Thời gian thai nghén, mẹ đối mặt với rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của bé. Để hạn chế nguy cơ này, mẹ bầu cần được tiêm phòng đầy đủ giúp cơ thể có kháng thể tốt nhất chống đỡ bệnh tật. Vậy cần tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu để cả mẹ và bé được bảo vệ tốt nhất? Mời mẹ hãy tham khảo các tư vấn sau đây từ chuyên gia. Tiêm phòng trước khi mang thai liệu có thực sự cần thiết? Câu trả lời là: Có. Thời điểm mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm, các loại virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nên nhiều chứng bệnh có thể gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là bước đi đầu tiên vô cùng cần thiết giúp mẹ ngăn chặn các bệnh như: thủy đậu, sởi, rubella, quai bị, cúm,…là các bệnh nếu mẹ mắc phải thời kỳ mang thai, bé có thể bị sinh non, chết lưu hoặc sinh ra bị các dị tật bẩm sinh về tim, não, hở hàm ếch,... Nếu mẹ tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh trên ở mức cao nhất. Đây là việc làm chủ động, giúp bảo vệ thai nhi ngay từ khi mới hình thành. Chuẩn bị cho sự ra đời của 1 em bé khỏe mạnh, phát triển tốt. Ngoài ra, khi tiêm vắc xin những kháng thể từ mẹ có thể truyền sang bé. Góp phần tạo hệ miễn dịch thụ động cho bé trong giai đoạn non nớt cần được chăm sóc chu đáo nhất. Cần tiêm phòng những vắc xin gì trước khi mang thai? Vắc xin cần tiêm trước khi mang thai thường là vắc xin có khả năng giúp cơ thể miễn dịch với bệnh có thể khiến thai nhi gặp các điều kiện bất lợi. Cụ thể đó là: - Cúm: Cúm là căn bệnh rất dễ mắc phải và hậu quả nó để lại khá nặng nề. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu thai phụ bị cúm thì nguy cơ trẻ sinh ra bị mắc các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, sinh non, nhẹ cân rất cao. Tỷ lệ mắc bệnh cúm sẽ giảm đi đáng kể nếu thai phụ tiêm phòng cúm trong vòng 1 năm kể từ khi tiêm. - Viêm gan B: Căn bệnh này chiếm tỷ lệ lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai cao nhất hiện nay. Mẹ tiêm phòng đầy đủ sẽ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh và truyền sang thai nhi. - Thủy đậu: nếu mẹ chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa từng tiêm phòng thủy đậu nên ưu tiên tiêm vắc xin thủy đậu trước. Thủy đậu có thể truyền bệnh cho con và gây cho bé các dị tật bẩm sinh về hình thể, liệt chân tay. - Sởi, quai bị, rubella: 3 bệnh lý truyền nhiễm này đều dễ dàng lây qua đường hô hấp. Nếu trong thai kỳ thai phụ mắc phải một trong 3 bệnh lý này thì nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật: tim bẩm sinh, điếc do thần kinh cảm giác, mất thị giác, trí tuệ chậm phát triển và suy dinh dưỡng rất cao. - Bạch hầu, ho gà, uốn ván: Bạch hầu, ho gà có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp. Vì thế, khả năng mắc phải bệnh lý này là rất cao kể cả đối với người bình thường. Uốn ván có thể xảy ra nếu chủ quan với vết thương hở bởi loại vi khuẩn này có khả năng sinh tồn rất tốt trong môi trường tự nhiên. Hiện tại có vắc xin tích hợp phòng 3 bệnh lý kể trên chỉ với 1 lần tiêm duy nhất. Nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu? Rất nhiều mẹ bầu đặt ra câu hỏi tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu để các mũi tiêm phát huy tác dụng tốt nhất. Thực tế, thời gian tiêm phòng của các loại vắc xin trước hoặc trong thời điểm mang thai là không giống nhau. Do đó, khi lên kế hoạch mang thai, mẹ cần tìm hiểu rõ về các mũi tiêm và xây dựng cho mình lịch trình tiêm phù hợp theo khuyến cáo của các trung tâm tiêm chủng. - Với bệnh cúm- tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu? Đây là vắc xin có tác dụng rất cao có thể tiêm cho mọi đối tượng ở mọi thời điểm kể cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc xin cúm khi mang thai tốt nhất nên thực hiện sớm trước khi vào mùa cúm (từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau) và ngay khi nguồn vắc xin đã có sẵn. Nếu bị lỡ, mẹ cũng có thể tiêm vắc xin này trong thời kỳ mang thai mà hoàn toàn không có ảnh hưởng nào tới bé. - Với bệnh Sởi, quai bị, rubella- tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu? Vắc xin 3 trong 1 này cần được tiêm trong 3 - 6 tháng trước khi có thai và muộn nhất là 1 - 3 tháng. - Với viêm gan B- tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?Cũng giống như vắc xin cúm, vắc xin phòng bệnh viêm gan B có thể tiêm vào trước hoặc trong khi mang bầu. Nhưng tốt nhất vẫn nên tiêm trước khi mang bầu để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong thời gian mang thai. Để đạt hiệu quả cao nhất và ngăn ngừa tốt nhất, không chỉ mẹ mà bầu cũng cần tiêm phòng viêm gan B. - Với bạch hầu, ho gà, uốn ván- tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu? Mũi phòng bệnh này chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất đảm bảo phòng bệnh hiệu quả. Có thể tiêm trước khi mang thai hoặc tốt nhất trong thời gian mang thai từ 27 đến 36 tuần. - Với thủy đậu - tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu? Nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Như vậy mẹ đã có câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi: “Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu”. Mẹ cần lưu ý, sau khi tiêm phòng cơ thể có thể xảy ra một số phản ứng phụ không mong muốn như sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm. Với trường hợp này, các chị em có thể chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người. Nếu xuất hiện tình trạng sốt kéo dài 3 - 4 ngày, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra xử lý kịp thời. Nguồn: Siêu thị mẹ và bé Tuticare