008

    mailinh52008 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/7/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Những con số cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư phổi

    Ung thư phổi là căn bệnh xảy ra khi các tế bào bất thường trong các đường dẫn khí phát triển bất thường không kiểm soát. Ung thư phổi có 2 dạng chính là Ung thư tế bào phổi không phải tế bào nhỏ (thường lây lan chậm) và Ung thư phổi tế bào nhỏ (phát triển nhanh và dễ di căn). Nguyên nhân ung thư phổi là do 90% bệnh nhân có liên quan đến việc sử dụng thuốc lá thường xuyên. Thêm vào đó là các yếu tố di truyền, ô nhiễm môi trường hay phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại...

    Bệnh ung thư phổi chỉ chiếm 13% tổng các loại ung thư nhưng tỷ lệ tử vong lại lên đến 28% trong số tất cả các bệnh ung thư và thuộc loại có tỷ lệ tử vong cao nhất. Theo số liệu thống kê năm 2012, có khoảng 1,59/1,83 triệu người được chẩn đoán mắc ung thư phổi đã tử vong (điển hình ở Châu Âu là 354.000 người và ở nước Anh là 35.400 người).

    Tại Việt Nam, độ tuổi dễ mắc ung thư phổi nhất là ngoài 60 tuổi. Trung bình 12 nam giới mắc ung thư phổi thì có từ 4-10 nữ giới cũng mắc phải can bệnh này, tương đương với tỷ lệ là 29,6/100.000 người (nam giới) và 7,3/100.000 người (nữ giới). Con số cho thấy: tỷ lệ mắc ung thư phổi ở phụ nữ đã tăng lên rõ rệt, nguyên nhân trực tiếp gây ra do hút thuốc lá thụ động và và môi trường làm việc quá ô nhiễm.

    Trên thực tế, 70% bệnh nhân khi được phát hiện và chẩn đoán ung thư phổi đã bước sang giai đoạn cuối, vì thế, khả năng sống sót là rất thấp. Chỉ có 5% số người có thể sống trên 10 năm khi phát bệnh. Khoảng 73% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ và 56% bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ sẽ sống được ít nhất là 1 năm sau khi phát hiện bệnh.
     
  10. mailinh52008

    mailinh52008 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/7/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Nguy cơ bị ung thư dạ dày do ăn nhiều thực phẩm muối chua. Trong thực phẩm muối chua có lượng sodium cao, làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày nếu ăn với tần suất cao.

    Bác sĩ phẫu thuật Melvin Look, Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore, cho biết tỷ lệ mắc ung thư dạ dày trong dân số chung đã giảm do người dân biết trữ lạnh thức ăn và cải thiện chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới, bởi nhiều nguyên nhân.

    Ung thư dạ dày phổ biến ở người châu Á hơn châu Âu. Điều này do virus Helicobacter pylori (HP) vốn là tác nhân gây ung thư thường gặp ở người châu Á. Bên cạnh đó, nguy cơ cao ung thư dạ dày thường gặp ở nhóm có người thân bị bệnh này, trên 40 tuổi, hút thuốc, ăn nhiều thực phẩm xông khói hay muối chua. Nghiên cứu cho thấy lượng sodium cao trong thực phẩm muối chua có thể gia tăng nguy cơ cao huyết áp và ung thư dạ dày nếu ăn thường xuyên.

    Thống kê cho thấy, đa số bệnh nhân ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn,đã di căn khiếnviệc điều trị trở nên khó khăn hơn. “Hơn 80% bệnh nhân khi được chẩn đoán ung thư dạ dày đều ở giai đoạn 3 hoặc 4, 20% trong số đó đãdi căn đến các bộ phận khác. Chỉ khoảng 10% được phát hiện ở giai đoạn sớm”, bác sĩ Melvin cho biết.

    ->>>Tìm hiểu phương pháp chữa các loại bệnh UNG THƯ hiệu quả bằng Nam y

    Những triệu chứng thường gặp của ung thư dạ dày là đau dai dẳng và khó chịu vùng bụng trên, buồn nôn, sụt cân, mất vị giác. Ở những trường hợp nặng, dạ dày có thể bị xuất huyết hay thủng khiến bệnh nhân ói ra máu hoặc đi cầu phân đen.

