Hà Nội: Thuốc nam trị mề đay, mẩn ngứa khỏi bệnh vĩnh viễn

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi sinaekr, 9/7/2012.

  1. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Ánh nắng rất cần thiết cho làn da của con người với lượng Vitamin D dồi dào. Tuy nhiên, quá nhiều nắng vào giờ cao điểm sẽ làm da bị bỏng nắng và để lại nhiều di chứng thiếu thẩm mỹ.

    Nguyên nhân gây nên bỏng nắng

    Bỏng nắng gây ra bởi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nguồn tia cực tím khác vào lúc mặt trời tiếp xúc gần với trái đất nhất trong khoảng thời gian từ 10h30 đến 15h hàng ngày. Ngay cả khi trời râm, nhiều mây, bạn cũng có thể bị bỏng nắng do các đám mây không thể ngăn ngừa tia cực tím tác động lên da.

    Bỏng nắng bắt đầu xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng melanin để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím.

    Bỏng nắng có thể xuất hiện ít nhất là 15 phút sau khi phơi nắng đối với những người sở hữu làn da sáng màu trong khi đó sẽ mất hàng tiếng đồng hồ đối với những người da sậm màu để có thể bị bỏng nắng.

    Có 2 loại bỏng nắng phổ biến là bỏng nắng tạm thờibỏng nắng tích luỹ.

    1. Bỏng nắng tạm thời

    Bỏng nắng tạm thời là kết quả của việc không sử dụng sản phẩm bảo vệ da thích hợp khi tắm nắng hoặc khi cho da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời ở cường độ mạnh và gây hậu quả tức thì.

    Làn da trở nên nhạy cảm, đỏ, yếu, sưng phồng và mỏng hơn. Bạn có cảm giác nhức nhối và có thể bị rát, một số trường hợp còn bị sốt nhẹ. Thậm chí, làn da còn có thể bị rộp, bong tróc kéo dài vài ngày.

    Bỏng nắng tạm thời cũng có thể gây đau đớn trong khoảng 6-48 tiếng đồng hồ sau khi phơi nắng.

    Các biện pháp chữa trị

    - Dùng Aspirin, acetaminophen và ibuprofen có thể giúp giảm đau

    - Các sản phẩm dưỡng ẩm tránh khô và căng da.

    - Đắp mặt nạ vitamin và tảo biển làm mát da

    - Giảm tối đa tiếp xúc tiếp với ánh nắng

    2. Bỏng nắng tích luỹ

    Bỏng nắng tích luỹ là hiện tượng làn da bị tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời tích luỹ dần dần trong thời gian dài.

    Hậu quả của bỏng nắng tích luỹ không nhìn thấy ngay sau khi ra nắng mà tích tụ dần dưới da và sau một khoảng thời gian đủ dài nhất định sẽ hiện lên trên bề mặt da Không bị tác động ngay và rõ rệt như bỏng nắng cấp kỳ nhưng bỏng nắng tích luỹ gây hậu quả nặng nề, khó khắc phục hơn.

    Khi bị bỏng nắng tích luỹ, da thường có dấu hiệu sạm thâm, da thô, dầy bì, nhiều tế bào chết và sừng hoá, nặng hơn là hiện tượng lão hoá với nám và nhiều nếp nhăn.

    Biện pháp chữa trị

    Để điều trị tình trạng da bỏng nắng tích luỹ, các chuyên gia khuyên bạn không nên dùng các loại kem dưỡng thông thường vì hiệu quả của các loại kem này rất chậm và không đáng kể.

    Tại Israel, người ta đã sáng chế ra một loại mặt nạ trẻ hoá da chuyên nghiệp dùng điều trị tình trạng da bỏng nắng tích luỹ: Rose De Mer. Đây là loại mặt nạ cao cấp, đã được áp dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới và cho kết quả khả quan đối với tất cả các trường hợp đã sử dụng.

    Với thành phần chiết xuất từ muối biển chết, vỏ sò, các loại rễ cây, cỏ thiên nhiên, Rose de mer đã được chứng nhận quốc tế về độ an toàn tuỵệt đối cho làn da trong việc loại bỏ tế bào sừng và giảm các tình trạng thâm đen trên bề mặt da.

    Hơn nữa các tinh chất dinh dưỡng quý hiếm từ thiên nhiên trong Rose De Mer chứa thành phần protein, bổ sung collagen giúp làm đầy các nếp nhăn, xoá vết thâm nám, tàn nhang, điều trị tình trạng lỗ chân lông thô, da sần sùi, sắc da không đồng màu.

    Bề mặt da trở nên mịn màng, sáng láng. Kết quả rõ rệt ngay sau 2 ngày điều trị, làn da sẽ có dấu hiệu bong tróc nhẹ để loại bỏ những tế bào chết và sừng hoá, sau đó nuôi dưỡng làn da trở nên mịn màng, sáng láng, lỗ chân lông se khít, các vết thâm sạm và cả sẹo lõm cũng biến mất. Bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng và hạnh phúc khi sở hữu một làn da láng mịn, trẻ lại đến 5 tuổi sau khi sử dụng sản phẩm trẻ hóa cao cấp Rose De Mer.

    Dụng cụ bảo vệ da bắt buộc

    Phụ nữ chỉ nên ra đường vào ngày nắng với áo dài tay, găng, kính râm và mũ chống tia UV để cản trở các tia tử ngoại, UV chiếu trực tiếp vào da.

    Ngoài ra, luôn hạn chế tối đa ra đường nhựa vào giờ từ 11 đến 14h hàng ngày.

