Thông tin: Thủy Đậu Kiêng Gì? - 10 Điều Cần Lưu Ý Để Khỏi Bệnh Nhanh Nhất

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi tramy98, 11/5/2021.

  1. tramy98

    tramy98 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    4/3/2021
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Bên cạnh việc điều trị thủy đậu, người bệnh cần kiêng kỵ một số điều để khỏi bệnh nhanh nhất. Vậy thủy đậu kiêng gì? Hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những điều cần tránh khi bị thủy đậu, cũng như biện pháp điều trị để giúp bệnh nhanh khỏi.
    I. Thủy đậu kiêng ăn gì?
    1. Các đồ cay nóng
    Không chỉ riêng với bệnh thủy đậu, mà dù cơ thể bạn có khỏe mạnh hay không, thì đồ cay nóng vẫn là một trong những loại thực phẩm cần hạn chế. Nguyên nhân đầu tiên là vì chúng trực tiếp ảnh hưởng và làm giảm khả năng thải độc của gan.
    Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng sẽ khiến cơ thể bạn tăng tiết mồ hôi và bã nhờn. Qua đó, chúng tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Đặc biệt tại các nốt mụn nước, vi khuẩn chính là nguyên nhân chính dẫn tới bội nhiễm và sẹo.
    Một số thực phẩm mà người bệnh cần tránh: các gia vị như ớt, gừng, tiêu, đặc biệt là quế...
    2. Những đồ ăn có nguồn gốc từ bơ, sữa
    Cũng giống như những thực phẩm cay nóng, những đồ ăn có nguồn gốc từ bơ, sữa cũng kích thích cơ thể tăng tiết dầu nhờn, mồ hôi. Vì thế, để bệnh khỏi nhanh và tránh những biến chứng do vi khuẩn phát triển gây ra, bệnh nhân nên ngừng sử dụng những thực phẩm như phô mai, sữa bò, bơ, kem...
    3. Đồ ăn chứa arginin
    Tuy là một acid amin cần thiết cho cơ thể, nhưng trên nền bệnh thủy đậu, arginin là tác nhân thúc đẩy và tạo điều kiện cho virus thủy đậu nhân lên nhanh hơn. Do đó, nếu bệnh nhân thường xuyên sử dụng những thực phẩm chứa arginin thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tăng tỷ lệ mắc bội nhiễm thủy đậu. Một số thực phẩm chứa arginin cần tránh là: lạc, nho khô, socola…
    4. Rau muống, đồ nếp
    Khi mắc thủy đậu, các nốt mụn nước là nguyên nhân để lại sẹo sau khi bệnh lùi. Nếu trong thời gian này, bệnh nhân ăn rau muống hay đồ nếp, thì các vết sẹo thủy đậu có nguy cơ trở thành những sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ. Do đó, khi bệnh chưa khỏi hoàn toàn, người bệnh không nên ăn rau muống hay các đồ nếp.
    5. Đồ chua và mặn
    Ngoài 4 loại thực phẩm trên, riêng với bệnh nhân thủy đậu có mụn nước mọc trong miệng cần hạn chế sử dụng đồ ăn có vị chua và mặn. Những loại đồ ăn này sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng, gây khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt khi mụn nước đã vỡ, acid và muối có thể khiến các vết loét thêm nặng hơn, kéo dài thời gian lành vết thương.
    II. Thủy đậu kiêng làm gì?
    1. Tránh những nơi đông người
    Việc đầu tiên cần lưu ý khi mắc thủy đậu là tránh những nơi đông người để hạn chế việc bệnh lây lan cho người khác. Với người trưởng thành thì hạn chế ra ngoài, đeo khẩu trang, rửa tay và sát khuẩn thường xuyên. Với trẻ nhỏ, tốt nhất là nên cho trẻ nghỉ học tạm thời để tránh lây cho trẻ khác.
    2. Kiêng nước lạnh
    Người bị thủy đậu tuyệt đối không được kiêng tắm. Nếu bệnh nhân kiêng tắm, vi khuẩn sẽ rất nhanh chóng sinh sôi, là nguyên nhân dẫn tới bội nhiễm thủy đậu.
    Tuy nhiên, bệnh nhân nên tránh nước lạnh, gió lớn. Khi bị thủy đậu, nước lạnh và gió lớn sẽ dễ khiến người bệnh bị cảm, cơ thể yếu hơn có thể dẫn tới việc kéo dài thời gian điều trị bệnh. Vì vậy, khi tắm nên sử dụng nước ấm để làm sạch cơ thể trong thời gian ngắn nhất.
    3. Kiêng gió lớn
