Thìa nhựa ăn sữa chua chứa nhiều chất độc

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi ♥Me Quan Tham♥, 26/10/2009.

  1. ♥Me Quan Tham♥

    ♥Me Quan Tham♥ Ta mê Quan Tham

    Tham gia:
    19/4/2009
    Bài viết:
    2,484
    Đã được thích:
    1,259
    Điểm thành tích:
    913
    http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Thia-nhua-an-sua-chua-chua-nhieu-chat-doc/11026097/111/

    Hai mẫu thìa nhựa thường dùng để ăn sữa chua mà Viện Hóa học kiểm tra có lượng chì, cadimi và các chất độc khác cao gấp nhiều lần mức cho phép.

    Kết quả phân tích mới đây của Viện Hóa học cho thấy, hàm lượng chì từ 2 mẫu thìa trên là 26 mg/kg, cadimi là 1mg/kg. Khi quan sát bằng kính hiển vi, các chuyên gia còn thấy cabonat trộn lẫn với thìa, hàm lượng trên 20%, trong khi đó mẫu của nước ngoài là 0%. Cacbonat có nhiều trong sản phẩm sẽ làm tăng thêm hàm lượng kim loại nặng.

    Trong các loại thìa trên còn có nhiều ô rỗng, là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh. Nếu là thìa làm từ rác thải y tế thì nguy cơ độc hại và nhiễm bệnh càng cao gấp nhiều lần.

    Phân tích của Viện Hóa học cũng cho thấy, trong hai mẫu thìa có nhiều tạp chất hữu cơ; đó là những chất được dùng để lót khuôn đúc nhựa - chất cấm sử dụng đối với thực phẩm. Ngoài ra, thành phần sản phẩm bao gồm nhiều loại nhựa polyme khác nhau, chứng tỏ chúng được làm từ nguyên liệu nhựa tái chế.

    Giáo sư Trần Văn Sung, Viện trưởng Viện Hóa học, cho biết hai loại thìa nhựa mà viện vừa phân tích là loại hay dùng để ăn sữa chua, được bán theo cân với giá 15.000-20.000 đồng/kg. Người dùng nó chủ yếu là trẻ em, vốn có sức đề kháng kém nên nguy cơ gây bệnh là rất lớn.

    "Tuy chúng không gây ngộ độc tức thì nhưng hậu quả lâu dài sẽ rất nguy hiểm" - ông Sung nói.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ♥Me Quan Tham♥
    Đang tải...


  2. bapluoc

    bapluoc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/10/2008
    Bài viết:
    3,588
    Đã được thích:
    522
    Điểm thành tích:
    773
    Ui, may quá, nhà mình không en sữa chua bằng thìa nhựa khuyến mãi!!!Củm ơn Cô Xù nhìu nha!!!
     
    ♥Me Quan Tham♥ thích bài này.
  3. lion queen

    lion queen I'm fine without you

    Tham gia:
    9/6/2009
    Bài viết:
    32,931
    Đã được thích:
    7,892
    Điểm thành tích:
    3,063
    Chết thật, nhà mình mỗi lần mua sữa chua là vác cả đống thìa nhựa về ăn rồi vứt đỡ phải rửa thìa! Mệt mỏi vì người tiêu dùng chả được bảo vệ gì quá!
     
  4. ♥Me Quan Tham♥

    ♥Me Quan Tham♥ Ta mê Quan Tham

    Tham gia:
    19/4/2009
    Bài viết:
    2,484
    Đã được thích:
    1,259
    Điểm thành tích:
    913
    Ẹc ẹc, kỳ lạ là nhà Xù cũng lấy mớ muổng đó về rùi lấy muổng inox nhỏ ở nhà mà măm...sao đó tích lại dư 1 đống đem cho bà bán xôi bắp gần nhà.. mua xôi bắp của bà í thì lại lấy muổng inox ở nhà mà măm..thực ra muổng nhựa măm xôi và ya ua bé quá..lẽm lâu lắm nên măm muổng to cho mau hết lại vừa 1 miếng nữa... nhờ ham ăn nên thoát..hihi..mà giờ, tránh nhiễm độc từ cái này thì nhiễm độc từ cái khác à... rau củ quả...đủ thứ hết... :rolleyes:
     
  5. senza

    senza Sweet Dream

    Tham gia:
    4/10/2008
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Nó không nói là mẫu thìa nào chị XÙ nhỉ! Nhà em hay dùng thìa nhựa Vinamilk lắm, cho dùng thìa Inox nhỏ xinh, cu bé nhà em kêu nặng tay.
     