    Ngoài việc gìn giữ bên ngoài, bạn cũng nên chăm sóc để da có sức khoẻ tốt, vững vàng trước mọi tấn công từ môi trường độc hại bên ngoài bằng cách đi chăm sóc da thường xuyên bằng những dịch vụ đơn giản.

    Chú ý:

    1. Dù khi trời râm mát, nhiều mây, thì những đám mây ấy vẫn không thể ngăn được tia cực tím tác động đến làn da.

    2. Đeo kính mát chống nắng để bảo vệ mắt.

    3. Dùng son dưỡng môi chống nắng để bảo vệ môi khỏi khô và bong tróc.

    4. Thoa kem chống nắng khi đi bơi vì bạn có thể bị bỏng nắng tại hồ bơi hoặc bãi biển ngay cả khi đang ngâm mình dưới nước.

    Cách bổ sung vitamin D

    Cách an toàn nhất để nhận được Vitamin D là tiếp xúc với ánh mặt trời một cách thích hợp (trước 9h sáng với những ngày hè nắng chói, trước 10h sáng với những ngày râm mát và mùa đông. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin D (trong trường hợp bác sỹ kết luận là thiếu Vitamin D trầm trọng) bằng cách dùng dầu gan cá cốt cao cấp chứa Vitamin D. Đây là các bổ sung Vitamin D thay thế ánh nắng mặt trời tốt nhất và quan trọng hơn bất kỳ sản phẩm bổ sung nào.
     
  2. aicungdep

    aicungdep Thành viên mới

    Tham gia:
    21/8/2015
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Mình tìm được link này, thấy có nhiều cách chữa trị từ dân gian khá hay, ai bị có thể tham khảo và sử dụng nhé, trước anh mình cũng dùng một cách trong này là lá khế, thấy rất hiệu quả cách trị nổi mề đay
     
  3. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Ngứa là một cảm giác khó chịu của da khiến người bị ngứa phải gãi, để bớt ngứa. Ngứa có thể làm mất ngủ, hoặc bất tiện, gây trở ngại cho công việc. Đấy là chưa kể, bị ngứa, ngồi đâu gãi đấy, trông cũng khó coi.

    Ngứa thường được chia làm hai loại

    Ngứa từng vùng nhỏ

    nguyên nhân thường dễ hiểu. Chẳng hạn bạn bị muỗi đốt, chỗ bị đốt sưng lên, ngứa ngáy. Hoặc trời lạnh, da tay bạn đã khô, bạn lại rửa tay bằng nước nóng và xà-bông ngày nhiều lần, lưng bàn tay và các ngón tay của bạn khô càng thêm khô, sần lên, nứt nẻ và ngứa ngáy.

    Ngứa toàn cơ thể

    Nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứng ngứa toàn thân

    Các bệnh ngoài da

    - Bệnh nổi mề đay

    Rất hay xảy ra. Da nổi những mẩn đỏ, ngứa, xuất hiện độ vài tiếng rồi biến đi, để rồi lại mọc ở chỗ khác trên da. Bệnh gây bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

    - Ngứa do tuổi tác

    Da càng khô càng dễ bị ngứa. Da tự tiết ra một chất nhờn đặc biệt gọi là “sebum”, có tác dụng giữ cho da khỏi bị khô. Càng lớn tuổi, sự tiết chất sebum càng giảm dần (nên da trông không còn tươi mát như lúc còn trẻ). Một số các vị lớn tuổi bị ngứa quanh năm, do da không còn tiết đủ chất sebum như trước. Ngứa sẽ nặng hơn vào mùa lạnh, khi có nhiều yếu tố khác nữa làm da thêm khô.

    - Ngứa mùa đông

    Vào mùa đông, khí lạnh làm da khô. Da khô khiến ta dễ cảm thấy ngứa. Cái lạnh làm nhiều người thích tắm nước nóng hơn bình thường. Vào những ngày lạnh quá, sưởi được bật lên để mọi người trong nhà được ấm. Nước nóng, sưởi (củi, điện hay gas) làm da càng thêm khô và ngứa. Gãi mới đã ngứa. Có người lại dùng rượu, chanh, dầu xanh... chà xát trên da, hi vọng bớt ngứa. Những chỗ do bị gãi và chà xát, trở thành sần sùi, dộp lên.

    Những chỗ da bị dộp lên này lại càng ngứa hơn, làm người bị ngứa càng gãi nhiều hơn. Tất cả những yếu tố kể trên gộp lại làm da càng lúc càng thêm ngứa trong mùa đông.

    - Bệnh cái ghẻ hay bệnh chấy, rận

    Bệnh cái ghẻ, hay chấy, rận gây bởi những ký sinh trùng, lây từ người nọ sang người kia do sự chung đụng. Vì vậy, có thể vài người trong nhà cùng bị.

    Bệnh cái ghẻ hay gây ngứa ở những vùng như kẽ ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, nách, vú, rốn, bộ phận sinh dục, ... Con cái ghẻ phải nhìn bằng kính hiển vi mới thấy, nhưng tạo những đường hầm đặc biệt nhìn thấy được bằng mắt thường ở những vùng bị ngứa nhiều. Người bị bệnh cái ghẻ ngứa nhiều hơn về buổi tối và ban đêm. Chấy, rận thấy được bằng mắt thường. Chấy lập nghiệp trên đầu, còn rận chạy lăng quăng trên người), hoặc định cư ở vùng háng .

