Hà Nội: [tiên Phong Land] Bđs Hà Nội Có Gì Mới: Từ Ngày 10/4, Hà Nội Áp Dụng Quy Định Mới Về Cấp Sổ Đỏ

Thảo luận trong 'Nhà đất' bởi Tư vấn BĐS Hà Nội, 8/3/2017.

  1. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Giá đất đẩy cả trăm triệu, nhà đầu tư "sáng mua, trưa bán"

    Lướt sóng đất nền đang đem lại lợi nhuận cao chỉ trong "chớp mắt" nên ở nhiều nơi, người dân thậm chí còn lập thành một nhóm cùng nhau "lướt sóng". Giá đất đang nóng lại càng nóng thêm khi nhiều nhà đầu tư “sáng mua, trưa bán”, đẩy giá cả trăm triệu.

    Lập hội “lướt sóng” kiếm lời

    Lê, chủ một doanh nghiệp tư nhân nhỏ tại Hải Phòng cho biết, trước đây anh chuyên buôn bán ô tô nhập khẩu. Khi thấy đất Vân Đồn (Quảng Ninh) sốt nóng, Lê cũng tham gia đầu tư và vừa trúng quả đậm. Lê kể, sau khi ngừng kinh doanh ô tô vào năm 2017, anh đã dồn toàn bộ tiền mặt đang có cùng với tiền vay ngân hàng bằng tài sản thế chấp để mua một lô đất 500m2 tại thị trấn Cái Rồng.

    Hơn 1 năm trước, đất tại Cái Rồng đã có giá tầm 10 triệu đồng/m2. Vừa qua, giá đất tại đây "bốc" lên 25 triệu đồng/m2. Thấy được giá, Lê quyết định bán toàn bộ khu đất, thu tiền về. Trừ các khoản chi phí, gồm cả vốn lẫn lãi vay ngân hàng, anh vẫn đút túi hơn 5 tỷ đồng.

    “Lướt sóng bất động sản đúng vào thời điểm giá tăng mạnh, mới thấy có ‘cảm xúc’ như thế nào”, Lê phấn khích khoe và cho biết thêm: “Với số đất tôi mua, giá cứ tăng thêm 1 triệu đồng/m2 là mình lại có thêm 500 triệu đồng”.

    Trường hợp như trên không phải là cá biệt, từ cuối năm 2017 đến nay, không chỉ dân đầu tư lâu năm, rất nhiều người không chuyên cũng tham gia “lướt sóng” đất nền.

    Một vị giám đốc công ty môi giới bất động sản khá có tiếng tại Hà Nội tiết lộ, thời gian này, "đội quân" lướt sóng bất động sản rất đông đảo, trong đó bao gồm đủ thành phần, từ giới công chức văn phòng, tiểu thương cho đến bà nội trợ. Theo tính toán của vị này, số nhà đầu tư tham gia giao dịch đất nền chỉ để “lướt sóng”, sang tay nhanh chiếm khoảng 60%. Thời gian từ lúc mua vào đến lúc bán ra rất ngắn, chỉ từ 1-2 tuần, lâu nhất cũng chỉ 3-4 tháng. Hầu như ai cũng có tâm lý muốn bán ra nhanh, bán non, vì lo cơn “sốt đất” có thể qua đi bất cứ lúc nào.

    [​IMG]

    Nhiều nhà đầu tư tay ngang cũng bỏ công bỏ việc để tham gia "lướt sóng" đất nền. Ảnh minh họa

    Trên một số trang mạng thậm chí còn đăng tải những bài viết khuyên nhà đầu tư nên dùng tiền “lướt sóng” đất nền. Có bài viết chỉ rõ, ban đầu chỉ cần bỏ ra một khoản tiền bằng 15% giá trị thực của lô đất nền định mua (thuộc các dự án nhà ở, nhà phố thương mại,... ) để tạm thời giữ chỗ. Đến khi thị trường bắt đầu nóng sốt sẽ có nhiều người sẵn sàng mua lại suất đầu tư này với giá chênh có thể là vài chục hoặc vài trăm triệu. Như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, khoản tiền lớn đã chui vào túi nhà đầu tư mà không mất công sức gì. Nếu so với lãi suất gửi tại ngân hàng thì rõ ràng đầu tư kiểu "lướt sóng" này "ăn đậm" hơn nhiều, nhất là khi hiện tại các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng có nhiều biến động.

    Từ giữa năm 2017, đất nền tại các khu vực như Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), vùng ven đô Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng,... đều ghi nhận tăng giá mạnh.

