Toàn quốc: Thiên Can Là Gì? Tìm Hiểu Về Thiên Can Địa Chi

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi huusonbiker, 23/5/2021.

  1. huusonbiker

    huusonbiker Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/6/2020
    Bài viết:
    523
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Trong phong thủy, tử vi ta thường nghe các thầy hay nhắc đến thiên can, thiên can chi địa, thế nhưng không phải ai cũng ngấm được, cũng hiểu được những gì mà các thầy nói. Vậy thiên can là gì? Ý nghĩa và cách tính thiên can địa chi ra sao? Trong bài viết dưới đây, Phong Linh Gems sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ và sâu hơn về thiên can địa chi, cũng như giải đáp câu hỏi thiên can là gì. Mời bạn cùng theo dõi bài viết.

    [​IMG]

    Thiên Can Là Gì?

    Trong phong thủy, Thiên can có ý nghĩa rất quan trọng gắn với cuộc đời mỗi người. Mỗi người khi sinh ra sẽ mang một thiên can, phản ánh lên số mệnh.
    Thiên can được chia thành 10 can, bao gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

    Thiên can được chia thành 2 loại âm, dương. Đó là:

    + Dương can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm

    + Âm can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý

    Thiên Can Địa Chi Là Gì?

    Trong phong thủy, những công việc liên quan đến trời thì dùng ngày tức dùng Thiên can, liên quan đến đất thì dùng đến tháng tức Địa chi. Giữa âm và dương luôn luôn tồn tại sự khác biệt nên từ đó có Thiên can địa chi.

    Thiên can gồm 10 can, về địa chi bao gồm 12 chi.

    Địa chi gồm 12 chi ứng với 12 con giáp tính theo thứ tự: Tý, Sửu, Dần. Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong đó một nửa là chi âm, một nửa là chi dương. Mỗi chi âm, dương đều có tính chất khác nhau.

    Địa chi dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Do tính chất của chi dương thường là động, cường tráng, do vậy cát hung đều ứng nghiệm nhanh. Khi gặp suy sẽ có tai họa xảy ra nhanh hơn.

    Địa chi âm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão. Tính chất của chi âm thường là tính chất mềm dẻo, cát hung thường sẽ ứng nghiệm chậm.

    Ý Nghĩa Của Thiên Can Địa Chi

    Thiên can có ý nghĩa phản ánh quá trình xuất hiện, sinh trường, trưởng thành cho đến lúc lụi tàn, tiêu tan của cây cỏ, vạn vật trong tự nhiên.

    • Giáp: có nghĩa là mở, tức chỉ cây cỏ, vạn vật đã có dấu hiệu tách ra để nảy mầm, đâm chồi.
    • Ất: có nghĩa là kéo, tức chỉ vạn vật lúc ban đầu được kéo lên, kéo ra khỏi lớp vỏ bọc.
    • Bính: có nghĩa là đột nhiên, chỉ vạn vật đột nhiên lộ ra, phát triển một cách nhanh chóng.
    • Đinh: có nghĩa là mạnh, tức chỉ vạn vật đâm chồi, nảy lộc, bắt đầu mạnh lên.
    • Mậu: có nghĩa là rậm rạp, chỉ vạn vật tốt tươi, tràn trề sức sống.
    • Kỷ: có nghĩa là ghi nhớm chỉ vạn vật bắt đầu có hình để phân biệt, tức thời kỳ trưởng thành.
    • Canh: có nghĩa là chắc lại, tức chỉ vạn vật bắt đầu có quả.
    • Tân: có nghĩa là mới, chỉ vạn vật đã đến độ chín, có sự thu hoạch.
    • Nhâm: có nghĩa là gánh vác, chỉ dương khí chịu việc nuôi dưỡng vạn vật.
    • Quý: có nghĩa là đo, đoán được, chỉ sự vật đã có thể đo lường được
    Thiên can không có liên quan đến mặt trời mọc, lặn. Tuy nhiên, chu kỳ tuần hoàn của mặt trời lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của vạn vật. Do đó thiên can ứng với trời.

    Địa chi dùng để miêu tả chu kỳ vận động của mặt trăng, ứng với:

    • Tý: có nghĩa là nuôi dưỡng, vạn vật được sinh sôi nhờ vào dương khí nuôi dưỡng.
    • Sửu: nghĩa là kết lại, vạn vật, chồi non đang tiếp tục phát triển.
    • Dần: nghĩa là dẫn dắt, mầm sống vừa mới nứt đã vươn lên khỏi mặt đất.
    • Mão: Nghĩa là đội, vận vật đội đất để vươn lên.
    • Thìn: nghĩa là chấn động, vạn vật vượt chấn động mà tiếp tục lớn.
    • Tỵ: nghĩa là bắt đầu, vạn vật đã có sự bắt đầu.
    • Ngọ nghĩa là bắt đầu tỏa ra khắp hướng, vạn vật nảy nở mọc cành lá
    • Mùi nghĩa là ám muội, vạn vật bị âm khí khiến cho sức sống bị suy giảm.
    • Thân nghĩa là thân thể, vạn vật đã trưởng thành.
    • Dậu nghĩa là già, vạn vật đã già dặn, thành thục.
    • Tuất nghĩa là kiệt, vạn vật bị suy diệt.
    • Hợi nghĩa là hạt, vạn vật thu về thành hạt.
    Vì mười thiên can và mười hai địa chi được xây dựng dựa theo sự nhận thức đặc điểm hoạt động của mặt trời và mặt trăng, nên người xưa lấy mặt trời làm dương, còn mặt trăng, đất làm âm. Do đó, người ta lấy mười thiên can phối với trời, mười hai địa chi phối với bất vì thế mới có tên gọi "thiên can địa chi".



    Xem Thêm: Cách Tính Thiên Can, Địa Chi
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi huusonbiker

Chia sẻ trang này