    - Bọ thú vật cắn

    Nếu bạn có nuôi chó để trông nhà, hay mèo bốn chân để bắt chuột, và bất ngờ trong nhà có người bị ngứa, bạn nhớ cẩn thận xem chó hay mèo của bạn có làm bạn với mấy chú bọ con con (fleas) hay không. Chán máu chó, mèo, mấy chú bọ có thể đổi bữa, thử máu người xem sao, chích đốt những người trong gia đình bạn, gây ngứa ở chỗ da bị chích đốt, hoặc có thể gây cả phản ứng ngứa da toàn diện.

    - Bệnh vảy nến

    Một bệnh da nhiều người bị. Bệnh tạo những vết đỏ, dày trên da trông giống những vẩy nến. Các vết psoriasis hay hiện diện ở khuỷu tay và đầu gối, nhưng có thể mọc trên da nhiều nơi, cả ở trên đầu, trên móng tay và trong miệng.

    Các bệnh bên trong cơ thể

    - Suy thận kinh niên

    Trong các bệnh nội thương, suy thận kinh niên là bệnh hay gây ngứa nhất. 90% những người suy thận nặng cần được lọc thận bị ngứa. Ngứa do suy thận nặng hơn về mùa hè.

    - Bệnh gan

    Bệnh gan có nhiều loại. Loại gây tắc nghẽn và ứ đọng mật (trong hay ngoài gan) cũng hay gây ngứa, chỉ đứng hàng thứ nhì sau bệnh suy thận kinh niên.

    - Bệnh cường tuyến giáp trạng

    5% những người bị bệnh cường tuyến giáp trạng than ngứa ngáy. Ngứa bớt dần khi bệnh được chữa trị và kiểm soát.

    - Bệnh ung thư Hogkin

    Hogkin là bệnh ung thư gây nổi hạch ở nhiều nơi trong cơ thể, có thể chữa trị được nếu khám phá sớm. 15% những người bị bệnh ung thư Hogkin than ngứa.

    - Bệnh quá nhiều chất Hemoglobin trong máu

    Trong bệnh này, cơ thể sản xuất quá nhiều hồng cầu và chất Hemoglobin lưu thông trong máu, làm máu đặc hơn bình thường. 14-52% người có bệnh này bị ngứa, nhất là sau khi tắm với nước ấm hay nước nóng.

    Trên đây là những bệnh được biết chắc có thể gây ngứa. Nhiều bệnh khác như tiểu đường, suy tuyến giáp trạng, thiếu máu do thiếu chất sắt, các bệnh ung thư khác ngoài bệnh Hogkin... có thể gây ngứa.

    Ngoài ra, các trạng thái căng thẳng tinh thần, và một số bệnh tâm thần cũng khiến nhiều người cảm thấy ngứa ngáy. Chứng ngứa này được gọi là ngứa tâm lý. Tuy nhiên, chỉ nên định bệnh là ngứa tâm lý, sau một thời gian tìm hiểu và theo dõi, để biết chắc là không có một tật bệnh nào khác quan trọng trong cơ thể gây ra chứng ngứa.

    Bạn nên làm gì?

    - Nếu mới ngứa vài ba ngày, trên da không thấy có gì lạ, nguyên nhân của ngứa có thể chỉ là những gì thông thường: ngứa mùa đông (nếu trong mùa lạnh), do mới dùng một thuốc gì lạ, ... Bạn có thể thử dùng những thuốc chữa ngứa như Benadryl, Chlor-Trimeton, Tavist, ... mua ngoài nhà thuốc, trong lúc cố tìm nguyên nhân gây ngứa để tránh. Dùng những thuốc này, khi lái xe, hoặc điều khiển những máy móc nguy hiểm, bạn nên cẩn thận, vì thuốc hay làm người ngầy ngật, buồn ngủ. Thuốc Claritin nay mua không cần toa, uống không buồn ngủ.

    - Nếu đang trong mùa lạnh, bạn nên tắm mau với nước vừa đủ ấm, và dùng những loại xà-bông không làm mất nhiều chất nhờn của da như xà-bông Dove. Không dùng xà-bông lại càng tốt, hoặc chỉ dùng ở những vùng nhiều mồ hôi như nách, háng, khuỷu tay, khuỷu chân.

    - Không nên tắm ngày nhiều lần. Sau khi tắm, nên thoa da bằng những loại lotion làm da bớt khô như Keri lotion, Vaseline lotion

    - Không nên chà xát da với rượu, chanh, dầu xanh, ... Và xin... cố đừng gãi. Bạn cũng đừng mặc đồ len trực tiếp trên da.

    - Không nên tiếp xúc nhiều với thú vật nuôi. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
     
  4. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    cảm ơn bạn.........................
     
  5. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Bác sĩ sẽ tìm cách xác định nguyên nhân gây ngứa để loại bỏ nó. Thường thì nguyên nhân có thể thấy được một cách rõ ràng, chẳng hạn như vết cắn của côn trùng, hay chất độc.
    Nếu ngứa ngáy kéo dài hơn vài ngày hay là xuất hiện và biến mất một cách thường xuyên mà không có nguyên nhân rõ ràng thì cần phải được khám và làm các xét nghiệm.

    Nếu nghi ngờ dị ứng, cần phải làm test da.

    Nếu nghi ngờ bệnh hệ thống, cần phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan, chức năng thận, mức đường huyết. Số lượng bạch cầu ái toan (một loại bạch cầu) cũng có thể được kiểm tra do nếu số lượng của chúng tăng có thể gợi ý đến một tình trạng dị ứng.

    Đôi khi bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân ngưng một hoặc một vài loại thuốc để xem có bớt ngứa đi hay không. Sinh thiết, lấy một mẫu da để quan sát dưới kính hiển vi, cũng có thể giúp tìm ra nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân nhiễm trùng.
     
