Thông tin: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

Thảo luận trong 'Thư viện của con' bởi zetafashion, 11/2/2011.

  1. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    TIẾNG ĐÀN BẦU VÀ ĐÊM TRĂNG


    Các chú văn công quân giải phóng
    Về nhà em chơi
    Chú gảy lên khúc đàn bầu
    Chú đập tay ngồi hát
    ánh trăng bỗng thành bát ngát
    Tiếng chim đêm cao vời
    Tiếng những vì sao lang thang trên trời
    Nhưng dây đàn bầu
    Lại rung những âm thanh về con người và mặt đất
    Tiếng ân tình mấy nghìn năm trước
    Tiếng ân tình hôm nay
    Chứa sẵn từ bao giờ trong dây
    Cứ ngân lên với âm điệu tuyệt vời
    Đằm thắm khúc ru con Nam Bộ
    Tươi mát câu dân ca quan họ
    Mái đình uốn cong
    Nhà máy tầng tầng bên kia sông
    Người nghe bắt gặp mình trong tiếng đàn nồng ấm
    Chị dân quân lái máy cày
    Ngón chân cái vết bùn non còn lấm
    Cụ già mấy lần tiễn cháu con ra trận
    Đông nhất là trẻ em lên chín, lên mười
    Trong tiếng đàn bầu
    Tất cả bỗng thành thi sĩ
    Tiếng đàn bầu, tiếng đàn bầu
    Ngân nga trong đêm trăng
    Giữa hai mùa lúa
    Dây đàn tưởng không bén tay chú nữa
    Mà căng trong không gian
    Tự rung lên ngàn đời sức mạnh Việt Nam
    Chúng em lắng nghe, nín thở
    Lúc ấy rùng rùng bom nổ
    Bóng cau ngã xuống cây đàn
    Lung lay
    Như bàn tay
    Xoá đi những âm thanh dơ bẩn
    Để tiếng đàn và chỉ có tiếng đàn, tuôn trào vô tận
    Mát trong như suối đầu nguồn...

    1972
     
    Đang tải...


  2. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé


    TIẾNG NÓI



    À uôm, ếch nói ao chuôm
    Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh
    Âu âu, chó nói đêm thanh
    Tẻ... te... gà nói sáng banh ra rồi
    Vi vu, gió nói mây trôi
    Thào thào , trời nói xa vời mặt trăng...


    1971
     
    BoBo1901 thích bài này.
  3. me hai hoàng tử

    me hai hoàng tử Thành viên tích cực

    Tham gia:
    1/2/2010
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    hay thế nhỉ, có nhiều bài mình ko biết. Cám ơn bạn nhé
     
  4. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    TRĂNG ƠI... TỪ ĐÂU ĐẾN


    Trăng ơi từ đâu đến ?
    Hay từ cánh rừng xa
    Trăng hồng như quả chín
    Lửng lơ lên trước nhà
    Trăng ơi từ đâu đến ?
    Hay biển xanh diệu kì
    Trăng tròn như mắt cá
    Chẳng bao giờ chớp mi
    Trăng ơi từ đâu đến ?
    Hay từ một sân chơi
    Trăng bay như quả bóng
    Đứa nào đá lên trời
    Trăng ơi... từ đâu đến?
    Hay từ lời mẹ ru
    Thương Cuội không được học
    Hú gọi trâu đến giờ !
    Trăng ơi từ đâu đến ?
    Hay từ đường hành quân
    Trăng soi chú bộ đội
    Và soi vàng góc sân
    Trăng từ đâu... từ đâu...
    Trăng đi khắp mọi miền
    Trăng ơi có nơi nào
    Sáng hơn đất nước em...


    1968
     
    BoBo1901hoanglanauto thích.
  5. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    TRONG SƯƠNG SỚM


    Sao Mai chờn vờn ngang mặt
    Nam Tào, Bắc Đẩu gần thôi
    Vừa mới bước qua ngõ duối
    Đã đi lơ lửng giữa trời
    Cổng làng bồng bềnh mây nổi
    Bốn bề sương khói ngổn ngang
    Trâu quên đôi sừng lấm đất
    Tưởng mình lững thững lên Trăng
    Tán đa bừng ra đột ngột
    Có ai ? bác thợ cày
    Ngồi thổi nùn rơm, rít thuốc
    Sau lưng, đồng lếnh láng bay...


