Hà Nội: [tiên Phong Land] Bđs Hà Nội Có Gì Mới: Từ Ngày 10/4, Hà Nội Áp Dụng Quy Định Mới Về Cấp Sổ Đỏ

Thảo luận trong 'Nhà đất' bởi Tư vấn BĐS Hà Nội, 8/3/2017.

  1. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Thị trường địa ốc năm 2018 sẽ bùng nổ 3 loại hình bất động sản mới

    Thị trường địa ốc năm 2018 hứa hẹn sẽ thêm bùng nổ với mô hình căn hộ chia sẻ co-living kiểu Mỹ, bất động sản (BĐS) trải nghiệm và văn phòng thông minh kiểu Đức.

    Nhà ở chia sẻ co-living

    Dòng sản phẩm mới co-living đã được CBRE Việt Nam giới thiệu trong buổi báo cáo thị trường BĐS Tp.HCM quý IV/2017. Đây là mô hình BĐS hiện đại với những không gian chung được chia sẻ. Dự báo, trong một vài năm tới, dòng sản phẩm này sẽ tiếp cận thị trường Việt Nam, nơi đang bùng nổ mô hình co-working.

    Giới trẻ Millennials (những người được sinh ra trong giai đoạn 1980-2000) không còn ưu tiên chọn căn hộ riêng mà thay vào đó là không gian sống chia sẻ, nơi vừa để sống, vừa để vui chơi giải trí và gặp những người chung quan điểm. Theo nghiên cứu của PwC, đến năm 2020, thế hệ Millennial sẽ chiếm 50% lực lượng lao động toàn cầu.

    [​IMG]

    Mô hình co-living dự báo sẽ du nhập vào Việt Nam. Ảnh: treehugger.com
    Báo cáo mới đây của JLL Việt Nam cho biết, mong muốn sự linh hoạt, cởi mở và hợp tác của những người trẻ tuổi đã dẫn đến nhu cầu về mô hình co-living. Nhiều ông lớn trong ngành khách sạn đang nhòm ngó vào thị trường này. Đơn cử vào cuối năm ngoái, một thương hiệu kinh doanh căn hộ dịch vụ là tập đoàn Ascott đã ra mắt co-living mới có tên LYF.

    Cũng theo dự báo, nhu cầu co-living sẽ tăng lên tại những thành phố cửa ngõ như Tokyo, Thượng Hải, London và Paris với nhiều tài năng trẻ. Co-living chất lượng cao và văn phòng đạt chuẩn cũng sẽ trở thành nhu cầu của các tập đoàn đa quốc gia và các nhà khởi nghiệp cho đội dự án và tập sự của họ.

    [​IMG]

    Tòa nhà Đức (bên trái ảnh) được xem là đại diện cho mô hình văn phòng xanh thông minh. Ảnh: Silver House
    Văn phòng xanh - thông minh

    Trong 1-2 năm gần đây tại Việt Nam, văn phòng cho thuê đạt chuẩn xanh đã trở nên khá rầm rộ. Nhưng đến cuối năm 2017, đầu năm 2018, văn phòng xanh - thông minh mới xuất hiện tại Tp.HCM.

    Theo JLL Việt Nam, Deutsches Haus (Ngôi nhà Đức) nằm trên đường Lê Duẩn (quận 1) đã tiên phong cho trào lưu văn phòng xanh - thông minh. Cao ốc văn phòng này được thiết kế theo chuẩn tiết kiệm năng lượng và được tích hợp công nghệ quản lý, tiết kiệm năng lượng tiên tiến nhất của Đức.

    Theo dự báo của các đơn vị tư vấn, cao ốc này sẽ là tòa nhà đầu tiên tại Việt Nam và là một trong số ít tòa ở Đông Nam Á được trao cả hai giấy chứng nhận tiết kiệm năng lượng là DGNB bạc và chứng chỉ LEED.

    Cao ốc xanh - thông minh được xem là luồng gió mới, tăng thêm khẩu vị đầu tư trong bối cảnh Tp.HCM đang khan hiếm nguồn cung văn phòng hạng A tại khu vực CBD (trung tâm quận 1).

    [​IMG]

    Homestay và garden house là đại diện cho xu hướng đầu tư bất động sản trải nghiệm. Ảnh: Haya Home
    BĐS nghỉ dưỡng trải nghiệm

    Ông Phan Công Chánh, CEO Công ty CP Đầu tư BĐS Phú Vinh cho biết, sản phẩm condotel trong năm 2018 sẽ phải chịu sự cạnh tranh và áp lực lớn do nguồn cung tăng cao, các dự án bước vào chu kỳ chứng minh khả năng chi trả lợi nhuận 8-12%/năm.

    Trong khi đó, một xu hướng mới trong năm 2018 sẽ là sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng trải nghiệm cùng ăn, ở, vui chơi và khám phá văn hóa địa phương như homestay, garden house (nhà vườn).

    Theo ông Chánh, loại hình này đã từng xuất hiện ở một số điểm du lịch như Hội An, Sa Pa, Củ Chi với quy mô còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, từ năm 2018, dòng sản phẩm này sẽ bứt phá mạnh mẽ do nhu cầu tìm kiếm khẩu vị đầu tư mới.

    Cũng theo ông Chánh nhận định, BĐS nghỉ dưỡng trải nghiệm tuy kém lung linh hơn những condotel quy mô tầm cỡ nhưng có pháp lý ổn định và rõ ràng, có giá mềm, kết cấu mộc mạc, gần gũi, chi phí đầu tư phải chăng. Đây là sản phẩm mới trong rổ hàng nghỉ dưỡng với mức cam kết lợi nhuận bền vững hơn, khoảng 6%/năm.

    (Theo Vnexpress)
     
    Đang tải...


  2. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Giao dịch bất động sản cuối năm tăng lên đáng kể

    Cuối năm, giao dịch thành công tăng lên đáng kể ở cả loại hình căn hộ lẫn biệt thự, nhà phố. Các dự án bất động sản (BĐS) ra hàng trước Tết Nguyên Đán đang đón nhận sức mua khá tốt của thị trường.

    Dự án cao cấp, hạng sang tiêu thụ tốt

    Theo ghi nhận của PV, các dự án BĐS ra hàng trước Tết Nguyên Đán đang đón nhận sức mua khá tốt của thị trường. Đặc biệt, các dự án cao cấp, hạng sang đều đạt tỉ lệ giao dịch thành công từ 60-90% trong đợt mở bán chính thức. Theo thông tin từ sàn BĐS Nam Hưng, ngày 6/1 vừa qua, 350 căn hộ thuộc dự án Diamond Lotus Riverside (Q.8) công bố ra thị trường thì đã có hơn 250 căn được tiêu thụ. Giá chào bán căn hộ tại đây dao động từ 41-46 triệu đồng/m2.

    [​IMG]

    Giao dịch thành công tăng lên đáng kể ở cả loại hình căn hộ lẫn biệt thự, nhà phố. Ảnh: P.N
    Cũng trong ngày 6/1, đại diện chủ đầu tư (CĐT) Phú Long cho biết, 100% số căn nhà phố, biệt thự đợt 1 thuộc dự án Dragon Village với giá từ 35 - 45 triệu/m2 đã được giao dịch thành công. Được biết, khách hàng đã phải xếp hàng đăng ký mua nhà phố, biệt thự tại dự án. Nhiều người phải tiếc nuối ra về vì không mua được do chậm giữ chỗ trước đó.

    Cùng ngày, dự án nhà phố, biệt thự Saigon Mystery Villas của CĐT Hưng Thịnh với giá bán từ 87 triệu/m2 đã thu hút đông đảo khách tham quan. Theo đại diện đơn vị, 80% giỏ hàng đợt 1 đã được giao dịch thành công. Bên cạnh đó, hàng loạt dự án cao cấp chỉ mới manh nha thông tin ra thị trường nhưng tỉ lệ đặt giữ chỗ đạt khá cao, từ 50-60% giỏ hàng. Dự kiến chào thị trường cuối tháng 1/2018, gần 1.500 căn hộ Charimington Iris (Q.4) có giá từ 60 triệu/m2 và hơn 500 căn hộ dự án Ventosa (Q.5) có giá từ 40 triệu/m2 của CĐT Vietcomreal đang nhận giữ chỗ của khách mua. Được biết, tỉ lệ khách giữ chỗ đã đạt gần 1 nửa số lượng căn chào bán theo đợt. Tương tự, một số dự án cao cấp như Tilia Residence, Masteri An Phú, The Green Star dù chỉ mới được giới thiệu vào đầu quý IV/2017 nhưng tỉ lệ đặt chỗ và đặt cọc đều đạt trên 50%.

    Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thể Hiển, loại hình BĐS cao cấp có vị trí tốt vẫn là sự lựa chọn của những người có năng lực tài chính. Những dự án nằm ở vị trí chiến lược, chủ đầu tư uy tín, có khả năng đầu tư, cho thuê lại cao hiện nhận được sự quan tâm và tỉ lệ hấp thu lớn từ đối tượng khách nước ngoài.

    Đồng quan điểm, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc khối cấp cao CBRE cho rằng, các dự án cao cấp hầu hết xuất hiện ở các vị trí thuận lợi về giao thông, dễ dàng di chuyển và cận kề các tiện ích. Đặc biệt, các dự án cao cấp, hạng sang đều có tầm nhìn đẹp, được trang bị các tiện ích hiện đại đáp ứng cuộc sống đẳng cấp của người tiêu dùng. “Nguồn cung chất lượng, trong khi sản phẩm chào thị trường không quá nhiều được xem là lý do khiến loại hình cao cấp thu hút dòng tiền của cả khách hàng trong và ngoài nước ở giai đoạn này”, bà Dung khẳng định.

    Đất nền, căn hộ giá trung cấp “nóng” giao dịch

    Không nằm ngoài cuộc đua, đất nền dự án cũng “tăng nhiệt” về sức mua trước Tết âm lịch. Mới đây, Cát Tường Group đã mở bán thành công dự án khu đô thị TM-DV Thủ Thừa Phú Thanh (Long An) với 100% nền được đặt cọc. Theo đơn vị này, với mức chào bán khá mềm chỉ từ 512 triệu đồng/nền, hơn 100 nền đất dự án đã được tiêu thụ hết sạch trong ngày công bố. Cùng phân khúc, Sàn BĐS Rioland chào thị trường 138 nền đất dự án Rio Bonito (Q.9), trong ngày công bố đã có 132 nền được giao dịch thành công. Hiện phần lớn các nền chưa có chủ rơi vào loại diện tích lớn từ 200 – 224m2.

    Bên cạnh đó, dự án đất nền nhà phố, biệt thự Đông Tăng Long – Hưng Lộc cũng ghi nhận sức mua “bùng nổ” khi hơn 250 nền được giao dịch trên tổng số 272 nền chào bán. Được biết, giá bán các nền tại đây dao động từ 19 – 20 triệu đồng/m2.

    Căn hộ trung cấp tiếp tục tạo sức nóng với hàng loạt dự án mới được giới thiệu ra thị trường với tỉ lệ giữ chỗ đạt khá cao. Theo thông tin từ CĐT Công ty Nhà Mơ, khoảng cuối tháng 1/2018 dự án Dream Home Riverside (Q.8) mới chính thức mở bán tập trung nhưng hiện tại số lượng khách đặt giữ chỗ đã hơn 80% trên tổng số 728 căn chào bán. Với mức giá khoảng 1,1 tỉ đồng/căn, dự án này đang thu hút sự quan tâm của cả NĐT lẫn khách mua ở thực. Cùng phân khúc và khu vực, dự án Aurora Residences của CĐT DRH Holdings manh nha thông tin từ thời điểm tháng 12/2017, dự kiến sẽ mở bán trong quý I/2018. Thông tin từ CĐT cho hay, hiện tại tỉ lệ đặt giữ căn hộ đã đạt gần 60%. Đại diện CĐT Sacomreal cho biết, dự án Carillon 7 dù chưa chính thức mở bán nhưng đã có 200 khách xuống tiền đặt giữ chỗ trong buổi giới thiệu nhà mẫu ngày 6/1/2018. Hiện tỉ lệ giao dịch giữ chỗ đạt 90% trên giỏ hàng đợt 1 bung ra. Được biết, giá bán của các căn hộ tại đây dao động 25-30 triệu đồng/m2.

    Theo ghi nhận của PV Batdongsan.com.vn, bên cạnh dòng cao cấp nhắm đến đối tượng khách mua có tài chính mạnh thì phân khúc căn hộ trung cấp có mức giá từ 1.3 – 1.8 tỉ đồng/căn vẫn là loại hình có sức hấp thụ cao. Theo các DN triển khai dự án trung cấp ở giai đoạn này, ngoài việc tập trung đẩy hàng thì nhiều DN đang thăm dò thị trường để chuẩn bị kế hoạch cho các đợt bung hàng tiếp theo. Nếu tỉ lệ đặt giữ chỗ cao trong đợt 1 bung hàng ở các dự án mới tinh rất có thể các đợt tiếp theo CĐT sẽ tăng giá từ 5-10% (giỏ hàng của CĐT).

    Trước đó, trong nhận định về thị trường BĐS năm 2017, dự báo thị trường năm 2018, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc khối cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, việc các DN đồng thời đẩy hàng từ thời điểm đầu năm, nguồn cung dồi dào dẫn đến sự cạnh tranh trong bán hàng sẽ mạnh hơn. Theo đó, chỉ một số dự án có vị trí đẹp, chủ đầu tư uy tín, giá cấu thành phù hợp…. thì mới tạo sức hút về giao dịch ở giai đoạn này.

    Phương Nga

    (Theo Enternews.vn)
     
  3. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Cho người dân 60 ngày để lo giấy phép xây dựng, nếu không sẽ bị cưỡng chế dỡ bỏ

    Nếu trước đây công trình xây dựng sai phép sẽ được nộp phạt để tồn tại thì từ 15/1, khi Nghị định 139 có hiệu lực, những công trình này sẽ bị cưỡng chế, tháo dỡ phần diện tích vi phạm.