    Có rất nhiều bệnh nhân đặt ra câu hỏi thủy đậu có ra gió được không? Câu trả lời là có. Bệnh nhân hoàn toàn có thể ra gió, trong trường hợp gió nhẹ, không làm người bệnh cảm thấy lạnh. Tuy nhiên, người mắc thủy đậu cần kiêng ra gió lớn, vì người bệnh có thể bị cảm, khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
    4. Kiêng chà gãi các nốt thủy đậu
    Khi mắc thủy đậu, bệnh nhân thường có cảm giác ngứa ngáy. Do đó, nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ thường không tự chủ mà liên tục chà gãi các nốt mụn thủy đậu. Việc này khiến mụn thủy đậu bị vỡ, vùng da xung quanh cũng bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, có thể gây các biến chứng hoặc để lại sẹo. Vì thế, khi bị thủy đậu, bệnh nhân nên mặc đồ thoải mái, hạn chế chà gãi các mụn nước. Nếu người bệnh ngứa nhiều có thể sử dụng các thuốc giảm ngứa, dưỡng ẩm da theo chỉ định của bác sĩ.
    5. Tránh sử dụng chung đồ cá nhân
    Virus thủy đậu rất dễ lây lan, có thể là tiếp xúc trực tiếp, hoặc lây qua các đồ dùng cá nhân. Do đó, những vật dụng thường ngày của bệnh nhân như quần áo nên được giặt kỹ, giặt riêng với những người khác trong gia đình. Đồ dùng của người bệnh cũng cần được đặt riêng để tránh bệnh lây lan.
    III. Nguyên tắc điều trị thủy đậu để bệnh khỏi nhanh
    Nguyên tắc điều trị thủy đậu là điều trị hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh.
    Dùng thuốc kháng virus:
    • Thuốc kháng virus thường được sử dụng là acyclovir. Thuốc giúp giảm mức độ của bệnh và hạn chế tình trạng nhiễm virus thứ phát. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc sớm, tốt nhất là trong vòng 24 giờ kể từ khi phát ban. Đối tượng thường được chỉ định acyclovir là bệnh nhân thủy đậu có bệnh lý nền suy giảm miễn dịch hoặc trường hợp thủy đậu nặng. Liều sử dụng là 10-12,5mg/kg, truyền tĩnh mạch, 3 lần 1 ngày.
    Điều trị hỗ trợ: Đây là các biện pháp điều trị chính với các trường hợp thủy đậu thông thường.
    • Hạ sốt với bệnh nhân sốt cao: dùng paracetamol hoặc thuốc nhóm NSAIDS theo chỉ định. Cần lưu ý không được cho bệnh nhân dùng aspirin để hạ sốt vì có thể gây ra hội chứng Reye.
    • Giảm ngứa: dùng thuốc kháng histamin theo đúng chỉ định, không được tự ý dùng thuốc để tránh tác dụng phụ. Ngoài ra có thể sử dụng dưỡng ẩm và thuốc bôi tại chỗ cho bệnh nhân nếu ngứa nhiều.
    • Dùng thuốc sát trùng ngoài da: Đây là bước chăm sóc quan trọng nhất để hạn chế tình trạng bội nhiễm và giúp bệnh mau khỏi. Một số dung dịch thường được sử dụng có tính sát khuẩn mạnh, không gây kích ứng, nhuộm màu da: dung dịch Dizigone, chlorhexidine…
    • Nếu bệnh nhân bội nhiễm có biến chứng viêm phổi: cần được hỗ trợ hô hấp.
    Bên cạnh đó, để bệnh khỏi nhanh, người bệnh nên có chế độ ăn uống, tập thể dục và nghỉ ngơi khoa học. Người bệnh có thể bổ sung thêm các loại rau xanh hay trái cây chứa vitamin C trong trường hợp không có mụn nước mọc trong niêm mạc miệng. Ngoài ra, có một số món ăn rất tốt cho người thủy đậu như cháo ý dĩ đậu đỏ, canh bí đao giải nhiệt, nước kim ngân hoa….
    Tuy là một bệnh lành tính, có khả năng tự khỏi, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Để điều trị bệnh nhanh khỏi, bệnh nhân cần tuân thủ đúng các nguyên tắc mà Bộ Y tế đưa ra, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần lưu ý một số điều cần tránh khi bị thủy đậu như kiêng đồ cay nóng, dầu mỡ, chiên rán, tránh nước lạnh, gió lớn, tránh nơi đông người và không được sử dụng chung đồ dùng với người bình thường để tránh bệnh lây lan. Nếu cần hỗ trợ và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh thủy đậu, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
    Theo viendalieu.com.vn tổng hợp
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tramy98
    Đang tải...


Chia sẻ trang này