    1974
     
    BoBo1901 thích bài này.
  6. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    VỀ THĂM CÔ BƯỞI


    Về thăm cô Bưởi chiều nay
    Lúa reo vàng đất, mây bay trắng trời
    Sông Kinh bên lở bên bồi
    Mái gianh nghiêng xuống bao đời vẫn xưa
    Mẹ già, một nắng hai mưa
    Rưng rưng mái tóc bạc phơ tháng ngày
    Lá vàng còn ở trên cây
    Nghe câu hát cũ dâng đầy hồn ta
    Mẹ ơi, xin mẹ đừng già
    Những ngày cơ cực đã qua lâu rồi
    Sông Kinh bên lở bên bồi
    Một người ngã xuống, bao người nảy sinh
    Mái gianh ơi hỡi mái gianh
    Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương
    Bóng cau vẫn ngả ngang vườn
    Lá tre gió vẫn thổi vương ngõ ngoài
    Cô đi mấy chục năm rồi
    Bãi sống độ ấy, cát bồi đã xa
    Đồng lầy dày lác cô qua
    Mấy mùa lúa đã trổ hoa thơm lừng
    Phi lao mát rượi bờ vùng
    Máy cày xẻ đất, lật từng rãnh sâu
    Chẳng ai nguôi nỗi xưa đau
    Nỡ quên giọt máu thấm sâu đất này...
    Bờ ao hoa bụt lắt lay
    Hoa ơi có nhớ những ngày gian nan
    Cầu ao oan khuất bắc ngang
    Nơi đây gửi lại muôn vàn nhớ thương
    Dù cô dừng lại giữa đường
    Cuộc đời như lúa thơm hương giữa đồng
    Cô như con sóng giữa sông
    Phù sa giữa đất, trăng trong giữa trời

    *

    Bóng cô đi giữa triệu người
    Hôm nay và cả muôn đời mai sau...

    1974
     
  7. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    Còn đây là thơ TDK khi đã... lớn :)


    BÀI CA NGƯỜI LÍNH THỜI BÌNH


    Đất nước không bóng giặc
    Tưởng về gần lại xa
    Vẫn gian nan làm bạn
    Vẫn gió sương làm nhà
    Bãi hoang thành đô thị
    Ai đi áo dài bay
    Còn ta thì trần trụi
    Lấm lem hơn thợ cày
    Trước giặc là lính cựu
    Sau trâu là tân binh
    Cái nghèo và cái dốt
    Bày trận giữa thời bình
    Em vẫn thầm lộng lẫy
    Chờ ta như thuở nào
    Lặn lội tìm biết có
    Gặp ta trong chiêm bao
    Giờ những kẻ thù xưa
    Trông mặt đều quen cả
    Có gì đâu máu người
    Chẳng phải là nước lã
    Các cậu đến làm bạn
    Thôi thì xả láng chơi
    Còn nếu sang làm giặc
    Chúng tớ cho chầu giời!
    Pháo nằm như mơ ngủ
    Núi bay dải mây tình
    Các cậu đừng có tưởng
    Chúng tớ - lính thời bình...
     
  8. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    AO NHÀ MÙA HẠN


    Mùa mưa mà mưa chẳng đến
    Đáy sâu nẻ toác khi nào
    Rêu nằm mơ những sấm sét
    Rồi khô trên cọc cầu ao...


    1972
     
  9. 24B/36 Đào Tấn

    24B/36 Đào Tấn Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    2/6/2011
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    Hồi còn nhỏ mình cũng thích thơ Trần Đăng Khoa lắm :)
     
  10. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    Tại sao bây giờ trẻ em rất ít làm thơ?
    Và thơ, nhạc viết cho trẻ em cũng khá ít?
     
  11. AtuFasHion

    AtuFasHion Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    9/4/2011
    Bài viết:
    1,000
    Đã được thích:
    105
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    Cho đến bây giờ mình vẫn rất thích bài Hạt gạo làng ta. Bạn Zetafashion quả thật kỳ công đưa lời các bài hát, bài thơ lên đây. Cám ơn bạn nhiều lắm!
     