  6. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Vẩy nến (psortasis vulgarig) là một bệnh ngoài da mãn tính, hay tái phát và thường gặp (chiếm khoảng 2-3% dân số thế giới).

    Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nam bị nhiều hơn nữ, trên da có những sẩn đỏ và vẩy dễ bong, màu trắng ánh bạc. Kích thước sẩn đỏ có thể nhỏ bằng hạt kê, móng tay, hay đồng xu, hoặc liên kết thành diện rộng to bằng bàn tay, sờ nắn vào hơi cộm, ranh giới rõ rệt, màu đỏ tươi ráo. Trên nền sẩn đỏ có vảy ánh bạc phủ thành nhiều lớp dễ bong thành lớp mỏng như khi ta cạo lên một vết nến nhỏ và mỏng.

    Vẩy nến có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da, nhưng đầu tiên hay gặp ở những vị trí hay tì đè như khuỷu tay, đầu gối, mặt trước cẳng chân, lưng, da đầu. Bệnh không ngứa hoặc ngứa ít, không ảnh hưởng nhiều đến toàn thân (trừ thể nặng đỏ da toàn thân, vẩy nến thể móng khớp, thể mủ).

    Cơ chế sinh bệnh
    Gần đây nhờ vào những tiến bộ khoa học như miễn dịch học, di truyền học đã xác định bệnh vẩy nến có cơ địa di truyền và cơ chế tự miễn dịch. Tuy nhiên, quy luật di truyền của bệnh đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Không nhất thiết mọi người có gen gây bệnh đều sẽ bị vảy nến, mà phải có những điều kiện khác tác động thì mới nảy sinh bệnh: đó là strees nhiễm khuẩn, chấn thương thượng bì, một số thuốc, thức ăn, rượu… tác động và tạo ra các kháng nguyên làm thay đổi đáp ứng miễn dịch, hoạt động một số tế bào bệnh vẩy nến xuất hiện.

    Cơ chế sinh bệnh nổi bật nhất ở bệnh vẩy nến là sự tăng sản mạnh mẽ lớp thượng bì của da, hoạt động tổng hợp phân tử AND và phân chia nhân tế bào tăng gấp 8 lần so với bình thường, chu chuyển tế bào từ lớp đáy lên lớp sừng từ 23-30 ngày rút xuống còn 3-4 ngày… Hậu quả của các quá trình trên dẫn đến dày sừng, rối loạn biệt hoá tế bào sừng, tạo nhiều vảy á sừng, bong vảy liên tục.

    Việc điều trị
    Chẩn đoán bệnh vẩy nến khá dễ dàng nhưng việc điều trị lại rất khó khăn. Chưa có phương pháp nào chữa khỏi hẳn được bệnh vẩy nến.

    Bệnh này được chữa trị tại chuyên khoa da liễu, điều trị ngoài da là chủ yếu, điều trị nội khoa chỉ có tính hỗ trợ, bệnh ổn định từng đợt và tái phát không theo chu kỳ (thông thường về mùa đông vẩy nến tái phát nhiều lên, còn về mùa hè thì giảm đi, có người bệnh ổn định được 2-4 năm rồi mới lại tái phát).

    Người bệnh vẩy nến không nên tự ý bôi thuốc Flucinar- đó là thuốc có Corticoid, dùng nhiều, dùng luôn có những tác dụng phụ có hại cho da, dễ làm cho bệnh tái phát nặng hơn.

    Người bệnh nên khám và chữa tại các Trung tâm Da liễu, hoặc viện Da liễu để được điều trị thích hợp với tình trạng bệnh giúp cho bệnh mau ổn định.

    Vì là bệnh mãn tính hay tái phát, cần phải xác định tư tưởng an tâm, tránh bi quan quá lo buồn, tinh thần cần thoải mái trong điều trị để bệnh mau thoái lui, phấn đấu giữ cho bệnh được ổn định thích hợp với sinh hoạt và lao động tương đối bình thường.

    Cần tránh ăn uống các chất kích thích, hạn chế rượu bia, không hút thuốc lào, thuốc lá. Sinh hoạt, lao động, thể dục thể thao điều độ phù hợp với trạng thái sức khoẻ.

    (Theo báo Phụ nữ Việt Nam)
     
  7. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    các món này nữa dù vài lần đi siêu thị thấy các gói hạt bắt mắt, bé hay đòi. Trong chuyến đi biển do cơ quan chị tổ chức năm ngoái, sau bữa ăn trưa, trong lúc chị sơ ý, bé T.A đã lấy hộp đậu thập cẩm để trên bàn và ăn khá nhiều. Vài giờ sau, T.A bị sốt cao, khắp người nổi mề đay, chị M. đành bỏ dở chuyến đi để đưa con vào bệnh viện (BV). Rất may, tình trạng dị ứng của bé không quá nặng.

    Sốc phản vệ rất nguy hiểm

    Cách đây không lâu, báo chí Canada đã đăng một câu chuyện thật như đùa: Một cô bé 15 tuổi tên Christina ngụ tại TP Saguenay (Canada) đã tử vong sau khi… hôn bạn trai. Nguyên nhân của “nụ hôn thần chết” đó là Christina vốn dị ứng nặng với đậu phộng trong khi cậu bạn lại vừa ăn món này trước khi gặp bạn gái. Sau vài giờ, cơn sốc phản vệ đã lấy đi sinh mạng cô gái dù được đưa vào BV cấp cứu ngay sau đó. Cách đây khoảng 10 năm, một cô gái người Canada 16 tuổi khác ở TP Quebec cũng đã suýt tử vong với lý do bị dị ứng nặng với loại kháng sinh mà cậu bạn vừa uống trước khi hôn.