    Tuy nhiên, luật cũng có điểm "nới" lỏng khi cho người dân thời gian 60 ngày để điều chỉnh giấy phép xây dựng. Sau thời hạn này, nếu chủ nhà vẫn không bổ sung được giấy phép xây dựng thì công trình sẽ bị cưỡng chế, tháo dỡ.

    Đập bỏ công trình vi phạm

    Chánh thanh tra Sở Xây dựng Tp.HCM, ông Lý Thanh Long, cho biết Nghị định 139 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở...có hiệu lực từ ngày 15/1 sẽ thay thế cho 2 nghị định cũ là 180/2007 và 121/2013. Theo quy định tại Nghị định mới này, trường hợp xây dựng sai giấy phép xây dựng cải tạo, sửa chữa; xây dựng sai giấy phép xây dựng mới sẽ bị xử phạt.

    Cụ thể, nếu công trình đã thi công xong thì chủ nhà sẽ bị buộc tháo dỡ phần diện tích vi phạm. Trường hợp công trình đang thi công cũng sẽ bị buộc phải tháo dỡ nếu vi phạm quy hoạch xây dựng, vi phạm chỉ giới xây dựng, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, di tích lịch sử; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức cá nhân khác...

    Trường hợp công trình sai phép nhưng không vi phạm các yếu tố nói trên thì chủ đầu tư sẽ có thêm 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính để làm thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng. Khi hết thời hạn này, nếu không hoàn tất thủ tục điều chỉnh thì chủ đầu tư sẽ phải tháo dỡ phần công trình vi phạm. Nếu công trình được điều chỉnh nhưng có phần diện tích không phù hợp giấy phép điều chỉnh thì cũng phải tháo dỡ phần không phù hợp này.

    Về việc Nghị định mới gia hạn cho người dân 60 ngày để “chạy” giấy phép xây dựng, ông Long cho biết, đây là quy định kế thừa quy định của Nghị định 180 và là thời hạn hợp lý để chủ nhà xin cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.

    Cũng theo ông Long, với những công trình bị xử phạt trước đây, nếu các quyết định xử phạt chưa được thực hiện xong thì sẽ căn cứ vào từng loại công trình để xem xét xử lý cho tồn tại hay không theo quy định tại điều 79, Nghị định 139.

    [​IMG]

    Theo quy định tại Nghị định 139, người dân sẽ có thêm 60 ngày để điều chỉnh giấy phép xây dựng. Ảnh: Đình Dân

    Can thiệp quá sâu vào quyền của người dân?

    Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, trước nay, các công trình vi phạm xây dựng được luật cho phép đóng tiền phạt để tồn tại khiến tình trạng xây dựng sai phép, không phép tràn lan. Đây cũng là tiền đề khiến người dân không coi trọng pháp luật, bởi chỉ cần nộp phạt là được hợp thức hóa sai phạm. Bên cạnh đó, tình trạng này nở rộ còn do nhà nước quản lý lỏng lẻo, những cá nhân xây dựng sai phép chưa được xử lý nghiêm. Vì thế, ông Sơn đề xuất đưa lực lượng thanh tra xây dựng vào kỷ cương, cách chức, cho nghỉ việc người chịu trách nhiệm nếu để xảy ra xây dựng sai phép. Thực hiện được điều này sẽ giải quyết tình trạng vi phạm tràn lan trong lĩnh vực xây dựng.

    Ở một góc nhìn khác, PGS Nguyễn Văn Hiệp, nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM, cho rằng Nhà nước đang can thiệp quá sâu vào quyền của người dân khi cấp phép xây dựng. Hiện các nước trên thế giới không còn làm như vậy. Để cất được một ngôi nhà, những người dân bình thường phải dành dụm cả đời. Khi xây xong, người dân có thể thấy căn nhà không đẹp hoặc nhìn thấy một căn nhà nào đó đẹp hơn, muốn sửa thì nên cho người dân sửa, chứ không thể "ép" họ phải ở suốt đời trong căn nhà họ không hài lòng. “Cơ chế bao cấp hiện nay còn hiện hữu, nhà nước quyết định hết thay cho người dân, trong khi người dân có quyền định đoạt căn nhà của họ. Vấn đề là nhà nước tạo ra cơ chế để người dân có quyền định đoạt và không có nhũng nhiễu trong đó”, ông Hiệp nói.

    Đồng quan điểm, một chuyên gia xây dựng cũng cho biết, hầu hết các nước hiện đều không đặt ra vấn đề cấp phép xây dựng. Theo đó, chính quyền địa phương chỉ quản lý chung, các thủ tục cũng được đơn giản để người dân tự quyết chứ không cần “trình, bẩm” cơ quan chức năng. Trong khi đó, tại Việt Nam thì tiêu cực tràn lan. Mấu chốt vấn đề chính là do luật đã can thiệp quá sâu vào chuyện cất nhà của người dân, thậm chí can thiệp đến từng chi tiết, như cái móng phải làm sao, cái cột phải như thế nào... “Việc nhà nước quy định quá chặt trong một bản vẽ xin phép, quá nhiều chi tiết mà một nét vẽ xong không được sửa, can thiệp sâu vào như vậy hỏi sao bộ máy không “phình” ra, phát sinh nhũng nhiễu, tiêu cực, làm khó người dân?”, vị chuyên gia này phân tích.

    Không nên lo lắng việc người dân “chạy” giấy phép xây dựng

    "Chúng ta cứ sợ cho thời hạn 60 ngày để người dân chạy chọt, phát sinh tiêu cực. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng bởi với tiêu cực chúng ta sẽ trị bằng pháp luật, bằng đồng lương để người dân, cán bộ nhà nước không dám làm bậy, không dám tham nhũng. Chúng ta lâu nay để tham nhũng tràn lan, để rồi giờ làm cái gì cũng sợ tiêu cực".

    PGS Nguyễn Văn Hiệp

    (Theo Thanh niên online)
     
  4. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Cần cảnh giác với tình trạng sốt giá đất nền trong năm 2018

    Các chuyên gia nhận định, dù phân khúc đất nền, biệt thự, liền kề tăng giá tốt trong năm 2017 nhưng sang năm 2018, nhà đầu tư cần cảnh giác với tình trạng sốt giá.

    Anh Chiến (Đống Đa, Hà Nội) muốn mua một lô đất nền dự án tại quận Hoàng Mai. Sau khi tìm hiểu một tháng và liên hệ với môi giới một sàn bất động sản anh đã làm việc trước đó, anh được báo giá tiền chênh lô đất tăng hơn 200 triệu đồng. Theo đó, giá mỗi lô đất anh mua lên đến gần 1 tỷ đồng, tăng hơn nửa tỷ so với giá mở bán nửa năm trước. Giá giao dịch mỗi m2 đất vì thế cũng tăng khoảng 10 triệu đồng, lên mức 120-130 triệu đồng/m2.

    Năm 2017, nhiều dự án biệt thự, liền kề, đất nền tại Hà Nội có mức giá chênh "khủng". Giá chênh một dự án nhà phố lên đến hơn 30 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần giá gốc trong hợp đồng. Tại quận Thanh Trì, Hoàng Mai, Tây Hồ, Nam Từ Liêm... hàng loạt dự án đất nền mới được mở bán cũng có giá chênh vài trăm triệu đến 2,5 tỷ đồng. Trong năm 2017, giá mỗi m2 tại một số dự án vùng ven đô thuộc Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm... cũng tăng 2-5 triệu đồng/m2.

    Theo nghiên cứu của các đơn vị tư vấn, đất nền, biệt thự, liền kề trong năm 2017 có mức độ tăng giá khả quan. Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng, đa phần giá đất nền dự án tại các vùng đều tăng khoảng 10%: quận Cầu Giấy có giá trung bình khoảng 180-200 triệu đồng/m2; quận Từ Liêm, Tây Hồ khoảng 120-150 triệu đồng/m2; quận Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Trì khoảng 25-50 triệu đồng/m2; Gia Lâm, Long Biên khoảng 30-50 triệu đồng/m2; huyện Đông Anh trung bình 30 triệu đồng/m2.

    [​IMG]

    Phân khúc đất nền, liền kề, biệt thự có thể xảy ra tình trạng sốt giá trong năm 2018. Ảnh: Anh Tú
    Trong khi đó, Savills Việt Nam nhận định, trong năm 2017, phân khúc biệt thự, liền kề hoạt động tốt với tổng nguồn cung hơn 40.400 căn, tăng hơn 15% so với năm 2016. Riêng trong quý IV/2017, tổng lượng giao dịch đã tăng 83% so với cùng kỳ và tăng 23% so với quý trước đó.

    Mặc dù vậy, theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Hà Nội, đất nền, biệt thự, liền kề trong năm 2017 có giá chênh bị đẩy lên cao và một số khu vực có dấu hiệu sốt ảo. Theo bà, nhà đầu tư sóng ngắn có thể thu được lãi lớn từ những dự án này nhưng vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nhà đầu tư rất dễ phải cắt lỗ nếu đánh giá thị trường, sản phẩm chưa chính xác và mua với giá vượt ngưỡng.

    Bà Hằng nhận định: "Chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là ở các khu vực nói là sốt thì trước đây vẫn còn lượng hàng không nhỏ còn đang nằm đó. Vì thế, thực chất không không phải thị trường khan hiếm mà vẫn còn nhiều nên hiện tượng sốt hàm chứa mức độ rủi ro không nhỏ".

    Trong bối cảnh có nhiều dự án rục rịch ra hàng trong năm 2018, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản EZ Việt Nam nhận định nhà đầu tư cần thận trọng khi đầu tư tại một số khu vực vùng ven như Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Mê Linh... Ông Toản nói: "Những khu vực này tôi chưa thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn. Với những nhà đầu tư dài hạn thì có thể cân nhắc".

    Chung quan điểm, bà Hằng cũng cho rằng, tại khu vực vùng ven Hà Nội, một số dự án đất nền đang tịnh tiến đến mức giá cao. Tuy nhiên, tại một số khu vực, nhà đầu tư cần xem xét trong dài hạn khi tính toán lợi nhuận. "Chúng tôi nhận thấy tiềm năng một số khu vực xa. Tuy nhiên nguồn cung dễ rơi vào trạng thái sốt ảo", bà Hằng nói.

    Cũng theo bà, một tình trạng thường xuyên xảy ra với thị trường đất nền là nhà đầu tư thường đổ xô vào khi nghe có quy hoạch. Nhưng trên thực tế, thời gian từ khi có quy hoạch đến khi khu vực đó bắt đầu phát triển và trở nên đông đúc là khá dài. "Mà một khi khu vực đó không phát triển được ngay thì dế dẫn đến tình trạng nhiều người nôn nóng, tư tưởng đám đông, dế dẫn đến tình trạng không kiểm soát được", bà Hằng nhận định.

    (Theo Vnexpress)
     
  5. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Khoảng 5 năm trước, những căn hộ tầm giá 1 tỷ có mức chênh lên tới 100-350 triệu đồng

    Khoảng 5 năm trước, những căn hộ tầm giá 1 tỷ có mức chênh lên tới 100-350 triệu đồng trên thị trường thứ cấp Hà Nội. Thế nhưng, từ cuối 2016 đến nay, phân khúc này lại gặp khó về đầu ra nếu người bán kì vọng mức chênh cao.

    Cuộc khủng hoảng bất động sản 2010-2013 bắt nguồn từ sự mất cân đối cung cầu thị trường: bội thực các dự án cao cấp nhưng lại khan hiếm nhà giá rẻ. Khi đó, sự xuất hiện của các dự án Đại Thanh, Xa La, HH Linh Đàm của đại gia Lê Thanh Thản đã tạo nên cơn sốt về nhà giá rẻ, góp phần phá băng thị trường.

    Tuy nhiên, những năm gần đây, đại gia xứ Nghệ không còn đóng vai trò chủ đạo về thị phần nhà giá rẻ Hà Nội. Từ cuối 2016 đến nay, một số chủ đầu tư đã có động thái cơ cấu lại sản phẩm, hướng đến số đông khách hàng. Đến nay, phân khúc bình dân vẫn lép vế trên thị trường nhà ở nhưng nguồn cung đã phong phú hơn giai đoạn đóng băng. Riêng trong năm 2017, danh sách dự án có mức giá dưới 20 triệu/m2 với các căn hộ diện tích từ 45-65m2 được kéo dài với nhiều cái tên mới như The K Park, ICID Complex, Hateco Apollo Xuân Phương, 3 tòa F,G, H của Xuân Mai Complex, Samsora Premier.

    [​IMG]

    Khoảng 5 năm trước, những căn hộ tầm giá 1 tỷ có mức chênh lên tới 100-350 triệu đồng trên thị trường thứ cấp Hà Nội
    Giai đoạn thị trường đóng băng, nhà đầu tư Nguyễn Vân Bích (Thịnh Quang, Đống Đa) vẫn “sống khỏe” do đổ tiền vào phân khúc giá rẻ. Nhờ các mối quan hệ, bà Bích mua được nhiều căn hộ bình dân với giá gốc của chủ đầu tư. Khi đó, thị trường khát nhà bình dân đến mức, căn hộ ở các dự án giá rẻ của “đại gia” Lê Thanh Thản có giá chênh trên thị trường thứ cấp lên tới hàng trăm triệu đồng.

    Tuy nhiên, từ cuối 2016 đến nay, việc đầu tư phân khúc này không còn mang lại lợi nhuận cao cho bà Bích. Năm 2016, bà mua 2 căn diện tích nhỏ tầm giá 1 tỷ tại một dự án trung cấp thuộc Hà Đông. Thời gian ngắn sau, khu vực này đón 2 dự án giá rẻ là Xuân Mai Complex và FLC Garden City. Khách hàng có thêm nhiều lựa chọn, việc đẩy hàng và đẩy giá của bà Bích trở nên khó khăn. Cuối cùng, với hình thức lướt sóng, mức lợi nhuận bà Bích thu về từ 2 căn giá rẻ chỉ còn dao động 30-50 triệu đồng/căn.