  12. Chep & Cookie09

    Chep & Cookie09 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    3,209
    Đã được thích:
    714
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    Tớ đánh dấu để nghiên cứu dần.
     
  13. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    CƠN GIÔNG



    Cơn giông bỗng cuộn giữa làng
    Bờ ao lở. Gốc cây bàng cũng nghiêng
    Quả bòng chết chẳng chịu chìm
    Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu...


    1972

    Bão gió đọc lại bài này thấy hay hay :)
     
  14. minhngochangroan

    minhngochangroan Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    16/1/2011
    Bài viết:
    3,699
    Đã được thích:
    658
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    bão to quá, mẹ này hay đọc thơ nhỉ?
     
  15. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  16. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    BẾN ĐÒ



    Bến đò xưa đây rồi
    Cây đa già buông rễ loi thoi
    Lá biếc xòa mặt nước
    Đá lởm chởm, bờ sông trắng bọt...
    Trời se se heo may
    Vẫn như lần đầu, ta qua sông, năm ấy
    Con đò gỗ chẳng còn gối bãi
    Đâu rồi, quán rạ lơ phơ
    Ta thèm nhìn những kỷ niệm ấu thơ
    Ngồi thụp xuống khoang đò
    Khoang đò rộng thế
    Chẳng thấy cây đa bãi mía
    Khoảng trời cong veo trên mui đò
    Tóc ông lái bạc phơ
    Lẫn vào mây trắng...
    Ta đứng giữa trời mênh mông nắng
    Quán xưa đổ rồi
    Dưới bóng mát vòm đa, chẳng còn có ai ngồi
    Gió thổi cồn cào mặt nước
    Mất một nỗi gì không thể tìm lại được
    Ta đi, lòng vẫn ở nơi đây
    Ai cũng chỉ có một lần
    Cái thuở thơ ngây...


    1972
     
    minhngochangroan thích bài này.
  17. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    BÀN CHÂN THẦY GIÁO


    Thầy ngồi ghế giảng bài
    Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ
    Một bàn chân đâu rồi
    Chúng em không rõ

    *

    Sáng nào bom Mỹ dội
    Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói
    Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
    Thầy cầm súng ra đi
    Bài tập đọc dạy chúng em dang dở
    Hoa phượng
    Hoa phượng cháy một góc trời như lửa

    Năm nay thầy trở về
    Nụ cười vui vẫn nguyên vẹn như xưa
    Nhưng một bàn chân không còn nữa
    Đôi bàn chân
    In lên cổng trường những chiều giá buốt
    In lên cổng trường những đêm mưa dầm
    Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
    Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
    Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
    Của cả cuộc đời mình

    Bàn chân thầy gửi lại
    Khe Sanh Hay Tây Ninh, Đồng Tháp ?
    Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc
    Cho lẽ sống làm người
    Em lắng nghe thầy giảng từng lời
    Rung động bao điều suy nghĩ
    Nghe thầm vọng bàn chân đi đánh Mĩ
    Nghe âm vang tiếng gọi của chiến trường
    Em đi suốt chiều dài yêu thương
    Chiều sâu đất nước
    Theo những dấu chân người thầy năm trước

    Và bàn chân thầy, bàn chân đã mất
    Vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộc đời...


    1972
     
  18. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    CÔ THỊ MẦU


    Lúa rơm tạm thu gọn lại
    Màn phông căng đỏ sân đình
    Điện xanh vòm đa cổ thụ
    Người xem đông như mít tinh
    Xóm làng như xóm làng xưa
    Trong tiếng trống chèo sâu vợi
    Tiếng mõ đưa hương hoa đại
    Len dần vào mọi tâm tư
    Kìa cô Thị Mầu lên chùa
    Đỏng đảnh dáng đi, mắt liếc
    Ngắm cái tay cô phẩy quạt
    Tưởng mình sống đã trăm năm
    Người xem thoáng như quên chị
    Chiều nay gánh lúa trên đồng
    Tần tảo nuôi em, nuôi mẹ
    Mười năm ròng rã chờ chồng...


