Kinh nghiệm: Thực Phẩm Hữu Cơ: Hiểu Đúng, Dùng Đúng!

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi leloanlk, 14/3/2019.

  1. leloanlk

    leloanlk tắm trắng lá rừng dân tộc

    Tham gia:
    19/6/2013
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Thực phẩm hữu cơ: Hiểu đúng, dùng đúng!

    Theo Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), nông nghiệp hữu cơ có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây. Nếu như năm 1999, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ toàn cầu chỉ khoảng 11 triệu ha, chiếm 0,2% diện tích đất canh tác thì đến năm 2015, con số này đã đạt mức 50,9 triệu ha, chiếm 1,1% tổng diện tích đất canh tác toàn cầu.

    Tại Việt Nam, có khoảng 18 doanh nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) – NOP và 12 doanh nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn EC 834/2007. Cả nước có khoảng 43.000 ha đất sản xuất NNHC, đứng thứ 56 thế giới và xếp thứ 3 trong khối ASEAN, sau Indonesia và Philippines. Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực trồng trọt với các sản phẩm được xuất khẩu đi thị trường Mỹ và châu Âu như chè, gia vị, rau củ quả…

    Thế nào là thực phẩm hữu cơ… chuẩn?

    Đề cập đến loại thực phẩm này, ai cũng nghĩ rằng thực phẩm hữu cơ (TPHC) là loại thực phẩm được trồng tự nhiên, không bón bất cứ hóa chất, phân bón nào nên rất an toàn cho người sử dụng. Cách hiểu đó đúng nhưng chưa đủ. TPHC cũng có những đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc của riêng nó. Có thể định nghĩa TPHC như sau: TPHC là chỉ các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc, sữa và thịt hầu như được trồng trọt và chế biến bằng phương pháp phi truyền thống để nâng cao tác dụng bảo vệ đất và nước, giúp cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra những yêu cầu cho việc chứng nhận TPHC.

    Theo đó, TPHC phải đáp ứng các tiêu chí sau: TPHC 100% không có các thành phần khác thêm vào hoặc làm hoàn toàn từ hữu cơ; TPHC phải chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ; Được làm từ thành phần hữu cơ – sản phẩm phải chứa 70% thành phần hữu cơ (các sản phẩm này không được cho dấu chứng nhận trên bao bì từ USDA nhưng có thể được liệt kê các thành phần hữu cơ đặc trưng); Chứa các thành phần hữu cơ – sản phẩm có chứa ít hơn 70% thành phần hữu cơ, không có dấu chứng nhận của USDA nhưng có thể liệt kê các thành phần hữu cơ đặc trưng trên hướng dẫn sử dụng của bao bì.

    Thêm vào đó, để thực hiện nông nghiệp sạch theo quy định, trên thế giới hiện nay đều dựa vào tiêu chuẩn của GAP. Mỗi quốc gia có một bộ tiêu chuẩn, các nguyên lý và quy định thực hiện GAP khác nhau, có thể là VietGAP (Việt Nam), AseanGAP hay GlobalGAP (Châu Âu). Bản thân tiêu chuẩn VietGap đã khá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, tuy nhiên chúng cũng được làm “nhái”, sử dụng tràn lan khiến người tiêu dùng và cả các nhà bán lẻ gặp khó khăn khi phân định được sản phẩm đạt chuẩn… Đấy là chưa kể đến các sản phẩm chỉ được nuôi trồng theo hướng hữu cơ, nhưng lại được quảng cáo và bày bán tràn lan dưới các mác TPHC…

    Những lợi ích vượt trội của thực phẩm hữu cơ

    Không chỉ nhận thức chưa thấu đáo về khái niệm TPHC, hiện nay, còn có những thông tin trái chiều liên quan đến chất lượng, những tác dụng về dinh dưỡng mà TPHC mang lại. Tuy kết quả vẫn chưa ngã ngũ, nhưng xét trên tổng thể có thể ghi nhận những hiệu quả to lớn của TPHC. Cụ thể TPHC (Borganic) có những ưu điểm vượt trội sau:

    Ít thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng hơn: Nhiều kết quả kiểm tra cho kết quả TPHC chứa ít thuốc trừ sâu hơn thực phẩm thường. Ngoài ra, thịt hữu cơ không dùng thuốc kháng sinh hay chất kích thích tăng trưởng – những loại chất có hại về lâu dài cho con người.

    An toàn cho con người và môi trường: Thực tế cho thấy những người nông dân chính là những đối tượng tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại với hàm lượng và thời gian nhiều hơn so với người tiêu dùng. Những tiếp xúc này gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm cho bản thân người nông dân và gia đình họ như: Bệnh thần kinh, dị tật, sẩy thai… Hơn nữa, việc chọn mua TPHC cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường. Quy trình nuôi trồng hữu cơ tôn trọng và bảo vệ đất đai và các nguồn tài nguyên. So với nuôi trồng bình thường, phương pháp hữu cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước ít hơn, ít thải ra khí hiệu ứng nhà kính; Đặc biệt, cách canh tác hữu cơ giúp tăng cường và bảo vệ sự đa dạng sinh học tự nhiên của trái đất.

    Chứa nhiều chất chống oxy hóa: Một giả thuyết rất tuyệt vời đang được các nhà khoa học chứng minh liên quan đến hàm lượng các chất chống oxy hóa trong TPHC. Cụ thể: chất chống oxy hóa có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như chống lão hóa, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật, tăng sự miễn dịch, đẩy lùi sự phát triển của các tế bào ung thư… Ngoài tác dụng cho con người, chất chống oxy hóa còn có chức năng bảo vệ cây trồng khỏi các loài côn trùng gây hại. Do cây trồng hữu cơ không được phun thuốc trừ sâu nên các nhà khoa học tin rằng chính những loại thực vật này bằng cách tự nhiên nào đó đã buộc phải phát triển và sinh ra nhiều chất chống oxy hóa để tự bảo vệ khỏi các loài gây hại. Và con người khi tiêu thụ các thực phẩm này sẽ hấp thụ hàm lượng chất chống oxy hóa nhiều hơn và có thể có những chất hoạt tính thực sự đặc biệt và tốt cho sức khỏe…

    Hãy là những nhà tiêu dùng thông thái!

    Từ thực tế, kết quả nghiên cứu và các nhận định trên, chúng ta càng khẳng định những giá trị không thể thay thế được của TPHC. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn với các TPHC bị “làm nhái” và không đảm bảo chất lượng khác, các chuyên gia khuyến cáo: Người tiêu dùng nên tăng cường kiến thức và sự hiểu biết về TPHC, đặc biệt là các quy định pháp luật liên quan để tránh rơi vào “bẫy” của các gian thương.

    Một lời khuyên khác dành cho người tiêu dùng thông minh, đó là để biết sản phẩm có thực sự đạt chứng nhận sạch/hữu cơ hay không, người mua hãy vào trang web đã cấp Giấy chứng nhận hữu cơ, nhập mã số của đơn vị được cấp để nhận thông tin chính xác. Trên thị trường cũng đã có một số đơn vị minh bạch thông tin qua phương thức quét mã QR Code để truy xuất nguồn gốc và đường đi của hàng hóa./.

    Xem thêm các bài viết hữu ích khác tại Ngon+
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi leloanlk
    Đang tải...


  2. Vũ Thị Bích Liên

    Vũ Thị Bích Liên Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/8/2018
    Bài viết:
    2,892
    Đã được thích:
    425
    Điểm thành tích:
    223

Chia sẻ trang này