    Tương tự, anh Nguyễn Tiến Dũng (Núi Trúc, Ba Đình), sau thời gian cho thuê đã quyết định bán căn hộ có giá 1,2 tỷ ở HH Linh Đàm. Anh Dũng cho biết, hơn 3 năm trước để mua được căn hộ này, anh phải trả chênh lên tới 250 triệu. Hiện anh rao bán đúng bằng giá mua vào nhưng vẫn chưa đẩy được hàng.

    Năm tháng trước, chị Phạm Ngọc Hoa quyết định bán căn hộ đang ở thuộc tòa OCT2 (khu đô thị Xuân Phương, Nam Từ Liêm) để gom tiền mua căn hộ khác rộng hơn. Chị Hoa cho rằng căn hộ của mình sẽ bán được nhanh vì diện tích nhỏ (57m2) và giá mềm (1,2 tỷ). “Trước tôi mua căn hộ này với giá gần 1,1 tỷ. Nay bán với giá 1,2 tỷ là không có lãi vì sau khi mua, vợ chồng tôi còn đầu tư làm nội thất hoàn chỉnh”, chị Hoa chia sẻ.

    Tuy nhiên, đã hơn 5 tháng, nhiều khách đến xem nhưng chị Hoa vẫn chưa bán được. Chị Hoa cho biết: “Vài lần trong vai khách mua, tôi gọi điện cho những người cũng đang rao bán căn hộ ở khu đô thị Xuân Phương để thăm dò thị trường. Phần lớn, họ cũng chưa bán được nhà như tôi”.

    Không khó để nhận ra, cũng trên tuyến đường Trần Hữu Dực (Nam Từ Liêm) nơi chung cư nhà chị Hoa tọa lạc, với tầm tiền 1 tỷ, khách hàng có nhiều lựa chọn khác với các dự án sắp bàn giao hoặc đang xây dựng như Athena Complex hay Hateco Apollo Xuân Phương. Theo anh Trương Thế Tào, môi giới chung cư ở Nam Từ Liêm, thì cùng diện tích, giá tiền và khu vực, khách hàng có xu hướng mua dự án mới với giá gốc của chủ đầu tư. “Người mua phân khúc này có nguồn tài chính không dồi dào. Vì thế, họ chấp nhận trả tiền theo tiến độ thay vì mua những căn trên thị trường thứ cấp đã hoàn thiện nhưng phải mất thêm tiền chênh”, anh Tào nhấn mạnh.

    Anh Trần Thái Tuấn, nhân viên kinh doanh một sàn giao dịch tại Thanh Xuân nhận định: “Dù nguồn cung phân khúc căn hộ trên dưới 1 tỷ không quá dồi dào nhưng ở thời điểm hiện tại, khách hàng đã có thêm nhiều lựa chọn. Do đó, phân khúc này không còn hiếm hoi đến mức nhà đầu tư có thể dễ dàng hưởng chênh đến hàng trăm triệu đồng như trước đây”.

    Anh Tuấn cũng cho rằng, những căn hộ tầm giá 1-1,2 tỷ trên thị trường thứ cấp, ở thời điểm này, nhà đầu tư vẫn có thể hưởng chênh nhưng mức chênh sẽ thấp hơn giai đoạn trước khá nhiều. Thời điểm thích hợp để đẩy hàng là giai đoạn bán theo tiến độ, cất nóc hoặc mới hoàn thiện. Nhà đầu tư không nên găm hàng với kỳ vọng mức chênh cao hơn bởi trong tương lai, nhiều đại gia bất động sản cũng sẽ tung hàng giá rẻ. Ngoài ra, căn hộ giá rẻ nói riêng và phân khúc căn hộ nói chung, càng để lâu sẽ càng mất giá.

    Thúy An

    (Theo Enternews.vn)
     
  6. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nhiều doanh nghiệp bất động sản vung tiền thưởng nóng đội tuyển U23 Việt Nam


    [​IMG]

    Sau chiến thắng lịch sử để vào chung kết giải U23 châu Á, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình, Công ty Nhà Thủ Đức, Tập đoàn Tuần Châu...đã vung tiền thưởng nóng đội tuyển U23 Việt Nam và cá nhân các cầu thủ xuất sắc.


    Sau khi tiếng còi trận bán kết vòng chung kết giải bóng đá châu Á kết thúc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gọi điện sang Trung Quốc chúc mừng, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo cho Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch có hình thức khen thưởng kịp thời, làm động lực để các cầu thủ phát huy được thành tích đạt được.

    Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và Ủy ban Olympic Việt Nam cũng quyết định sẽ thưởng 2 tỉ đồng cho U.23 Việt Nam. UBND TP. Đà Nẵng thưởng 1 tỉ đồng. Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh thưởng 500 triệu đồng.

    Tiếp sau đó là "cơn mưa" tiền thưởng cho thành tích của đội tuyển đạt được sau trận đấu quan trọng này từ nhiều doanh nghiệp lớn trong cả nước. Trong đó, một số công ty địa ốc có tên tuổi trên thị trường cũng đã quyết định công bố mức thưởng.

    Trong khi đang xem trận đấu cùng nhiều doanh nghiệp và đối tác khác, ông Đào Hồng Tuyển - chủ tịch tập đoàn Tuần Châu, đã quyết định tặng thưởng ngay cho đội U23 Việt Nam số tiền là 1 tỷ đồng. Ông Tuyển còn cho biết nếu đội tuyển đoạt được chức vô địch, tập đoàn ông sẽ tiếp tục có mức thưởng xứng đáng.

    Trên trang facebook cá nhân, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch tập đoàn FLC, viết: Vô cùng cảm xúc, vô cùng tự hào! Xin cảm ơn, xin chúc mừng các chàng trai U23 Việt Nam đầy bản lĩnh và tự tin, HLV Park Hang-seo đầy kinh nghiệm và đặc biệt là thủ môn Bùi Tiến Dũng, một thành viên trong gia đình Câu lạc bộ FLC Thanh Hoá, em đã rất xuất sắc trong các loạt luân lưu quyết định..."

    Từ đó, cá nhân ông Quyết xin được động viên đội tuyển trước mắt bằng phần thưởng 1 tỷ đồng, riêng thủ môn Bùi Tiến Dũng 500 triệu đồng.

    Trước khi trận bán kết diễn ra, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) cũng thông tin thưởng đội tuyển 1 tỷ đồng. HBC trước đó cũng đã tặng thưởng cho đội tuyển 500 triệu đồng vì đã thắng tuyệt vời đội U23 Iraq. Tập đoàn này còn cam kết nếu đội U23 Việt Nam đoạt chức vô địch sẽ được tặng tiếp 2 tỷ đồng.

    "Tin chiến thắng của các bạn là niềm vinh dự và tự hào vô biên của toàn dân tộc chúng ta, nó đã góp phần trực tiếp củng cố niềm tin của cả dân tộc trong khả năng chiến thắng trên tất cả các mặt trận! Vị thế và uy tín Việt Nam sẽ nâng cao theo từng nhịp độ chiến thắng của các bạn", ông Hải cho biết thêm.

    Tập đoàn Vạn Phúc cũng đã quyết định trao tặng đội tuyển 1 tỷ đồng cho đội tuyển Việt Nam. Ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng, TGĐ Công ty Phát triển nhà Thủ Đức (TDH) và một người bạn cũng đã tặng cho đội tuyển 200 triệu.

    Sau chiến thắng rực rỡ của U.23 Việt Nam, ông Trần Kim Chung, chủ tịch Tập đoàn C.T Group cũng đã quyết định thưởng nóng 1 tỷ đồng cho thầy trò HLV Park Hang-seo và thông tin này đã chính thức được chuyển đến ban lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam sau khi kết quả trận đấu được ấn định.

    Theo thông tin mới nhận được, một tập đoàn đầu tư BĐS lớn tại TP.HCM khác là Đại Phúc Group sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng cho đội U23 Việt Nam.

    Theo nhiều doanh nghiệp địa ốc, đây là phần thưởng động viên kịp thời cho những nỗ lực hết mình vì màu cờ sắc áo của đội tuyển U23 Việt Nam. Với chiến thắng được xem là thần kỳ này, đội tuyển đã chính thức bước vào trận chung kết U23 châu Á 2018 và hàng triệu con tim Việt Nam vẫn luôn hướng về đội tuyển, dõi theo và cổ vũ hết mình.

    Gia Khang



    Theo Trí thức trẻ
     
  7. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NOXH) được vay vốn với lãi suất 5%/năm

    Với các trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NOXH); xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở... các đối tượng thuộc dạng được vay vốn sẽ được hưởng mức ưu đãi 5%...

    Ban hành Quyết định 117/QĐ-TTg, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa quyết định mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định theo Nghị định số 100/2015 về phát triển và quản lý NOXH.

    Cụ thể, mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do nhà nước chỉ định áp dụng trong năm 2018 với dư nợ của các khoản cho vay để mua, thuê, thuê mua NOXH; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý NOXH là 5%/năm.

    Quyết định thay thế Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 13/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ và có hiệu lực kể từ ngày ký.

    [​IMG]

    Theo Quyết định mới, lãi suất cho vay mua NOXH là 5%
    Nghị định số 100/2015/NĐ-CP quy định, đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua NOXH; xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở là đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 Luật Nhà ở.

    Những đối tượng này gồm: Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan nghiệp vụ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.

    Những đối tượng trên sẽ được vay tối thiểu 15 năm tính từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Khách hàng có thể thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay nếu muốn vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu.

    Năm 2016, mức lãi suất cho vay mua NOXH đã được Chính phủ quyết định là 5%. Sau đó, sang năm 2017, mức lãi suất này đã được quyết định giảm xuống còn 4,8%/năm.

    (Theo Vneconomy)
     
  8. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Đất vùng ven Hà Nội mua bán ảm đạm chứ không sốt như tin đồn

    Thời gian gần đây, dư luận lại dấy lên thông tin "sốt" đất vùng ven Hà Nội. Tuy nhiên, hoạt động mua bán đất tại các địa bàn như Đông Anh, Hoài Đức thực ra có rầm rộ đến vậy?

    Theo ghi nhận của PV VTV tại dãy phố nằm sát chân cầu Nhật Tân, huyện Đông Anh, nơi từng bùng nổ các văn phòng môi giới nhà đất hiện nay chỉ lèo tèo vài văn phòng nhỏ lẻ, có chỗ đã "cửa đóng then cài". Mặc dù giá những căn nhà mặt phố tại khu vực này vẫn đang được môi giới đẩy lên tới ngót 200 triệu đồng/m2 nhưng những người dân quanh đây cho biết không thấy khách đến mua.

    Trước đó, nhiều nhà đầu tư rất quan tâm thông tin một số dự án lớn như Công viên giải trí Kim Quy, thành phố thông minh, khu trung tâm thương mại tài chính sẽ triển khai tại khu vực này. Tuy vậy, theo thông tin từ đại diện UBND xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh thì các giao dịch chủ yếu trên địa bàn đều là hoạt động mua đi bán lại các sản phẩm do nhà đầu cơ "ôm" đất từ nhiều năm trước, người dân rất ít mua bán.

    [​IMG]

    Trái với tin đồn "sốt" đất, địa bàn Đông Anh vẫn khá thưa thớt giao dịch. Ảnh minh họa

    "Theo tôi, việc 'sốt' đất đầu năm do một số đối tượng 'cò đất' đẩy giá lên bởi bản chất thị trường bất động sản của xã vẫn ổn định", ông Hoàng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh cho biết.

    Ghi nhận tại địa bàn huyện Hoài Đức, thời điểm cuối năm 2017, một số nơi trong khu vực này bị hét giá tăng lên từ 20 - 30% so với thời điểm trước. Đại diện huyện Hoài Đức cho rằng, giá đất bị thổi lên cao là do xuất hiện thông tin Hoài Đức lên quận vào năm 2020, cùng với đó là việc Hà Nội phê duyệt một loạt dự án phát triển hạ tầng, giao thông khu vực phía Tây. Tuy nhiên vị đại diện này cũng xác nhận, giao dịch mua bán đất ở đây khá trầm lắng.

    Tương tự, ông Nguyễn Chí Hiệu, PGĐ Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Hoài Đức, Hà Nội cũng cho biết: "Hiện chưa có biến động lớn về giá đất tại đia phương, còn đối với một số nơi giá đất lên cao theo thông tin tôi có được chưa có giao dịch nào thành công".

    Giới chuyên gia nhận xét, Đông Anh và Hoài Đức là hai khu vực đầu tư đất nền có tiềm năng trong bối cảnh các khu vực lõi của thủ đô không còn nhiều quỹ đất. Tuy nhiên, khi tham gia thị trường tại đây, nhà đầu tư cần cẩn trọng khảo sát kỹ về giá cả.

    Cụ thể, TGĐ Công ty CP Đầu tư và phát triển BĐS EZ Việt Nam Phạm Đức Toản đưa ra lời khuyên: "Các nhà đầu tư nên là người tiêu dùng thông thái nghe thông tin đa chiều, không nên nghe một nhóm người hay đầu tư theo phong trào".

    Các chuyên gia cũng cho rằng, hiện nay nhà đầu tư cũng đã khá thận trọng trước các thông tin "sốt đất" sau nhiều lần rút ra kinh nghiệm từ những cơn "sốt đất" ảo trước đây như ở Ba Vì hay Từ Liêm. Tuy nhiên, trước khi quyết định rót tiền đầu tư vào khu đất nào, nhà đầu tư vẫn nên trực tiếp đến tham khảo, kiểm tra thông tin quy hoạch tại địa phương nơi có đất, không nên chạy theo tâm lý đám đông vì có thể sẽ lâm cảnh "ôm cũng dở, bán cũng không xong".

