Tranh luận: [thực Phẩm Dưỡng Sinh Thiện Tri Thức] Làm Sao Để Thoát Khỏi Những Cơn Đau Dạ Dày

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Đậu_Đỏ_, 4/12/2017.

  1. Đậu_Đỏ_

    Đậu_Đỏ_ Thành viên mới

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    TÌM HIỂU VIÊM DẠ DÀY MÃN TÍNH

    Thuật ngữ Viêm dạ dày là một thuật ngữ rộng, đôi khi không rõ ràng, với các nhà nội soi là biểu hiện của đỏ, xung huyết dưới biểu mô và có chỗ xói mòn; với các nhà bệnh học nó là biểu hiện của viêm nhiễm mô. Viêm dạ dày có thể tạm chia thành 3 loại: Viêm dạ dày ăn mòn hoặc xuất huyết; viêm dạ dày không ăn mòn, không đặc trưng (viêm mãn tính) và các loại đặc trưng như là viêm dạ dày do nhiễm khuẩn, viêm dạ dày u hạt…
    Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến viêm dạ dày không đặc trưng hay viêm mãn tính.

    1. Phân loại: Viêm dạ dày mãn chủ yếu được chia thành 2 loại: Loại A và loại B. Trong đó loại A là Viêm dạ dày vùng thân có nguồn gốc tự miễn; Loại B là viêm dạ dày vùng hang vị liên quan đến vi khuẩn HP và yếu tố môi trường; Ngoài ra còn có thể AB là tình trạng viêm dạ dày lan rộng cả vùng hang vị và thân vị, và cả những trường hợp viêm không rõ nguyên nhân.
    2. Nguyên nhân dẫn đến Viêm dạ dày mãn tính (type B) phần lớn do Helicobacter pylori (HP).
    3. Chẩn đoán: chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết
    Với nội soi: Trong nhiều trường hợp nội soi không phát hiện tổn thương. Do vậy, ít có giá trị; còn đối với viêm dạ dày dạng nông thì nếp niêm mạc vẫn còn nguyên vẹn, đôi khi có hình ảnh phù nề, cung có vết loét trợt.

    [​IMG]

    Ảnh minh hoạ chụp nội soi dạ dày
    Chẩn đoán mô học của viêm dạ dày do HP dựa trên sinh thiết lượng giá mô học các sinh thiết niêm mạc. Phần lớn các bệnh nhân nhiễm khuẩn không hoặc có ít triệu chứng. Để chẩn đoán HP ngày nay thường dùng Test CLO để đánh gái tình trạng nhiếm HP có độ nhạy và độ đặc hiệu trên 90%.
    Đối với các xét nghiệm sinh hóa: Trong dạng viêm dạ dày này rất hiếm khi có sự hiện diện của kháng thể. Sự tiết acid của dịch vị và pepsinogene máu thường bình thường hoặc giảm nhẹ. Gastrine máu hạ.

    1. Hệ quả của tình trạng Viêm dạ dày mãn tính là Loét dạ dày, chảy máu thậm chí nặng hơn là ung thư hóa.
    [​IMG]
    Hình ảnh phóng to bệnh viêm loét dạ dày
    Viêm dạ dày rất ít được người bệnh chú ý cho đến khi có biến chứng như loét, chảy máu do dấu hiệu khá nghèo nàn, người bệnh thường chỉ có cảm giác: chán ăn, nôn và buồn nôn, đau bụng thoáng qua; ăn không tiêu hoặc cồn cào bụng.

    Ngày nay chưa có một đặc trị nào đặc hiệu cho viêm dạ dày. Tuy nhiên cũng cần kiêng rượu, thức ăn cay nóng, các thuốc kháng viêm không steroid; các thuốc giảm đau gây hại cho dạ dày.

    Điều trị Viêm dạ dày có thể đạt được kết quả khả quan với các thuốc kháng acid và kháng HP, tuy nhiên khả năng tái nhiễm cũng không thấp, do vậy bản thân mỗi người nên tự chủ động phòng tránh cho bản thân bằng cách hiểu rõ về bệnh và triệu chứng để sớm thăm khám và điều trị; đồng thời cũng nên giữ gìn chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý.

    http://dongythientrithuc.vn/tin-tuc/da-day-ta-trang/tim-hieu-viem-da-day-man-tinh-6
    Nguồn: Đông y Thiện Tri Thức

     
    Đang tải...


