Hà Nội: Thuốc nam trị mề đay, mẩn ngứa khỏi bệnh vĩnh viễn

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi sinaekr, 9/7/2012.

  1. lavanghp

    lavanghp Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    25/11/2010
    Bài viết:
    9,013
    Đã được thích:
    2,358
    Điểm thành tích:
    913
    Mẹ mình bị ngứa nhưng lại ko nổi mề đay, cứ gãi sồn sột mãi, mẹ mình bảo là "ngứa giật nảy cả mình" lên ấy.
    Nhà mình vẫn có gen ngứa, nhưng toàn kiểu ngứa nổi sẩn, mụn nhỏ, nhưng mẹ mình lại ko nổi tí gì cả, nhưng kêu ngứa lắm.
    Mn có thuốc chữa ngứa kiểu đó ko?
     
  2. thichngunuong

    thichngunuong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/4/2008
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    117
    Điểm thành tích:
    83
    Con mình sau 1 đợt bị dị ứng sữa, chữa mất chục ngày mới khỏi (trước đó cháu vẫn uống sữa bình thường và ko hề bị dị ứng bất cứ thứ gì nhưng do sơ suất của ng nhà lúc pha sữa cho cháu nên đợt vừa rồi bị dị ứng sữa, mất 4 ngày mới phát hiện ra là do sữa nên bị khá là nặng, mẩn đỏ khắp cả người), từ đó da cháu rất nhạy cảm, hay nổi mẩn, nổi cục ngứa không rõ nguyên nhân, chỉ cần ngứa gãi 1 tí là nổi cục nổi mảng to, 1 lúc sau mới lặn. Bạn có thuốc gì chữa được cho bé nhà mình ko, mình cám ơn rất nhiều
     
  3. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Tốt nhất bạn gọi điện cho mình để tư vấn nhé
    cảm ơn bạn
     
  4. longtit1812

    longtit1812 VÌ SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT !

    Tham gia:
    10/5/2013
    Bài viết:
    11,335
    Đã được thích:
    2,634
    Điểm thành tích:
    913
    nhà mn xây cao tầng rồi đấy nhỉ.
     
  5. huybd

    huybd Thành viên tập sự

    Tham gia:
    25/8/2015
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    cái này muốn mua liên hệ như thế nào hả anh ?
     
  6. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    cảm ơn bạn mình đã post số điện thoại ở đầu trang rồi ạ
     
  7. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Ca
    Cảm ơn bạn ủng hộ nha
     
  8. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Thứ 7 này mình đi công tác về rồi, mấy mẹ hẹn thì tranh thủ qua sáng t7 giúp mình nha.tks
     
  9. AvyAvy

    AvyAvy Thành viên tích cực

    Tham gia:
    27/6/2015
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    155
    Điểm thành tích:
    83
    Đánh dấu khi cần
    chúc mn cuối tuần có nhiều đơn hàng
     
  10. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Lupus ban đỏ: Bệnh hiểm gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể

    Thứ Năm, ngày 10/12/2015, 09:43











    Lupus ban đỏ là căn bệnh khó nhận diện đã khiến nhiều người từng bị điều trị oan cả năm, thậm chí vài năm thành các bệnh khác như dị ứng, thấp khớp, bệnh mắt, thận... dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.


    184 57



    Viêm mũi xoang dị ứng có thể điều trị khỏi

    Hơn 1 tỉ người trên thế giới đang mắc bệnh dị ứng

    Hơn 56% mẫu nước hồ bơi tại TP.HCM gây dị ứng da

    Lupus ban đỏ là bệnh lý của mô liên kết có tổn thương nhiều cơ quan do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, đặc trưng bởi sự có mặt của kháng thể kháng nhân và nhiều tự kháng thể khác. Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh…

    Lupus ban đỏ: Bệnh hiểm gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể - 1

    Ảnh minh họa: Internet

    Biểu hiện bệnh Lupus ban đỏ

    Lupus ban đỏ tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể: hệ cơ xương khớp, da, tóc, thận, tim mạch, hệ thần kinh , phổi, hệ miễn dịch , hệ tiêu hóa, mắt...nên biểu hiện triệu chứng rất đa dạng và thường nặng lên vào mùa đông. Những triệu chứng ban đầu của bệnh lupus ban đỏ là sốt, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút. Những biểu hiện này có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ theo thời gian.