    (Theo VTV.vn)
     
  9. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hạn chế tập trung vốn cho vay vào lĩnh vực bất động sản

    Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi văn bản lưu ý với các ngân hàng thương mại khi xét duyệt cho vay đối với hàng loạt lĩnh vực "nóng" trong đó có bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng...

    Theo đó, các ngân hàng được yêu cầu hạn chế tập trung vốn cho vay vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng, xem xét cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản.

    Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng phải thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp.

    Đối với lĩnh vực vay tiêu dùng, để hạn chế rủi ro phát sinh, các ngân hàng cần kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn.

    Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước lưu ý các nhà băng phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn, rà soát kỹ những trường hợp cho vay tiêu dùng nhưng thực ra là để đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán.

    [​IMG]

    Các ngân hàng được yêu cầu kiểm soát chặt nguồn vốn vào bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng. Ảnh: T.L.

    Đồng thời, tốc độ tăng cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán cũng cần được kiểm soát chặt chẽ để hạn chế rủi ro và đảm bảo phù hợp với các quy định tại Thông tư số 1 (thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng) và các quy định pháp luật khác có liên quan.

    Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng cần chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực ưu tiên, đó là: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

    Tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng cần được kiểm soát chặt chẽ theo đúng chỉ tiêu mà Ngân hàng Nhà nước giao đồng thời phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước.

    Việc mở rộng tín dụng phải đảm bảo luôn đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng cường công tác thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

    Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần nhắc nhở các ngân hàng việc kiểm soát vốn vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, đặc biệt trong thời điểm các lĩnh vực này tăng trưởng quá nóng như trong thời gian qua. Theo đó, tín dụng cho vay tiêu dùng thậm chí tăng gần 60% trong năm 2017.

    Các chuyên gia cũng từng đưa ra nhiều cảnh báo về việc nếu không quản chặt chất lượng tín dụng và thực hiện những biện pháp nhằm ổn định lãi suất thì việc nới tăng trưởng tín dụng có thể làm phát sinh nợ xấu. Nguyên nhân là vì tiền sẽ chảy vào những lĩnh vực không mong muốn, trong đó chủ yếu là chứng khoán, bất động sản hoặc cho vay tiêu dùng.

    Cảnh báo tình trạng các Ngân hàng "lách" cho vay bất động sản khi đưa các khoản cho vay sửa chữa nhà ở và mua nhà ở vào cho vay tiêu dùng trước đó cũng đã được Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nêu trong báo cáo kinh tế kỳ tháng 5/2017.

    (Theo Tuổi trẻ Online)
     
  10. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Trong năm 2018, căn hộ vừa túi tiền sẽ chiếm lĩnh thị trường chung cư, đất nền tiếp tục tăng trưởng nóng

    2018 được nhận định là một năm sôi động của thị trường bất động sản Việt Nam. Theo các chuyên gia, trong năm nay, căn hộ vừa túi tiền sẽ chiếm lĩnh thị trường chung cư, phân khúc đất nền tiếp tục tăng trưởng nóng.

    Nguồn cung căn hộ tầm trung dồi dào

    Nếu năm 2016, căn hộ cao cấp áp đảo thị trường thì năm 2017, phân khúc này không còn giữ thế thượng phong. Từ cuối năm 2016 và trong suốt năm 2017, một số chủ đầu tư đã cơ cấu lại sản phẩm, hướng đến nhu cầu chung của thị trường. Cuộc chuyển hướng này có sự góp mặt của nhiều đại gia như Vingroup, FLC, Mường Thanh.

    [​IMG]

    Căn hộ vừa túi tiền có 1-2 phòng ngủ với giá bán trên dưới 1 tỉ đồng/căn sẽ là phân khúc chủ đạo của thị trường 2018
    Số liệu được công bố tại hội thảo “Thị trường bất động sản Việt Nam 2016-2017: Toàn cảnh và dự báo” của Batdongsan.com.vn cho biết, năm 2016, tính đến tháng 10, căn hộ cao cấp chiếm 43% nguồn cung, TP.HCM là 50%. Thế nhưng, đến năm 2017, tại Hà Nội, phân khúc cao cấp và siêu cao cấp chỉ chiếm khoảng 12,2 % nguồn cung. Con số này ở Tp.HCM là 29%.

    Trong khi đó, căn hộ có mức giá phù hợp nhu cầu thị trường (dưới 25 triệu/m2) trong năm 2017 lại tăng lên đáng kể ở cả 2 thành phố. Thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận nguồn cung lên tới 60,1% ở phân khúc này. Riêng Tp.HCM, các sản phẩm có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2 chiếm tỷ trọng 54,7 % tổng nguồn cung. Tỉ lệ hấp thụ căn hộ vừa túi tiền ở 2 thị trường đều đạt trên 50%.

    Sự tăng cung của dòng sản phẩm phù hợp khả năng chi trả của số đông dân chúng cho thấy thị trường bất động sản đang phát triển theo hướng ổn định, bền vững hơn.

    Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho rằng năm 2018, căn hộ vừa túi tiền có 1-2 phòng ngủ với giá bán trên dưới 1 tỉ đồng/căn sẽ là phân khúc chủ đạo và có tính thanh khoản cao nhất của thị trường. Phân khúc nhà ở xã hội cũng sẽ phát triển mạnh hơn trong năm nay.

    Đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, so với 2017, trong năm 2018, nhà ở cao cấp sẽ có nguồn cung hạn chế hơn, nhất là tại Hà Nội do quỹ đất phù hợp để phát triển phân khúc này đã không còn đủ. Ngược lại, nguồn cung nhà ở vừa túi tiền sẽ tiếp tục gia tăng do có nhiều dự án đến thời điểm, điều kiện ra hàng. Tuy nhiên, cung tăng nhưng khả năng sức tiêu thụ có thể sẽ không tăng nhiều, điều đó dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ trong bán hàng. Do vậy, giá bất động sản năm 2018 ở phân khúc chung cư khó có sự tăng đột biến, dự báo mức tăng chỉ vào khoảng 5% cho cả năm.

    Đất nền sẽ tiếp tục “nóng”

    Năm 2017, khu Đông, khu Tây và khu Nam (Tp.HCM) trở thành tâm điểm của bất động sản cả nước khi giá đất nền vượt đỉnh cơn sốt 2007 vào đầu năm. Những biện pháp ngăn chặn sốt ảo của chính quyền khiến thị trường đất nền Tp.HCM trầm lắng vào giữa năm. Tuy nhiên, cuối năm, phân khúc này tiếp tục leo đỉnh.

    [​IMG]

    Năm 2018 tiếp tục là năm tăng trưởng nóng của đất nền
    Khảo sát dựa trên hành vi người dùng của Batdongsan.com.vn – kênh thông tin bất động sản có lượt truy cập lớn nhất Đông Nam Á - cho thấy đất nền và bất động sản gắn liền với đất như nhà riêng, nhà phố, nhà liền kề là những loại hình có lượt tìm kiếm cao nhất trong năm 2017. Cụ thể, tỉ lệ tìm kiếm những phân khúc này ở Hà Nội là khoảng 60%, Tp.HCM là 80%. Từ cơ sở này, Ban Nghiên cứu thị trường của Batdongsan.com.vn nhận định, năm 2018 tiếp tục là năm tăng giá của đất nền.

    Trên thực tế, ngay đầu năm 2018, Quyết định 60/2017/QĐ-UBND thay thế Quyết định 33 quy định diện tích đất tối thiểu được tách thửa tại TP.HCM có hiệu lực đã khiến đất nền Tp.HCM tiếp tục lên cơn sốt. Hoạt động phân lô bán nền diễn ra rầm rộ.

    Bà Nguyễn Thị Minh Thy, giám đốc TTC Land Services cho rằng giá bất động sản năm 2018 sẽ tăng mạnh ở phân khúc đóng vai trò chủ lực là đất nền. Nguyên nhân của sự tăng giá là do khan hiếm quỹ đất và sự trượt giá của dòng tiền. “Năm 2018, giá bất động sản sẽ tăng thêm ít nhất từ 10-20% so với năm 2017”, bà Thy nhấn mạnh.

    Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định giá đất nền sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018. Sự thông thoáng trong cơ chế và hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đang ngày càng được hoàn thiện là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư từ Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận "đổ tiền" về Tp.HCM đầu tư bất động sản.

    Bên cạnh đó, các khu vực trở thành đặc khu kinh tế trong tương lai là Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong sẽ là những điểm nóng đáng chú ý của đất nền trong năm 2018. Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch HĐQT DTJ Group cho rằng những địa phương trên đang chuẩn bị trở thành đặc khu kinh tế nên giá bất động sản được điều chỉnh tăng cao là điều dễ hiểu. Giá đất tại những khu vực này tăng còn do có xuất phát điểm thấp. Được biết, trước kia người dân ở đây bán đất với giá rất thấp, chỉ khoảng 1 đến 2 triệu/m2.

    Trong khi đó, thị trường bất động sản phía Bắc, đất nền khu vực phía Tây (Hà Đông, Hoài Đức) và phía Đông (Long Biên) được dự báo sẽ tiếp đà tăng giá trong năm nay. Năm 2018, các tuyến giao thông huyết mạch, xuyên tâm tiếp tục được triển khai như: đường vành đai 4, tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, đường Tây Thăng Long, Quốc lộ 32 nối Hoài Đức, Đan Phượng… sẽ trở thành chất kích thích đẩy giá lên cao. Ngoài ra, quỹ đất các quận trung tâm mới như Nam Từ Liêm, Hà Đông… đang bị thu hẹp dần. Ông Phạm Thành Hưng, phó chủ tịch CenGroup nhận định: “Khi quỹ đất không còn nhiều, việc đất nền lên giá trong chu kỳ bất động sản là điều dễ hiểu”.

    Đại diện một sàn giao dịch bất động sản tại phía Tây (xin giấu tên) cho rằng đất nền phía Đông, phía Tây Hà Nội sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2018. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cho rằng đất nền các khu vực trên sẽ không có mức tăng đột biến hay phi mã do mặt bằng giá đã được thiết lập cao trong những năm gần đây. “Tôi cho rằng mức tăng phổ biến sẽ dao động từ 10-20%”, vị lãnh đạo này nhấn mạnh.

    Thúy An

    (Theo Enternews.vn)
     
  11. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    "Găm hàng" đất nông nghiệp chờ tăng giá bán lại cho doanh nghiệp, nhà đầu tư

    Sau khi Quyết định 60/2017/QĐ-UBND quy định về diện tích đất tách thửa tối thiểu chính thức được ban hành, nhiều nhà đầu tư (NĐT) sở hữu đất vườn, đất nông nghiệp đã “găm hàng” chờ thời điểm lên giá bán lại cho doanh nghiệp (DN), NĐT.

    Giữ hàng chờ giá lên

    Quyết định 60/2017/QĐ-UBND mới được UBND TP phê duyệt và có hiệu lực hơn nửa tháng nay nhưng thị trường đất nền ven Tp.HCM đã bắt đầu sôi động. Trước bối cảnh quỹ đất khan hiếm, nhu cầu sở hữu còn rất cao, cả đất thổ cư và chưa thổ cư đều rục rịch tăng giá.

    Đối với đất nông nghiệp, đất vườn – nguồn hàng chính để phân lô tách nền trong những năm qua đang được cả DN và NĐT lẻ “săn đón”. Trong quy định mới, đất nông nghiệp được tách thửa đã khiến loại hình này càng hấp dẫn thị trường. Nếu trước đó, NĐT và người dân rục rịch sang nhượng đất nông nghiệp, đất vườn để thu dòng tiền do thị trường “hạ nhiệt” thì hiện tại tình hình hoàn toàn trái ngược. Những mảnh đất chưa thổ cư rộng từ 500 – 1.000m2 của NĐT hoặc dân bản địa đang nằm trong “tầm ngắm” của các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) trên địa bàn. Hoạt động phân lô bán nền dự báo sẽ tiếp tục nở rộ trong thời gian tới là lý do khiến nhu cầu tìm kiếm đất chưa thổ cư tăng lên.

    [​IMG]

    Theo dự báo, qua Tết âm lịch, đất nông nghiệp sẽ tăng giá
    Theo đó, nhiều người có đất vườn, đất nông nghiệp nằm gần các KDC hiện hữu trên địa bàn Tp.HCM đang âm thầm giữ hàng và đẩy giá bán cao hơn từ 1-3 triệu đồng/m2 so với mặt bằng giá chung khu vực.

    Theo ghi nhận của PV, tại khu vực Q.9, Q.2, huyện Củ Chi, Nhà Bè, nhiều NĐT không thoát hàng mà giữ lại chờ giá lên. Dù hoạt động “săn đất” để phân lô bán nền chỉ mới “rục rịch” trở lại nhưng chủ sở hữu đất nông nghiệp, đất vườn đã có động thái tăng giá. Theo khảo sát, khoảng tháng 8/2017, các mảnh đất nông nghiệp tại khu Đông Sài Gòn có giá dao động từ 5.5 – 8.8 triệu đồng/m2 thì hiện tại, giá này đã nhích lên từ 6-9 triệu đồng/m2. Tại khu vực Q.2, giá đất chưa thổ cư đã lên đến 10.5 triệu đồng/m2, tăng khoảng 2 triệu đồng/m2 so với tháng 6/2017. Theo dự đoán, giá này sẽ tiếp tục đi lên trong vòng 2-3 tháng tới. Tại khu vực huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, đất nông nghiệp, đất vườn cũng bắt đầu tăng giá trở lại. Sáu tháng trước, thời điểm đất “hạ nhiệt”, đất chưa thổ cư tại khu vực này giữ giá, rơi vào mức từ 3-6 triệu đồng/m2. Đến nay, khi đất nền phân lô đã có dấu hiệu ấm lên, đất nông nghiệp, đất vườn cũng rục rịch lên giá từ 1-2 triệu đồng/m2 (tùy khu vực).