    Theo khuyến cáo, những người thuộc nhóm nguy cơ cao nên tầm soát ung thư dạ dày định kỳ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định tầm soátban đầu bằng nội soi dạ dày đối với những bệnh nhân bị đau phần bụng hoặc dạ dày, đặc biệt là người trên 40 tuổi, có những dấu hiệu nghiêm trọng như nôn mửa, sụt cân và đi ngoài phân màu đen. Người trẻ tuổi có người thân bị ung thư dạ dày không cần phải nội soi mà chỉ cần làm xét nghiệm kiểm tra hơi thở để tìm vi khuẩn HP.

    "Nếu bạn có người thân mắc bệnh ung thư dạ dày, bạn nên thực hiện nội soi dạ dày khi 40 tuổi dù không có bất kỳ triệu chứng nào", bác sĩ khuyên. Theo ông, nội soi dạ dày là thủ thuật đơn giản sử dụng một ống mềm nhỏ đưa vào miệng bệnh nhân và đến dạ dày, theo đó bác sĩ có thể quan sát bên trong để tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

    Theo các chuyên gia, nội soi là một thủ thuật rất an toàn, chỉ mất khoảng 10 phút và cũng không đau hay khó chịu, chỉ cần nhịn ăn trước 6 tiếng. "Trong khi thực hiện, chúng tôi sẽ kiểm tra và chỉ định điều trị một tuần bằng kháng sinh nếu phát hiện có vi khuẩn HP. Việc loại bỏ vi khuẩn HP này sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư về sau", ông Melvin giải thích thêm.

    Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư dạ dày tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân. Ở giai đoạn đầu, bác sĩ có thể loại bỏ các mô bị bệnh bằng phương pháp nội soi mà không cần phẫu thuật, với tỷ lệ chữa khỏi gần 100%. Nếu ung thư đã tiến triển thì cần phải phẫu thuật kết hợp xạ trị hoặc hóa trị để giảm nguy cơ tái phát. Cơ hội sống sót của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh sớm hay muộn, do đó phát hiện càng sớm thì cơ hội sống sót càng cao.
     
    Sửa lần cuối: 31/8/2015
  11. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    ko ngờ cây đào lại có nhiều công dụng vậy
     
  12. mailinh52008

    mailinh52008 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/7/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    VIETNAMNET - ĂN BA BA BỔ NGANG BỔ DỌC
    Không chỉ là món ăn đặc sản, bổ dưỡng, ba ba còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
    Tại Việt Nam, ba ba được xếp vào danh sách đặc sản, bổ dưỡng do có chứa nhiều đạm và acid amin. Mỗi 100g thịt ba ba có chứa tới 13,6g đạm; 4,3g mỡ; 4,1g đường; vitamin B1 0,06mg, B2 0,2mg, PP 3,3mg, E 1,75mg, P 14mg, canxi 133mg, sắt 2mg…

    Còn trong đông y, tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang cho biết ba ba còn có tên gọi khác là cua đinh, cước ngư có tính bình, vị ngọt. Khi hầm ba ba với chuối xanh hoặc các loại rau có tác dụng điều chỉnh nội tiết tố ở cả nam giới và phụ nữ. Nam giới ăn ba ba giúp bổ thận, tráng dương, nữ giới ăn ba ba giúp dưỡng âm, bổ huyết.

    [​IMG]

    Tác dụng nổi bật của ba ba giúp bổ âm, bổ huyết. Khi chế biến nên kết hợp cùng lá lốt và tỏi giúp chế ngự tính lạnh của ba ba

    Theo TS Giang, khi chế biến ba ba nên lưu ý các gia vị kết hợp. Tốt nhất nên dùng với tỏi, lá lốt vì chức năng của 2 loại này là ôn ấm khi kết hợp sẽ chế ngự tính lạnh của ba ba. Khi nấu ba ba, có thể cho cả bát to tỏi cũng không có mùi, càng cho nhiều càng ngon.

