Thay Vì Ép Ăn, Mẹ Hãy Nhớ Những Điều Này Nếu Muốn Con “lớn Nhanh Như Thổi”

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi amayzin, 8/7/2016.

  1. amayzin

    amayzin Hạnh phúc là khi được sẻ chia cùng mọi người

    Tham gia:
    23/10/2015
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Gò ép khi cho bé ăn dặm không khiến bé ăn nhiều hơn, ngon hơn, mà ngược lại còn khiến bé trở nên biếng ăn và có những hành động “chống đối” như khóc hay nôn trớ.

    Những tác hại của việc ép bé ăn

    Chuyện “ép ăn” có lẽ là một thực tế không hiếm gặp ở các bà mẹ khi cho con ăn dặm. Không ít mẹ nghĩ rằng ép bé ăn càng nhiều thì cơ thể bé càng hấp thu được nhiều nguồn dinh dưỡng. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn ngược lại.

    Trong độ tuổi ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện, dung tích dạ dày chỉ bằng 1/5 người trưởng thành. Việc nhồi nhét thức ăn có thể dạ dày bé quá tải, dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu, đồng thời gây cho bé cảm giác ức chế, căng thẳng, khiến dạ dày bé không tiết ra đủ lượng dịch vị cần thiết để tiêu hóa hoặc hấp thu hoàn toàn thức ăn.


    [​IMG]

    Nếu bị ép ăn lâu dài, bé có thể rơi vào trạng thái sợ ăn, từ đó dần nảy sinh hành động “phản kháng” như khóc hay nôn trớ, dẫn đến tình trạng sặc thức ăn, viêm đường hô hấp hay nặng hơn là ngưng tim, ngưng thở.

    Do vậy, mẹ cần cân đối được lượng thức ăn mà bé có thể hấp thu, từ đó cân bằng về chất lượng lẫn số lượng thức ăn khi cho bé ăn dặm để tránh khiến cơ thể bé khó chịu.

    Đừng để bữa ăn trở thành cuộc chiến

    Thứ giúp bé ăn “hay ăn chóng lớn” không phải là chế độ “ép ăn” quá mức tiêu thụ mà chính là một thực đơn ngon miệng, đẹp mắt và cân bằng các nhóm chất cần thiết.

    Hãy khiến bé chủ động muốn ăn, coi bữa ăn là những cuộc khám phá ẩm thực đầy thú vị bằng cách tham khảo những mẹo sau hữu ích sau:

    Tạo cho bé cảm giác thoải mái

    Với bé, thế giới sắc màu bên ngoài chưa bao giờ hết thú vị. Vì vậy, những món ăn dặm mẹ làm cũng nên được điểm tô những màu sắc rực rỡ như đỏ, cam, vàng… từ các loại thịt, rau, củ, quả… để kích thích trí tò mò, tạo cho bé cảm giác hứng thú với đồ ăn.

    Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho bé chơi cùng một món đồ chơi bé yêu thích. Việc có một “người bạn đồng hành” sẽ giúp cho bé cảm thấy việc ăn uống không đơn độc và nhàm chán.

    [​IMG]
    Đa dạng nhóm thực phẩm ăn dặm
    Nhóm chất béo:

    Chất béo luôn là nhóm chất quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của bé, bởi cứ 1 gam chất béo cung cấp cho cơ thể 9 Kcal, cao gấp 2,5 lần so với tinh bột (glucid) hay chất đạm (protein); giúp hấp thu các vitamin A, D, E, K; tham gia vào quá trình hình thành tế bào và mô thần kinh…

    Trong thời kỳ ăn dặm, việc bổ sung các chất béo thiết yếu DHA, EPA, Omega-3, 6, 9 vào chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh thực đơn hàng ngày, mẹ có thể đảm bảo đủ lượng chất béo cần thiết cho bé bằng cách sử dụng dầu ăn dinh dưỡng vào các món ăn dặm.

    Nhóm chất bột đường:

    Chất bột đường chiếm khoảng 60% nhu cầu năng lượng/ngày của bé, giúp cấu tạo nên các tổ chức thần kinh; bảo vệ gan và giải độc…

    Mẹ có thể tìm thấy nhóm chất này trong rất nhiều các chế phẩm từ tinh bột như bánh mỳ, cơm, ngũ cốc…; sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua...; các loại hạt và quả hạch…

    Nhóm chất đạm – protein:

    Chất đạm chiếm khoảng 10-15% nhu năng lượng/ngày của bé, giúp cấu thành yếu tố miễn dịch bảo vệ cơ thể; tăng cường và duy trì cơ bắp…

    Nguồn cung cấp đạm cho bé cũng rất đa dạng. Mẹ có thể tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như: thịt, cá, trứng…; các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: bông cái xanh, đậu lăng, hạt bí ngô…

    Nhóm vitamin và khoáng chất:

    Vitamin và khoáng chất tuy chỉ chiếm một phần nhỏ nhu cầu năng lượng/ngày của bé nhưng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé.

    Mẹ nên bổ sung cho bé sắt để bé phát triển não bộ, giảm thiểu nguy cơ khiếm khuyết tư duy và vận động; kẽm giúp hỗ trợ sự tăng trưởng của bé; vitamin A cho bé có đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh; vitamin C để tăng sức đề kháng cho bé; các vitamin nhóm B giúp bé bổ trợ hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh, thúc đẩy sự phát triển tế bào...

    Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho bé là: thịt bò, gà, cá, trứng, sữa tươi, khoai tây, bông cải xanh, đậu nành, quả bơ, trái cây tươi, ngũ cốc và rau xanh…
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi amayzin
    Đang tải...


  2. Thiết bị vệ sinh Hàn Quốc

    Thiết bị vệ sinh Hàn Quốc Thành viên mới

    Tham gia:
    30/9/2015
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ôi! Không ép ăn, không ép! Không ép!
    Cơ mà không ép thì con hầu như chẳng ăn j ngoài ti sữa!
    Nan giải nữa là ép mà nó lại đùn ra chứ có chịu nuốt vào đâu, cháo cũng vậy, sữa ct cũng vậy!
     
  3. laver

    laver Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/4/2017
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    nếu không ép thì con có chịu ăn đâu, chỉ được vài muỗng đầu là con chủ động ăn, còn lại là phải ép chứ không là không chịu như vậy phải làm sao
     
  4. Mẹ Bé 24h

    Mẹ Bé 24h Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/3/2017
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    cám ơn bài viết của bạn nhé
     

Chia sẻ trang này