    Sau khi chững lại một thời gian ngắn, từ đầu năm nay, đất nền lại tiếp tục tăng giá. Tại Hà Nội, loạt dự án đất nền tại các quận, huyện Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Tây Hồ,... đều được mở bán với giá chênh từ vài trăm triệu đến 2,5 tỷ đồng.

    Riêng Tp.HCM ghi nhận giá đất nền đạt đỉnh khi vượt qua thời kỳ “sốt” đỉnh cao vào năm 2009. Các quận 2, quận 9, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ,... là những địa bàn ghi nhận giá tăng mạnh nhất, có khi gấp 2-3 lần trong vòng 1 năm. Trung bình từ tháng 1/2018 đến nay, biên độ tăng giá đất nền khu vực ven đô Tp.HCM dao động từ 8-10%.

    Tại Đà Nẵng và các khu vực Vân Đồn, Phú Quốc, những lô đất nền tại các vị trí đẹp có khi còn tăng gấp 2-3 lần, thậm chí là 4 lần trong vòng hơn 1 năm.

    Buôn đất cho lợi nhuận cao chỉ trong “chớp mắt” nên nhiều nhà đầu tư chuyển sang “lướt sóng”. Nhiều người còn sẵn sàng thế chấp sổ đỏ nhà ở và các tài sản giá trị khác để vay vốn ngân hàng nhằm có tiền “lướt sóng” nhanh kiếm lời. Một số nơi còn có tình trạng nhiều người lập thành nhóm các nhà đầu tư để cùng nhau “lướt sóng” bất động sản. Giá đất ngày càng được thổi nóng hơn khi nhiều nhà đầu tư “sáng mua, trưa bán”.

    Lo ngại “bong bóng” mới

    Trong bối cảnh đất nền nhiều nơi nóng sốt, tín dụng trung và dài hạn tại các ngân hàng lại đảo chiều tăng nhanh khiến nhiều người lo ngại vốn ngân hàng đang đổ sang bất động sản.

    Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng công bố số liệu cho thấy, các ngân hàng đều đang lách để cho vay bất động sản dưới hình thức cho vay tiêu dùng.

    Theo đó, mặc dù tỷ trọng tín dụng đổ vào hoạt động kinh doanh bất động sản và xây dựng trong năm 2017 giảm nhẹ nhưng tín dụng tiêu dùng vẫn tăng mạnh cùng với đà tăng trưởng từ cuối năm 2015. Tín dụng tiêu dùng trong năm 2017 ước tăng khoảng 65%, cao hơn năm 2016 (50,2%). Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng trong năm 2016 là 12,3% cũng tăng lên 18% trong năm 2017.

    Đáng nói là, cho vay với mục đích mua, sửa chữa nhà ở vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng chính và đây cũng là lĩnh vực tăng trưởng mạnh nhất. Nếu năm 2016 tỷ lệ này là 49,5% thì đến năm 2017 tăng lên 52,9%, tốc độ tăng trưởng năm 2017 là 76,5% (năm 2016 tăng 78,4%).

    [​IMG]

    Tín dụng được cho là một trong những yếu tố tác động đến cơn sốt đất nền thời gian qua. Ảnh minh họa

    Các chuyên gia bất động sản đều cho rằng, mấy năm trở lại đây, các ngân hàng thương mại đều xem việc cho vay bất động sản là “miếng bánh” ngon không dễ bỏ qua. Bởi cho vay bất động sản buộc phải có tài sản thế chấp và nhu cầu vốn lớn, lãi suất lại cao. Tuy nhiên, khi tiền chảy vào lĩnh vực bất động sản càng nhiều thì càng khiến giá bất động sản bị đẩy lên cao.

    Hiện tại, đã có nhiều ngân hàng niêm yết trên sàn và muốn đẩy giá cổ phiếu lên cao. Muốn vậy, các con số thể hiện trên báo cáo tài chính phải tốt nên nhiều ngân hàng chọn cách tăng dư nợ tín dụng cùng lãi suất cho vay. Cũng vì thế, hướng tới cho vay tiêu dùng (có nhu cầu lớn với lãi suất cao) trở thành đích nhắm của nhiều ngân hàng.

    Tuy nhiên, theo như cảnh báo của chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, các ngân hàng đang có dấu hiệu “đẩy” tín dụng tiêu dùng sang công ty tài chính. Đây chính là động thái gây tiềm ẩn rủi ro cao. Trường hợp nguồn tiền này không được kiểm soát tốt mà phục vụ thực hiện các dự án mới, hoặc cho vay cá nhân mua nhà, sửa nhà,... sẽ rất đáng lo ngại, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản có dấu hiệu tăng nóng trở lại và tiềm ẩn rủi ro một “bong bóng” mới.