    Giá bắt đầu tăng nhưng nhiều NĐT và người có đất vườn chưa vội bán ra mà tiếp tục găm hàng để đợi giá lên cao hơn. Anh Vũ Văn Hào, một NĐT sống tại Q.2 cho biết: “Nhu cầu tìm đất để phân lô tách nền của DN và NĐT chắc chắn sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đó là lý do người có đất nông nghiệp, đất vườn chưa vội bán ra mà chờ thời điểm thích hợp để chốt lời cao hơn”. Theo anh Hào, mặc dù các DN tư nhân và NĐT đã bắt đầu đi săn đất nông nghiệp, đất vườn để làm dự án phân lô theo quy định mới nhưng hiện tại chưa phải lúc NĐT có đất nông nghiệp, đất vườn bung hàng đón đầu xu hướng vì giá chỉ mới nhích nhẹ ở một vài khu vực lẻ. “Những người sở hữu đất chưa thổ cư đang nắm lợi thế rõ nét do quỹ đất này đang khan hiếm trong khi nhu cầu mua – bán loại hình này còn tiếp tục lên cao”, anh Hào khẳng định.

    Ngoài Tết âm, đất chưa thổ cư sẽ tăng giá mạnh

    Đó là nhận định của nhiều sàn, doanh nghiệp trước bối cảnh đất nền sẽ tiếp tục làm nóng thị trường Tp.HCM trong thời gian tới. Bà Nguyễn Hường, Phó Giám đốc Công ty BĐS Việt Nhân cho rằng: “Qua Tết âm lịch, đất nông nghiệp, đất vườn và hoạt động phân lô tách nền mới thực sự khởi động mạnh mẽ tại các khu vực Tp.HCM”.

    Bà Hường phân tích các điều kiện, yếu tố khiến đất vườn, đất nông nghiệp có khả năng tăng giá cao từ 15-25% sau Tết âm so với thời điểm hiện tại. Thứ nhất, quy định tách thửa ban hành dịp giáp Tết, đây là thời điểm hầu hết các DN tổng kết cuối năm và hoàn thành các hạng mục cũ của dự án. Do đó, ngoài Tết âm lịch mới là thời điểm thích hợp để DN khởi động dự án mới. Trong đó, khâu tìm đất, chọn vị trí, chuẩn bị pháp lý, lên kế hoạch… sẽ được DN rục rịch triển khai. Những mảnh đất vườn, đất nông nghiệp vì thế theo bà Hường sẽ được “săn đón” và lên giá.

    Thứ hai, NĐT có đất nông nghiệp trước đó đã đẩy hàng ra thị trường khá nhiều. Vì thế, nguồn đất chưa thổ cư có vị trí đẹp còn lại khá ít sẽ khiến giá trị của loại hình này tăng cao khi nhiều DN ồ ạt tập trung khai thác cùng thời điểm.

    Thứ ba, bà Hường cho rằng những mảnh đất nông nghiệp diện tích nhỏ từ 200 – 500m2 sẽ lên giá mạnh nhất vì là phân khúc được DN nhỏ và vừa ưa chuộng để phân lô tách nền. Đặc biệt mức tăng có thể đạt từ 25% sau Tết ở các vị trí đẹp, gần đường lớn.

    Ông Trần Thanh Hoàn, Giám đốc Công ty Phúc Thịnh (Q.Tân Bình) cũng bày tỏ quan điểm: “Quỹ đất nông nghiệp có sổ đỏ, không vướng quy hoạch hay còn gọi là “đất sạch” đang thu hẹp về nguồn cung là lý do khiến loại hình này “tăng nhiệt” trong thời gian tới. Ông Hoàn dự báo, khoảng cuối quý I sang quý II/2018 sẽ là thời điểm đất nông nghiệp, đất vườn ra hàng nhiều và tạo sức nóng về giá trên thị trường trước bối cảnh DN BĐS ồ ạt tìm kiếm quỹ đất để triển khai dự án mới.

    Tuy nhiên, ông Hoàn lưu ý, do cung ít, cầu nhiều, không ít NĐT vin vào cớ này để “găm hàng” và có thể đẩy giá đất chưa thổ cư lên cao ngất ngưởng nên NĐT cần hết sức cẩn trọng. Ngoài ra, theo ông Hoàn, nhiều NĐT chạy đua theo sức nóng của thị trường mà không tìm hiểu kỹ tính pháp lý, quy hoạch của đất nông nghiệp, đất vườn rất dễ gây thiệt hại khi đầu tư. Bên cạnh đó, nếu không xem xét kỹ yếu tố vị trí khu đất cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động bán buôn sau khi tách nền, đến giá bán, dòng tiền của NĐT.

    Phương Nga

    (Theo Enternews.vn)
     
  12. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Đất nền thị trường các tỉnh ngoại thành Hà Nội hút khách đầu tư

    Khoảng hơn 1 năm trở lại đây, đất nền các thị trường vệ tinh Hà Nội trở nên sôi động, hấp lực mạnh dòng tiền của giới đầu tư. Những chuyển biến của thị trường bất động sản phía Bắc giai đoạn này có phần tương đồng với các diễn biến lâu nay của thị trường phía Nam.

    Từ nhiều năm nay, các thị trường vệ tinh (giáp ranh Tp.HCM) góp một phần không nhỏ vào sự sôi động của thị trường bất động sản phía Nam. Những cơn sốt đất không chỉ xuất hiện ở các quận nội thành Tp.HCM mà còn diễn ra ở các tỉnh lẻ như Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

    [​IMG]

    Khoảng hơn 1 năm trở lại đây, đất nền các thị trường vệ tinh Hà Nội trở nên sôi động, hấp lực mạnh dòng tiền của giới đầu tư
    Trong khi đó, khu vực phía Bắc, phân khúc đất nền ở các thị trường vệ tinh Hà Nội chỉ mới bắt đầu sôi động khoảng 2 năm gần đây. Xu hướng này xuất hiện ở các đô thị gắn với phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Bắc Ninh và Thái Nguyên đang là những thị trường vệ tinh hấp lực mạnh dòng vốn đầu tư ở phân khúc đất nền. Bên cạnh các nhà đầu tư địa phương, một lượng lớn nhà đầu tư là đến từ Hà Nội và các vùng phụ cận.

    Đây cũng là hai tỉnh đứng đầu miền Bắc về thu hút FDI trong những năm qua. Nguồn vốn FDI đã đưa tốc độ phát triển kinh tế 2 tỉnh này lọt top đầu cả nước và trực tiếp tác động đến sự phát triển của thị trường bất động sản.

    Giai đoạn 2014-2016, đất nền Bắc Ninh rục rịch tăng giá, giới đầu tư Hà Nội và các tỉnh lân cận vẫn còn khá e dè, cân nhắc do hệ lụy từ cơn sốt đất nền 10 năm trước. Khi đó, sự sôi động của thị trường đến từ các nhà đầu tư địa phương. Từ 2016, nhiều ông lớn như Vingroup, Mường Thanh, Him Lam… đồng loạt đổ vốn vào đây và trong quy hoạch chung đô thị, Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trở thành đô thị trực thuộc Trung ương vào năm 2020; những yếu tố này khiến giới đầu tư Hà Nội cũng như vùng phụ cận bắt đầu chú ý đến bất động sản Bắc Ninh.

    [​IMG]

    Khu vực phía Bắc, phân khúc đất nền ở các thị trường vệ tinh Hà Nội chỉ mới bắt đầu sôi động khoảng 2 năm gần đây
    Từ cuối 2016, nhà đầu tư Hà Nội và một số tỉnh phụ cận góp mặt đông đảo hơn vào thị trường đất nền Bắc Ninh. Khu vực thành phố là nơi hấp lực mạnh nhất dòng tiền do tập trung đông đảo người nước ngoài, các chuyên gia sinh sống. Giai đoạn này nhiều nhà đầu tư Hà Nội đổ về Bắc Ninh mua đất thổ cư xây nhà riêng cho người nước ngoài thuê, góp phần khiến đất Bắc Ninh lên cơn sốt và chạm đỉnh vào tháng 3, tháng 4/2017. Thời điểm đó, ở những địa bàn như đường Ngọc Hân Công Chúa, Khả Lễ, Bồ Sơn (phường Võ Cường) và K15 (phường Ninh Xá), giá đất nền đã tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2016. Đất ở mặt tiền đường Ngọc Hân Công Chúa được rao bán từ 70-80 triệu/m2, trong khi đầu 2016, giá chào bán là 30-40 triệu/m2. Đất tại Khả Lễ, Bồ Sơn có mặt tiền đường Bình Than giá tăng từ 15-18 triệu/m2 lên 30-35 triệu/m2. Từ tháng 5/2017, giá bắt đầu chững lại. Tuy nhiên, thời điểm cuối năm, khi dòng tiền tích lũy lớn, sức mua tăng cao, đất tại đây lại tăng nhẹ, mức tăng khoảng 2-3% với những lô đất ở mặt tiền đường lớn, 5-7% với những lô đất mặt đường nhỏ.

    Bên cạnh các nền đất thổ cư, đất nền dự án cũng hấp dẫn giới đầu tư. Một trong những dự án đất nền lớn ở Bắc Ninh tung hàng trong năm 2017 là Phúc Ninh đã thu hút hơn 1.000 khách hàng tham dự dịp mở bán. Dòng sản phẩm chính của dự án là các lô đất liền kề, biệt thự có diện tích từ 120-240m2 với giá bán từ 24 triệu/m2. Đến thời điểm hiện tại, khoảng 80% lô đất giai đoạn này đã được tiêu thụ. Ông Trịnh Xuân Minh, Giám đốc kinh doanh Sàn giao dịch BĐS Hải Phát Land cho biết, giới đầu tư Hà Nội chiếm trên 20% số lượng giao dịch thành công.

    So với Bắc Ninh, đất nền Thái Nguyên có mức giá rẻ hơn. Các nền đất ở đây chỉ dao động từ 3-6 triệu/m2 nên thu hút mạnh giới đầu tư trung lưu. Phần lớn các dự án đất nền nở rộ và tập trung ở khu vực thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên – 2 khu vực nhận nguồn vốn FDI lớn nhất của tỉnh.

    Nếu năm 2016 và nửa đầu năm 2017, các nhà đầu tư mua đất nền tại Thái Nguyên chủ yếu là nhà đầu tư địa phương và nhà đầu tư Bắc Ninh thì khoảng nửa cuối năm 2017 đến nay, nhà đầu tư Hà Nội cũng bắt đầu tấn công thị trường này.

    Giai đoạn đầu nóng sốt của đất nền Thái Nguyên, giới đầu tư Bắc Ninh đổ mạnh về đây do tin rằng kịch bản đất tăng giá ở Bắc Ninh khi Samsung và các dự án FDI lớn đi vào vận hành sẽ lặp lại tại Thái Nguyên – nơi cũng đón nguồn vốn FDI lớn từ Sam Sung và nhiều dự án khác. Dù chậm chân hơn nhưng giới đầu tư Hà Nội và một số tỉnh như Bắc Giang, Hải Dương cũng theo chân nhà đầu tư Bắc Ninh về Thái Nguyên mua đất.

    Trong vai một nhà đầu tư, phóng viên đã đi xem một dự án đất nền tại Sông Công vào đầu tháng 1/2018. Hôm đó, 6 chiếc xe khách xuất phát từ Hà Nội do một sàn giao dịch tổ chức cho khách hàng đi xem dự án đều kín chỗ là các nhà đầu tư đến từ Hà Nội, Bắc Ninh và 1 số tỉnh khác. 160 lô đất của dự án được mở bán đều cháy hàng. Với những lô vị trí đẹp, nhà đầu tư đều phải bốc thăm với tỉ lệ 1 chọi 12. Nhiều khách ra về tiếc nuối vì không mua được đất, phải đợi đến đợt mở bán sau. Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, một vài dự án đất nền khác mở bán trong năm 2017 của Thái Nguyên có mức tiêu thụ đạt 60-70% giỏ hàng đợt 1. Giá đất tại đây không biến động mạnh, mức tăng phổ biến từ 200-500 ngàn/m2 trong khoảng thời gian 6 tháng với những dự án mở bán trong năm 2017.

    Ông Đỗ Cơ Thạch, Tổng Giám đốc Hoàng Cầu Group cho biết, với các dự án đất nền Thái Nguyên, tỉ lệ giới đầu tư địa phương chỉ chiếm 30%, đóng vai trò áp đảo là nhà đầu tư đến từ Hà Nội và Bắc Ninh. Tỉ lệ nhà đầu tư đến từ các tỉnh khác, tùy từng dự án, dao động từ 5-10%. Theo ông Thạch, mức giá rẻ và dư địa tăng giá cao khiến đất nền Thái Nguyên hút khách.

    Bên cạnh đó, ông Trịnh Xuân Minh, Giám đốc Kinh doanh của Hải Phát Land cho rằng đất nền các tỉnh giáp ranh Hà Nội nóng và thu hút dòng tiền đầu tư thời gian qua còn xuất phát từ thực tế là các thị trường tỉnh lẻ không có nhiều dự án đất nền quy mô lớn, có sự đồng bộ về tiện ích và dịch vụ. Trong khi đó, tốc độ phát triển ở các tỉnh này khiến nhu cầu về các dự án chất lượng cao tăng lên. Do đó, sự xuất hiện của các dự án đất nền có quy mô thời gian gần đây trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn ở các thị trường tỉnh.

    Thúy An

    (Theo Enternews.vn)
     
  13. donghoduyanhleduan

    donghoduyanhleduan

    Tham gia:
    8/8/2013
    Bài viết:
    81,571
    Đã được thích:
    14,682
    Điểm thành tích:
    10,313
    mình đánh dấu tham khảo giá đất
     
  14. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Chủ đầu tư nhà ở xã hội Bright City (AZ Thăng Long) bị cư dân tố chậm tiến độ thường xuyên


    Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Bright City (Hoài Đức, Hà Nội) vừa bị các cư dân tố chậm tiến độ thường xuyên, đặc biệt một số tòa trong dự án hiện đã ngừng thi công.