    ThS-BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1 (TP HCM), cho biết những câu chuyện “thật như đùa” ấy hoàn toàn có thể xảy ra nếu tình trạng dị ứng ở trẻ không được đánh giá và theo dõi đúng. Có những dạng dị ứng thường chỉ gây phiền toái như viêm mũi dị ứng, ít mẩn ngứa ngoài da nhưng cũng có những dạng đặt bệnh nhân trước nguy cơ tử vong, nhất là tình trạng sốc phản vệ trong dị ứng thực phẩm - dược phẩm, hen suyễn trong nhóm các bệnh dị ứng hô hấp… Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 30% dân số gặp các vấn đề liên quan đến dị ứng.



    [​IMG]

    Phụ huynh đưa trẻ đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM)

    Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, các bệnh liên quan đến dị ứng nguy hiểm ở chỗ nhiều trẻ chưa đủ ý thức để nhận biết và nói với người lớn về các vấn đề xảy ra với mình. Dị ứng có rất nhiều biểu hiện khác nhau như suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm ruột dị ứng, dị ứng thức ăn, phù mạch - mề đay, sốc phản vệ… “Có khá nhiều trẻ bị dị ứng mà phụ huynh không biết, ví dụ con cứ bị tiêu chảy kéo dài, nghĩ là bệnh đường tiêu hóa, đi khám mới biết là do dị ứng” - BS Tuấn cho biết.

    Gọi ngay cấp cứu

    Trong các biến chứng do dị ứng gây ra, đáng lo ngại nhất vẫn là các cơn sốc phản vệ ở những trẻ bị dị ứng nặng như cô bé Christina hay các cơn hen của trẻ bị hen suyễn. Trong nhiều tình huống, trẻ có thể bị ngạt, ngưng tim - ngưng thở và nhanh chóng tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

    BS Trần Đắc Nguyên Anh, Phó trưởng Khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 2 (TP HCM), cho biết khi phụ huynh gặp tình huống trẻ bị sốc phản vệ do dị ứng thức ăn, thuốc… thì trước hết phải gọi ngay cấp cứu hoặc lập tức đưa trẻ vào trung tâm y tế gần nhất vì tình huống này không thể tự xử lý. Trong lúc đợi đội cấp cứu, nếu trẻ bị ngưng tim, ngưng thở, hãy nhanh chóng hồi sinh tim, phổi cho trẻ bằng biện pháp ép tim - thổi ngạt, chú ý móc đờm nhớt trong cổ họng ra, nếu có. Khá nhiều tình huống trẻ bị sốc phản vệ do dị ứng thuốc hay thức ăn và bị phù nề thanh quản nên mới bị ngạt, do vậy việc kiểm tra xem trẻ còn thở, tim còn đập hay không là rất quan trọng.

    BS Tuấn lưu ý thêm rằng ngay cả những bệnh gây rắc rối “sơ sơ” như viêm mũi dị ứng cũng phải được thăm khám và điều trị dứt điểm bởi các trường hợp dị ứng không nguy hiểm cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.





    Cần chú ý nguyên nhân gây dị ứng

    ThS-BS Trần Anh Tuấn khuyên các bậc cha mẹ có con bị dị ứng nên lưu ý đến nguyên nhân. Ví dụ ở trẻ bị viêm mũi, hen suyễn nên dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, tránh các thứ dễ gây kích ứng đường hô hấp, có chế độ sinh hoạt phù hợp. Ở bệnh dị ứng thức ăn, nên chú ý tới các nhóm thực phẩm gây ra 90% dị ứng thức ăn ở trẻ, gồm: sữa, đậu phộng, trứng, đậu nành, các loại hạt, cá, sò, ốc. Ở trẻ dễ bị viêm da dị ứng, nên lưu ý khi chăm sóc da, vệ sinh cơ thể cho bé… theo lời khuyên của bác sĩ.
     
  8. Nguyễn Quang Định

    Nguyễn Quang Định Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/5/2016
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hôm nọ đi biển, mình bị san hô cứa cho mấy vết mà lên triệu chứng như của mề đay vậy =.=. Giờ gần hết trông như sẹo lồi vậy :(
     
  9. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    độc của san hồ nó gây ra phản ứng ngứa tức thời thôi bạn ạ
     
  10. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Ngứa da do bệnh ở nội tạng

    23:15:34, 02/03/2010
    Chứng ngứa da không chỉ là biểu hiện của các bệnh ngoài da như ghẻ, chàm... mà còn có thể là triệu chứng của các bệnh lý bên trong cơ thể, chẳng hạn như tiểu đường, suy thận, nhiễm giun...
    Các bệnh ở nội tạng có thể gây ngứa da bao gồm

    Nhiễm ký sinh trùng đường ruột: Khi trong ruột có nhiều giun sán thì ở da cũng hay nổi các mẩn ngứa, eczema. Kèm theo, bệnh nhân da xanh, hay đau bụng vùng quanh rốn vào lúc đói.

    Bệnh tiểu đường: Đường máu cao thường gây ngứa ở da, da dễ bị mụn nhọt, nhiễm nấm.

    Suy thận: Những bệnh nhân bị suy thận nặng do không đào thải được các chất độc như urê cũng bị ngứa da. Triệu chứng kèm theo thường là phù, thiếu máu, huyết áp cao.

    Thay đổi về nội tiết: Nhiều người khi mang thai hay bị ngứa lan tỏa trên da, điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.