    Bệnh lupus thường gây tổn thương da: khoảng 2 /3 số bệnh nhân mắc lupus có biểu hiện trên da, được gọi là lupus ban đỏ trên da. Bệnh gây phát ban hay xuất hiện các vết lở loét, thường gặp ở những vùng da hay tiếp xúc với ánh sáng như: mặt, cổ, cánh tay và chân. Có tới 40-70% bệnh nhân đều cho rằng biểu hiện bệnh của họ nặng hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nhân tạo.

    Biểu hiện đầu tiên là xuất hiện các ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên gò má, bắc cầu qua cánh mũi, không gây ngứa và rất nhạy cảm với ánh nắng. Sau một thời gian tiến triển, các thương tổn lan ra tay, chân, thân mình. Ngoài ra, các bọng nước cũng có thể xuất hiện. Niêm mạc miệng hầu họng loét nhưng không đau; tóc vàng, dễ gãy và rụng nhiều.

    Lupus ban đỏ: Bệnh hiểm gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể - 2

    Biểu hiện đầu tiên với các ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên gò má bắc cầu qua cánh mũi, không gây ngứa, bệnh rất nhạy cảm với ánh nắng. Ảnh minh họa: Internet

    Khoảng 90% bệnh nhân bị đau khớp hoặc cơ ở một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển bệnh. Không giống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp trong lupus ít gây tàn tật và thường không gây hủy hoại trầm trọng cho khớp. Trong giai đoạn toàn phát, bệnh còn biểu hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như tim, phổi, thận,… như viêm cơ tim, màng tim gây suy tim, viêm phổi, màng phổi cũng hay gặp và có thể suy hô hấp.

    Những trường hợp này nếu không tìm đến đúng cơ sở khám chuyên khoa sẽ dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác. Nhiều người từng bị điều trị oan cả năm, thậm chí vài năm các bệnh khác như dị ứng, thấp khớp, bệnh mắt, thận... dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

    Lupus ban đỏ: Bệnh hiểm gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể - 3






    Ngón tay hoặc ngón chân tái nhợt hoặc tím bầm. Ảnh minh họa: Internet

    Nguyên nhân gây bệnh

    Nguyên nhân gây bệnh chính thức không được biết rõ. Người ta cho rằng lupus ban đỏ hệ thống được gây ra do sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là các yếu tố:

    - Di truyền: Anh chị em ruột của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người thường.


    Các triệu chứng thường gặp

    - Đau cơ

    - Sốt không rõ nguyên nhân

    - Ban đỏ, thường ở trên mặt

    - Đau ngực khi hít thở sâu

    - Rụng tóc

    - Ngón tay hoặc ngón chân tái nhợt hoặc tím bầm

    - Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời

    - Sưng ở chân hoặc xung quanh mắt

    - Miệng loét

    - Phình tuyến

    - Cảm thấy rất mệt

    Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

    - Thiếu máu (giảm tế bào hồng cầu)

    - Nhức đầu

    - Chóng mặt

    - Cảm thấy buồn

    - Bối rối

    - Co giật


    - Môi trường: Do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hóa chất, ánh nắng mặt trời…

    - Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhiều hơn gấp 9 lần so với nam giới. Sau khi mãn kinh, cả tỷ lệ mắc và mức độ của bệnh đều giảm rõ rệt, còn trong thời kỳ mang thai bệnh thường nặng lên.

    Phòng tránh bệnh lupus ban đỏ

    Vì bệnh lupus ban đỏ hệ thống chưa được hiểu rõ nên cũng chưa thể phòng ngừa được, tuy nhiên khi bị bệnh, người ta có thể giảm thiểu tác hại, tăng cường chất lượng cuộc sống bệnh nhân bằng cách ngăn ngừa những đợt phát bệnh.

    Ngoài vấn đề dùng thuốc, người bệnh cần chú ý những điều sau:

    - Tránh tiếp xúc tia cực tím (ánh nắng mặt trời): sử dụng kem chống nắng; hạn chế ra ngoài nắng, mặc quần áo dài tay, đội mũ, che mặt khi ra ngoài nắng.

    - Tránh các hoạt động thể lực và tập luyên nặng.

    - Chế độ ăn giảm mỡ động vật, tăng các thức ăn giàu mỡ cá; bỏ hút thuốc lá; bổ sung canxi, vitamin D, folat.