  6. ♥Me Quan Tham♥

    ♥Me Quan Tham♥ Ta mê Quan Tham

    Tham gia:
    19/4/2009
    Bài viết:
    2,484
    Đã được thích:
    1,259
    Điểm thành tích:
    913
    Híc, thì thế...bài báo cũng không nói rõ... mà nếu ku con bẩu thìa inox nặng đối với con thì thui mẹ nó thử lấy thìa nhựa Pigeon hay Geber cho con măm thử xem..loại nhựa của những hãng lớn chuyên dùng cho bé iu thì chắc an toàn hơn... dù thìa măm bột có vẻ quá to và không phù hợp măm ya ua...
    Thiệt tình,riết rùi dùng gì ăn gì cũng lo ngay ngáy..
    Các mẹ ngâm kíu thêm bài báo này nà.. hình như không có đồ nhựa nào thực sự an toàn cả...híc


    Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, thói quen giữ lại các loại chai, lọ, hộp nhựa đựng nước, dầu ăn, thực phẩm, bánh kẹo… để tái sử dụng có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc thực phẩm.
    Mối nguy hiểm từ sự tùy tiện

    Chị Trần Thị Lê, nhà ở đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội sẵn có tủ bếp rộng nên từ muối, đường, gia vị, dấm ngâm tỏi, ớt… chị đều dùng tuốt chai nhựa, hộp nhựa. Theo chị: “Những chiếc hộp nhựa trong, không có mùi chắc là làm từ nhựa tốt, không độc hại. Nhiều khi đi siêu thị, thấy hộp đẹp thì mua hàng để lấy hộp đựng cho nhà bếp, chứ không phải vì đồ chứa trong đó”.

    Theo chị Nguyễn Thị Hà, chuyên bán đồ nhựa ở chợ Tam Đa (Thụy Khuê, Hà Nội): “Các cửa hàng, quầy hàng bán đồ nhựa đều bày rất nhiều chai, lọ, hộp nhựa hình dáng đẹp, màu trắng trong, giá rẻ (3.000 – 5.000 đồng/lọ nhỏ, hộp từ 3- 5kg giá 8.000 đồng), nên mặt hàng này rất thu hút các bà nội trợ”.

    Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, những sản phẩm làm từ nhựa nguyên chất thì không độc, nhưng những chất phụ gia hoá dẻo, chất độn, chất gia cường, chất chống tia tử ngoại, bột màu… có nhiều độc tố gây hại cho người sử dụng. Nhựa tái sinh sẽ lẫn nhiều tạp chất, dễ bị thôi nhiễm khi đựng đồ mặn, chua, nóng. Ngay những loại chai nhựa PET chứa dầu ăn, nước uống khi ở môi trường tự nhiên rất khó làm sạch, có khi chứa cả vi khuẩn gây bệnh nếu bị dùng chứa đồ ăn có tính axít như dưa cà, mắm, dấm hoặc đựng nước nóng, để nơi có nhiệt độ cao.

    “Người tiêu dùng không nên đựng rượu, mắm, muối, dấm… đặc biệt là ngâm rượu thuốc nhiều ngày trong những chai lọ đựng nước, dầu ăn để tránh bị thôi nhiễm, gây nhiễm độc cơ thể” – TS Trần Văn Quang.

    Các chất polymer dẻo, trong suốt được tráng bên trong các sản phẩm bằng nhựa và kim loại đựng thực phẩm (bát đĩa, cốc, cặp lồng, hộp, chai…) có thể bị thôi nhiễm khi bị đun nóng, hoặc làm sạch bằng các chất tẩy rửa mạnh hoặc đựng đồ ăn, thức uống có axít.

