Tranh luận: Thoái Hóa Khớp Gối Gây Nguy Hiểm Như Nào Cho Người Bệnh?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM, 25/3/2023.

  1. HUYENMY-BNCMEDIPHARM

    HUYENMY-BNCMEDIPHARM Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2021
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Trước đây, thoái hóa khớp gối được xem là căn bệnh của người cao tuổi, là dấu hiệu của sự lão hóa khi các sụn khớp bắt đầu mòn đi và gây đau. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy, có rất nhiều yếu tố phức tạp gây nên thoái hóa khớp. Hiểu được những yếu tố tác động, chúng ta có thể phòng tránh thoái hóa khớp hoặc làm chậm diễn tiến của bệnh. Vậy thoái hóa khớp gối gây ra những nguy hiểm gì? Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối.

    [​IMG]

    I. Các biến chứng của thoái hóa khớp gối

    Tình trạng khớp bị thoái hóa sẽ nặng dần theo thời gian, dẫn đến đau khớp mạn tính cùng một loạt biến chứng như:

    • Tăng nguy cơ chấn thương đầu gối: Những bệnh nhân lớn tuổi bị thoái hóa khớp thường gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. Hơn nữa, cơn đau dữ dội, khả năng vận động và giữ thăng bằng bị suy giảm có thể làm tăng nguy cơ tai nạn và thương tích. Thống kê cho thấy những người bị thoái hóa khớp có nguy cơ té ngã cao hơn 30%. Hơn nữa, họ có khả năng bị gãy xương cao hơn 20%.

    • Mất xương: Trong trường hợp thoái hóa khớp nặng, sụn mất dần và nhanh chóng sẽ dẫn đến mất xương. Chết tế bào xương là một biến chứng nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ các phần xương bị ảnh hưởng.

    • Mất ổn định khớp: do đứt gân và đứt dây chằng xung quanh khớp ảnh hưởng.

    • Dây thần kinh quanh xương/sụn bị chèn ép, khiến cơn đau thêm trầm trọng và gây ngứa ran, tê hoặc yếu.

    • Kéo theo một số bệnh lý khác: Thoái hóa khớp gối có thể đẩy người bệnh đến lối sống ít vận động, lâu dần làm họ tăng cân cũng như tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như béo phì, đái tháo đường, tim mạch và ung thư.

    • Hình thành u nang sau đầu gối: Những u nang này, thường được gọi là u nang Baker, gây áp lực lên các mạch máu và làm suy giảm lưu lượng máu bình thường, dẫn đến sưng và đau ở chân.

    • Tăng nguy cơ bị gout: Bệnh nhân thoái hóa khớp có nồng độ axit uric trong máu cao sẽ dễ bị bệnh gout – một dạng khác của viêm khớp.

    II. Triệu chứng cho thấy khớp gối bị thoái hóa

    Thoái hóa khớp gối có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đặc trưng bằng các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau

    1. Giai đoạn 1

    - Sụn khớp gối bị thoái hóa giai đoạn 1 thường không có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu do sự mài mòn xảy ra giữa các thành phần của khớp là không đáng kể.

    2. Giai đoạn 2

    - Đây được coi là giai đoạn nhẹ của bệnh. Lúc này, chụp X-quang khớp gối sẽ thấy không gian giữa các xương chưa bị thu hẹp, và các xương không bị cọ xát với nhau. Đồng thời, chất lỏng hoạt dịch được duy trì đủ để khớp vận động bình thường.

    - Tuy nhiên, đây là thời kỳ mà người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng đầu tiên: đau sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy, cứng khớp nhiều hơn khi không cử động trong vài giờ hoặc đau khi quỳ/cúi.

    3. Giai đoạn 3

    - Giai đoạn 3 của thoái hóa khớp được phân loại là “thoái hóa khớp mức độ trung bình”. Trong giai đoạn này, sụn giữa các xương có dấu hiệu tổn thương rõ ràng, và không gian giữa các xương bắt đầu thu hẹp lại. Những người bị thoái hóa sụn khớp gối giai đoạn 3 có khả năng bị đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, cúi, quỳ. Họ cũng có thể bị cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc thức dậy vào buổi sáng. Trong khi đó, hiện tượng sưng khớp sẽ xuất hiện nếu người bệnh cử động liên tục trong thời gian dài.