    1973
     
  19. dasenglishcenter

    dasenglishcenter Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    15/7/2011
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    Một bài thơ dễ thương mà tôi rất thích của nhà thơ Trần Đăng Khoa.Xin chia sẻ với những ai chưa đọc .

    Đánh thức trầu

    Trẩu trẩu trầu trầu
    Mày làm chúa tao
    Tao làm chúa mày
    Tao không hái ngày
    Thì tao hái đêm

    (Câu hát của bà em)

    Đã ngủ rồi hả trầu

    Tao đã đi ngủ đâu

    Mà trầu mày đã ngủ

    Bà tao vừa đến đó

    Muốn xin mấy lá trầu

    Tao không phải ai đâu

    Đánh thức mày để hái!

    Trầu ơi, hãy tỉnh lại

    Mở mắt xanh ra nào

    Lá nào muốn cho tao

    Thì mày chìa ra nhé

    Tay tao hái rất nhẹ

    Không làm mày đau đâu...

    Đã dậy chưa hả trầu?

    Tao hái vài lá nhé

    Cho bà và cho mẹ

    Đừng lụi đi trầu ơi!
     
    megiavanzetafashion thích.
  20. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,908
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thơ Trần Đăng Khoa dành cho tâm hồn của bé

    Một chút tri âm với Trần Đăng Khoa - “Biển một bên...”
    Tác giả: Lương Thị Bích Ngọc

    "Không có hình ảnh nào lãng mạn như hình ảnh người lính hải quân trước sóng gió. Nhưng cũng không có hình ảnh nào dữ dội như sự hi sinh của người lính trên biển" - Nhà thơ Trần Đăng Khoa.

    Không ít người nói không biết lúc nào Trần Đăng Khoa nói thật, lúc nào Trần Đăng Khoa nói đùa, vì nhiều khi anh đùa như thật, mà có lúc thật lại như đùa. Nhưng có một điều, khi nói về lính, và đặc biệt về lính biển, Trần Đăng Khoa chưa bao giờ tếu táo.

    Chợt nhớ lần đầu tiên gặp anh ở bệnh viện quân đội 103 hồi năm 1984, thời mà bài thơ "Một chút thơ tình của người lính biển" vừa mới được Hoàng Hiệp phổ nhạc, rất nổi tiếng. Người ta nói anh vào viện để chữa mắt, dưỡng mắt vì "lênh đênh trên biển lâu ngày, thiếu Vitamin C nên mắt bị hỏng nặng".

    Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy Trần Đăng Khoa với bộ đồ lính, ngồi trên giường bệnh viện, ba lô bộ đội và bộ chăn màn màu xanh gấp ngay ngắn chẳng giống chút xíu nào với hình ảnh thần đồng thơ trong tưởng tượng của nhiều người.





    Trần Đăng Khoa bây giờ

    Lúc đó, hỏi về những bài thơ viết về đảo, Khoa chỉ cười hiền hiền, nói vài câu, đại ý (mà giờ đây tôi mới hiểu hết vì sao anh lại nói thế): "Thơ là thơ. Thực tế còn lãng mạn và dữ dội hơn. Người chưa ra biển, không ở đảo không thể hình dung được".

    25 năm sau, đọc lại bài thơ " Đợi mưa trên đảo Sinh tồn", tôi mới cảm nhận được phần nào ý chí, tâm hồn của người lính đảo được thể hiện qua những con chữ của lính biển - nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ở giữa đại dương mênh mông sóng vỗ, sự kiên trung của người lính biển như được hun đúc thêm bởi ý chí quật cường của dân tộc Việt hàng ngàn năm. Và mỗi khi biển Đông không bình yên, lại thấy những câu thơ như thế này của Trần Đăng Khoa như là một điềm báo, và vô cùng sâu sắc:

    ...Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
    Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng

    ...Vòm trời kia có thể sẽ không em
    Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ
    Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
    Biển một bên và em một bên...