    Đại diện cư dân cho biết, đã nhiều lần Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long - chủ đầu tư dự án làm việc với cư dân vì lý do chậm tiến độ. Kể từ tháng 12/2017, chỉ còn tòa A1.1 tiếp tục thi công; còn lại toà A1.2 và tòa A2 đã hoàn toàn dừng hẳn việc thi công.

    [​IMG]

    Cổng vào dự án nhà ở xã hội Bright City không thấy có bóng dáng công nhân. Ảnh: HC.

    Các cư dân còn cho biết, ông Phùng Xuân Hoàng, GĐ Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long từng có lần nói với cư dân: “Bản thân chủ đầu tư chưa chắc chắn thời điểm nào sẽ khởi công lại 2 tòa này”.

    Theo ghi nhận của PV tại công trường dự án, hiện tòa A1.2 và tòa A2 mới chỉ xây bao tường ngoài từ tầng 20 đến tầng 35, bên trong căn hộ vẫn chưa thi công phần tường vách ngăn. Nhìn sơ bộ thì cả tòa A2 và A1.2 mới hoàn thiện được khoảng 50%. Lượng công nhân đang làm việc tại công trường cũng rất thưa thớt và chỉ tập tại tòa A1.1; còn lại hai tòa A1.2 và A2 đều đã dừng hẳn thi công.

    Trao đổi với Zing, ông Phùng Xuân Hoàng, GĐ Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long cũng thừa nhận, dự án hiện đang gặp một số khó khăn, đặc biệt là vốn khiến việc triển khai bị trì trệ. Do đây là dự án là nhà ở xã hội nên phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay ưu đãi. Theo vị này, việc chậm tiến độ bắt đầu từ sau khi gói 30.000 tỷ kết thúc giải ngân, doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn vay và đã phải chuyển sang vốn vay nhà ở thương mại với lãi suất cao.

    [​IMG]

    Không chỉ chậm tiến độ, tòa nhà A1.2 và tòa A2 đã dừng hẳn thi công khiến các khách hàng lo lắng



    Tuy vậy, đại diện chủ đầu tư vẫn khẳng định dự án sẽ được đẩy nhanh tiến độ khi có vốn, dự kiến sẽ bàn giao nhà cho khách hàng trong quý II/2018.

    Được biết, Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (tên thương mại là Bright City) được phát triển bởi Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long. Dự án có quy mô gồm 4 tòa nhà cao 35 tầng (A11, A12, A2 và A3) với 1.496 căn hộ, cung cấp chỗ ở cho khoảng 4.500 cư dân. Dự án này được đánh giá là công trình trọng điểm của Bộ Xây dựng và UBND TP. Hà Nội.

    Dự án chính thức khởi công vào tháng 11/2014 và theo kế hoạch sẽ bàn giao vào quý III hoặc quý IV/2017, tuy nhiên đến nay, khi Tết nguyên đán đã cận kề, những người mua nhà tại đây vẫn chưa biết bao giờ dự án mới hoàn thành.

    (Theo Zing)
     
  15. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Kịch bản bất động sản năm 2018: thị trường gặp khó khăn do ngân hàng siết chặt tín dụng đổ vào bất động sản

    Trong năm mới 2018, các doanh nghiệp ngành địa ốc sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho một năm khó khăn hơn do ngân hàng siết vốn vào bất động sản. Đây là động thái điều chỉnh vốn tín dụng của Ngân hàng nhà nước sau hai năm thị trường ghi nhận tăng trưởng đột biến.

    Mới đây, Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoRea) vừa có văn bản khuyến nghị các doanh nghiệp bất động sản trong hoạt động đầu tư kinh doanh năm 2018. HoRea đánh giá, thị trường bất động sản trong năm mới sẽ gặp nhiều thách thức, khó khăn. Trong đó, HoRea nhấn mạnh khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng vì Ngân hàng Nhà nước chủ trương hạn chế dần nguồn tín dụng vào thị trường bất động sản.

    Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ra Nghị quyết 01 chỉ thị ngành ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro mà bất động sản là lĩnh vực chính.

    Các cơ quan chức năng cũng được Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu giải pháp để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững, tránh tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

    Đáng chú ý, tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sau khi điều chỉnh lên mức 60% đến nay dần được Ngân hàng Nhà nước hạ xuống còn 50%. Dự kiến từ năm 2019 tỉ lệ này sẽ được giảm về mức 40%.

    [​IMG]

    Năm 2018, dòng vốn vào bất động sản sẽ bị Ngân hàng nhà nước hạn chế dần. Trong ảnh là một chung cư đang hoàn thiện, chuẩn bị bàn giao ở quận 7, Tp.HCM. Ảnh: Hữu Khoa

    Ngoài ra, kể từ ngày 1/1/2017, hệ số rủi ro khi cho vay bất động sản cũng được Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể ở mức 200% .

    Mới đây nhất, Công văn 563 được Ngân hàng Nhà nước phát đi với nội dung yêu cầu các ngân hàng phải hạn chế mức độ tập trung tín dụng vào bất động sản và xây dựng.

    Ngân hàng Nhà nước yêu cầu phải kiểm soát tốt chất lượng tín dụng tiêu dùng; nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn nhằm hạn chế rủi ro phát sinh. Các ngân hàng cũng phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư, kinh doanh bất động sản.

    HoRea đánh giá, dù sẽ phải đối mặt với áp lực lớn từ động thái siết tín dụng của ngân hàng nhưng đây cũng sẽ là động lực để các doanh nghiệp bất động sản buộc phải tìm kiếm các giải pháp phù hợp vượt qua khó khăn, từ đó thích ứng với môi trường kinh doanh hoàn toàn mới.

    Hiệp hội cũng khuyến nghị các doanh nghiệp bất động sản nên tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường nội lực của doanh nghiệp.

    Theo thông tin được tiết lộ bởi Phó tổng giám đốc của một ngân hàng lớn, thời gian gần đây thị trường chứng khoán đã xanh lên nhờ lượng tiền lớn từ khối ngoại và dân cư đổ vào thị trường này. Đồng thời, một lượng tiền lớn cũng được Ngân hàng Nhà nước cung cấp ra thị trường để mua lượng ngoại tệ từ các nhà đầu tư ngoại. Dòng ngoại tệ này là để mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước.

    Đáng nói là khi tiền đổ vào chứng khoán thì cũng có nghĩa là các công ty sẽ dùng tiền để đầu tư vào kênh khác, trong đó bất động sản là lĩnh vực sáng giá nhất. Điều này sẽ đẩy giá nhà đất liên tục đi lên.

    Ngoài ra còn có một nguồn tiền khác cũng đổ vào bất động sản là từ vốn vay mua, xây sửa nhà…. Thêm vào đó, kênh tiêu dùng cũng được đẩy rất mạnh.

    Vị Phó tổng giám đốc trên còn cho biết thêm: "Khi tiêu dùng lớn nhưng dòng tiền người dân không đáp ứng được mà phải dựa vào ngân hàng thì sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro, đặc biệt là nợ không có khả năng trả. Khi đó không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước lo ngại thị trường sẽ tái diễn tình trạng trước đây nên đã cảnh báo. Dù việc siết này ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH trước mắt nhưng sẽ tốt cho tương lai".

    Trước đó, phía Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia từng đưa ra cảnh báo về việc xuất hiện một số ngân hàng "lách" cho vay bất động sản khi 53% vốn cho vay tiêu dùng là dành cho vay sửa chữa nhà và mua nhà.

    (Theo Tuổi trẻ Online)
     
  16. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Tâm lý người mua nhà có xu hướng chuyển dịch sang diện tích trung bình và lớn

    Tâm lý người mua đang có xu hướng thay đổi rõ rệt khi tham gia giao dịch loại hình nhà lẻ, nhà phố trung tâm, đặc biệt là vào 3 tháng cuối năm âm lịch. Thay vì chuộng dòng sản phẩm diện tích nhỏ, nhu cầu đang dịch chuyển sang loại diện tích trung bình và lớn.

    Nhu cầu gia tăng

    Chị Đỗ Thanh Hòa, giám đốc một công ty truyền thông tại quận 3 chia sẻ, trước đây chị chủ yếu săn các căn nhà nát, nhà cấp 4 giá tầm 1,5-3 tỷ để sửa sang rồi bán lại. Tuy nhiên, thời gian gần đây do dòng sản phẩm này ngày càng khó kiếm nên chị quyết định chuyển hướng sang đầu tư nhà phố diện tích trung bình - lớn với giá trị cao.

    Tháng 7 năm ngoái, chị Hòa may mắn mua lại được một căn nhà phố 98m2 tại khu Lữ Gia, quận 10 với giá 8 tỷ/căn. Bỏ ra gần 1 tỷ xây sửa lại căn nhà, đến cuối tháng 1/2018 vừa qua, bất động sản này được ngã giá 16 tỷ nhưng chị Hòa chưa muốn bán vì tin có thể thương lượng mức giá cao hơn. “Khác với đầu tư nhà phố diện tích nhỏ, các căn nhà phố diện tích lớn đòi hỏi vốn nhiều hơn và cần đầu tư chỉnh trang tốn kém hơn. Tuy nhiên nếu chọn được căn sở hữu vị trí đẹp thì rất dễ cho thuê kinh doanh nên bán ra nhanh và biên độ tăng giá cũng rất mạnh”, chị Hòa cho biết.

    Cũng chuộng đầu tư các căn nhà phố diện tích lớn, anh Phạm Minh Phước (Phước Kiểng, Nhà Bè), một khách hàng đầu tư nhà mặt phố lâu năm cho biết, dòng sản phẩm giá trị cao dễ ra hàng và sinh lợi tốt hơn so với nhà phố cấp 4. Anh Phước kể, anh đầu tư một căn nhà phố mặt tiền ở đường Ngô Thời Nhiệm, quận 1 với giá 14 tỷ vào đầu năm 2017, đến nay bất động sản này được định giá đến 21 tỷ chỉ sau 8 tháng.

    Nhà đầu tư này cho biết, trước giờ anh luôn thành công khi đầu tư vào loại hình nhà phố diện tích lớn vì nhu cầu tiêu thụ rất cao, giá tăng liên tục mà nguồn hàng qua mỗi năm càng hạn chế.

    Số liệu thống kê của Batdongsan.com.vn về lượt tìm kiếm nhà lẻ, nhà phố tại Tp.HCM trong 3 tháng cuối năm 2017 cũng cho thấy, loại bất động sản này ghi nhận 866.357 lượt tìm kiếm. Con số ấn tượng này chứng tỏ nhu cầu tìm mua nhà lẻ, nhà phố đang tiếp tục xu hướng gia tăng, nhất là vào cận Tết. Đồng thời, loại nhà phố, nhà lẻ được giao dịch nhiều nhất rơi vào dòng sản phẩm có diện tích 80-90m2 với 105.848 lượt tìm kiếm. Các căn diện tích 60-80m2 có khoảng 172.458 lượt tìm kiếm. Đặc biệt, dòng sản phẩm nhà phố diện tích từ 90-130m2 ghi nhận nhu cầu tìm mua tăng mạnh, lên đến 212.700 lượt tìm kiếm. Trong khi đó, sản phẩm nhà diện tích nhỏ từ 20-40m2 chỉ có khoảng 28.600 lượt tìm kiếm. Loại hình 50-60m2 cũng chỉ có khoảng 53.000 lượt tìm kiếm, thấp hơn khá nhiều so với loại diện tích trung bình.

    Cũng theo số liệu thống kê của Batdongsan.com.vn, khu vực được người mua quan tâm tìm kiếm nhiều nhất là quận 1 (108.481 lượt), theo sau là quận Tân Bình (72.792 lượt) và quận 3 (60.532 lượt). Tân Phú, quận 10, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp và Bình Tân lần lượt chiếm các vị trí còn lại.

    [​IMG]

    Nhu cầu mua nhà lẻ, nhà phố trung tâm Sài Gòn đang có sự dịch chuyển từ diện tích nhỏ sang diện tích lớn hơn. Ảnh minh họa

    Giá bán cũng tăng mạnh

    Không chỉ nhu cầu mua tăng, giá bán nhà lẻ, nhà phố diện tích trung bình, lớn cũng tăng khá mạnh trong quý IV/2017. Cụ thể, giá nhà tại nhiều quận như quận 1, quận 3, Tân Bình, Bình Thạnh… tăng từ 20-30% so với thời điểm quý III/2017. Tại khu vực quanh chợ Tân Phú, Tân Bình, nhiều căn rao bán với giá 4-6 tỷ thời điểm đầu năm hiện đang chào bán với giá lên 7-10 tỷ/căn.

    Khu vực quận Bình Tân, một căn nhà 120m2 đoạn đường Mã Lò có giá rao bán 12 tỷ, tăng hơn 2 tỷ so với giai đoạn cao điểm tháng 6/2017. Các tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa (Phú Nhuận) trước đó 4 tháng, vẫn còn nhiều căn diện tích 100-120m2 được rao bán giá từ 12-14 tỷ, hiện giá thấp nhất cũng rơi vào khoảng 15-18 tỷ. Các tuyến đường hẻm thông ra đường Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, Điện Biên Phủ - nơi được xem là cao điểm giao dịch nhà lẻ của quận 3, một căn nhà diện tích khoảng 80-100m2 tọa lạc trong các con hẻm thông ra mặt tiền có giá thấp nhất cũng ở mức 20-25 tỷ, tăng gần 3-4 tỷ/căn so với thời điểm tháng 6/2017. Khu vực đường Hồ Bá Kiện giá nhà chào bán từ 12 tỷ lên mức 14-15 tỷ. Khu Nơ Trang Long, Nguyễn Xí, Vũ Ngọc Phan (quận Bình Thạnh), nhiều căn nhà diện tích tầm 80-110 m2 cũng được dân đầu tư săn mua với giá tầm 15-18 tỷ đồng/căn.