  2. Đậu_Đỏ_

    Đậu_Đỏ_ Thành viên mới

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    VIÊM ĐẠI TRÀNG - TRIỆU CHỨNG VÀ NHẬN BIẾT
    Viêm đại tràng là bênh khá phổ biến trên nhiều quốc gia, đối tượng với nhiều dạng và kiểu tổn thương khác nhau. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến những tổn thương tại đại tràng mà thôi.
    Viêm đại tràng là khái niệm dùng để chỉ những bệnh có tổn thương viêm mạn tính hay cấp tính do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ở ruột và đại tràng. Do vậy, trên thực tế không có khái niệm bệnh viêm đại tràng mãn tính mà là nhóm bệnh hay các bệnh viêm đại tràng mãn tính.
    Cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa viêm đại tràng mạn với bệnh ruột kích thích hay hội chứng ruột kích thích (bệnh đại tràng cơ năng).
    Viêm đại tràng mãn thường có tổn thương thực thể tại đại tràng trong khi hội chứng ruột kích thích lại không gây tổn thương thực thể.


    [​IMG]

    Hình ảnh giải phẫu viêm đại tràng
    Triệu chứng lâm sàng chung như sau:

    • Chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng nhiều, trung tiện nhiều.
    • Đau bụng: âm ỉ hoặc dữ dội tùy nguyên nhân.
    • Rối loạn vận chuyển phân: đi nhiều lần: đi từ 2 đến 3 lần phân nát hoặc táo bón 2 – 3 ngày mới đi. Đi xong nhưng chưa có cảm giác hết, vẫn muốn đi. Khi ăn các thức ăn lạ hoặc mỡ là phải đi ngoài, thậm chí chưa xong bữa.
    • Phân có thể lỏng nát, phân sống tơi, không thành khuôn, có thể kèm theo chất nhầy, lẫn máu, lờ lờ máu cá. Có khi phân khô, táo bón.
    • Triệu chứng toàn thân: thay đổi tùy theo bệnh nhân và thể bệnh. Có thể gày sút hoặc không, nếu gày sút nặng dễ kèm theo phù hoặc thiếu máu; có thể có sốt hoặc không tùy theo nguyên nhân.
    [​IMG]

    Giữa các bệnh viêm đại tràng mạn tính cũng thường có dấu hiệu dễ nhầm lẫn với nhau, nhất là về mặt lâm sàng ví dụ như: viêm loét đại trực tràng chảy máu, viêm đại tràng do nhiễm khuẩn và ký sinh trùng... Các bệnh đại tràng trên đây cũng dễ gây ra nhầm lẫn với các bệnh khác:
    • Ung thư đại tràng: thường hay bị chẩn đoán sang viêm đại tràng mãn tính hoặc viêm đại tràng do lỵ amip rồi một thời gian sau xuất hiện u lúc đó đã muộn khả năng điều trị.
    • Hội chứng ruột kích thích hay bệnh đại tràng cơ năng, sự khác biệt chỉ rõ rang khi tiến hành thăm dò cận lâm sàng thấy mô bệnh học bình thường.
    • Rối loạn vi khuẩn đường ruột: do mất cân bằng giữa các loại vi khuẩn hoặc các loại vi khuẩn phát triển quá mạnh, hoặc bị tiêu diệt làm cho nấm men phát triển.
    • Hội chứng kém hấp thu do nhiều nguyên nhân.
    • Dị ứng tiêu hóa: do thức ăn lạ bị đau bụng, đi ngoài.
    • Nhiễm độc mãn tính: thường gặp trong bệnh nghề nghiệp: như nhiễm độc chì.
    • Túi thừa đại tràng…
    Do vậy, khi có những dấu hiệu bất thường các bạn nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị.
     
  3. Đậu_Đỏ_

    Đậu_Đỏ_ Thành viên mới

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    NGƯỜI BỆNH DẠ DÀY NGHỈ NGƠI NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?

    Bệnh lý dạ dày có nguyên nhân bởi nhiều yếu tố trong đó chế độ sinh hoạt, tâm sinh lý có vai trò quan trọng.