    TS Nguyễn Duy Thịnh nói: “Đồ nhựa nhà bếp của các hãng lớn trong nước và hàng nhập khẩu hầu như có đủ tính năng kháng khuẩn, chịu nhiệt nóng lạnh, khử mùi, chống tác động của tia tử ngoại… Những chất dẻo làm bao bì chứa thực phẩm lỏng của các thương hiệu nổi tiếng đều an toàn vì nhà sản xuất phải tuân thủ quy định pháp lý về chất lượng bao bì nhựa. Nhưng mối nguy hiểm tiềm ẩn là sự tùy tiện dùng lại bao bì, chai lọ nhựa cũ của các bà nội trợ”.

    Độc do dùng chưa đúng cách

    TS Trần Văn Quang, Đại học Bách khoa Đà Nẵng cho rằng, những sản phẩm nhựa tiết kiệm chứa thực phẩm hiện nay có loại chưa an toàn. Mặc dù Bộ Y tế đã có quy định nhựa nào dùng cho thực phẩm, nhựa nào thì không được dùng, nhưng công tác hậu kiểm các loại đồ nhựa đựng thực phẩm trên thị trường chưa được quan tâm nhiều. Theo TS Trần Văn Quang, các loại nhựa tổng hợp của nhiều loại nhựa khác nhau sẽ làm thay đổi tính chất, hoá dẻo… nếu dùng lại không đúng cách sẽ rất nguy hiểm.

    Kể cả đồ nhựa của các hãng có uy tín, bởi chai đựng thực phẩm này mà dùng cho thực phẩm khác cũng gây nguy hại cho sức khoẻ. TS Thịnh dẫn chứng, ví như chai đựng nước khoáng, độ trung hoà của nó bằng 7, là nước trung tính, nhưng đựng dấm, mắm… có tính axít là bị thôi dần ra.

    Những thùng nhựa đựng sơn nước đẹp đẽ, rửa sạch đựng nước thì không sao, nhưng muối dưa, cà là hóa chất độc hại của sơn thấm vào nhựa sẽ khuyếch tán ra, gây hoại tử mô, kích ứng da… Chất hoá dẻo trong đồ nhựa sẽ gây độc tính qua đường ăn uống, chất tạo màu gây ung thư… Các chén, đĩa, tô, ly làm bằng nhựa melamine nhẹ, đẹp, chịu nhiệt, nhưng nếu cơ sở làm ăn gian dối, thay nguyên liệu khác để hạ giá thành thì ở nhiệt độ quá 60oC chúng sẽ thôi chất độc ra làm hại cho sức khoẻ con người.

    Theo các nhà khoa học, nếu nhựa nhiễm vi khuẩn từ nhựa rác thải y tế còn mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm hơn bởi khâu xử lý phân loại, làm sạch nhựa phế liệu ở ta chỉ đơn giản là ngâm nước có hoá chất tẩy rửa, làm trắng nên không thể loại bỏ hết tạp chất. Nếu quá trình sản xuất pha chế nguyên liệu, phụ gia không đúng kỹ thuật, gia nhiệt không đạt yêu cầu cũng tạo ra thành phần hoá học độc hại, dẫn đến ung thư, dị tật thai nhi.

    TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên các bà nội trợ rằng: Nếu hộp, chai lọ dùng đựng nước thì chỉ để đựng nước, dùng đựng đồ chua cay mặn, thì mới dùng để ngâm dấm, tỏi, ớt. Khi chọn mua đồ nhựa, ngoài sự “bắt mắt” cần phải chú ý chọn loại bề mặt không bị nhám, trầy xước, cong vênh, không chọn loại có ba – via ở đường khép khuôn (vành, miệng, quai), đặc biệt là không chọn loại cầm lên đã thấy mùi hắc, vì đó là những sản phẩm rất không an toàn. Tuyệt đối không được dùng các thùng nhựa đã đựng hóa chất để đựng nước ăn hay các loại thực phẩm lỏng.


    Theo Hà Dương
    http://www.vietgiaitri.com/suc-khoe/nguy-co-nhiem-doc-thuc-pham-tu-chai-lo-tai-su-dung/
     

Chia sẻ trang này