    Nhìn nhận về xu hướng chuyển biến trong giao dịch dòng sản phẩm diện tích nhỏ sang diện tích lớn của phân khúc nhà lẻ, nhà phố, ông Đỗ Văn Đức, đại diện SGD nhà đất Sài Gòn cho biết, các giao dịch nhà diện tích lớn trên thị trường đa phần vẫn là của dân đầu tư lướt sóng, người có tài chính mạnh. Sự chuyển biến này chủ yếu là do thay đổi nhu cầu săn hàng từ giới đầu tư. Các căn diện tích nhỏ, giá thấp vẫn được người có nhu cầu thực tìm kiếm nhưng rất khan hiếm trong khi đầu tư khó sinh lời và tốn công sức. Do đó giới đầu đang chuyển hướng sang loại sản phẩm diện tích lớn hơn, giá cao hơn với nguồn hàng đa dạng, dễ kiếm và dễ tăng giá bán. Dòng sản phẩm này chủ yếu nhắm tới nhóm khách hàng có tài chính khá giả và xem nhà phố như một kênh trú ẩn an toàn.

    Đại diện một SGD tại quận 1 cho biết thêm, giá bán nhà lẻ, nhà phố vẫn tăng mạnh qua từng quý. Theo đó, các sản phẩm được định giá từ 2-3 tỷ trong năm 2015-2016 hiện đã tăng lên mốc 4-7 tỷ. Các sản phẩm có giá từ 1,5-3 tỷ rất hiếm hoi và thường nằm trong hẻm nhỏ, diện tích giới hạn từ 25-40m2 nên rất bất tiện trong sinh hoạt. Chính vì xu hướng tăng giá quá cao, đầu tư nhà lẻ, nhà phố giờ đây được xem như sân chơi chủ yếu của giới nhà giàu, người có tài chính khá. Họ mua nhằm mục đích chủ yếu là đầu tư cho thuê và găm hàng chờ sang tay. Sản phẩm càng có vị trí đẹp, diện tích lớn sẽ càng dễ cho thuê phục vụ kinh doanh và ra hàng.

    Phương Uyên

    (Theo Enternews.vn)
     
  17. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Hầu hết những lời quảng cáo cắt lỗ, thanh lý, thu hồi nợ gấp đều là "chiêu trò" marketing để thu hút khách hàng

    Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thi nhau rao bán các tài sản là bất động sản (BĐS) để thanh lý. Những lô đất rộng cả trăm m2, cả nghìn m2 trên những trục đường lớn cũng đang được nhiều ngân hàng thông báo thanh lý.

    Bên cạnh đó, rất nhiều người dân phản ánh cuộc sống thường nhật của họ thời gian giáp Tết gần như bị đảo lộn bởi tràn ngập thông tin chào mời qua điện thoại cá nhân. Thậm chí, các "cò" đất không chỉ gọi điện thoại trực tiếp mà còn sử dụng một tổng đài chung để thực hiện việc quảng bá. Trong đó, có những khu đất được chào bán với giá rẻ bèo vì lý do người bán đang cần tiền gấp để trả nợ ngân hàng hoặc chuyển đi nơi khác sinh sống...

    Trong vai khách hàng, phóng viên liên hệ hỏi mua một thửa đất được giới thiệu ở phường Phước Long A, Q.9. Theo lời một nhân viên kinh doanh giới thiệu đang làm một công ty bất động sản trên địa bàn Q.2, đây là tài sản ngân hàng thanh lý. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi ngân hàng nào thanh lý thì nhân viên này né tránh trả lời và khẳng định: "Vấn đề này không quan trọng. Quan trọng là khi anh mua sẽ được ngân hàng ACB hỗ trợ vay vốn lên đến 25 năm. Với giá bán từ 12 - 15 triệu/m2, khách hàng chỉ cần thanh toán khoảng 80%, chờ đến khi pháp lý hoàn chỉnh sẽ thanh toán tiếp".

    [​IMG]

    Thận trọng với chiêu "thanh lý" bất động sản thu hồi vốn trả nợ cuối năm
    Dạo quanh một số khu vực thuộc Đảo Kim Cương (quận 2), phóng viên bắt gặp rất nhiều tờ rơi rao bán nhà đất giá rẻ để thu hồi vốn nhanh trả nợ. Anh Tâm, nhân viên môi giới cho biết, vì lỡ vay vốn ngân hàng làm ăn cả năm nay, trả tiền lãi không nổi nữa và muốn thu hồi vốn để có tiền về quê ăn Tết nên anh phải chấp nhận bán lại lô đất này giá chỉ 6 triệu đồng/m2.

    Khi được chúng tôi hỏi về tính pháp lý của lô đất này, cũng như các loại giấy tờ liên quan thì anh Tâm cho biết nếu khách hàng chịu thanh toán 95% giá trị thửa đất sẽ được làm thủ tục cấp giấy chủ quyền ngay.

    Tại khu Đông Sài Gòn, nhất là khu vực quận 2 và quận 9, thị trường hiện đang chứng kiến cảnh "cò" đất xuất hiện tại các tuyến đường như Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh, Đồng Văn Cống... chèo kéo khách hàng mua nền đất thanh lý giá rẻ. Ghi nhận thực tế, giá một nền đất được "thanh lý" với giá rẻ hơn thị trường khoảng từ 300-700 triệu đồng/nền. Còn với căn hộ, giá chào bán được nhiều nhân viên môi giới cho rằng đang rẻ hơn giá thị trường khoảng 200-500 triệu/căn.

    Cùng với đó, trên các trang mạng xã hội, các website tự lập cũng nở rộ tình trạng bán hoàn vốn, bán lỗ nhà đất dịp cuối năm. "Bán lỗ căn hộ Khang Gia Tân Hương, Q.Tân Phú, diện tích 80 m2, giá chỉ 700 triệu đồng", anh T. rao trên mạng internet. Anh T. cho biết, với giá này, anh bán lỗ gần 100 triệu đồng vì gia đình anh đi định cư nước ngoài nên cần bán gấp.

    Thậm chí tại dự án The Park Rsidence (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè), nhiều người còn rao bán cắt lỗ gần 300 triệu căn hộ dự án này. Theo anh V., người rao bán lỗ trên mạng internet, căn hộ có diện tích 106m2, giá 2,8 tỷ đồng có hồ bơi, siêu thị, nhà hàng, trường học, quán cà phê... đầy đủ. Anh V. cho biết, do kẹt vốn làm ăn nên cần bán gấp để thu hồi vốn. Song theo ghi nhận của PV, không chỉ anh T. và anh V., hiện có rất nhiều người cũng đua nhau rao bán hoàn vốn, bán lỗ căn hộ tại hai dự án này.

    "Hiện trên thị trường có 2 trường hợp bán lỗ: lỗ thật và lỗ ảo. Trong đó, những dự án lỗ thật là dự án đang tranh chấp, vướng pháp lý, bán cắt lỗ để tránh ôm hàng hoặc một vài người khó khăn đột xuất về tài chính... Còn lỗ ảo là giá chênh lệch giữa lần mở bán đầu với lần mở bán sau. Người mua đầu tư có thể lời từ khoảng 10% - 20% so với người mua những đợt sau.

    Do đó, dù có bán lỗ 5% - 10% họ vẫn còn lợi nhuận. Tuy nhiên, họ rao vậy để tạo sự hấp dẫn thu hút người mua. Bên cạnh đó, thị trường BĐS hiện nay đang có thanh khoản khá tốt. Vì vậy, một dự án có một số căn hộ rao bán lỗ là bình thường, nhưng một dự án có nhiều căn hộ đồng loạt bán lỗ thì người mua cần thận trọng kiểm tra pháp lý, năng lực, uy tín chủ đầu tư trước khi mua.

    Liên quan đến việc nhiều thông tin rao bán đất ngân hàng thanh lý, lãnh đạo một ngân hàng cho hay, việc thanh lý tài sản của ngân hàng luôn được đăng tải công khai trên website của ngân hàng và các phương tiện truyền thông, không có chuyện thông tin qua các tờ rơi, dán ngoài đường hay pano treo.

    Hơn nữa, đối với tài sản thanh lý của ngân hàng thì khi mua bán phải thông qua ngân hàng. Còn nếu tài sản đã giải chấp thì không còn là tài sản của ngân hàng thanh lý.

    Theo ông Phan Công Chánh, chuyên gia BĐS cá nhân, hầu hết những lời quảng bá kiểu cắt lỗ, thanh lý, thu hồi nợ gấp đều là "chiêu trò" marketing để thu hút khách hàng.

    Vị chuyên gia này cho biết, thứ nhất một số quảng cáo mượn danh ngân hàng thanh lý nhà đất nhưng khách hàng gọi đến số hotline thì lại được các cò đất "chiêu dụ"; thứ hai, khi một ngân hàng muốn thanh lý nhà đất để thu hồi nợ thì không bao giờ sử dụng các kênh mạng xã hội hoặc gọi điện thoại chào mời mà họ đều thông qua việc niêm yết công khai trên trang web của ngân hàng này hoặc bộ phận xử lý tài sản sẽ đảm trách các công việc quảng bá một cách chuyên nghiệp hơn.

    "Người mua đừng vội hám giá rẻ mà vung tiền ra mua những loại hình nhà đất giảm giá một cách đặc biệt này. Khách hàng cần phải hết sức tỉnh táo tìm hiểu thật kỹ nguồn gốc đất, căn hộ bằng nhiều kênh khác nhau để ra quyết định mua một cách sáng suốt hơn, tránh tiền mất tật mang".

    (Theo Nhịp sống kinh tế)
     
  18. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Các chuyên gia khuyên nhà đầu tư nên thận trọng 4 nguy cơ rủi ro của thị trường bất động sản năm Mậu Tuất

    Thị trường bất động sản vừa bước qua chu kỳ nóng sốt kéo dài (2014-2017) và đón năm Mậu Tuất với nhiều dự báo lạc quan. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư vẫn nên thận trọng trước các nguy cơ rủi ro của thị trường.

    Theo ông Trần Khánh Quang, chủ tịch Hội cà phê Bất động sản, năm 2018 thị trường bất động sản không hẳn là một bức tranh toàn màu hồng mà chắc chắn đâu đó vẫn có những góc chết màu xám.

    Đây cũng là lý do giới chuyên gia khuyên các nhà đầu tư phải hết sức thận trọng dù thị trường bất động sản năm Mậu Tuất sẽ vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng. Dưới đây là 4 lý do mà ông Quang đưa ra để cảnh báo nhà đầu tư bất động sản nên cảnh giác và tỉnh táo khi đưa ra các quyết định đầu tư trong năm mới:

    1. Mặt bằng giá đang bị đẩy lên quá cao

    Ông Trần Khánh Quang cho rằng, tới nay mặt bằng giá căn hộ đã trải qua 4 năm tăng trưởng đều đặn với mức tăng trung bình 15-20%. Như vậy, trong cả chu kỳ 2014-2017, bất động sản đã đội giá khoảng 60-80%. Cùng cột mốc thời gian này, giá đất cũng tăng trung bình ở mức 25-30%, nghĩa là đội giá thêm 100-120% trong chu kỳ 4 năm. Dù vẫn trong xu thế đi lên nhưng rất khó đoán được giá căn hộ và giá đất sẽ tăng như thế nào trong năm 2018 và còn phụ thuộc nhiều vào từng vị trí, khu vực.

    Bên cạnh đó phải kể đến việc rất nhiều chủ đầu tư đã làm giá bất động sản nhiều năm thông qua hình thức định mức giá bán rất cao, thậm chí cao nhất trong lịch sử của khu vực mà bất động sản đó tọa lạc. Khi bất động sản ở trong ngưỡng giá quá cao, thị trường sẽ bước vào chu kỳ loạn giá, tài sản bị thổi lên vùng giá vượt xa giá trị thực của nó. Đây cũng chính là thời điểm hình thành và tích tụ bong bóng giá. Do đó, các nhà đầu tư bất động sản cần hết sức thận trọng khi thẩm định giá và tiềm năng khi mua. Xuống tiền mù quáng là một sai lầm rất lớn, vì chỉ có người mua lầm chứ người bán không lầm.

    [​IMG]

    Để nhập cuộc thị trường bất động sản năm 2018 thành công, các nhà đầu tư cần thận trọng và tỉnh táo. Ảnh: Vũ Lê

    2. Tỷ suất sinh lời bước vào vòng thách đố

    Năm mới này cũng là thời điểm hàng loạt dự án bất động sản bắt đầu bàn giao sản phẩm. Đây cũng chính là cột mốc bắt buộc phải làm bài test để xem những cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư trên thực tế đạt được đến đâu. Những năm qua, đã có rất nhiều doanh nghiệp dùng chiêu bài tỷ suất lợi nhuận khủng thả mồi khách hàng hòng "đổi tép bắt tôm", song khi đối mặt với thực tế, bài toán trên lý thuyết này không đơn giản chút nào và chắc chắn sẽ có sai số. Bởi lẽ, một khi nguồn cung đồng loạt hoàn thiện và tăng cao, theo quy luật thị trường, giá thuê, giá khai thác sẽ giảm dẫn đến biên lợi nhuận sẽ thấp hơn kỳ vọng. Đây là bài test quan trọng mà thị trường cần vượt qua để tìm sự cân bằng sau một thời gian dài nóng sốt.

    3. Ngân hàng siết cho vay bất động sản

    Nếu phải dùng đòn bẩy tài chính để mua nhà, đất, các nhà đầu tư cần lưu ý rằng trong năm 2018 các ngân hàng sẽ siết chặt hơn việc cho vay bất động sản. Sở dĩ Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải hạn chế cho vay đầu tư địa ốc vì tỷ trọng tín dụng của nhóm này đang ở mức cao. Khi ngân hàng thận trọng cho vay có thể sẽ tạo nên một số rào cản nhất định, tuy nhiên đây cũng là phép thử cần thiết và tích cực với thị trường bất động sản.