    Trong đông y, thịt ba ba nấu với ngó sen còn chữa băng huyết, rong kinh, nấu với chân giò lợn và đại táo giúp tăng tiết sữa. Ngoài ra tiết ba ba pha với rượu uống nóng giúp phục hồi sức khoẻ cho người mới ốm dậy, giúp bổ âm, bổ huyết chữa hoa mắt, choáng váng.

    "Đặc biệt mai ba ba (miết giáp) là vị thuốc rất quý trong y học cổ truyền có tác dụng nổi bật là bổ âm, bổ huyết, bổ can thận âm hư", TS Giang chia sẻ.

    Với mai ba ba, có thể nấu cao hoặc nướng, xao vàng rồi tán thành bột mịn cho vào các thang thuốc giúp điều trị các chứng bệnh ở phụ nữ như âm hư có xuất huyết, nội nhiệt, nóng trong, thiếu máu, thận âm hư...

    Cũng theo TS Giang, trong các bài thuốc cổ phương cũng sử dụng miết giáp để trị xơ gan, giúp tán kết (tán các khối bất thường trong gan).

    Hiện trên mạng truyền nhau ăn ba ba để chữa xương khớp, tuy nhiên TS Giang khuyên những ai bị đau nhức xương không nên ăn loại đặc sản này vì ba ba giúp bổ âm, càng ăn sẽ càng đau.

    Minh Anh
    Nguồn: VIETNAMNET - ĂN BA BA BỔ NGANG BỔ DỌC
     
  13. mailinh52008

    mailinh52008 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/7/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    VIETNAMNET - CHẠM MẶT CÂY CHỮA UNG THƯ MÀ KHÔNG BIẾT

    "Rồng rắn lên mây
    Có cây núc nác
    Hỏi thăm thầy thuốc
    Có nhà hay không?"

    Câu đồng dao rất đỗi quen thuộc trong trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Không chỉ dừng lại ở đó, câu đồng dao còn nêu tên một vị thuốc Nam rất gần gũi xung quanh vườn nhà của mỗi gia đình có tác dụng điều trị các bệnh như: Dạ dày, viêm gan, dị ứng, viêm phế quản, mụn nhọt, lị và đặc biệt là bệnh ung thư - đó chính là cây Núc Nác.

    [​IMG]
    Cây núc nác có tác dụng chữa bệnh thần kỳ nhưng ít người biết

    Cây núc nác có tên khoa học là Orocylum indicum (L) Vent. Đây vừa là cây thực phẩm, vừa là cây thuốc vô cùng quý trong văn hóa chữa bệnh của người Việt.
    Trong hạt và vỏ cây núc nác(còn gọi là hoàng bá nam) có chứa ít nhất 5 loại flavonoid, có tính kháng Histamin tác dụng tốt đối với bệnh dị ứng, mề đay và mẩn ngứa và chất đắng kết tinh Oroxylin, Alcaloid.
    Hạt núc nác phơi khô sắc uống hoặc tán bột uống có thể giúp điều trị viêm họng cấp và mãn tính, viêm phế quản, ho gà, đau dạ dày, đau mạng sườn...
    Với vỏ núc nác (còn gọi là hoàng bá nam) thường được đẽo trên vỏ cây còn sống, khi phơi, sấy khô thường gọi là hoàng bá nam có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tiêu thũng, giải độc. Ngoài ra còn có tác dụng chữa viêm gan vàng da, viêm bàng quang, ỉa chảy, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, ho khan tiếng, sởi, mề đay…
    Dùng vỏ núc nác lượng 9 - 15g sắc hoặc nấu thành cao uống, kết hợp bôi ngoài hoặc rửa giúp điều trị dị ứng, mề đay.

