Thời sự giáo dục lên phim

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Ngoc Lan, 10/12/2007.

  1. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Thời sự giáo dục lên phim


    TT - Từ ngày 11-12, 21g trên VTV1, phim truyền hình 10 tập Cổng trường thời mở cửa sẽ được phát sóng, tiếp tục dòng phim Việt Nam giờ vàng gần gũi với thời sự xã hội.

    Cổng trường thời mở cửa sẽ "săm soi" những vấn đề trong giáo dục: chạy trường, mua bằng giả, thay đổi sách giáo khoa, thi thuê... Đây là phim thứ hai của đạo diễn Triệu Tuấn về vấn đề giáo dục xuất phát từ thời sự cuộc sống. Triệu Tuấn cũng chính là đạo diễn của các tác phẩm: Gió qua miền tối sáng, Giã từ tội lỗi, Lập nghiệp, Chốn quê (giải thưởng Hội Điện ảnh), Những chuyến đò ngang (giải thưởng Liên hoan phim truyền hình toàn quốc).

    Tuổi Trẻ đã gặp đạo diễn Triệu Tuấn để tìm hiểu điểm khác biệt của Cổng trường thời mở cửa. Đạo diễn Triệu Tuấn "khoe": Đây là một trong những phim truyền hình có lời thoại tốt nhất. Kịch bản do giảng viên khoa ngôn ngữ Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội Nguyễn Hữu Đạt viết, bởi vậy lời thoại sẽ chắc chắn chứ không mơ hồ, nghe kỹ sẽ ngấm.

    * Nhà sản xuất (Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam) lựa chọn vấn đề xã hội hay lựa chọn kịch bản để làm phim?

    - Thật ra là chọn theo kịch bản. Tôi nghĩ rằng chỉ khoảng 1/10 số kịch bản gửi tới là có thể được dựng thành phim. Gần đây nhiều tác giả lấy thời sự xã hội làm đề tài.

    * Thật ra báo chí đã đề cập khá nhiều đến những vấn đề trong giáo dục, phim sẽ hấp dẫn khán giả bằng cách nào, thưa anh?

    - Tất cả tình huống trong phim đều có thật 100% nhưng được thể hiện dưới dạng câu chuyện văn nghệ, thông điệp được truyền tải một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Tốt và xấu sẽ tồn tại bên cạnh nhau, không phê phán lẫn nhau. Phim không có nhân vật chính mà chỉ có tuyến chính, chuyện xảy ra từ nông thôn đến thành thị, từ trường phổ thông đến đại học, từ sinh viên đến giáo sư tiến sĩ.

    Sự thật được kể một cách khách quan và tự nhiên. Quyền bình xét, nhận định sẽ thuộc về khán giả. Mọi tình huống gay cấn, âm mưu thủ đoạn trong phim được pha yếu tố hài hước để khán giả dễ tiếp nhận hơn. Theo quan điểm của tôi, nếu muốn truyền thông điệp đến nhiều người và lâu dài, nên hài hước hóa chứ đừng làm cho u tối quá.

    * Theo anh nói, phim sẽ không khiên cưỡng, không lên giọng rao giảng đạo đức như một số phim truyền hình khác. Song những câu chuyện phim có không gian rất rộng với nhiều nhân vật khác nhau. Liệu 10 tập phim có "mổ xẻ” được hết những vấn đề không?

    - Bản thân tôi tâm đắc với câu chuyện một sinh viên đi làm thuê bị chủ quịt tiền, rồi rơi vào đường dây thi thuê một cách hồn nhiên và câu chuyện một gia đình nông dân rất muốn con thi đỗ đại học, đã nghe theo "cò” để rồi tiền mất tật mang. Tôi tiếc là không có đủ đất để nhân vật phát triển vì phim còn nhiều yếu tố để khai thác. Tuy nhiên, chúng tôi đã cố gắng để chuyển tải hết thông điệp.

    * Cần điều kiện gì để có đủ đất như anh nói?

    - Nếu có điều kiện, tôi sẽ làm 15 tập phim thay vì 10 tập. Và nếu kinh phí tăng gấp đôi, phim sẽ hay hơn 30%, còn hình ảnh chắc chắn sẽ đẹp hơn 50.

    UYÊN LY thực hiện
    Nguồn: Tuổi trẻ Online
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ngoc Lan
    Đang tải...


Chia sẻ trang này