    4. Giai đoạn 4

    - Giai đoạn 4 thoái hóa khớp được coi là “nghiêm trọng”. Khi bệnh đã tiến triển đến thời kỳ này, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu mỗi khi đi bộ hoặc cử động khớp. Đó là do không gian giữa các xương bị giảm đáng kể – sụn hầu như không còn nguyên vẹn, khiến khớp bị cứng và đôi lúc trở nên bất động. Lượng chất lỏng hoạt dịch cũng ít đi và không còn đảm nhận được nhiệm vụ giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp.

    III. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

    Nguyên nhân phổ biến nhất của thoái hóa sụn khớp gối là do tuổi tác. Chính vì khả năng tự chữa lành của sụn giảm dần theo thời gian nên hầu hết mọi người khi lớn tuổi đều sẽ bị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến khớp bị thoái hóa ở độ tuổi sớm hơn, đó là:

    1. Cân nặng

    - Khi cơ thể bạn bị thừa cân – béo phì, tải trọng lớn sẽ làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Nghiên cứu cho thấy mỗi khi bạn tăng 0,45kg cân nặng thì sẽ đồng thời làm tăng 1,35 – 1,8kg trọng lượng trên đầu gối.

    2. Di truyền

    - Yếu tố này bao gồm các đột biến di truyền (khiến một người có nhiều khả năng bị viêm xương khớp ở đầu gối dù tuổi còn trẻ) và hình dạng bất thường của xương bao quanh khớp gối (khiến sụn khớp dễ bị thoái hóa sớm).

    3. Giới tính

    - Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị thoái hóa ở khớp gối hơn nam giới.

    4. Chấn thương vùng gối lặp đi lặp lại

    - Những người thường xuyên thực hiện các động tác gây áp lực cho khớp, chẳng hạn như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng vật nặng (25kg trở lên), có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn.

    5. Vận động viên thể thao

    - Những người chơi bóng đá, quần vợt, điền kinh – các bộ môn đòi hỏi vận động khớp gối nhiều – có nguy cơ cao bị suy yếu khớp gối. Nguy cơ này sẽ cao hơn nữa nếu vận động viên gặp phải chấn thương trong lúc tập luyện.

    6. Một số bệnh cơ xương khớp khác

    - Những người bị viêm khớp dạng thấp – loại viêm khớp phổ biến thứ hai – có nhiều khả năng cũng bị thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị một số rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, cũng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp.

    IV. Bật mí 7 cách giúp phòng tránh thoái hóa khớp gối tại nhà.

    1. Duy trì cân nặng hợp lý

    - Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Nguyên nhân là do trọng lượng cơ thể tăng cao, tạo áp lực lên các khớp, đặc biệt là các khớp hông và đầu gối. Theo nghiên cứu, khi bạn tăng 1kg, áp lực đè xuống khớp gối và hông sẽ tăng lên tới 8kg. Theo thời gian, áp lực này sẽ phá hủy các khớp và gây bệnh thoái hóa khớp.

    - Ngoài ra, một nguyên nhân nữa gây tác động lên khớp là các mô mỡ. Mô mỡ sản xuất các protein gọi là cytokine gây viêm khắp cơ thể. Tại khớp, các cytokine phá hủy mô bằng cách thay đổi các chức năng của các tế bào sụn. Khi tăng cân, cơ thể của bạn sẽ sản sinh các protein này nhiều hơn bình thường.
    Phòng tránh thoái hóa khớp gối cần phải giảm cân và duy trì mức cân nặng hợp lý. Bằng cách giảm cân, bạn đã có thể giảm áp lực lên khớp cũng như nguy cơ viêm khớp.

    2. Phòng ngừa bệnh đái tháo đường

    - Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Lượng đường huyết tăng cao làm sụn cứng hơn và dễ bị tổn thương khi có áp lực đè lên. Đái tháo đường cũng có thể gây viêm nhiễm dẫn đến mất sụn khớp.

    - Đề phòng tránh thoái hóa khớp gối, bạn nên kiểm soát lượng đường trong máu của bản thân. Nếu bị tiểu đường, bạn cần cố gắng duy trì lượng đường máu ở mức cho phép bằng cách điều trị theo phác đồ của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu chưa bị tiểu đường, bạn cần phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, đồng thời kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh lý cơ thể.