    Bệnh ác tính của bạch huyết: Những người bị bệnh hodgkin, non-hodgkin thường có ngứa da dữ dội từng đợt, kèm theo có hạch bạch huyết sưng to, cơ thể suy yếu dần.

    Nhiều bệnh lý trong nội tạng khác cũng gây ngứa da. Muốn hết ngứa, phải tìm được nguyên nhân để điều trị tận gốc. Do vậy, khi bị ngứa da, không nên tự ý bôi thuốc mà nên đi khám bệnh.

    (Theo Suckhoedoisong.vn)
     
  11. SocRuoi

    SocRuoi Cho thuê xe 16 chỗ giá rẻ 8k + Tour Sapa

    Tham gia:
    20/3/2014
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    66
    Điểm thành tích:
    28
    mẹ nó ơi, mình có đứa cháu nó cũng bị mề đay nhưng mà chỉ bị vào mùa hè thôi. Cứ hè là người nó nổi đầy lên ý, dùng thuốc này có khỏi được ko?
     
  12. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    mn gọi cho mình để dc tư vấn nhé.tks
     
  13. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Người bị mắc bệnh tổ đỉa có một số triệu chứng sau:
    [​IMG]
    - Mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn.

    - Vị trí: 90% là gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp một trong hai chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.

    - Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da.

    - Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt.

    Bệnh tổ đỉa được các thày thuốc ngoài da coi như một loại chàm (eczema). Nhưng khác eczema, tổ đỉa chỉ nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ria ngón tay chân, còn eczema thì có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên da. Mặt khác, mụn nước tổ đỉa thường to, sâu, chắc, khó vỡ hơn mụn nước eczema.

    Cũng như eczema, tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.

    (Theo BV Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn)
     
  14. Loving198

    Loving198 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/6/2015
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Bệnh mề đay có bị lây ko vậy cm?
     
  15. chamnt

    chamnt Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/8/2009
    Bài viết:
    808
    Đã được thích:
    233
    Điểm thành tích:
    183
    Mình nhìn như là lá cây đơn dại đơn đỏ hay có cả tía tô í nhỉ
     
  16. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    đơn đỏ là 1 trong các vị bạn nhé
     
  17. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    KĐS - Bệnh vảy nến là một bệnh da viêm mãn tính và cho đến nay nguyên nhân chính xác của căn bệnh vảy nến vẫn chưa được sáng tỏ, sự rối loạn hệ miễn dịch và yếu tố di truyền được xem là đóng một vai trò quan trọng làm phát triển căn bệnh.
    Bệnh vảy nến thường gặp ở những người có gen HLA-B13, B17, BW57 và CW6. Đặc biệt gen HLA-CW6 được tìm thấy ở 87% bệnh nhân vảy nến. Hệ miễn dịch vì một lý do nào đó đã bị kích hoạt một cách sai lầm, do đó đã làm tăng tốc chu kỳ tăng trưởng của tế bào da giữa các phản ứng miễn dịch khác.

    [​IMG]

    Các nghiên cứu cho thấy rằng một người có phát triển bệnh vảy nến hay không tùy thuộc vào các yếu tố kích hoạt. Những yếu tố kích hoạt nguyên phát này làm khởi phát bệnh, và các yếu tố kích hoạt thứ phát làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

    Những yếu tố kích hoạt nguyên phát bao gồm:

    1. Hiện tượng Koebner: là các tổn thương da ví dụ như vết cắn động vật, bỏng, sấy điện, tróc da, đông lạnh, sự cọ xát, vết thương do súng đạn, côn trùng đốt, rách da, cắt móng tay, đi giày quá chật, sự chèn ép, cạo râu, phẫu thuật ghép, đường rạch phẫu thuật, lột băng vải, mút ngón tay, tia X, bỏng nắng, xăm mình (gây chấn thương da)
    2. Stress : lo lắng, trầm cảm, bệnh tâm lý, ví dụ : rối loạn stress sau chấn thương.
    3. Tác động của một số loại thuốc , ví dụ
    -Thuốc kháng sốt rét, ví dụ Doxycycline, chloroquine;

    -Lithium: điều trị trầm cảm hay rối loạn tâm thần;

    -Ức chế men chuyển : thuốc điều trị cao huyết áp;

    -Thuốc kháng viêm, ví dụ ibuprofen hay indomethacin;

    -Ức chế bê ta : dùng cho bệnh nhân suy tim;

    -Corticosteroid: được kê toa cho nhiều bệnh khác nhau. Sự ngừng thuốc ở liều tương đối cao một cách đột ngột có thể là một yếu tố kích hoạt bệnh vảy nến.

    1. Nhiễm trùng: ở một số người, thường là trẻ em và những người trẻ, một dạng vảy nến được gọi là vảy nến thể giọt hình thành sau một đợt nhiễm trùng họng do Streptococcus (lưu ý: đa số bệnh nhân bị nhiễm trùng họng do Streptococcus sẽ không xuất hiện vảy nến), nhiễm trùng hô hấp trên như là viêm hầu họng do Streptococcus hay viêm xoang. Người có hệ miễn dịch suy yếu như là bệnh nhân HIV sẽ dễ bị vảy nến hơn.
    Có một số yếu tố kích hoạt thứ phát và những yếu tố này làm trầm trọng tình trạng bệnh một khi nó được kích hoạt, và sẽ tiếp tục làm cho tình trạng xấu hơn.

