Trường nữ sinh Presbyterian Ladies ở thành phố Sydney (Australia) vừa cho phép học sinh truy cập thông tin trên mạng, trao đổi với bạn bè qua điện thoại và nghe file âm thanh trong các buổi thi dài 40 phút. Cách này được áp dụng cho những bài thi viết như thảo luận về câu nói "Tôi có một giấc mơ" của nhà hoạt động xã hội Martin Luther King của Mỹ (1929-1968). Nữ sinh sẽ bàn luận các quan điểm và họ phải tìm ra lập luận thuyết phục nhất mới được điểm. Ngoài ra, họ cũng phải ghi nguồn thông tin trích dẫn để tránh tình trạng đạo văn. Tất nhiên, học sinh không được phép tìm một kết quả trên Internet trong kỳ thi toán chỉ yêu cầu đáp án. "Các em cần được tạo cơ hội áp dụng kiến thức thực tế vào bài tập", Dierdre Coleman, một giáo viên tiếng Anh cho biết. "Những thông tin mới đang tràn ngập thế giới và học sinh cần biết cách tìm ra chúng nhanh chóng, rèn luyện kỹ năng đánh giá tính xác thực của chúng và bình luận chúng. Đã qua rồi cái thời học thuộc lòng để đi thi". Nếu thử nghiệm thành công, phương pháp này sẽ được triển khai trên toàn bộ các môn học ở trường vào cuối năm 2008. Việt Toàn (theo RegHardware) Nguồn: VnExpress
Thực ra tùy từng hình thức thi và môn thi người ta có những quy định khác nhau. Chẳng hạn như ở Việt Nam nhiều trường đã cho sinh viên mang giáo trình, vở ghi vào phòng thi nhưng các câu hỏi đều ở hình thức suy luận. Em nghĩ trường hợp trường Presbyterian Ladies anh Kiên nêu ở trên cũng tương tự như thế. Những phương pháp tiên tiến này sẽ phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động của sinh viên và hạn chế tình trạng phao phỏng, gian lận trong phòng thi.
Cuộc sống đã thay đổi, ko còn đòi hỏi người viết phải thuộc làu làu Khổng nói Mạnh viết nữa. Kiến thức cũng ko nằm ở sự đọc, mà còn là sự hiểu, tìm tòi, khám phá. Vả lại internet giờ đã là kho lưu trữ kiến thức khổng lồ rồi, thì cái cần, lại là khả năng biện luận, sử dụng kiến thức đó vào cuộc sống hàng ngày thế nào. Chứ ko cần học sinh phải tìm hiểu "hoàn cảnh ra đời" của 1 bài thơ văn mà nội dung của nó thế nào cũng ko thèm nhớ. Chẳng hiểu, cái hoàn cảnh ra đời của 1 tác phẩm có gì hay ho mà bắt cả nước phải thuộc