    [​IMG]
    TS, lương y Phùng Tuấn Giang (Nhà thuốc Thọ Xuân Đường). Ảnh: T.Hạnh

    Đặc biệt, vỏ cây núc nác (hoàng bá nam) có hiệu quả rất tốt trong điều trị ung thư. Hoàng bá Nam là vị thuốc chính để kết hợp với những vị thuốc nam khác để giải độc cơ thể, cân bằng nội môi, điều chỉnh hệ miễn dịch trong cơ thể để loại bỏ dị vật (khối u, tế bào lạ…) do vỏ núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoids.
    Phương pháp chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên, không can thiệp cũng là xu hướng của thế giới hiện nay, tức dùng các loại dược vật thay cho hóa chất tổng hợp để chữa các bệnh chuyển hóa, miễn dịch theo quy luật sinh học.

    Một số bài thuốc khác từ vỏ cây núc nác:
    - Chữa đau tức hạ sườn phải, da vàng, nước tiểu đỏ (do can khí uất kết): Vỏ cây Núc Nác (Hoàng Bá Nam) 16g, Bạch Thược 12g, Hạt Dành Dành (Chi Tử) 12g, Đan Bì 12g, Nhân Trần 12g, Sài Hồ 16g, Xa Tiền 12g, Cỏ Nhọ Nồi)16g, Rau Má 20g, Cam Thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
    Vỏ cây Núc Nác 16g, Chó đẻ răng cưa 16g, Cối Xay 16g, Sài Hồ 12g, Đương Quy 16g, Tam Thất 10g, Thanh Bì 12g, Cơm Rượu 16g, Xa Tiền 12g, Rễ Cỏ Tranh 16g, Cam Thảo 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.
    - Chữa đau dạ dày: Vỏ cây Núc Nác, Bồ Hoàng, Ngũ Linh Chi, Ô Tặc Cốt sắc nước uống.
    - Chữa viêm da, dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa: Vỏ cây Núc Nác sao qua16g, Kim Ngân Hoa 16g, Kinh Giới 16g, Phòng Phong 10g, Hạt Dành Dành 10g, Sài Hồ 16g, Đinh Lăng 16g, Xuyên Khung 10g, Bạch Chỉ 10g, Sài Đất 16g, lá Cơm Rượ16g, Uất Kim 10g, Cam Thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
    Vỏ cây Núc Nác 16g, Lá Đơn Đỏ 14g, Ké Đầu Ngựa 14g, Kim Ngân Hoa 16g, Tô Mộc 10g, Trần Bì 10g, Cúc Hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
    - Thuốc rửa hoặc bôi tại chỗ: Vỏ cây Núc Nác (Hoàng Bá Nam) 50g, lá Kinh Giới 30g, lá Đinh Lăng 30g. Sắc lấy nước rửa hoặc bôi ngoài da ngày 2 lần.
    - Chữa bệnh sởi cho trẻ em: Vỏ cây Núc Nác 6g, Kinh Giới 6g, Kim Ngân Hoa 4g, Liên Kiều 6g, lá Diếp Cá 5g, Mã Đề 4g, Sài Đất 5g, hoa Hồng Bạch 4g, Huyền Sâm 8g, Sài Hồ 4g, Cam Thảo 2g, Đương Quy 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần.
    - Chữa lị: Vỏ cây Núc Nác 20g, Hoàng Liên 12g, Cỏ Sữa 20g, Khổ Sâm 16g, Lá Nhót 20g, Củ Mài 16g, Hạt Sen 16g, Bạch Truật 12g, Chích Cam Thảo 12g, Cỏ Nhọ Nồi sao đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
    Vỏ cây Núc Nác 16g, Búp Ổi 12g, Đinh Lăng 20g, Khổ Sâm 16g, Rau Sam 20g, Hoa Hòe (sao đen) 16g, Cỏ Sữa 20g, Bạch Truật 12g, Cỏ Ngũ Sắc 16g, Ngũ Gia Bì 16g, Hoàng Đằng 12g, Chích Cam Thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
    - Chữa vú có cục rắn, đau: Vỏ cây Núc Nác 16g, Hương Nhu 16g, Cát Căn 16g, Trinh Nữ Hoàng Cung 6g, Uất Kim 10g, Táo Nhân (sao đen) 16g, Đinh Lăng 16g, Hòe Hoa (sao vàng) 20g, Đương Quy 12g, Hoàng kỳ 2g, Xuyên Khung 12g, Tam Thất 12g, Huyền Sâm 16g, Xương Bồ 12g, Chích Cam Thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, dùng trong 20 – 30 ngày 1 liệu trình.
    Lưu ý: Người mắc chứng hư hàn gây đau bụng, đầy bụng tiêu chảy cẩn thận khi dùng núc nác.
    TS - Lương y Phùng Tuấn Giang (Nhà thuốc Thọ Xuân Đường)
    Nguồn: http://dongythoxuanduong.com.vn/tin...ua-ung-thu-ma-khong-biet/vi-VN-10947-216.aspx
     