    Những yếu tố này là :

    - Uống rượu bia;

    - Hút thuốc lá;

    - Tiếp xúc với hoá chất, ví dụ sản phẩm tẩy rửa ở trong nhà hay trong nhà máy (có thành phần cơ bản là chlorine) thuốc diệt gián hay bọ chét, hít khói thuốc lá thụ động, những sản phẩm làm tóc như thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn tóc, sơn,sơn mài, chất pha loãng, thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nickel và thuốc nhuộm da…;

    - Cơ thể bị mất nước;

    - Táo bón hay tiêu chảy;

    - Thay đổi hoặc rối loạn nội tiết tố;

    - Phản ứng với thời tiết: ví dụ như trời chuyển lạnh;

    - Ăn các thực phẩm bất lợi (có tính acid hay có tính lợi tiểu): cà chua, ớt, ớt chuông, trái cây chua họ cam, chanh, dâu, khóm, nước ngọt có gas, đồ ăn ngọt (sô cô la, bánh ngọt, kem, kem lạnh), tea, cà phê, thịt đỏ, phụ gia thực phẩm, các chất bảo quản.

    [​IMG]

    Không phải tất cả bệnh nhân vảy nến sẽ phản ứng với tất cả những yếu tố kích hoạt nêu trên, vì vậy điều tốt nhất nên làm là ghi nhận lượng thực phẩm, nước uống … đã tiêu thụ, bạn ngủ như thế nào, bạn đã trải qua những stress nào, có tiếp xúc với hoá chất và những yếu tố môi trường khác không và đồng thời theo dõi triệu chứng của bạn, ví dụ: ngứa tăng lên, cảm giác kích thích, xuất hiện những sang thương mới, hay sang thương cũ trở nên tệ hơn …. Lưu ý rằng một số yếu tố kích hoạt ví dụ như tổn thương da có thể không thấy sự bùng phát ngay trong 10 đến 14 ngày sau khi xảy ra sự kiện kích hoạt, vì vậy nếu bạn chú ý thấy mình bị muỗi cắn hay côn trùng đốt, hãy ghi nhận ngày tháng và ghi chú bất kỳ sự bùng phát muộn nào xảy ra sau đó.

    Theo drmichaels.vn
     
  18. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Bệnh vảy nến này nền y học hiện đại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết
     
  19. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    SKĐS - Bệnh zona do virut herpes zoster gây ra. Nó cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Người bệnh có biểu hiện đau rát dọc theo dây thần kinh bị tổn thương.
    Bệnh zona do virut herpes zoster gây ra. Nó cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Người bệnh có biểu hiện đau rát dọc theo dây thần kinh bị tổn thương. Khoảng 2 - 3 ngày xuất hiện vệt đỏ lan toả dọc theo vùng da bị tổn thương, đồng thời xuất hiện mụn nước kèm theo ngứa, đau nhức, rát, đau đầu.

    Vị trí tổn thương thường ở ngực, bụng, lưng, miệng, gáy, mặt, đầu, chân tay… Nếu tổn thương vào dây thần kinh thị giác, dây thần kinh số VII có thể gây mù mắt, liệt mặt, mất vị giác. Ở một số bệnh nhân trung hoặc cao tuổi, zona có thể để lại hậu quả nặng nề: gây đau nhức kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Kinh nghiệm dân gian chữa zona có rất nhiều, sau đây là một số bài thuốc thường dùng:

    Bài thuốc uống trong

    Nếu nốt zona hồng ban thủy bào rõ, mặt bóng căng, đau rát nhiều, miệng khát, họng khô, bứt rứt, dễ nóng nảy, chất lưỡi đỏ, rêu vàng. Phép chữa: thanh tả can hỏa, lợi thấp giải độc, chỉ thống.[​IMG]

    Bệnh zona bả vai.

    Dùng bài: Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 8g, hoàng cầm 8g, chi tử 8g, trạch tả 8g, mộc thông 8g, khương hoàng (nghệ vàng) 8g, sa tiền tử 10g, đương quy 10g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, sinh địa 12g, đan bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Nếu vùng zona tổn thương đau nhức âm ỉ, sắc ban chẩn không tươi, mụn nước dày, thủy bào lớn, loét chảy nước. Đau rát ngoài da nhẹ hơn, miệng không khát hoặc khát mà không muốn uống nước nên kiện tỳ, trừ thấp, giải độc.

    Dùng bài: Vị linh thang gia giảm: thương truật 12g, chi tử 6g, sinh ý dĩ 12g, trạch tả 8g, mộc thông 8g, xích linh 8g, hoạt thạch 12g, hậu phác 8g, bồ công anh 12g, kim ngân 14g, huyền hồ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Thuốc dùng ngoài

    Bài 1: đậu xanh, gạo nếp nhai đắp vào nốt phỏng ngày vài lần (khi nốt chưa vỡ).

    Bài 2: ngọn lá khoai lang giã nhuyễn đắp vào nốt phỏng ngày 1 lần, ngày hôm sau rửa sạch đắp mới, tiếp cho đến khi khỏi.

    Bài 3: bôi bột thanh đại hoa với nước xoa vào nốt zona.

    Bài 4: lấy đọt ngọn cây mướp và ít muối giã đắp vào nốt zona.

    Bài 5: củ bạch chỉ phơi thái lát tán nhỏ hòa nước đắp bôi vào nơi nốt phỏng.
     
  20. sinaekr

    sinaekr T/NAM TRỊ MỀ ĐAY TẬN GỐC

    Tham gia:
    23/9/2009
    Bài viết:
    8,161
    Đã được thích:
    1,075
    Điểm thành tích:
    823
    Mang bệnh này, không dám mặc áo cộc tay, xuống bể bơi


    Bệnh vảy nến là bệnh hệ thống và người bệnh đều không có hi vọng khỏi bệnh, chỉ có thể sống chung với nó. Căn bệnh mang đến cho người ta nỗi đau không nói nên lời.