    (Thơ tình người lính biển)

    Trần Đăng Khoa là nhà văn, đồng thời cũng là người lính biển - người cầm súng có mặt rất sớm ở Trường Sa. Chính thời gian ở biển, đảo đã làm nên một Trần Đăng Khoa trong cả văn và thơ, một thành công đáng kể của anh ở tuổi trưởng thành. Một thành công có thể sánh ngang với thành tựu của Trần Đăng Khoa thần đồng mấy chục năm trước, có phần lại còn đa dạng hơn, phong phú và sâu sắc hơn...

    ...Mùa xuân 1975 có đợt tổng động viên trong cả nước, chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng. Khoa đang học dở lớp 10 (tương đương lớp 12 bây giờ) thì vào lính, như bất cứ mọi thanh niên nào ở làng quê anh. Lớp anh có 54 học sinh, thì 49 người nhập ngũ. Con trai đi, con gái cũng đi. Sau nhiều lớp huấn luyện, sử dụng thành thạo tất cả các loại vũ khí, Khoa được chuyển qua Bộ tư lệnh Hải quân... Anh đã đi qua 25 đảo. Anh là một người lính thực thụ chứ không phải là một nhà văn đi thực tế.

    Tại sao ngày đó, biển đảo chưa phải là đề tài nóng mà nhà thơ Trần Đăng Khoa đã biết chọn đại dương là mảnh đất lập danh cho mình ở tuổi trưởng thành?

    Tôi đâu có chọn. Đó là việc tất yếu của người lính mà thôi. Đã là lính thì nhiệm vụ nó chọn mình chứ mình làm sao mà chọn được nhiệm vụ. Biển mênh mông nước nhưng lại không có nổi một giọt nước ngọt nuôi sống người lính. Biển rất kỳ vĩ, nhưng không thể chở che. Lính bộ binh có cây lá ngụy trang, có đất làm chiến hào, làm những căn hầm che chở. Nhưng lính biển chẳng có nơi nào ẩn nấp khi có địch đến. Che chở cho mình lại chính là lòng dũng cảm của chính mình thôi.



    Chở che cho lính biển chỉ có thể là dòng dũng cảm của họ mà thôi. . Ảnh VnMedia

    Không có hình ảnh nào lãng mạn như hình ảnh người lính hải quân trước sóng gió. Nhưng cũng không có hình ảnh nào dữ dội như sự hi sinh của người lính trên biển. Người ta nói chết thì mồ yên mả đẹp nhưng với lính biển thì không. Ngay cả khi đã chết rồi, dù chỉ còn mảnh xương tàn, mảnh xương ấy cũng vẫn phải tiếp tục vật lộn với sóng gió, bão táp.

    Biển đảo là một đề tài lớn, rất đặc sắc nhưng ít người khai thác, và có khai thác được cũng không dễ thành công. Mà có thành công cũng ít được chú ý. Hình như đó vẫn là một vùng đất màu mỡ tiếp tục thu hút, thử thách nhiều sức vóc đến cày xới, khám phá, sáng tạo. Tất nhiên, khi bình tĩnh thì nghĩ thế, còn thực sự ở trong cuộc lại thấy mọi sự nhẹ tênh. Tôi cũng như nhiều lính biển khác, về hải quân, ra biển đảo là để làm lính chứ không phải để làm thi sĩ, văn sĩ...

    "Tôi sắp ra một tuyển tập văn thơ về biển đảo và tái bản "Đảo Chìm (đây là lần tái bản thứ 26). Sau khi đưa Đảo Chìm lên mạng thì có nhiều phản hồi gửi đến. Có cả những phản hồi từ chính các nhân vật của tôi. Họ bổ sung một số chi tiết hoặc bóc mẽ những chi tiết mà tôi nhầm lẫn.

    Tôi sẽ xin phép chủ nhân của các phản hồi đưa thêm phần phụ là những chi tiết bổ sung, cả những lời chỉ trích. Hi vọng như vậy tác phẩm tái bản lần này sẽ thêm có vẻ đẹp từ đời sống thực ngoài sự sáng tạo của người nghệ sĩ".

    Nhà thơ Trần Đăng Khoa



    Khi là lính biển, anh có chứng kiến sự hi sinh nào thực sự ám ảnh không?