  14. nhathang

    nhathang Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/12/2015
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Lương y như từ mẫu - chúc lương y luôn luôn khỏe để giúp đỡ mọi người
     
  15. mailinh52008

    mailinh52008 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/7/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    DÊ - MÓN ĂN VỊ THUỐC SỐ 1 CHO SỨC KHỎE

    (Báo sức khỏe đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ y tế - Bài đăng ngày 01/01/2016)

    [​IMG]



    Dê là loài động vật nhai lại, thuộc họ Bovidae (họ trâu bò), guốc chẵn. Từ lâu đời, dê được nuôi để lấy thịt, sữa và da. Dê không chỉ là vật nuôi gần gũi mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh trong văn hóa phương Tây và phương Ðông. Dê không chỉ là món ăn khoái khẩu, mà trong y học các bộ phận từ con dê đều có thể được chế thành thuốc bổ hoặc thuốc chữa bệnh mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe.

    [​IMG]

    Thịt dê (dương nhục)

    Thịt dê có vị ngọt, tính nóng (cam nhiệt) thuộc hỏa, không độc. Có tác dụng bổ hư lao, ích khí huyết, tráng dương đạo, ấm thận, ấm trung tiêu, khai vị kiện tỳ, thông khí phát sang (làm phát mụn nhọt).

    Theo Thập tễ viết: bổ có thể làm hết hư nhược, nhân sâm, dương nhục đều là những thứ để bổ. Nhân sâm bổ khí, dương nhục bổ hình, đều bổ huyết hư, vì dương sinh thì âm trưởng (khí thuộc dương, huyết thuộc âm). Chứng hư lao, gầy yếu, đau lưng mỏi gối, thận dương hư (đàn ông di tinh liệt dương, đàn bà khí hư bạch đới), khí huyết hư tổn, tự hãn, có thể ăn liên tục 30-40g/ngày thịt dê chế biến thành các món ăn, có thể trị được.

    Thịt dê có thể chế biến thành món ăn cung đình số 1 cho sức khỏe (Ngự tiệc) đó là món thố tiềm gồm thịt dê, nhân sâm (hoặc sâm ngọc linh), đông trùng hạ thảo, nhung hươu ăn cùng với một số loại nấm quý... Món này đại bổ khí huyết, tăng cường sinh lực và tăng hormon sinh dục cho cả nam lẫn nữ, phục hồi sức khỏe kỳ diệu khi mắc những bệnh mạn tính.

    Hải Thượng Lãn Ông khuyên ăn thịt dê tái với gừng, hành, tỏi và hẹ. Có tác dụng tiêu thực và làm ấm đan điền (là nơi xuất phát của mạch xung, nhâm, đốc và thông hai mạch xung nhâm, nhờ vậy lục phủ ngũ tạng đều được thụ khí).

    Đương quy sinh nhượng, dương nhục thang: gồm có đương quy, sinh khương (gừng) và dương nhục, có tác dụng bổ khí huyết (kim quỹ yếu lược).

    Phụ nữ khí huyết hư yếu hay sảy thai hoặc phụ nữ sau sinh dùng thịt dê với các thang thuốc bổ khí huyết dùng rất tốt.

    Gan dê (dương can)

    Gan dê vị đắng tính lạnh (khổ hàn), sắc xanh, bổ can minh mục (sáng mắt). Dùng gan dê lấy tả làm bổ (dĩ tả vi bổ). Dương can hoàn, gia hoàng liên trị bệnh ở mắt.