    - Phòng tránh nhiễm khuẩn: có các biện pháp vệ sinh chung trong sinh hoạt. Xem xét tiêm vắc xin phòng cúm và viêm phổi.
     
  11. Hiếu Hải Food

    Hiếu Hải Food uy tín quý hơn vàng

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    6,079
    Đã được thích:
    2,762
    Điểm thành tích:
    863
    E trước sinh xong cũng bị, khổ ngứa điên ng, khám da liễu và uống thuốc mãi chỉ đỡ, hết thuốc lại tái phát. Nhưng 1-2 tháng trở lại đây e ko bị lại nữa, ko hiểu thế nào nữa
     
  12. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    mẹ nó sẽ tự hết sau 1 thời gian nhưng khi cơ thể mình tụ thải độc thì thải sẽ k dc hết chân nên một thời gian sau sẽ dễ tái phát lắm mn nhé
     
  13. chipsnow85

    chipsnow85 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    26/4/2012
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Mình bị sẩn ngứa nhưng ko phải là nổi mề đay mà kiểu mẩn liti, lúc đầu bị từ cổ tay rồi lan hết cánh tay, đùi, ngực, bụng vag giờ xuống bàn tay bàn chân. Mẩn đỏ nhỏ liti dưới da, và những chổ nổi lên thì hạt liti có nước ở trong. Mình mới sinh gần 2thang.
    Mình đi khám da liễu ở da liễu trung ương và 1 vài nơi khác bsi kê thuốc bôi, mát gan, vitamin c nhưng ngứa 1 tháng rồi ko khỏi hic.
     
  14. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    nghe tả thì bạn thì bạn cũng bị mề đay còn có những dạng khác như: sẩn nhỏ, sẩn – mụn nước hay xuất huyết, các mụn nước này thường nhỏ và tự lặn đi không bong chóc vảy bạn nhé
    Nhà mình chữa sau sinh rất nhiều nếu bạn có nhu cầu thì call mình tư vấn nhé
     
  15. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Dị ứng cua đồng

    Anh Nguyễn Văn Nam trú tại Thường Tín, Hà Nội đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám vì triệu chứng hay bị nổi mẩn ngứa, đặc biệt là ngứa quanh khu vực vùng kín. Anh Nam cho biết khoảng 2 năm nay mỗi lần ăn cua đồng là một – hai tiếng sau anh thấy ngứa ngáy khó chịu ở chỗ ấy, thậm chí thân cậu nhỏ cũng nổi mẩn. Anh Nam lúc đầu không biết là bị làm sao nên chỉ ra sức gãi. Có lúc gãi còn xước cả da. Chỉ vài tiếng sau, những nốt đỏ biến mất.

    Anh Nam theo dõi cứ ăn xong canh cua là y như rằng lại bị như thế. Trong khi đó, món canh cua đồng là món phổ biến ở gia đình anh vì vợ anh bán cua, tôm ở một chợ trong nội thành Hà Nội nên hầu như ngày nào còn ế cua cũng mang về cả nhà ăn. Hôm nào không có cua, hoặc anh không ăn là không bị ngứa.

    Bác sĩ khám cho biết anh Nam bị dị ứng với cua đồng, với dị ứng này anh chỉ cần bỏ không ăn thì sẽ hết triệu chứng nổi mẩn ngứa.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]



    Hình ảnh làn da bị mề đay.

    Còn trường hợp của chị Trịnh Hoài Thủy trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội thì khác. Chị Thủy bị dị ứng với con sam. Chị không thể nào quên được buổi đi du lịch ở Cát Bà. Cả nhóm đi gọi hai con sam biển ra ăn.

    Chị Thủy chưa ăn bao giờ, thấy ngon chị ăn lấy, ăn để. Kết quả, 30 phút sau chị nổi mẩn rồi khó thở phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ cho biết chị bị dị ứng với con sam biển.Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương có rất nhiều bệnh nhân đến khám với các triệu chứng bị dị ứng, nổi mề đay có người dị ứng với thực phẩm, có người dị ứng với phấn hoa, thậm chỉ dị ứng với cả bụi.