    3. Tập thể dục đều đặn

    - Tích cực vận động là một trong các biện pháp hiệu quả ngăn ngừa thoái hóa khớp. Bạn không cần phải tập thể dục với cường độ cao, chỉ cần tập ít nhất 30 phút với cường độ vừa phải và tần suất khoảng 5 lần một tuần. Điều này có tác dụng giúp các khớp xương khỏe mạnh, tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp. Đồng thời, bài tập cũng giúp hỗ trợ và ổn định khớp hông, đầu gối của bạn.

    - Tập thể dục không chỉ giúp duy trì cân nặng hợp lý mà còn giảm các nguy cơ tiểu đường, tăng cường sức khỏe tim phổi. Hãy giữ thói quen tập thể dục với các môn thể thao hàng ngày, hoặc đơn giản là đi bộ quanh nhà cũng được. Nếu bị đau sau tập luyện, cơn đau kéo dài 1 – 2 tiếng thì lần sau bạn nên giảm cường độ lại và dành các khoảng nghỉ giữa buổi tập. Để tránh chấn thương, hãy bắt đầu với các bài tập chậm và tăng dần lên.

    4. Hạn chế chấn thương

    Nếu chấn thương, sụn sẽ rất khó lành. Các nghiên cứu chỉ ra trường hợp khớp bị thương sẽ có nguy cơ phát triển thành thoái hóa khớp cao gấp 7 lần so với khớp không bị chấn thương. Thậm chí gãy xương, trật khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

    Bạn cần phải hạn chế các chấn thương có thể gặp phải bằng các biện pháp như:

    • Tránh gập đầu gối quá 90 độ khi thực hiện gập nửa đầu gối

    • Giữ bàn chân càng phẳng càng tốt trong quá trình duối, tránh để xoắn vặn đầu gối.

    • Khi nhảy nên hạ cánh bằng đầu gối.

    • Thực hiện các bài tập khởi động trước khi tập thể dục thể thao,

    • Cần nghỉ ngơi sau khi chơi thể thao, vận động.

    • Mang giày phù hợp cho các hoạt động.

    • Tập thể dục trên bề mặt mềm, bằng phẳng như công viên, sân cỏ. Tránh chạy trên nhựa đường và bê tông để giảm nguy cơ chấn thương nếu không may bị ngã.

    • Nếu bạn bị chấn thương khớp, cần phải điều trị y tế kịp thời.

    5. Tránh các tư thế gây thoái hóa khớp

    - Một trong các biện pháp tránh thoái hóa khớp gối và tất cả các khớp khác của cơ thể là cần thay đổi tư thế thường xuyên. Tránh ngồi một chỗ, nằm lâu, nằm một tư thế, đứng lâu một chỗ… Những hoạt động này làm hệ tuần hoàn bị ứ đọng dẫn đến các khớp bị cứng. Đây là một trong các yếu tố tăng thoái hóa khớp do đặc thù nghề nghiệp, nhất là những người làm văn phòng ít vận động.

    - Tư thế giúp bảo vệ khớp, tránh sự đè ép các khớp không cân đối là tư thế thẳng, tư thế cân bằng. Khi ở tư thế này diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt được mức tối đa, nhờ đó mà lực đè ép lên khớp là tối thiểu. Đồng thời, sự cân bằng lực giữa các dây chằng, cơ bắp quanh khớp giúp giảm bớt lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

    6. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

    Một số chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp, phòng tránh thoái hóa khớp gối như:

    • Acid béo omega 3: có trong các thực phẩm như dầu cá, hạt lanh, đậu nành, quả óc chó… giúp giảm viêm khớp.

    • Vitamin C: Có trong các loại trái cây họ cam quýt, cà chua, bông cải xanh, các loại rau, ớt xanh…

    • Vitamin D: Vitamin D tốt cho xương khớp, hạn chế nguy cơ loãng xương, thoái hóa khớp. Vitamin D có trong ánh sáng mặt trời hay các thực phẩm cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa…

    >>> Xem thêm: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và không nên ăn gì?

    7. Giữ nhịp sống thoải mái

    - Bạn nên sắp xếp hài hòa các khoảng thời gian cho công việc, nghỉ ngơi và lao đồng. Hãy nhớ rằng, các cơ quan trong cơ thể đều cần được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Việc lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể có thể gây tổn thương đến khớp của bạn.