    Do vậy, theo các sách y khoa lời khuyên cho các bạn có bệnh đau dạ dày nói riêng và các bạn nói chung :
    1. Ăn uống điều độ: không nên ăn quá no vì gây đầy bụng, tức bụng làm khó khăn trong co bóp và nhào trộn của dạ dày, cũng không nên để mình quá đói vì làm tăng tiết axít dạ dày. Cả hai thái cực này bạn đều tránh.
    2. Không vừa ăn vừa làm việc dù là ngồi một chỗ làm việc điều này rất có hại: Thức ăn không được nhai kỹ, men amylaza trong tuyến nước bọt chưa kịp xử lý ban đầu thực phẩm nên thực phẩm mới chỉ ở dạng thô. Thực phẩm này xuống dạ dày làm tăng gánh nặng cho dạ dày, co bóp lâu hơn và vất vả hơn để nhào trộn và nghiền nhỏ thức ăn. Lượng axít tiết ra phải nhiều hơn lại làm việc lâu hơn do vậy là một trong những nguyên nhân gây ra viêm hoặc loét dạ dày. Do vậy bạn nên học cách nhai kỹ, ăn chậm rãi.
    3. Sau khi ăn nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh vừa ăn xong đã làm việc lại là việc nặng. Điều này làm dạ dày tiết dịch kém, thức ăn chậm được xử lý gây đầy bụng, lâu tiêu. Thêm nữa khi làm việc cũng khiến cho dạ dày vừa co bóp vừa phải chịu tác động của các cơ vùng bụng nên gây đau cơ học. Thời gian nên nghỉ ngơi hoàn toàn sau khi ăn là khoảng 30 phút.
    4. Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, chè, thuốc lá đặc biệt với những người đã có tiền sử bị đau dạ dày. Đặc biệt không thức khuya. Dạ dày như một cỗ máy, nó cũng cần được “nghỉ ngơi” sau một ngày làm việc. Bạn thức quá khuya làm cho dạ dày vẫn phải “thức” theo bạn, điều này không tốt. Bạn nên ngủ trước 11h là tốt nhất.
    5. Một trong những điều quan trọng nữa là bạn phải thường xuyên biết cách kiểm soát cảm xúc của chính bản thân mình, không nên để mình thường xuyên ở trạng thái quá lo lắng, buồn rầu, tức giận hay sợ hãi… vì điều này làm cho hệ thần kinh rơi vào hưng phấn hay ức chế quá mức, dẫn đến thần kinh chi phối cho dạ dày cũng làm dạ dày tăng co bóp hoặc ngừng tạm thời cũng như tăng tiết hoặc giảm tiết dịch vị gây rối loạn hoạt động dạ dày. Đây là lý do khiến cho bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày thấy đau khi có cảm xúc mạnh.

      Nghỉ ngơi thư giãn cơ thể là cách giảm nhanh những cơn đau dạ dày

      Một trong nhiều cách kiểm soát cảm xúc đó là tập thở, yoga nhẹ, học cách buông thả thân tâm, thường thường quan sát và nhìn nhận mọi việc theo cách nhìn vị tha hơn tránh gây tức giận cho chính mình.
      Việc điều hòa cuộc sống, thực hiện chế độ ngủ nghỉ hợp lý sẽ giúp cho người bệnh dạ dày cải thiện được tình trạng bệnh cũng như phòng ngừa biến chứng xấu có thể xảy ra.
      [​IMG]
     
  4. hoangthilam15353

    hoangthilam15353 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/3/2020
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Mình có biết một địa chỉ này chữa bệnh tốt lắm. Bạn bị bất cứ bệnh nào, dù nặng đến mấy cũng có thể chữa khỏi được hết chỉ trong vòng 7 ngày(kể cả ung
    thư giai đoạn cuối). Hơn nữa, chỗ này làm việc rất tận tâm, bạn muốn trả bao nhiêu tiền thì trả (tuỳ tâm).
    Mình đã tham gia chữa trị bên này rất nhiều bệnh và khỏi hoàn toàn các bệnh mãn tính. Cũng chính vì vậy mà mình đã giới thiệu cho rất nhiều người đến với nơi đây:

    https://www.facebook.com/groups/658168738135790
     
  5. hoangthilam15353

    hoangthilam15353 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/3/2020
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Mình có biết một địa chỉ này chữa bệnh tốt lắm. Bạn bị bất cứ bệnh nào, dù nặng đến mấy cũng có thể chữa khỏi được hết chỉ trong vòng 7 ngày(kể cả ung
    thư giai đoạn cuối). Hơn nữa, chỗ này làm việc rất tận tâm, bạn muốn trả bao nhiêu tiền thì trả (tuỳ tâm).
    Mình đã tham gia chữa trị bên này rất nhiều bệnh và khỏi hoàn toàn các bệnh mãn tính. Cũng chính vì vậy mà mình đã giới thiệu cho rất nhiều người đến với nơi đây:

    https://www.facebook.com/groups/658168738135790
     

Chia sẻ trang này