Khác: Thực phẩm nên tránh khi mang thai

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Mamamia, 5/8/2008.

  1. Mamamia

    Mamamia Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/8/2006
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    (Vnexpress)--Nhãn gây nóng trong và tăng nhiệt bào thai, táo mèo có thể gây co bóp tử cung. Nếu các bà bầu ăn nhiều hai loại quả này có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai.

    Dinh dưỡng đối với các bà bầu luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng tốt và có lợi cho sức khỏe của bạn. Bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để bổ sung vào cẩm nang dinh dưỡng trong 9 tháng thai kỳ của mình.

    Các món ăn chưa nấu chín kỹ

    Nếu bạn là một fan trung thành của sushi, các món gỏi và lẩu, bạn sẽ phải tập “cai nghiện” trong suốt thời kỳ mang thai. Gỏi và các món ăn chưa được nấu chín kỹ có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với bạn cũng như bé yêu. Chúng có thể làm bạn bị ngộ độc thức ăn, đau bụng hay bị nhiễm khuẩn và sán.

    Ngay cả đối với các loại thịt nướng/thịt quay hay trứng chưa được chế biến kỹ cũng có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bà bầu.

    Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao

    Các bà bầu ai cũng biết tác dụng của cá đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú biển cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển não bộ của thai nhi, cụ thể là gây ra hiện tượng não không phát triển.

    Đồ hộp và các loại thức ăn nhanh

    Trong đồ hộp có chứa một loại vi khuẩn có tên Listeria monocytogene có khả năng xâm nhập vào cơ thể mẹ gây ra hiện tượng sảy thai và sinh non. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế loại thực phẩm này. Trong trường hợp cần thiết, tốt nhất là bạn hãy đun nóng lại thức ăn trước khi sử dụng.

    Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đã chế biến sẵn thường chứa quá nhiều dầu mỡ, cũng không tốt cho sức khỏe của bạn trong thời kỳ mang thai.

    Bạn cũng không nên sử dụng các loại đồ hộp hay đồ ăn nhanh đã quá hạn sử dụng hay vỏ hộp bị trầy xước, thủng hay móp méo…

    Các chế phẩm từ thịt

    Xúc xích, jambon, thịt muối hay các chế phẩm khác từ thịt sống cũng không tốt cho sức khỏe của bạn và bé. Tốt nhất là bạn chỉ nên ăn những thực phẩm này khi đã chúng đã được hâm nóng hay nấu chín lại.

    Gan động vật

    Gan động vật cũng có thể gây nguy hại cho bạn vì đây là nơi tập trung nhiều độc tố nếu động vật bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong gan cũng có chứa nhiều cholesterone và vitamin A. Nếu bạn ăn quá nhiều gan, kết hợp dùng thêm các loại thuốc hay thực phẩm dinh dưỡng khác có thể gây ra hiện tượng thừa vitamin, ảnh hưởng xấu đến bé yêu.

    Các chế phẩm từ bơ, sữa chưa qua diệt khuẩn

    Những thực phẩm làm từ bơ, sữa thường chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bộ xương cho bé. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những thực phẩm chưa qua quá trình diệt khuẩn vì chúng có chứa nhiều loại vi khuẩn và có thể làm bạn và cả bé yêu bị ngộ độc thực phẩm.

    Theo các chuyên gia, tốt nhất, bạn nên tránh xa bất cứ loại phomat nào làm từ sữa cừu hoặc sữa dê… vì chúng đặc biệt không tốt cho bé.

    Thực phẩm gây dị ứng

    Nếu bạn có tiền sử về dị ứng, bạn sẽ dễ dàng tránh được những tác nhân gây bệnh cho mình trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của từng người, bạn cũng rất có thể bị dị ứng trong thai kỳ. Vì vậy, bạn nên ngưng sử dụng tất cả các loại thực phẩm đang dùng nếu có các dấu hiệu dị ứng (ngứa, mẩn đỏ, sưng phù…) và đi khám để được điều trị kịp thời.

    Gia vị quá nóng hay quá cay

    Các gia vị và chất phụ gia quá nóng hay quá cay (gừng, ớt, hạt tiêu...) cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong thời gian mang thai, gây hiện tượng nóng trong và táo bón với các bà bầu.

    Đồ ngọt

    Trong thời kỳ mang thai, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt như kẹo, bánh và đồ ăn vặt... vì chúng có thể gây hiện tượng tăng cân quá nhanh. Ngoài ra, hàm lượng đường khá lớn chứa trong các loại thực phẩm này cũng có thể gây nguy cơ tiểu đường ở bé.

