Thấy Gì Khi Người Việt 'vô Địch' Uống Bia, Năng Suất Làm Việc 'đội Sổ'?

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi mycheese, 16/12/2015.

  1. mycheese

    mycheese Mai Chi

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    153
    chưa có kết quả nghiên cứu chính thức nào về mối liên quan giữa uống bia và năng suất làm việc nhưng rõ ràng “nhất bảng” uống bia và “đội sổ” năng suất lao động đang là vấn đề Việt Nam cần giải quyết.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa​

    Nhất bảng uống bia

    Theo số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương, tháng 11 năm 2015, sản lượng bia các loại ước đạt 298,8 triệu lít, tăng 8,7% so với cùng kỳ.

    Cộng dồn 11 tháng năm 2015, sản lượng bia các loại ước đạt 3 tỷ lít, tăng 6,8% so với cùng kỳ.

    Trong đó, sản lượng bia các loại của Tổng công ty cổ phần Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội ước đạt 651 triệu lít, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước; Tổng công ty cổ phần Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn ước đạt 1.351,9 triệu lít, giảm 3,4% so với cùng kỳ.

    Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động ngành bia rượu nước giải khát năm 2014 của Bộ Công Thương cho thấy, ước sản lượng sản xuất bia các loại cả năm 2014 đạt 3,1 tỷ lít. Dự kiến năm 2015, sản lượng bia các loại đạt 3,2 tỷ lít, tăng 4,7% so với năm 2014.

    Như vậy, có thể nói, với sản lượng 11 tháng năm 2015 là 3 tỷ lít thì kế hoạch của ngành bia rượu nước giải khát năm 2015 là 3,2 tỷ lít hoàn toàn có thể đạt được tiêu chí đề ra.

    Theo các chuyên gia trong ngành, với hơn 3 tỷ lít bia tiêu thụ hàng năm, Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ ba châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc.

    Trung bình mỗi người Việt tiêu thụ 30 lít bia trên một năm, đứng hàng thứ 50 trên thế giới.

    Theo hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor International (Anh), doanh số bán bia tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ít nhất gấp đôi mức tăng GDP trong năm 5 qua.

    Còn hãng nghiên cứu BMI đánh giá bia là lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội (kinh doanh) mạnh mẽ nhất trong các nước Đông Nam Á. Điều này được BMI giải thích qua hai nhân tố.

    Thứ nhất, theo thống kê của BMI, tăng trưởng tiêu dùng khối tư nhân tại Việt Nam sẽ đạt mức 6,5% trong năm 2015 và 6,4% năm 2016. Điều này cộng với cơ cấu dân số trẻ sẽ “chắp cánh” cho sản lượng tiêu thụ bia.

    Nguyên nhân thứ hai đến từ văn hóa, du lịch. Việt Nam có “văn hóa bia” phát triển và một ngành du lịch đang đi lên.

    Như vậy, có thể nói, với "mảnh đất màu mỡ" này, Việt Nam đang thu hút hàng loạt nhà đầu tư tham gia vào thị trường bia. Ước tính Việt Nam hiện có khoảng 30 thương hiệu bia trong và ngoài nước với hơn 400 nhà máy sản xuất bia.

    Và các nhà đầu tư vào bia đang kỳ vọng người Việt Nam dùng bia sẽ tăng lên 60 đến 70 lít bia/người/năm.

    Đội sổ năng suất lao động

    Trong khi tốc độ tiêu thụ bia tăng phi mã thì năng suất lao động của người Việt Nam lại đang đội sổ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Tại buổi tọa đàm "Năng suất lao động - vấn đề của doanh nghiệp hay người lao động" do Tổng liên đoàn Lao động tổ chức mới đây tại Hà Nội. ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, cho biết năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam năm 2013 được xếp vào nhóm thấp nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, và Thái Lan 2,5 lần.

    Việt Nam là một trong ba nước có năng suất lao động thấp nhất ASEAN, chỉ cao hơn Myanmar và Campuchia.

    Số liệu thống kê của Tổ chức Năng suất châu Á cho thấy, NSLĐ của Việt Nam chưa bằng một nửa so với năng suất bình quân của khu vực ASEAN.

    Trong ba năm 2011-2013, tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam chỉ hơn 3%/năm, trong khi GDP vẫn tăng trưởng ở mức trên dưới 5%. Tức là NSLĐ còn tăng chậm hơn cả tăng GDP quốc gia.

    Nếu duy trì NSLĐ như hiện nay thì 50 năm nữa Việt Nam mới bằng Thái Lan, nếu tăng gấp đôi NSLĐ thì con số này hạ xuống từ 50 năm còn 13-14 năm.

    Mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu chính thức nào về mối liên quan giữa uống bia và năng suất làm việc nhưng rõ ràng “nhất bảng” uống bia và “đội sổ” năng suất lao động đang là vấn đề nhức nhối của Việt Nam.

    Bởi chắc chắn một điều rằng, không ít những trận nhậu ban ngày kéo dài hàng tiếng đồng hồ khiến nhiều người say, "gục" tại trận. Đương nhiên, cơn say này làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc và giảm năng suất lao động.

    Đó là còn chưa kể phải mất một khoản tiền rất lớn khác chi cho thức ăn, dịch vụ, giải quyết hậu quả sau say như tai nạn giao thông, đánh nhau...

    Nói về tác hại của rượu bia, Thạc sĩ Vũ Minh Hạnh, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho rằng, rượu bia không phải là đồ uống bình thường mà đã và đang gây tổn hại cho bản thân người sử dụng cũng như toàn xã hội.

    Tiêu thụ 3 tỷ lít bia đồng nghĩa người Việt phải bỏ ra khoảng 3 tỷ USD, bằng gần 3% số thu ngân sách của cả nước. Trong khi các công ty kinh doanh rượu bia chỉ nộp 16.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, chưa kể chi phí giải quyết hậu quả do đánh nhau, tai nạn giao thông, bệnh tật...

    Xét về góc độ kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế từng nhận xét: “Nếu lượng tiền dùng cho bia, rượu được đầu tư cho phát triển kinh tế chắc chắn sẽ tạo ra được giá trị gia tăng tốt hơn. Việc tiêu thụ rượu, bia quá lớn phá hủy lợi ích kinh tế khi nó trở thành tệ nạn xã hội. Theo đó, năng suất lao động khó nói đến hai chữ hiệu quả”.

    Theo Trí Thức Trẻ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mycheese
    Đang tải...


  2. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    đáng buồn quá
     
  3. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    ôi bia rượu, tốn thời gian, tốn tiền, hại sức khỏe
     

Chia sẻ trang này