Thông tin: Thực Phẩm Nên Và Không Nên Cho Bé Mới Ăn Dặm

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi support8, 16/12/2015.

  1. support8

    support8 Administrator

    Tham gia:
    21/11/2011
    Bài viết:
    2,407
    Đã được thích:
    702
    Điểm thành tích:
    823
    Thực phẩm giàu chất sắt:

    Hấp thu đủ chất sắt trong giai đoạn này có vai trò quyết định cho sự phát triển vĩnh viễn của não bé sau này. Nguồn chất sắt tự nhiên khi bé sinh ra bắt đầu giảm dần từ tháng thứ 6. Đó là lý do vì sao chất sắt trở thành nguồn dưỡng chất tối quan trọng cho bé khi ăn dặm. Nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt gồm: thịt đỏ, thịt gà, trứng, rau xanh. Vitamin C giúp hấp thu chất sắt hiệu quả hơn nên thực đơn của bé cũng cần có thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây có múi hay cà chua.

    [​IMG]

    Từ các loại thịt, trứng…

    [​IMG]

    … đến các loại trái cây có múi, đều là những thực phẩm cung cấp nguồn chất sắt dồi dào cho bé

    Thực phẩm giàu Vitamin D: đây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho hệ xương khớp khỏe mạnh. Nguồn thực phẩm chứa Vitamin D chứa nhiều trong các loại thực phẩm như các loại cá có dầu, trứng, ngũ cốc, bé cần uống thêm 5 ug Vitamin D/ ngày trong 12 tháng đầu đời sau khi sinh.

    Thực phẩm giàu Omega -3: Giúp cho não bộ, hệ thần kinh và thị lực phát triển khỏe mạnh. Ngoài các loại cá béo, cá hồi…mẹ có thể bổ sung thêm Omega-3 trong trứng và rau xanh đậm

    [​IMG]

    Cá, một trong số ít các loại thực phẩm”đa năng” cung cấp Vitamin D, Omega 3 cho bé phát triển toàn diện

    Thực phẩm không nên có trong thực đơn của bé

    Chế độ ăn uống khỏe mạnh vào đúng giai đoạn phát triển có ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bé sau này. Vì vậy, cần tránh cho bé ăn:

    · Muối: Bé dưới 12 tháng cần tránh ăn thực phẩm chứa nhiều muối như nước sốt, viên gia vị. Tránh ăn muối cũng là tránh làm tổn hại thận của bé cũng như tránh hình thành thói quen ăn mặn của bé sau này, giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh cao huyết áp về sau.

    · Trứng chưa nấu chín: không được dùng cho bé dưới 12 tháng. Bé chỉ nên ăn trứng đã được chế biến chín kỹ.

    · Mật ong: tuy rất tốt cho người lớn nhưng bé dưới 12 tháng tuổi không được dùng vì có nguy cơ bị ngộ độc.

    · Thực phẩm nhiều đường và chất béo: Các loại thực phẩm này sẽ gây sâu răng, béo phì và thừa cân khi trưởng thành nên tốt nhất mẹ hãy hạn chế cho bé ăn.

    · Trà, cà phê và thức uống có ga: Trà và cà phê chứa tannin hạn chế sự hấp thu chất sắt trong khi thức uống có ga thường chứa nhiều đường gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, béo phì và thừa cân cho bé.

    · Sữa bò: không nên dùng sữa bò làm thức uống chính cho bé dưới 12 tháng

    · Các loại hạt chưa tách, còn nguyên: không chỉ hạn chế cho bé dưới 12 tháng mà thậm chí bé dưới 15 tháng cũng nên tránh để không bị nghẹn

    · Thịt đóng hộp: như giăm bông, thịt muối, xúc xích chứa rất nhiều muối và chất phụ gia không thích hợp cho bé nhỏ. Hạn chế cho bé ăn các loại thịt này để ngăn ngừa nguy cơ bé mắc các bệnh tim mạch và huyết áp khi trưởng thành.


    Nguồn: Theo www.First1000days.ie
    Các bài liên quan:
    1000 Ngày Đầu Đời Và Những Cột Mốc Không Thể Bỏ Lỡ
    Dinh Dưỡng Phù Hợp Trong 1000 Ngày Đầu Đời
    Từ Điển Dinh Dưỡng Bỏ Túi Cho Mẹ Bầu
    Thực Phẩm Mẹ Cần Tránh Hoặc Hạn Chế Trong Suốt Thời Gian Mang Thai
    Mẹ Bầu Tăng Cân Bao Nhiêu Là Vừa?
    Mẹ Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Cho Bé Bú
    Thực Phẩm Mẹ Nên Dùng Và Nên Tránh Khi Cho Con Bú
    Cá Béo – Thực Phẩm Vàng Của Bà Mẹ Cho Con Bú
    Tương Lai Có Thể Thay Đổi Từ 1000 Ngày Đầu Đời Của Bé

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support8
    Đang tải...


Chia sẻ trang này