Thay chiếc răng đầu tiên là dấu hiệu cuối cùng để chứng tỏ bé đã trưởng thành hơn. Trẻ cũng rất hứng thú hỏi bạn cùng lớp mình đã thay và mọc được bao nhiêu chiếc răng và không ngần ngại nói chuyện về những chiếc răng. Hiện tượng thay răng Thông thường cứ chiếc răng nào mọc đầu tiên sẽ thay đầu tiên. Hai chiếc răng cửa hàm dưới thường được thay trước, tiếp đến là hai chiếc răng cửa trên, rồi lần lượt các chiếc tiếp theo mọc. Hầu hết trẻ từ 5 – 6 tuổi bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên, nhưng cũng có trẻ thay răng từ khi 4 tuổi hoặc 8 tuổi. Thứ tự thay răng Hai chiếc “răng bàn quốc” (răng cửa trên) bao giờ cũng to hơn các răng còn lại và thường được thay đầu tiên. Nên khi mới mọc nhìn chúng to hơn và “buồn cười” nhưng không sao vì chỉ thời gian sau khi các răng bên cạnh lần lượt được thay và mọc mới. Tuy nhiên nếu khi mọc lên răng vẫn không đều nhau hoặc có vấn đề gì bạn cần đưa trẻ đến nha sĩ. Thứ tự thay răng phổ biến đối với hàm trên là: răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn (răng cấm); đối với hàm dưới: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối, các răng cối. Lưu ý rằng răng vĩnh viễn số 6 (răng cối lớn thứ nhất), mọc lúc 6 tuổi, trước khi hiện tượng thay răng diễn ra. Chiếc răng này sẽ không được thay thế, có nghĩa là không cần phải nhổ chiếc răng sữa nào để răng số 6 mọc lên. Đau khi mọc răng Quá trình thay răng sữa bình thường không đau, nhưng nếu các cạnh của răng cắm vào nướu răng, nha sĩ có thể khuyến khích trẻ lung lay chiếc răng mạnh hơn. Đồng thời răng sữa của trẻ sẽ lung lay hơn và rơi ra, răng hàm của trẻ 6 tuổi cũng bắt đầu mọc. Các nướu răng có thể sưng lên khiến trẻ đau đớn. Dùng Acetaminophen, ibuprofen, hoặc thuốc giảm đau tại chỗ có thể giúp bé giảm bớt sự khó chịu này. Phải mất một khoảng thời gian răng lung lay rồi mới rụng, thời gian này trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn. Chính vì thế khi thấy chiếc răng đầu tiên của con lung lay, cha mẹ cần động viên con làm cho răng lung lay nhiều hơn để có thể nhanh rụng. Tuy nhiên cần lưu ý tuyệt đối không nên dùng chỉ để nhổ răng cho bé. Có không ít bà mẹ, ông bố áp dụng phương pháp nhổ răng bằng cách cột răng vào sợi chỉ, một đầu chỉ còn lại đem cột vào góc giường hay cột nhà rồi chạy vòng quanh để "nhổ răng". Việc làm này sẽ dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng bé sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay bé hay mẹ sẽ dễ xâm nhập vào vết thương này, khả năng gây ra tình trạng nhiễm trùng rất cao, đặc biệt là nhiễm khuẩn uốn ván rất cao, Ngoài ra, nếu bé có một số bệnh về máu như bệnh máu không đông... thì rất dễ sinh ra tai biến rất nguy hiểm từ việc tự nhổ răng lung lay. Mặc dù trẻ không muốn ăn vì chiếc răng lung lay hay vừa nhổ thì vẫn luôn phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ khó nhai, hãy cho trẻ ăn cháo hoặc các món súp, uống nước hoa quả hoặc ăn các thực phẩm mềm khác. Việc đánh răng hai lần mỗi ngày vẫn phải duy trì đều đặn.