Thông tin: Thuỷ đậu – nhiều bậc cha mẹ vẫn còn chủ quan

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi support3, 30/12/2011.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. support3

    support3 Super Moderator

    Tham gia:
    13/8/2009
    Bài viết:
    14,246
    Đã được thích:
    2,901
    Điểm thành tích:
    913
    Thuỷ đậu hay còn gọi là Trái rạ, là một trong những căn bệnh thường thấy và dễ mắc phải, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em từ 1-10 tuổi. Tỷ lệ trẻ mắc phải bệnh này lên đến 90% (nên vẫn được gọi là bệnh trẻ con). Chỉ cần sống chung với người bệnh, hay tiếp xúc dù chỉ một lần với trẻ mắc bệnh Thủy đậu đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

    [​IMG]
    Tiêm ngừa Thuỷ đậu sớm để bảo vệ trẻ tốt hơn

    Chủng ngừa là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này, đặc biệt là khi mùa dịch sắp tới (tháng 2 – tháng 5). Tuy nhiên, nói chủng ngừa không có nghĩa là chỉ cần mang con đến các trung tâm y tế, chích một mũi thuốc là xong, mà đòi hỏi cha mẹ cần hiểu rõ đâu là thời điểm chủng ngừa tốt nhất, và chích ngừa như thế nào để thuốc phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ cho con mình.


    Vi rút Thuỷ đậu và những “dấu ấn”để lại.

    Thuỷ đậu là bệnh có khả năng lây lan dễ dàng và đặc biệt nhanh trong số các bệnh lây qua đường hô hấp (tiếp xúc với người bệnh, hắt hơi hay thậm chí là tiếp xúc bằng tay với các vật dụng của người bệnh). Thực tế này được chứng minh qua việc, không ít trường hợp cha mẹ buổi sáng khi đưa con đến trường, con vẫn khoẻ mạnh. Nhưng đến chiều, đón con tan học về, sau một đêm thức dậy, thấy con lên cơn sốt, trên mặt nổi lên những mụn nước li ti, sau đó, xuất hiện nhiều và dày hơn khắp cơ thể, đưa con đến bệnh viện mới tá hoả vì con đã nhiễm thuỷ đậu.

    [​IMG]
    Biểu hiện của bệnh thủy đậu

    Bệnh gây ra do vi rút Varicella zoster. Vi rút này phát tán trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói… và một khi không may hít phải, nó sẽ theo vào cơ thể, sinh sôi nảy nở, tác oai tác quái và để lại những tàn tích không mong muốn, mà điển hình là các vết sẹo vĩnh viễn trên da, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ về sau của trẻ, đặc biệt là các bé gái. Đó là chưa nói đến các trường hợp nặng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, có nguy cơ tử vong. Đáng tiếc, ý thức phòng bệnh của người dân hiện nay vẫn chưa thật sự cao.

    Trẻ cần được chủng ngừa sớm để hạn chế tốt nhất nguy cơ nhiễm bệnh.


    Vì cho rằng Thuỷ đậu chỉ là bệnh thông thường, hoặc lầm với sốt phát ban ở trẻ, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn chủ quan và coi nhẹ việc chủng ngừa cho trẻ. Không ít phụ huynh vẫn tin rằng, chủng ngừa càng sát thời điểm dịch, con mình càng được bảo vệ tốt hơn. Điều này là hoàn toàn sai lầm, và đôi khi nó vô tình khiến trẻ phải gánh lấy những hậu quả đáng tiếc từ Thuỷ đậu.

    Để bảo đảm con mình được bảo vệ tốt nhất, cha mẹ cần lưu ý đến một số điểm sau:

    • Độ tuổi thích hợp để chủng ngừa là trẻ từ 1-10 tuổi.
    • Trẻ dưới 13 tuổi chỉ cần chích 1 liều là đủ, nhưng cũng có thể chích thêm 1 liều nữa để gia tăng hiệu quả bảo vệ tối đa, tránh bị mắc Thủy đậu dù trẻ đã được tiêm ngừa 1 liều vắc xin trước đó, do miễn dịch của trẻ với Thủy đậu giảm theo thời gian & khi dịch bùng phát quá lớn.
    • Trẻ từ 13 tuổi trở đi cần được chích đủ 2 liều.
    • Quan trọng nhất là nên chủng ngừa cho trẻ trước mùa dịch ít nhất 1 tháng. Bởi, như các loại vắc xin khác, vắc xin thuỷ dậu cũng cần có thời gian ít nhất là 1, 2 tuần để phát huy tác dụng. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tiết kiệm thời gian, tránh tình trạng chen chúc, chờ đợi chích ngừa khi mùa dịch đến.

    Một khi làm được điều này, cha mẹ có thể yên tâm trong việc bảo vệ con mình khỏi vi rút Thuỷ đậu và những tác hại của nó.

    Hạ Nguyên


    Nguồn: 2.0
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support3
    Đang tải...


Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này