    Đồ uống có chứa caffeine


    Trong thời kỳ mang thai, nếu bạn dùng thường xuyên các loại đồ uống có chứa caffeine (như caffe, chè, coca, nước tăng lực, soda, cocktail…) bạn sẽ có thể bị tăng nhịp tim và áp lực máu dẫn đến mất ngủ và đau đầu. Không chỉ thế, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, gây nguy cơ sảy thai và sinh non.

    Rượu

    Phụ nữ mang thai và trong đang trong thời kỳ cho con bú đặc biệt không nên uống rượu vì có thể gây nguy hại không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả bé. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, chỉ cần một lượng rượu nhỏ mà mẹ uống vào trong thời kỳ mang thai cũng có thể gây dị tật ở thai nhi, sảy thai và sinh non.

    Thuốc lá

    Khói thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn mà còn gây nguy hại cho cả bé trong bụng. Mẹ hút thuốc làm tăng nguy cơ thai chết lưu, thai phát triển chậm và bé sinh thiếu tháng. Nếu trong thời kỳ mang thai (đặc biệt là 3 tháng đầu), mẹ hít phải khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) cũng gây ảnh hưởng trầm trọng đến con.

    Các món nên tránh khác

    - Quẩy: Trong quẩy có phèn chua (chứa nhôm - một chất vô cơ), ăn nhiều có nguy cơ bị down ở thai nhi.

    - Rau bina (rau chân vịt): Cản trở việc hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mamamia
    Đang tải...


  2. meyeubaokhanh

    meyeubaokhanh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/8/2008
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Các mẹ ơi, mình thấy cũng hơi lo lắng về việc quá liều Vitamin A trong 3 tháng đầu mang thai, có mẹ nào biết thế nào là quá liều không? Nghe nói để lại nhiều dị tật ghê gớm lắm các mẹ ạ:confused:
     
  3. Brightmoon

    Brightmoon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    83
    Mình đọc được bài này, post lên đây để bạn tham khảo:

    Tác hại của thiếu và thừa vitamin A, D

    Hai loại vi chất trên rất cần thiết cho cơ thể, song nếu bổ sung không thích hợp có thể gây nguy hiểm. Thừa vitamin A sẽ sinh đau xương khớp, còn thiếu vitamin D dễ dẫn đến gây còi xương.

    Vitamin A là thành phần thiết yếu của sắc tố võng mạc nên rất quan trọng đối với mắt. Ngoài ra, nó còn giúp giữ toàn vẹn lớp tế bào biểu mô bao phủ bề mặt và các khoang trong cơ thể.

    Thiếu vitamin A sẽ gây khô da ở màng tiếp hợp, giác mạc, nặng hơn sẽ làm thủng giác mạc và dẫn đến mù lòa. Nó còn gây sừng hóa nang lông, bề mặt da thường nổi gai, làm giảm tốc độ tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật.

    Thừa vitamin A sẽ gây đau bụng, buồn nôn, bơ phờ, chậm chạp, phù gai thị, bong da toàn thân. Ngộ độc có thể xảy ra khi uống trên 40.000 đơn vị mỗi ngày, gây đau xương khớp, rụng tóc, môi khô nứt nẻ, chán ăn, gan lách to. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nếu dùng quá 10.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày có thể khiến thai nhi dị dạng. Beta caroten - một tiền tố của vitamin A có hoạt tính cao nhất - có thể làm vàng da, nhất là ở gan bàn tay, chân. Nhu cầu hàng ngày về vitamin A ở trẻ em là 400mcg và người trưởng thành là 600mcg.

    Thực phẩm giàu Vitamin A
    - Gan gà: 6.960mcg
    - Cà rốt: 5.040mcg
    - Gan lợn: 6.000mcg
    - Đu đủ chín: 2.100mcg
    - Trứng vịt lộn: 875mcg
    - Rau ngót: 6.650mcg
    - Lươn: 1.800mcg
    - Rau dền: 5.300mcg

    Vitamin D - Ergocan-xiferol D2, Cholecan-xiferol D3

    Vitamin D giúp điều hòa sự chuyển hóa canxi và phospho trong cơ thể, làm tăng hấp thu và đồng hóa canxi tới 50-80% nhu cầu cần thiết cho quá trình cốt hóa. Vitamin D3 hoạt động mạnh hơn vitamin D2 với tỷ lệ 4:3.

    Thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thiếu vitamin D sinh rối loạn ban đầu không điển hình như dễ bị kích thích, ra mồ hôi, sau đó làm chậm mọc răng, mềm xương sọ, dễ bị co giật. Khi trẻ biết đứng sẽ dễ cong cột sống, chân vòng kiềng.

    Thừa vitamin D, đặc biệt D2, D3 có liều cao gấp hàng nghìn lần liều chuẩn có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng hay gặp là kém ăn, buồn nôn, tiểu nhiều, ngừng lớn, xanh xao, đôi khi gây co giật, khó thở.

    Lượng vitamin D trong một số thực phẩm
    - Sữa mẹ 2-4 đơn vị/100g (mùa hè) và 0,3-2 đơn vị/100g (mùa đông).
    - Sữa bò 4 đơn vị
    - Trứng 50-200
    - Lòng đỏ trứng 300
    - Gan bò 100
    - Gan lợn 90
    - Gan cá thu 500-1.500.

    (Bác sĩ Phạm Thị Thục, Sức Khỏe & Đời Sống)
     
  4. Mộc Miên

    Mộc Miên Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    16/4/2008
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Mình uống nước artiso, cam thảo hàng ngạy Vừa rồi đọc thấy thông tin thấy bảo cam thảo không tốt cho thai nhị. Sợ quá! Cứ tưởng thảo mộc là có thể yên tâm tuyệt đối!
     
  5. nanayeuquy

    nanayeuquy Thành viên mới

    Tham gia:
    8/8/2008
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Gia vị quá nóng hay quá cay

    Các gia vị và chất phụ gia quá nóng hay quá cay (gừng, ớt, hạt tiêu...) cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong thời gian mang thai, gây hiện tượng nóng trong và táo bón với các bà bầu.



    cái này có lẽ mình chưa kiêng được ,hihi
     
  6. Brightmoon

    Brightmoon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    83
    Không nên ăn khoai tây khi có bầu

    Khoai tây vốn là món ăn của phương Tây, nhưng lại rất được người Việt Nam ưa chuộng và được dùng chế biến nhiều món dễ ăn. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, khoai tây có những tác hại nhất định, nhất là đối với thai nhi. Nên những phụ nữ mang thai cần chú ý.

    Khoai tây được thế giới công nhận là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mỗi bữa ăn chỉ ăn sữa bột chưa tách bơ và khoai tây, là có thể đảm bảo toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Protein trong khoai tây có chứa 18 loại axit amin cần thiết và một loại protein rất tốt cho cơ thể.

    Tuy nhiên trong khoai tây lại chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật. Có kết luận cho rằng, phụ nữ mang thai có khuynh hướng di truyền nhất định và mẫn cảm với chất kiềm sinh vật, ăn 44,2 - 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng. Mà chất kiềm sinh vật trong khoai tây không thể tiêu giảm hoàn toàn qua quá trình chế biến thông thường như ngâm nước, xào, luộc... Cho nên phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc ăn ít khoai tây là tốt nhất.

    Theo ********* (St)


    Trời ơi, món khoái khẩu của tôi mà lại phải kiêng thế này :tonqe: Ăn ít chắc không sao các mẹ nhỉ?
     
    Sửa lần cuối: 12/8/2008
  7. Brightmoon

    Brightmoon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    83
    Một số loài cá thai phụ không nên ăn

    Để có một sức khỏe tốt, cần phải ăn cá ít nhất 2 lần/tuần. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ không nên ăn một số loại cá.

    Cá chứa những đa axit béo không no giàu omega-3. Nếu một tuần, dùng ít nhất hai lần, bạn sẽ giảm được đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nguy cơ bị trầm cảm, những bệnh u viêm như bệnh hư khớp chẳng hạn.

    Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ, cần phải điều chỉnh việc ăn cá cho thích hợp. Theo đó, không nên ăn một số loại cá có chứa chất thủy ngân - có hại cho quá trình phát triển của hệ thần kinh.

    Những phân tích mới đây khẳng định sự có mặt của thủy ngân với hàm lượng cao ở một số loài cá như cá kiếm, cá cờ, cá siki (thuộc họ cá mập)... Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi không nên ăn 3 loại cá này. Những loại cá khác mà các sản phụ cũng nên hạn chế ăn như cá ngừ, cá chạch, cá tráp, cá vây chân, cá đuối, cá chào mào (phèn), cá bacbê, cá nhám mèo, cá hồi con, cá bơn cacđin, cá nhám gai...

    Theo Thanh Niên Online ( E-santé)
     

Chia sẻ trang này