    Chữa chứng can phong hư nhiệt, mắt có màng đỏ, sau khi hết sốt mắt bị mờ. Trường hợp trẻ em bị quáng gà dùng gan dê rất tốt. Luộc hoặc hấp 40 - 50g gan dê ăn hằng ngày.

    Chữa can huyết hư: cơ thể suy nhược, chóng mặt, mờ mắt: nấu cháo gan dê ăn hằng ngày.

    Chữa can hỏa vượng: đau đầu, hoa mắt, mắt đỏ, chóng mặt: gan dê 60g, cốc tinh thảo 10g, cúc hoa 10g sắc kỹ, ngày uống 3 lần.

    Mật dê (dương đởm)

    Mật dê vị đắng tính lạnh (khổ hàn) có tác dụng tiêu viêm, minh mục (chữa đau mắt, mờ mắt). Lý Thời Trân viết: can khai khiếu ra mắt, lượng dịch mật (đởm trấp) giảm làm mắt mờ đi, bởi đởm là tinh hoa từ can, nên chữa được các bệnh về mắt.

    Trị viêm mắt bờ mi, mắt có màng đỏ, màng trắng, vào tháng chạp lấy mật dê, bọc túi giấy để vào trong lồng, treo dưới thềm, đợi sương xuống, sau đó quét lên mắt hoặc hòa loãng mật dê với nước sạch để nhỏ mắt hằng ngày.

    Lấy mật ong cho vào túi mật dê nấu chín, để khô, nghiền thành cao, mỗi lần ngậm một chút để thanh can, dưỡng huyết. Thứ cao này tên là “Nhị bách vị thảo hoa cao”, bởi con dê ăn trăm thứ cỏ, con ong hút mật trăm thứ hoa.

    Dùng mật dê để bôi, xoa bóp vào những vết bầm tụ máu do bị ngã, bị thương.

    Xương dê (dương cốt)

    Xương dê vị ngọt, tính ấm (cam ôn), có công dụng bổ thận, cường gân cốt thường dùng dưới dạng bột nướng hoặc nấu thành cao.

    Dùng xương dê, tốt nhất là xương cẳng chân (hĩnh cốt) nướng lên, tán thành bột mịn. Hoặc xương dê rửa sạch, bỏ phần xương xốp, ngâm trong rượu gừng đem nấu một ngày đêm, lấy nước, cô đặc thành cao. Bột nướng và cao xương dê dùng chữa thận hư, tỳ vị hư nhược, phụ nữ sau khi đẻ khí huyết hư...

    Tiết dê (dương huyết)

    Tiết dê vị mặn, tính bình có công dụng bổ huyết, chỉ huyết, giải độc.

    Huyết dương tửu: gồm dương huyết, đại hồi, quế chi, sinh khương, xuyên khung, trần bì. Bài thuốc này có tác dụng hành khí, hoạt huyết.

    Có thể dùng rượu ngâm dương huyết, đương quy, mật ong để bổ huyết cho những người suy nhược, phụ nữ sau sinh rất tốt.

    Tiết dê (đốt thành than) 5 phần, bột huyết dư 5 phần, bột hoàng cầm 1 phần, tất cả trộn đều rồi rắc vào vết thương chảy máu, có tác dụng chỉ huyết.

    Giải độc thủy ngân, đan thạch, asen, lưu huỳnh.

    Sữa dê (dương nhũ)

    Sữa dê vị ngọt tính ấm (cam ôn). Có hàm lượng dinh dưỡng cao. Có tác dụng bổ phế thận hư, nhuận vị, nhuận táo.

    Trị phản vị tiêu khát, miệng lưỡi sưng lở (ngậm, súc miệng rồi nhổ đi), trị nhện cắn (bôi vào vết cắn), sâu bọ chui vào tai có thể nhỏ sữa dê vào để chúng tự bò ra.

    Dùng để tắm dưỡng da có tác dụng làm trắng và mịn đẹp da

    Tinh hoàn dê (ngọc dương)

    Ngọc dương có tác dụng bổ thận sinh tinh trị thận hư, liệt dương, lãnh cảm. Người ta thường dùng ngọc dương hấp rượu, ngâm rượu thuốc cùng với các vị khác như đỗ trọng, tục đoạn, kỷ tử, thục địa, đương quy...