    Nhiều. Sự hi sinh đa dạng lắm. Bệnh tật. Sóng gió. Rồi những trận đánh giáp lá cà, không nổ súng. Và hoàn toàn im lặng. Chỉ có trời biết. Biển biết. Và người hi sinh biết mà thôi.

    Ngay chuyến đi Trường Sa đầu tiên, có cả bộ đội và một anh kỹ sư thủy sản. Anh ra đảo nghiên cứu để nuôi và khai thác hải sâm ở Trường Sa. Tôi còn nhớ gương mặt anh: trẳng trẻo, thư sinh, đôi mắt ngơ ngác sau cặp kính cận. Anh đi chuyến xuồng sau tôi và qua mép san hô thi bị lật xuồng. Đây chính là chỗ nguy hiểm nhất. Ngoài khơi ngay cả ngày biển lặng, vẫn có sóng ngầm húc vào vách đảo và cuộn lên thành sóng bạc đầu ngay ở mép san hô. Người bị lật xuồng có thể bị sóng cuốn, hoặc sống dồi, quật vào đá san hô. Anh kỹ sư thủy sản hy sinh như thế. Sau nhiều ngày, vẫn chưa tìm được xác... Tất nhiên, hồi ấy yên bình hơn bây giờ. Yên bình nhưng vẫn có tranh chấp.

    Nhưng là tranh chấp hòa bình. Ví dụ, đảo của ta, ta đang giữ, vậy mà bọn người nhái lẻn vào rồi bí mật chôn mốc chủ quyền của họ. Rất vớ vẩn và khó chịu...

    Hồi đó, ở Trường Sa, anh có từng có nghe về trận hải chiến 1974 để bảo vệ Hoàng Sa không?

    Khi hòn đảo này bị mất năm 1974, tôi còn là học sinh phổ thông chứ chưa phải là lính. Tôi biết tin đó là qua đài của Chính quyền Sài Gòn và Đài Hoa Kỳ. Dẫu Hoàng Sa bị giành giật từ tay ai thì vẫn là đất đai của Tổ quốc mình, vẫn là nỗi đau xót.

    Với tư cách là một nhà thơ, anh nghĩ thế nào về những chiến sĩ vệ quốc đã hi sinh? Nên tôn vinh thế nào cho công bằng và xứng đáng với những anh hùng giữ nước trong hơn 4000 năm nay của dân tộc Việt?

    Thì tôi nghĩ rằng những anh em người Việt của chính quyền Sài Gòn đã bảo vệ Hoàng Sa cũng cần được ghi nhận như là những người anh hùng khác đã hi sinh vì toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.

    Và khi chiến tranh đã lùi xa rồi, chúng ta cũng cần có cái nhìn mới hơn đối với những người đã khuất ở phía bên kia. Tất nhiên bảo vệ Hoàng Sa, hi sinh vì Hoàng Sa không chỉ có năm 1974 khi chúng ta bị mất đảo, mà trước đó hàng chục năm, hàng trăm năm, thậm chí từ thế kỷ 17, cha ông chúng ta đã canh giữ Hoàng Sa rồi.

    Hiện nay ở vùng đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, vẫn còn tục khao lề thế lính (đó là hình thức dùng hình nhân thế mạng cho lính). Trước biển cả, số phận con người vô cùng mỏng mảnh. Hồi đó, đồng bào theo lệnh vua ra đảo giữ nước. Ra Hoàng Sa vất vả nhiều bề, lại đi bằng thuyền nan, có đi mà không có về.

    Nhưng vẫn đi, vì đó là Tổ Quốc, cần phải gìn giữ.

    Hoàng Sa mây nước chập chùng
    Người đi thì có mà không thấy về...

    Chúng ta có hàng trăm câu ca dao như thế, nằm rải rác trong dân. Những người dân từng ở đảo truyền kể lại, Hoàng Sa đất đai trù phú, đẹp, có nước ngọt. Ở giữa đảo còn có một pho tượng Phật rất kỳ vĩ do cha ông chúng ta đã xây dựng. Không biết giờ có còn không?