    Chỉ cần tách tác nhân gây dị ứng

    Bác sĩ Nguyễn Thành – Nguyên trưởng khoa Khám Bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, mày đay là một dạng của bệnh dị ứng nhiều người mắc phải. Trung bình cứ 100 người có khoảng 15 đến 20 người bị mề đay.Triệu chứng của bệnh đó là da thường bị sẩn, phù, xuất hiện rất nhanh ở bất kỳ vùng da nào, kích thước to nhỏ khác nhau. Sẩn nổi trên mặt da, có thể hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì.Khi có các triệu chứng nổi mề đay, đa số người bệnh đều cảm thấy rất ngứa, cũng có trường hợp chỉ cảm giác châm chích hoặc rát bỏng thậm chí có thể gây khó thở, choáng váng.

    Theo bác sĩ Nguyễn Thành bệnh mề đay không ảnh hưởng đến sức khỏe bởi chỉ là biểu hiện ngoài da, nhưng làm bệnh nhân khó chịu. Bệnh dễ phát hiện vì có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa vì khó xác định nguyên nhân.

    Tùy cơ địa, mỗi người có tác nhân gây bệnh khác nhau, có thể do phấn hoa, bụi, thuốc, hải sản, rượu bia, sơn... Ngứa có thể nổi toàn thân hoặc một vùng da. Có những bệnh nhân chỉ ngứa ở lưng, ở mặt nhưng có bệnh nhân ngứa chân tay, thậm chí của quý.

    Chỉ cần tránh tác nhân gây mề đay là sẽ không bị bệnh nữa.

    Bác sĩ Nguyễn Thành khuyến cáo, khi da có biểu hiện sẩn, phù, người dân nên ngừng sử dụng tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng, hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da. Bạn có thể áp lạnh hoặc tắm lạnh, tránh tắm nóng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, tránh các hoạt động nặng hoặc các nguyên nhân gây ra mồ hôi.
     
  16. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Chàm là một bệnh da phổ biến, có trên khắp thế giới và là bệnh thường thấy nhất. Các bệnh da xếp vào nhóm bệnh “chàm” tại hầu hết các quốc gia được dùng để chỉ một phạm trù riêng biệt lớn nhất trong các chẩn đoán bệnh ngoài da.

    Khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt Nam bệnh chàm chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngoài da và là một trong những lý do hàng đầu khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh da liễu.

    Chàm là một loại bệnh có sự phối hợp với những biến đổi về mặt địa lý, về chủng tộc và tính mạn của nó. Tỷ lệ tăng ở những quốc gia, ở vùng nhiệt đới. Tại London 18% chàm được tìm thấy trong các đối tượng đến khám bệnh. Một số điều tra về các bệnh da tại phòng khám tổng quát phát hiện 33% và 23% trong tất cả các trường hợp tại Glasgow và Oxford. Chàm chiếm 17% trong tất cả các bệnh tại Hylạp.

    Bệnh chàm không gây tử vong, nhưng gây ngứa ngáy, hoặc khô căng da khó chịu, và bệnh thường xuyên tái phát tới lui nhiều lần trong đời, và, như một số căn bệnh da khác, chàm cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ. Chàm là một bệnh da viêm, ngứa, không lây truyền, có thể ở dạng cấp, bán cấp hay mạn tính.

    Biểu hiện

    Biểu hiện về lâm sàng rất đa dạng nhưng nói chung bao giờ cũng có đặc tính sau:

    - Về lâm sàng : có ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng giới hạn không rõ, tiến triển thành từng đợt, dai dẳng hay tái phát.

    - Về giải phẫu bệnh lý: có thương tổn thuộc loại xốp bào.

    - Về sinh bệnh học: người ta cho rằng hai yếu tố cơ bản phát sinh ra chàm là cơ địa dị ứng và tác nhân kích thích ở trong hay ngoài vào cơ địa ấy. Cả hai yếu tố đều thay đổi nhiều ít tùy theo từng trường hợp.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố: cơ địa và dị ứng nguyên.

    Cơ địa

    - Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình bệnh nhân có thể có người bị chàm, dị ứng, hen suyển. Có nhiều công trình mới đã chứng tỏ cơ địa là những biến đổi sinh vật, chuyển hóa các chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh

    - Các tác nhân kích thích bên trong, kèm theo có thể bị viêm mũi xoang, xơ gan, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận...

    - Có thuyết cho rằng do rối loạn thần kinh vận mạch, rối loạn chức năng thận, tiêu hóa nhưng chưa được chứng minh.

