Điểm danh 7 loại thức uống giúp "dìm đầu" chỉ số huyết áp. Các mẹ cùng tham khảo nhé 1. Nước ép trái mướp đắng (trái khổ qua) Mướp đắng hay còn gọi là trái khổ qua từ thời xa xưa đã được ông cha ta dùng trong việc điều trị bệnh huyết áp cao và có hiệu quả rất tốt. Nước ép mướp đắng có khả năng làm hạ huyết áp nhanh và phòng ngừa biến chứng bệnh huyết áp cao rất tốt. Việc thường xuyên uống nước ép trái khổ qua không chỉ giúp ổn định huyết áp mà còn giúp làn da sáng đẹp, hết mụn thâm ở phụ nữ. Cách làm: lấy khoảng 100g quả mướp đắng tươi rửa sạch, loại bỏ hạt và ép lấy nước uống. Khi uống có thể pha thêm nước lọc và một chút đường hoặc mật ong giúp dễ uống hơn. Ngày uống 2 lần sáng – chiều. 2.Trà nấm linh chi Nấm linh chi có thể được gọi là “khắc tinh” của bệnh huyết áp cao. Theo các nghiên cứu y học, trong linh chi có chứa hơn 400 loại dược tính và các khoáng chất giúp bồi bổ, nâng cao sức khỏe. Một số dược tính chủ yếu trong linh chi như: Polysaccharides, germanium, acid ganoderic, ganodosteron, sterois, adenosin, acid oleic có khả năng là hạ huyết áp nhanh ở người bị tăng huyết đột biến; giúp duy trì ổn định huyết cơ thể và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, nấm linh chi có tác dụng kích thích tuyến tụy sản sinh hoocmon insulin làm hạ đường huyết trong máu giúp ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường; điều trị và phòng ngừa một số bệnh về gan như: viêm gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ… Cách dùng: Dùng khoảng 20g nấm linh chi hãm với nước sôi. Đậy nắp và đợi 10 phút cho trà ngấm sau đó uống. Ngày uống 2 – 3 lần. Không nên uống vào tối trước khi đi ngủ. Xem thêm: Nấm linh chi chữa được những bệnh gì? 3. Nước râu ngô Trong Đông y, râu ngô là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể, điều trị các bệnh về đường tiểu như bệnh đái rắt, buốt đái rất hiệu quả. Ngoài ra, việc kiên trì uống nước râu ngô hàng ngày còn giúp các chỉ số huyết áp giữ ở mức ổn định và ngăn ngừa biến chứng ở người bệnh huyết áp cao. Cách dùng: Có thể dùng cả râu ngô khô hoặc râu ngô tươi để làm thức uống. Lấy khoảng 100g râu ngô khô (hoặc 150g – 200g râu ngô tươi) cho vào 1 lit nước, đun sôi. Sau đó vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút. Dùng uống thay nước lọc hàng ngày. 4. Nước ép rau cần tây Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong cần tây có nhiều loại dưỡng chất có lợi cho người bệnh huyết áp cao, giúp giữ mức huyết áp ổn định nếu kiên trì sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, nước ép rau cần tây cũng là thức uống có khả năng làm hạ huyết áp nhanh chóng khi người bệnh có dấu hiệu tăng huyết áp. Cách dùng: Lấy khoảng 200g – 300g cần tây bỏ lá và lấy cọng rửa sạch. Sau đó cắt khúc cho vào máy ép lấy nước hoặc có thể giã nát và vắt lấy nước uống. Khi uống có thể cho thêm một chút mật ong hoặc pha thêm nước lọc. Uống ngày 2 lần sáng – chiều. Không nên sử dụng vào buổi tối. 5. Trà tâm sen Tâm sen là một vị thuốc Đông y có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp điều trị chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc rất hiệu quả. Ngoài ra, trà tâm sen cũng có khả năng điều hòa tốc độ lưu truyền máu, điều hòa nhịp tim, tăng cường độ đàn hồi thành mạch máu và ứng chế quá trình ngưng tập trung tiểu cầu làm huyết áp ổn định và ngăn ngừa biến chứng ở người bệnh huyết áp cao. Cách dùng: Hãm 3g tâm sen vào bình sứ. Đợi khoảng 10 phút cho trà ngấm thì có thể bỏ ra dùng được. 6. Sữa không đường Các loại sữa không đường như: sữa tươi không đường, sữa thanh trùng không đường, sữa chua không đường là những loại thức uống cung cấp hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào cho cơ thể nhưng lại không làm ảnh hưởng đến sự tăng giảm chỉ số huyết áp của người bệnh huyết áp. 7. Trà hoa hòe Trà hoa hòe là một vị thảo dược có tác dụng làm vững thành mạch, giúp ổn định huyết áp ở người bệnh huyết áp cao nếu kiên trì sử dụng. Cách dùng: Hãm hoa hòe (5g), hoa cúc (3g) và chè xanh (3g) với nước sôi. Để khoảng 10 phút cho trà ngấm và sử dụng. Theo linhchinhatlong.comXem thêm: Công dụng vượt trội của nấm linh chi