Thông tin: Tiêm Ngừa Thuỷ Đậu Cho Bé, Mẹ Giảm Nỗi Lo Khi Con Nhập Học

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi support8, 22/8/2016.

By support8 on 22/8/2016 lúc 2:52 PM
  1. support8

    support8 Administrator

    Tham gia:
    21/11/2011
    Bài viết:
    2,407
    Đã được thích:
    702
    Điểm thành tích:
    823
    Sợ con lây bệnh từ bạn bè là nỗi lo thường trực của các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi đến trường. Nhất là khi, mùa tựu trường cũng là thời điểm bùng phát của các loại bệnh truyền nhiễm như thuỷ đậu.

    Mối nguy từ biến chứng của bệnh thuỷ đậu

    Thuỷ đậu hay trái rạ là bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở người lớn và cả trẻ em. Tuy nhiên, bệnh thường tấn công trẻ em hơn vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Bệnh thường kéo dài từ 5 đến 10 ngày, cơ thể trẻ mọc các “nốt rạ”, các nốt này sẽ tiến triển thành các mụn bóng nước và sẽ khô dần, bong vảy khi khỏi bệnh.

    Trẻ bị thuỷ đậu thường được cha mẹ cho điều trị tại nhà vì đây là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khó lường, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

    Một trong những biến chứng thường gặp của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, trường hợp nặng, vi trùng có thể thâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết. Chứng viêm phổi do thuỷ đậu ở trẻ ít gặp hơn, nhưng lại rất nặng và khó trị. Nguy hiểm nhất là trường hợp viêm não, viêm tiểu não do thuỷ đậu: sau thuỷ đậu, trẻ trở nên vật vã, chân tay kém linh hoạt, kèm theo co giật, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong, nếu qua khỏi, trẻ vẫn có thể mang những di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, khờ hay động kinh.

    [​IMG]
    Nhiễm trùng mụn nước thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng huyết

    Bảo vệ trẻ khỏi thuỷ đậu như thế nào?

    Đây là câu hỏi của không ít phụ huynh khi con vào năm học mới với những thông tin cảnh báo về mùa bùng phát của dịch thuỷ đậu.

    Bệnh thuỷ đậu gây nên do siêu vi, chính vì thế tăng cường đề kháng cho trẻ là “rào chắn” đầu tiên cha mẹ cần trang bị cho con mình. Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất cho trẻ, vào mùa cao điểm của bệnh, nên bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của trẻ những loại thực phẩm giàu vitamin C như: dâu tây, cà chua, cam, bưởi… nếu cần thiết, có thể bổ sung bằng viên uống.

    Trong trường hợp môi trường tiếp xúc của trẻ có người mắc bệnh, cần nhanh chóng cách ly bé khỏi vùng bệnh, để tránh bị nhiễm và lây lan. Cho trẻ tắm rửa bằng xà phòng diệt khuẩn và thay quần áo sạch ngay sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Các bậc cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

    PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn, Bệnh viện Nhi đồng 1 - TP HCM cho biết: “Thủy đậu là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng khó trị như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, xuất huyết, viêm mô tế bào. Khả năng lây nhiễm bệnh rất cao nếu những người tiếp xúc không được tiêm ngừa. Việc tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất và phải được thực hiện trước khi xảy ra dịch”.

    [​IMG]
    Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu trước mùa nhập học để
    bảo vệ trẻ trước căn bệnh nguy hiểm này

    Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin thuỷ đậu có tác dụng lâu dài, chính vì thế với những trẻ đã được chích ngừa thuỷ đậu, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi con vào năm học mới. Vắc-xin phòng bệnh thuỷ đậu cần khoản 2 tuần để đạt được miễn dịch tốt nhất, nên trong khoảng thời gian này trẻ vẫn có khả năng mắc bệnh nếu tiếp xúc với nguồn lây. Vì vậy, cha mẹ nên chủ động tiêm phòng cho trẻ từ sớm, để trẻ không phải nghỉ học vì thuỷ đậu ngay từ đầu năm học.

    Nguồn: Thùy Vân - TT Hùng Thịnh
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support8
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi support8, 22/8/2016.

Chia sẻ trang này