    Dị ứng nguyên

    - Các thuốc hay gây phản ứng : lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocid , penicillin, streptomycin.

    - Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp : xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,...

    - Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng : vi khuẩn, nấm, siêu vi.

    - Các yếu tố môi trường sống : khói, bụi, lạnh, nóng, ẩm.

    - Yếu tố tâm thần kinh cũng ảnh hưởng lên bệnh này, vì thế với một số người chàm cũng có thể nặng lên sau những chấn thương tâm lý, stress, lo âu căng thẳng.

    Phân loại, diễn tiến và điều trị

    Có nhiều hình thái, cách thức phân chia bệnh chàm. Để đơn giản, chúng ta tạm chia làm hai loại chàm: chàm khô và chàm ướt (khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm). Những người có biểu hiện chàm khô nứt nẻ, thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi tiếp xúc hóa chất, xà bông, chất tẩy rửa...

    Điều trị

    Chàm không thể trị dứt hẳn được.Việc điều trị là nhằm kiểm soát các cơn ngứa, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm các biểu hiện viêm da, làm da mềm mại và loại bỏ các mảng vẩy, các rãnh nứt và làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Bệnh có những cơn thuyên giảm với những đợt tái phát cấp tính hay vẫn kéo dài kinh niên, ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

    Một số lời khuyên sau đây mang tính chất ngăn ngừa sự tái phát và trầm trọng của bệnh

    Những người mắc bệnh chàm cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, tìm và tránh tối đa những gì có thể là nguyên nhân gây bệnh cho mình như một số thức ăn, thuốc uống, mỹ phẩm, trang sức, xà phòng, hóa chất tẩy rửa, thuốc nhuộm... đồng thời cũng cần biết cách chế ngự stress, và luôn thực hiện theo đơn bác sĩ.

    Bên cạnh đó, ta cần thường xuyên thoa các chất giữ ẩm, làm mềm da và nên chọn các chất không màu, không mùi. Các chất này có thể thoa xen kẽ với các thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn và khi bệnh thuyên giảm, vẫn tiếp tục sử dụng thường xuyên mỗi ngày.

    - Với trường hợp chàm ướt, bệnh nhân thường được khuyên dùng thuốc tím pha loãng để ngâm rửa thương tổn, thoa các dung dịch màu như màu xanh Methylene, màu đỏ Eosine, màu tím Gentian...

    - Với những người bị chàm làm nứt nẻ ở bàn chân, gót chân thì việc bảo vệ bàn chân khỏi nguồn không khí lạnh như mang vớ mềm và thoa liên tục các chất giữ ẩm để làm mềm da là rất cần thiết .

    - Các loại thuốc uống giúp an thần, giảm ngứa, giải mẫn cảm, kháng sinh hoặc các loại thuốc thoa có chứa chất corticosteroid, chất điều hòa miễn dịch, chất tiêu sừng... sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn tùy theo tuổi tác, cơ địa bệnh nhân, vị trí thương tổn, nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ, giai đoạn bệnh...

    - Vì tính cách đa dạng kèm theo diễn tiến phức tạp của bệnh với nhiều loại thuốc cần phải sử dụng, nhiều phương pháp điều trị cũng như bác sĩ chuyên khoa cần phải được xem bệnh trực tiếp mới có thể có chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh , lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân là: nên được bác sĩ chuyên khoa Da Liễu khám bệnh trực tiếp và cho chỉ định điều trị, kèm theo những hướng dẫn chăm sóc vùng da bị tổn thương và phòng ngừa biến chứng, phòng ngừa bệnh tái phát.
     
  17. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Phòng chống bệnh chàm

    18:13:36, 04/03/2010
    Thăm khám hỏi kỹ về tiền sử bệnh để tìm nguyên nhân, điều trị nguyên nhân là vấn đề lý tưởng của bệnh chàm, chẩn đoán đúng cũng là một phương pháp điều trị tích cực và điều trị đúng theo từng giai đoạn của bệnh.

    1. Phòng bệnh cấp 0: là biện pháp nhằm loại trừ yếu tố nguy cơ hoặc không cho yếu tố nguy cơ xuất hiện, bao gồm các biện pháp tổ chức xã hội. Như tổ chức khám và phát hiện bệnh, phát hiện nguyên nhân bệnh để ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh. Giải quyết vấn đề môi trường, như các bệnh nghề nghiệp, chất xúc tác liên quan đến cơ địa của những người có cơ địa dị ứng.