    Ngọc dương có thể cho xay sinh tố với một số loại hoa quả và mật ong hòa với rượu để uống, dễ uống và tốt cho cả nam lẫn nữ

    Thận dê (dương thận)

    Thận dê vị ngọt (cam), tính bình, có tác dụng bổ thận khí, ích tinh sinh tủy.

    Trị liệt dương, xuất tinh sớm: thận dê một đôi, thục địa 10g, kỷ tử 10g, nhục thung dung 12g, ba kích 8g. Thận dê làm sạch, thái miếng, hầm kỹ với các vị thuốc trên, thêm gia vị, ăn nóng.

    Trị hư, tai ù tai điếc, di tinh, liệt dương: thận dê 1 quả, thịt dê 100g, kỷ tử 30g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 1 nắm nhỏ, nêm gia vị vừa đủ, nấu thành cháo, ăn vài lần trong ngày.

    Trị đau lưng lâu ngày: thận dê một đôi, hầm với hắc đậu (đậu đen) 60g, đỗ trọng 12g, tiểu hồi 3g, sinh khương (gừng tươi) 3 lát, nêm gia vị vừa ăn, ăn ngày 2 lần.

    Dạ dày dê (dương đỗ)

    Dạ dày dê vị ngọt, tính ấm (cam ôn), có tác dụng bổ hư, kiện kỳ, ích vị.

    Trị chứng tỳ vị hư hàn: dạ dày dê một cái hầm nhừ với gừng tươi (sinh khương), riềng (cao lương khương) và nhục quế (lượng vừa đủ), ăn trong ngày.

    Trị chứng can uất phản vị: dạ dày dê hầm với hoài sơn 12g, bạch truật 12g, bạch biển đậu 12g, bán hạ chế 8g, bạch thược 12g.

    Sừng dê (dương giác)

    Sừng dê đặc biệt là linh dương giác là tốt nhất, có tác dụng thanh tâm, lương huyết, an thần, trấn kinh tức phong, thanh can hỏa.

    Dùng sừng dê mài ra trong nước (thủy phi) hoặc mài bột mịn pha với nước ấm, uống để trị các chứng sốt cao, nói sảng, chân tay co giật, múa vờn, kinh phong, kinh giản rất hiệu nghiệm.

    Phối hợp với các vị thiên ma, câu đằng, bạch phụ, thuyền thoái, địa long, rau má, rau đắng biển,…đặc trị các chứng về thần kinh, động kinh, tăng cường trí nhớ.

    Lưu ý: Thịt dê và các bộ phận kỵ đồ đồng (đồng khí) nếu nấu bằng nồi đồng gây bại thận.

    Người có đàm hỏa, thấp nhiệt thì không dùng thịt dê.

    Phụ nữ có thai hạn chế ăn thịt dê (vì thịt dê có tính nhiệt dễ gây động thai).

    Sau khi ăn thịt dê không nên uống trà ngay vì trong thịt dê có chứa nhiều protein, còn trong lá chè có nhiều axit tannic. Nếu như sau khi ăn thịt dê mà uống ngay trà thì axit tannic trong lá chè kết hợp với protein trong thịt dê tạo thành một chất có tên tannalbin, chất này có tác dụng cầm giữ, làm cho nhu động ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm hơn, khiến cho việc đi ngoài không được thông, thậm chí sinh ra táo bón. Như vậy, các chất độc và chất gây ra ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu, gây nguy hại cho sức khỏe.

    Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang (Thọ Xuân Đường)
    Nguồn: http://dongythoxuanduong.com.vn/tin...luong-y-phung-tuan-giang/vi-VN-10930-216.aspx
     
  16. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    bảng dinh dưỡng này update chuẩn k ạ?[​IMG]
     
  17. mailinh52008

    mailinh52008 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/7/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    ĐÚNG BẠN NHÉ, DO BÁC SĨ NGUYỄN THÙY NGÂN - THỌ XUÂN ĐƯỜNG ĐƯA RA CÔNG THỨC BẠN NHÉ!
     

Chia sẻ trang này