    [​IMG]

    Hình ảnh bệnh vảy nến ở cánh tay.

    Không dám ngủ với chồng

    Vén tay áo, ống quần lên, chị Trương Thị Nga 43 tuổi trú tại Hà Nội khiến chúng tôi giật minh vì căn bệnh vảy nến mà chị đã mắc 14 năm nay.

    Chị Nga cho biết, sau khi sinh đứa con thứ 2, tự nhiên chị thấy da mình sẩn đỏ và bắt đầu những đợt “lột xác”. Vùng da bị tổn thương ngày càng lan rộng chị Nga đi khám bác sĩ cho biết đó là bệnh vảy nến, bệnh không chữa khỏi hoàn toàn.

    Căn bệnh mãn tính chị Nga chấp nhận được nhưng những bất tiện nó mang lại cho chị thì sống còn không bằng chết. Vì là bệnh toàn thân, lúc ấy chị đang làm giáo viên mầm non nên các bậc phụ huynh đã gửi đơn lên trường không cho chị dạy học nữa. Chị được điều chuyển xuống bộ phận nấu ăn nhưng cũng không được bởi vì mỗi lần đến kỳ “lột da” nhất là vào mùa hè bị ngứa, vảy tróc ra nhìn rất kinh.

    Người thân của chị còn sợ nói gì đến các bậc phụ huynh. Chị Nga phải nghỉ dạy ở nhà. Từ ngày bị bệnh, chị Nga không bao giờ dám nằm chung với chồng. Thậm chí mỗi lần nhà có khách đúng đợt bệnh tái lên thì chị Nga không dám ngồi ăn cơm cùng.

    May mắn cho chị là bố mẹ chồng hết mực thương yêu và thông cảm nên ông bà lúc nào cũng động viên chị. Nếu như không nhận được sự thông cảm từ họ chắc chị Nga chẳng dám nghĩ đến sự sống của mình. Còn chuyện chăn gối, từ ngày bị bệnh chị và chồng ngủ riêng. Chị nói ‘tôi vén tay thế này bản thân mình còn sợ nói gì đến người khác. Bị vảy nến toàn thân nó khổ không nói nên lời được”.

    Trường hợp của chị Nguyễn Thị Hường quê ở Thái Bình cũng thế. Chị Hường bị vảy nến toàn thân. Lúc đầu người ta tưởng bệnh lây như hủi, cả gia đình hắt hủi không dám lại gần chị. Mỗi lần ngủ dậy, chị ê chề đau đớn khi giường chiếu, chăn màn dính toàn những lớp vảy tróc ra từ mình.

    Chồng chị Hường đã bỏ nhà vào nam lấy vợ ở đó. Cô con gái nhỏ của chị phải gửi về nhà ngoại. Một mình chị vừa kiếm tiền vừa chữa bệnh. 8 năm không phải là quá dài những cả 8 năm nay chị sống trong nước mắt.

    Ở quê, chị không dám đi ăn cỗ ở đâu. Người ta cũng sợ mỗi khi chị đến. Sự kỳ thị còn ghê gớm hơn cả căn bệnh HIV của 20 năm trước. Chị Hường đã nhiều lần nghĩ đến cái chết. Mỗi lần gặp bác sĩ, chị lại được họ động viên an ủi nên cũng đỡ nghĩ tiêu cực hơn.

    Sợ vì bị lây

    Biểu hiện và biến chứng của bệnh vảy nên rất nguy hiểm. Bệnh nhân có thể đỏ da toàn thân, sưng mủ rồi chuyển sang tổn thương móng, sưng đau các khớp, biến dạng khớp, chân đau không đi lại được, rối loạn chuyển hóa dẫn đến các bệnh như: Tiểu đường, tăng huyết áp, xơ vữa mạch, rối loạn tâm lý do trên cơ thể người bệnh bị viêm da không được khống chế nên ảnh hưởng đến toàn thân. Những biến chứng này còn có thể dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim, tăng mỡ trong máu...

    Ông Trần Hồng Trường – Chủ tịch hội Vẩy nến Việt Nam cho biết hiện nay việc cần quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để người bị bệnh vảy nên tự tin hơn trong cuộc sống và xã hội không còn kỳ thị nữa.

    Bình thường, bệnh vảy nến xuất hiện trên cơ thể, những người bệnh nặng thì đỏ da toàn thân, người bình thường họ nhìn thấy bệnh nhân này thì rất ghê sợ. Đó cũng là bình thường, nhưng xã hội không hiểu biết thì người ta sẽ kỳ thị.

    "Sự kỳ thị ấy sẽ dẫn đến những chuyện là bệnh nhân ở trong Hội của chúng tôi có những người bị vợ bỏ, chồng bỏ; có những cháu đi học bị các bạn trêu đùa, trêu ghẹo… Hoặc có những trường hợp đi đến chỗ công cộng như bể tắm là không được tắm. Đó là những câu chuyện đã xảy ra.

    Tại Việt Nam người ta sợ vẩy nến vì họ sợ lây. Có những người phải ăn riêng, giặt quần áo riêng vì họ sợ bị lây cho những người khác. Trong vô số các lý do, việc sợ lây cũng la điều dễ thông cảm. Nhưng hiện nay khoa học đã chứng minh bệnh vảy nên không lây như người ta vẫn nghĩ. Việc bệnh nhân an tâm điều trị là một trong những điều tốt nhất để tránh các biến chứng do bệnh gây ra" - Ông Tường chia sẻ.
     

Chia sẻ trang này