    2. Phòng bệnh cấp 1: là áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho người khỏe khỏi mắc bệnh, phòng bệnh tích cực cho bệnh nhân khi chưa bị bệnh: phải có một cơ thể khỏe mạnh, dinh dưỡng tốt, kiêng những thức ăn đồ dùng kích thích: rượu chè, cà phê, thuốc lá, thức ăn sống. Không tiếp xúc với những chất dể gây dị ứng.

    3. Phòng bệnh cấp 2 : Tăng cường phát hiện bệnh và giải quyết sớm các bệnh tật, điều trị bệnh đúng và có hiệu quả, hạn chế chuyển sang thể nặng, tàn phế.

    Thăm khám hỏi kỹ về tiền sử bệnh để tìm nguyên nhân, điều trị nguyên nhân là vấn đề lý tưởng của bệnh chàm, chẩn đoán đúng cũng là một phương pháp điều trị tích cực và điều trị đúng theo từng giai đoạn của bệnh.

    Tránh dùng các loại thuốc nặng, trước khi điều trị cần thăm dò phản ứng da của bệnh nhân. Giải thích cho bệnh nhân hiểu và hướng dẫn bệnh nhân phối hợp với thầy thuốc, phòng bệnh tích cực ngay cả khi đang điều trị, điều trị tốt cũng là một biện pháp phòng bệnh, giải thích cho bệnh nhân chế độ nghỉ ngơi ăn uống, những điều cần tránh khi đang bị bệnh và ngay cả khi lành bệnh.

    4. Phòng bệnh cấp 3: Là việc áp dụng các biện pháp làm giảm và hạn chế tàn phế và phục hồi chức năng.
     
  18. thuhuyen1989_hn

    thuhuyen1989_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    25/12/2012
    Bài viết:
    1,419
    Đã được thích:
    185
    Điểm thành tích:
    103
    E cũng hay bị dị ứng giống kiểu mề đay, cứ lạnh rồi là bị. NHưng chùm kín chăn ở trong nhà lại hết.Thuốc tốt, chúc c giúp dc nhiều ng khỏi bệnh nhé
     
  19. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Mụn hằn sâu trong cuộc sống nhiều người vì có thói quen năn mụn thường xuyên, hay nặn mụn quá mạnh tay, vì cảm giác ngứa ngáy và đau. Nhưng nhiều người nặn mụn đến độ thành thói quen “không nặn không chịu được”!

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Ảnh minh họa

    Thầy thuốc đã không vô cớ mô tả tình trạng này thành một hội chứng bệnh lý hẳn hoi mang tên “hội chứng nặn mụn”, để nói về nững người suốt ngày máy mó tay trên mặt cho dù nhiều khi không có mụn!

    Giải pháp xem vậy là không quá phức tạp, bên cạnh thuốc đặc hiệu, là thói quen ăn uống bạn cần tham khảo.

    Ăn uống như thế nào để tránh nổi mụn

    Uống nước tối thiểu 2 lít trong giờ làm việc, lao động, nhất là khi đổ mồ hôi, để giảm độ đậm đặc của chất nhờn trong tuyến bã. Nếu pha với nước ép đu đủ, thơm hay chanh càng tốt.

    Dùng cải, loại nào cũng được, trong mỗi bữa ăn. Nên chú trọng món cải chua hay kim chi để hỗ trợ lượng vi sinh hữu ích trong khung ruột. Nên dùng men vi sinh mỗi ngày 1 lần, pha trong sữa chua.

    Tăng các loại rau trái có nhiều tiền sinh tố A như cà chua, cà-rốt, rau dền… trong khẩu phần.

    Giảm tối đa rượu bia, các món ngọt và tránh xa các món ăn đã từng gây dị ứng.

    Dùng thuốc có khoáng tố vôi, kẽm, crôm trong giai đoạn mụn phát tán.

    Che kín da mặt nếu phải tiếp xúc với ánh nắng gay gắt, đặc biệt trong khoảng 11g đến 13g.
     
  20. mehieuminh08

    mehieuminh08 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    15/8/2011
    Bài viết:
    7,698
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Thuốc của mn hay quá!
    Chúc b đắt hàng nhé!
     

Chia sẻ trang này