    V. Cách điều trị thoái hóa sụn khớp gối

    Mục tiêu chính của điều trị thoái hóa khớp gối là giảm đau và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Quá trình điều trị là sự kết hợp của những liệu pháp sau:

    1. Giảm cân

    - Giảm cân đồng nghĩa với giảm tải trọng cho khớp gối. Việc làm này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau đầu gối do viêm xương khớp.

    2. Tập thể dục đều đặn

    - Việc thường xuyên thực hiện các bài tập thoái hóa khớp gối có thể hỗ trợ tăng cường độ linh hoạt cho các cơ xung quanh đầu gối, đồng thời giúp khớp ổn định hơn và giảm đau.

    3. Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm

    - Các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, naproxen natri… chỉ nên dùng trong tối đa 10 ngày. Sử dụng chúng lâu hơn sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Nếu sau 10 ngày mà thuốc không có tác dụng, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc chống viêm theo toa.

    4. Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào đầu gối

    - Steroid là loại thuốc giảm đau và chống viêm mạnh. Trong khi đó, axit hyaluronic hoạt động như một loại chất lỏng bôi trơn cho khớp.

    5. Vật lý trị liệu

    - Nếu tình trạng thoái hóa khớp khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt, các bài tập vật lý trị liệu sẽ rất hữu ích. Chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách tăng cường cơ bắp và tăng tính linh hoạt cho khớp. Ngoài ra, họ cũng chỉ bạn cách thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như làm việc nhà, sao cho ít gây đau khớp nhất.

    6. Phẫu thuật

    - Khi mọi phương pháp điều trị trên đều không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định bạn phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật phổ biến để điều trị thoái hóa khớp đầu gối là:

    • Nội soi khớp

    Bác sĩ rạch một vết mổ nhỏ, sau đó sử dụng máy nội soi khớp và các dụng cụ nhỏ để loại bỏ sụn bị hư hỏng, sửa chữa dây chằng lỏng lẻo, làm sạch bề mặt xương. Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân dưới 55 tuổi.

    • Phẫu thuật cắt xương

    Đây là thủ thuật nhằm mục đích thay đổi hình dạng của xương, từ đó làm cho khớp gối có sự liên kết chặt chẽ hơn. Nhược điểm của nó là không điều trị được thoái hóa sụn khớp gối triệt để. Người bệnh có thể phải thực hiện các cuộc phẫu thuật khác sau này.

    • Phẫu thuật thay khớp hoặc tạo hình khớp

    Đây là thủ thuật trong đó khớp được thay thế bằng các bộ phận nhân tạo làm từ kim loại hoặc nhựa. Tùy mức độ thương tổn, bác sĩ sẽ chỉ định thay một hoặc cả hai bên đầu gối. Phẫu thuật thay khớp thường dành cho những người trên 50 tuổi bị thoái hóa khớp nặng. Hầu hết các khớp nối mới sẽ có tuổi thọ trên 20 năm.
    Giải pháp cho xương khớp: Bổ sung thực phẩm chức năng giúp xương khớp chắc khỏe, phòng tránh các bệnh về xương khớp.

    Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
    Vậy đối với việc bảo vệ bộ xương khớp, chúng ta nên sử dụng loại TPCN nào?

    Giới thiệu với bạn : Bi-Jcare Max Giải pháp toàn diện cho xương khớp chắc khỏe

    Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền côn nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bi-Jcare Max có tác dụng gì ?

    - Bổ sung Canxi giúp xương chắc khỏe

    - Tái tạo sụn khớp: trị thoái hóa, thoát vị, viêm khớp mãn tính, viêm đa khớp,...

    - Tái tạo dịch nhờn, trị khô khớp, cứng khớp, gai xương khớp

    - Trị đau nhức mỏi, tê bì chân tay, vai gáy

    - Tăng sức bền cơ gân sụn khớp

    - Giảm đau cấp và mãn tinh

    - Tăng độ bền, dẻo dai cho xương khớp


    Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
    ______________
    Có Thể Bạn Quan Tâm

    >>> Nguyên nhân bị thoái hóa khớp gối và cách điều trị
    >>>Top 10 bệnh lý xương khớp thường gặp


    >>>Những sai lầm khi tập thể thao chữa đau cơ xương khớp bạn không nên mắc phải

    Nguồn: tangcuongsinhlynam.net.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM
    Đang tải...


Chia sẻ trang này