    Tôi đã từng đọc một bài viết của anh về "Cánh rừng Đại tướng", trong đó có chi tiết mang nỗi xót xa về những mất mát do chiến tranh. Có một nỗi niềm trắc ẩn nào đó từ trái tim của một nhà thơ Trần Đăng Khoa về những người đã ra đi trong hai cuộc chiến, dù bên này hay bên kia...

    Tôi từng gặp không ít bà mẹ, có người con là liệt sĩ và một người con cũng đã chết trận ở phía bên kia, hai tấm ảnh, cùng nằm chung trên một ban thờ. Chỉ bà mẹ mới thấu hết nỗi xót xa đau đớn. Nhà thơ Trần Nhuận Minh rất thấm thía nỗi khổ cực của những gia đình ở trong cảnh giằng xé:

    Ta thì bảo theo địch
    Địch lại rằng theo Ta
    Thời nào cũng lận đận
    Cũng không yên cửa nhà

    Và cả đến khi đã chết, nỗi đau cũng chưa hết, vì vẫn ở hai chiến tuyến:

    Hai em trai chết trận
    Chiến tranh ở hai đầu
    Ảnh thờ mờ sương khói
    Vẫn không nhìn mặt nhau..
    (Bạn thơ mời rượu bên Sông Tiền)

    Vâng! Với bất kỳ dân tộc nào, chiến tranh cũng vẫn là một nỗi bất hạnh... Đúng thế, nhưng khi đã đủ độ lùi thời gian, chúng ta cũng nên xóa những cách ngăn trong lòng người để toàn dân tộc thành một khối, toàn tâm toàn lực bảo vệ non sông, xây dựng đất nước.

    Tôi không phải là người đầu tiên và duy nhất nghĩ về điều này. Đọc trên báo thấy năm 2001, vần đề "tổ chức một lễ cầu siêu cho vong linh những người đã chết trong chiến tranh" ở cả hai phía đã được nêu lên trong thư của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt. Rồi nhà báo, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, ông Hữu Thọ cũng từng nói tới điều này... Tôi nghĩ, những người bình thường như tôi, như chị hay bất kỳ người nào khác nghĩ thế thì cũng tốt. Dù đó là lòng tốt không hiệu quả. Nhưng nếu đó là suy nghĩ của các đồng chí có trọng trách cao như Võ Văn Kiệt, Hữu Thọ, đặc biệt những đồng chí đang có thực quyền thì đó là may mắn cho dân,, là hồng phúc cho cả dân tộc.

    Đúng là thống nhất non sông mà chưa thống nhất lòng người thì khó mà vui được và đâu phải đã thống nhất hoàn toàn, Không có biên giới trên đất đai, nhưng lại có biên giới trong lòng người thì đau xót vô cùng. Sự chia cắt ấy, dù bằng cả máu xương cũng đâu đã dễ xóa được Phải xóa cái vết hằn ấy đi, thì dân tộc mới mạnh lên được. Và non sông cũng vững bền hơn. Điều này chúng ta cũng lại phải học Cụ Hồ thôi.

    Tôi cho rằng, rất nhiều bài toán hóc búa, cứ học Cụ Hồ, ta sẽ tìm ra lời giải. Có những bài toán, chính Cụ đã giải rồi, mà ta cứ lúng túng, loanh quanh, thậm chí có khi chúng ta còn quên.

    ...Buổi chiều ngày 26/7/2011 có không khí thật đặc biệt trong căn phòng làm việc của Trần Đăng Khoa - "Góc sân và khoảng trời" và Trần Đăng Khoa - "Đảo chìm" "Biển một bên và em một bên". Một Trần Đăng Khoa trầm mặc hơn. Không sôi động, không hài hước như vẫn có.

    Và anh chợt bật dậy như lò xo khi được hỏi "anh có đang nuôi đề tài nào về biển, đảo và lính biển không?": Có chứ! Có chứ! Nếu không viết, tôi không còn là tôi. Dường như trái tim của anh vẫn canh cánh về biển đảo.

    Theo Bee.net

    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-28-mo-t-chu-t-tri-am-vo-i-tra-n-dang-khoa-bie-n-mo-t-ben-
     

Chia sẻ trang này