    5. Mãi lực có thể chậm lại

    Nếu chu kỳ 2014-2017 sức mua nhà đất lên cao và liên tiếp lập kỷ lục thanh khoản trong lịch sử thì từ năm 2018 điều này khó có thể lặp lại vì kể từ nửa cuối năm 2017, phân khúc căn hộ đã bắt đầu giảm tốc. Dù thanh khoản bất động sản liền thổ (đất hoặc tài sản gắn liền với đất) hiện vẫn đang rất tốt, nhưng cột giá đã bị thổi lên quá cao với đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.

    Một câu hỏi khó mà nhiều người đặt ra là sau giai đoạn tất cả cùng mua vào vốn đang diễn ra tốt đẹp như thời gian qua thì khi tất cả đồng loạt cùng bán ra thị trường sẽ phản ứng thế nào? Câu trả lời: rất có thể mãi lực sẽ chậm lại, như một phản xạ tự nhiên của thị trường. Đây chính là điểm cần lưu ý với các nhà đầu tư để có kế hoạch cụ thể đối với dòng vốn ngắn, trung hay dài hạn.

    Ông Quang cũng đánh giá, dù thuyết chủ quan từng được áp dụng khá suôn sẻ trong các năm 2014-2015-2016-2017 và dẫn dắt nhiều nhà đầu tư về đích thành công nhưng riêng năm Mậu Tuất, thị trường sẽ có một khoảng lặng cần thiết cho thuyết hoài nghi và phản biện. Để nhập cuộc thị trường một cách thành công, nhà đầu tư cần có một cái đầu lạnh, đầu tư có chọn lọc chứ không nên dốc vốn đại trà vào mọi phân khúc.

    (Theo VnExpress.net)
     
  19. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu hạn chế tín dụng với lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng, chứng khoán

    Với công văn số 563 gửi các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu hạn chế tín dụng với lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng, chứng khoán.

    Hạn chế phát sinh nợ xấu

    Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát tốt chất lượng tín dụng tiêu dùng, nâng cao hiệu quả xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là điều kiện vay vốn để không phát sinh rủi ro; giám sát chặt việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng để đầu tư, kinh doanh BĐS, chứng khoán.

    Thống đốc NHNN nhấn mạnh: "Việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng, tăng cường công tác thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh".

    Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, ông Nguyễn Quốc Hùng lý giải về việc đưa ra thông điệp trên ngay từ đầu năm như sau: Trong năm 2017, tín dụng với những lĩnh vực có rủi ro như BĐS, chứng khoán… đã được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, để giảm thiểu nợ xấu, NHNN vẫn yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường kiểm soát, kể cả tín dụng vào lĩnh vực tiêu dùng.

    Chung quan điểm, nhiều ý kiến cũng cho rằng trong thời gian gần đây, tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng tăng trưởng rất nóng. Đáng nói, để lách quy định hạn chế cho vay BĐS, các ngân hàng đã đưa khoản cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở vào cho vay tiêu dùng.

    Cụ thể, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, tín dụng tiêu dùng trong năm 2017 cao gấp 3-4 lần mức tăng trưởng tín dụng bình quân cả nước (dư nợ cho vay tiêu dùng đang xấp xỉ 1,17 triệu tỷ đồng). Đặc biệt, trong tín dụng tiêu dùng, tín dụng BĐS chiếm một phần rất lớn. Tín dụng mua, sửa chữa nhà ở chiếm gần 53% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng và có mức tăng tới 76,5%.

    [​IMG]

    NHNN yêu cầu các ngân hàng hạn chế tín dụng với lĩnh vực bất động sản. Ảnh: Thùy Linh
    Người mua nhà gặp khó

    Là một nhà đầu tư địa ốc, ông Nguyễn Hữu Khánh (quận Phú Nhuận, Tp.HCM) lo lắng rằng người tiêu dùng sẽ gặp khó khi muốn vay vốn đầu tư nếu siết vốn vào lĩnh vực BĐS. Nguyên nhân là do đây là kênh đầu tư rất nhạy cảm với các biến động về chính sách tín dụng. Chủ đầu tư và người mua nhà đều phải chịu ảnh hưởng trực tiếp trước mọi động thái thay đổi.

    Ông Khánh dự báo: "Nhiều khả năng các chủ đầu tư tăng giá bán nhà, đất trong thời gian tới, nhất là với phân khúc căn hộ cao cấp và hạng sang".

    Tổng Giám đốc Đại Phúc Land, Bà Nguyễn Thị Thanh Hương cũng nhận định, tính thanh khoản của các dự án địa ốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khi siết tín dụng. Để ứng phó với những biến động từ chính sách của ngân hàng về việc cho vay BĐS, nhiều chủ đầu tư đã có những chính sách để khách hàng có ít vốn được mua nhà ở ngay, giảm khó khăn trước rào cản về vốn.

    Bà Hương dẫn chứng: "Chẳng hạn như phương án cho người mua căn hộ đóng 30% giá trị hợp đồng. Thậm chí có dự án còn áp dụng các phương án thanh toán linh hoạt, giãn thời gian thanh toán lên đến 20 tháng đối với các sản phẩm nhà liền thổ".

    "Việc siết vốn vào lĩnh vực tiêu dùng, BĐS, chứng khoán sẽ giúp hệ thống tài chính ngân hàng phát triển bền vững. Riêng đối với lĩnh vực địa ốc, các ngân hàng cũng cần lựa chọn dự án khả thi để cho vay, hạn chế việc cho vay ồ ạt để nợ xấu quay trở lại", ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Vietcombank cho biết.

    Dù gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nhưng việc siết cho vay BĐS sẽ tốt cho ngân hàng và thị trường trong cả trung và dài hạn. Bởi trong thời gian qua, thị trường chứng khoán, BĐS tăng trưởng nóng đã thu hút nguồn vốn rất lớn, bơm dần bong bóng tài chính. Đây là có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế.

    Tìm cách né quy định

    Thời gian gần đây, tín dụng bán lẻ, tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng tăng rất mạnh, đặc biệt, cho vay mua nhà đang chiếm thị phần rất lớn. Theo thống kê, so với năm 2016, tín dụng kinh doanh BĐS năm 2017 đã tăng 8,56%, chiếm tỷ trọng 6,53% dư nợ nền kinh tế (tương đương khoảng 400.000 tỷ đồng).

    Viện Chiến lược ngân hàng thuộc NHNN cũng cho biết, trong tổng dự nợ cho vay tiêu dùng, cho vay mua và sửa chữa nhà ở luôn chiếm tỷ trọng trên 50%. Để né quy định của NHNN, thay vì trực tiếp cho vay doanh nghiệp BĐS, nhiều ngân hàng đã chuyển sang cho vay tài trợ vật liệu xây dựng và cho người tiêu dùng vay mua nhà.

    (Theo Pháp luật Tp.HCM Online)
     
  20. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Những điều khách hàng cần lưu ý khi chọn mua nhà trên giấy

    Thời gian qua, trên thị trường bất động sản xảy ra hàng loạt vụ tranh chấp chung cư giữa chủ đầu tư và khách hàng liên quan đến việc góp vốn mua nhà dự án “trên giấy”. Tại sao có hiện tượng này và khách hàng nên làm gì để chọn được chủ đầu tư uy tín?

    Hiện nay, hơn 500 hộ dân mua nhà tại dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (Bright City) đang lâm vào tình cảnh khốn khó khi dự án liên tục chậm tiến độ và chưa biết khi nào mới bàn giao.

    Theo hợp đồng mua bán căn hộ giữa Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long - Chủ đầu tư Dự án nhà ở xã hội Bright City (AZ Thăng Long) tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung (Hoài Đức, Hà Nội) với khách hàng, dự kiến khách sẽ nhận bàn giao nhà vào quý IV/2017, tuy nhiên hiện 3 trong 4 tòa nhà thuộc dự án vẫn ngổn ngang, thậm chí dừng thi công và có nguy cơ "vỡ" tiến độ.

    Thực trạng này đã đẩy hàng trăm người thu nhập thấp rơi vào tình cảnh khốn khó bởi họ đang phải "cõng" trên lưng gánh nặng tài chính, vừa phải trả tiền lãi vay ngân hàng, vừa phải chi trả một khoản tiền không nhỏ để thuê nhà hàng tháng. Mới đây, cư dân dự án Bright City đã làm đơn cầu cứu tới Thanh tra chính phủ cùng các cơ quan chức năng.

    Được biết, dự án này được khởi công từ tháng 11/2014 và chủ đầu tư là Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long cam kết hoàn thành việc xây dựng, bàn giao nhà vào Quý IV/2017. Nhưng trong suốt quá trình thi công từ 2/2016 - 12/2016, dự án nhiều lần chậm, dừng thi công.

    [​IMG]

    Dự án nhà ở xã hội Bright City (AZ Thăng Long). Ảnh: Infonet
    Đáng nói, vào ngày 20/12/2016, chủ đầu tư thông báo dừng thi công tòa A3 khi đang thi công dở dang tầng 17 và yêu cầu các hộ mua nhà tại tòa A3 chuyển sang tòa khác của dự án để đảm bảo nguồn lực cho tiến độ của dự án.

    Khách hàng mua nhà tại tòa A3 tin tưởng chủ đầu tư nên đã đồng ý chuyển sang tòa A1.1 để mong sao được nhận nhà sớm. Nhưng tính đến đầu năm 2018, tại công trường chủ đầu tư chỉ cho thi công mỗi tòa A1.1, còn 2 tòa A1.2 và A2 thì bị dừng hẳn. Điều này đã khiến các khách hàng bức xúc và giáp Tết vừa qua, họ đã căng băng rôn đòi chủ đầu tư sớm bàn giao nhà.

    Tương tự, 1 năm trước đây, một nhóm khách hàng đã cầm băng rôn, khẩu hiệu đứng ngay dưới chân công trình dự án Bidhomes The Garden Hill, số 99 Trần Bình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) để đòi quyền lợi. Nguyên nhân là do cách đây 8 năm, 63 khách hàng góp vốn mua nhà trong tương lai tại dự án này với mức giá thỏa thuận ban đầu là 18,5 triệu đồng/m2. Nhưng sau đó do gặp khó khăn về tài chính và người đứng đầu dự án cũ vi phạm pháp luật nên dự án bị đình trệ. Sau đó, BID Việt Nam (sau này là BIBGROUP) đã thâu tóm dự án này.

    Khi chuyển đổi dự án, Công ty Đức Phương và BID Việt Nam cũng đã làm thủ tục chuyển đổi quy mô của Bidhomes The Garden Hill và chuyển đổi tính chất dự án từ đất thuê 50 năm trả tiền thuê 5 năm một lần thành đất ở lâu dài. Đồng thời, BID cũng cam kết kế thừa toàn bộ nội dung thỏa thuận từ góp vốn hợp tác đầu tư ngày 24/10/2009 kèm theo phụ lục được ký kết giữa Công ty Đức Phương và Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và Đô thị mới Hà Nội.

    Nhưng sau đó, chủ đầu tư mới liên tục nâng giá nhà của nhóm khách hàng cũ từ 18,5 triệu đồng/m2 ban đầu lên 24,3 triệu đồng/m2. Chưa dừng lại ở đó, chủ đầu tư lại mạnh tay nâng lên mức từ 30,9 - 33,5 triệu đồng/m2 (tùy từng căn hộ).

    Việc thay đổi từng bước tính chất, quy mô và chủ đầu tư dự án đã khiến những khách hàng góp vốn vào dự án những năm trước đây lâm vào thế khó. Đáng nói, việc chủ đầu tư liên tục đưa ra các mức giá khác nhau vênh gần gấp đôi so với giá ban đầu đã khiến nhiều khách hàng cũ bức xúc và đi khiếu kiện.

    Thời gian sau đó, dù quyền lợi của khách hàng góp vốn tại dự án đã được BID đảm bảo nhưng nhiều khách hàng đã phải chi thêm hàng trăm triệu đồng so với giá ban đầu để có thể nhận nhà tại dự án.

    Xung quanh việc khách hàng nhận "trái đắng" khi mua nhà "trên giấy", một chuyên gia trong giới bất động sản cho hay, nguyên nhân là bởi khách hàng bị hấp dẫn bởi giá rẻ và thời gian thanh toán kéo dài, trong khi không tìm hiểu kỹ về tính pháp lý của dự án và uy tín của chủ đầu tư.

    Luật sư Nguyễn Văn Hân, Công ty luật Hợp danh Minh Bạch (Hà Nội) cho rằng, đây chính là hậu quả từ việc tự nguyện ký kết hợp đồng góp vốn mua nhà mà không có sự tìm hiểu kỹ càng trước.

    Theo luật sư Nguyễn Văn Hân, nhằm hạn chế tình trạng trên, khách hàng khi có dự định đặt tiền mua dự án cần lưu ý 3 điều sau để không nhận phần thua thiệt về mình:

    Một là, tìm hiểu thật rõ về tính pháp lý của căn hộ, lô đất dự định mua.

    Hai là, kiểm tra thông tin liên quan đến chủ đầu tư và các bên có liên quan đến dự án như: Các thông tin cần thiết về dự án như giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư/kinh doanh, quy hoạch/bản đồ/bản vẽ chi tiết… Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư đưa ra các giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án, xem xét biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà. Xem xét ký việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với Nhà nước như giấy nộp tiền sử dụng đất và tiền thuế liên quan đến dự án.

    Ba là, tìm hiểu kỹ các tranh chấp và bất đồng giữa chủ đầu tư và các nhà đầu tư trước đây, cách hành xử của chủ đầu tư với nhà đầu tư và cư dân tương lai. Căn cứ vào đó rút ra bài học và phương thức giao kết hợp đồng với chủ đầu tư cho phù hợp nhằm phòng tránh trường hợp “tiền mất tật mang”.

    (Theo BizLIVE)
     

Chia sẻ trang này