    Đại diện Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng đưa ra cảnh báo rủi ro do sự nới lỏng chính sách tiền tệ quá mức. Sở dĩ đại diện ADB có cảnh báo này là do nguyên nhân nợ xấu chưa được giải quyết triệt để. Theo đó, tính đến cuối năm 2017, quy mô cho vay lĩnh vực khác, trong đó có cả tín dụng tiêu dùng và bất động sản đã cao gấp hơn 2 lần so với cuối năm 2012.

    Trước diễn biến trên, nhiều nhà băng đã tăng lãi suất cho vay bất động sản lên mức cao hơn so với đầu năm 2018. Thậm chí, mức lãi suất cho vay mua đất, mua nhà, xây sửa nhà tại nhiều ngân hàng hiện đang khá cao, có nơi lên đến 12%/năm với trường hợp vay trung hạn và 12,5% với khách vay dài hạn. Lãi suất cho vay mua, xây sửa nhà hiện tại đã tăng khoảng 2 điểm phần trăm so với hồi đầu năm.

    Đồng thời, do giá bất động sản tăng khá "nóng" trong thời gian qua nên các ngân hàng đều có động thái thẩm định lại giá với lượng cho vay tối đa chỉ 70% giá trị tài sản thế chấp. Với những khu vực có sự tăng giá bất thường, không chỉ khảo sát kỹ, các ngân hàng còn giảm tỷ lệ cho vay xuống mức thấp, khoảng 50%, thậm chí 30% so với giá thị trường.

    (Theo Vietnamnet)
     
    Đang tải...


  2. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nhiều ngân hàng thương mại bắt đầu nâng lãi suất cho vay lĩnh vực bất động sản vì lo ngại "bong bóng"

    Nhận thấy dấu hiệu "bong bóng" của thị trường nhà đất, hiện nhiều ngân hàng thương mại đã bắt đầu nâng lãi suất cho vay trong lĩnh vực bất động sản mặc dù đây là "miếng bánh" hấp dẫn nhất.

    So với trước đây, lãi suất cho vay mua nhà, đất tại các ngân hàng hiện đã ở mức khá cao. Tuy nhiên, các nhà băng vẫn cho rằng việc nâng thêm mức lãi suất cho vay là cần thiết trong bối cảnh thị trường bất động sản hiện đang tăng "nóng" và bất thường tại nhiều nơi…

    Nhu cầu vay tăng mạnh

    Bắt đầu từ ngày 2/5, biểu lãi suất cho vay mới đối với các khoản vay mua nhà, đất chính thức được áp dụng tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Theo đó lãi suất mới là 11%/năm tức tăng thêm 1%/năm so với trước.

    Theo thông tin do nhân viên tín dụng Eximbank Chi nhánh Thủ Đức (Tp.HCM) cung cấp, hiện ngân hàng này có 2 gói tín dụng cho vay mua BĐS, gồm: gói lãi suất cố định 11%/năm trong năm đầu tiên, không tính lãi phạt nếu khách hàng trả nợ trước hạn và gói lãi suất 11%/năm trong 2 năm đầu nhưng khách hàng nào trả nợ trước hạn sẽ bị phạt 1% trên tổng số tiền trả trước hạn.

    So với trước, mức lãi suất nói trên đã tăng khá cao. Đồng thời, ngân hàng này hiện cũng không triển khai gói tín dụng ưu đãi nào đối với lĩnh vực BĐS hoặc những khách hàng cá nhân có nhu cầu vay mua nhà. Được biết, đây cũng là mức lãi suất áp dụng cho toàn bộ các khoản vay BĐS bao gồm cả vay xây, sửa nhà, mua căn hộ…

    "Nhu cầu vay mua nhà, đất ở khu vực các quận 2, 9, Thủ Đức… của Tp.HCM đang tăng mạnh nên hồ sơ của khách hàng rất nhiều. Có người vay tới chục bộ hồ sơ (vay mua nhiều miếng đất, căn nhà khác nhau - PV) nên nhân viên ngân hàng làm không kịp, vì phải thẩm định, định giá và xét duyệt. Có khi cả tuần mới có kết quả vay vốn và giải ngân", nhân viên tín dụng nói trên cho hay.

    Tìm hiểu tại phòng giao dịch ngân hàng TMCP Việt Á trên đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9), nhân viên tại đây cũng cho biết hiện ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất cho vay mua nhà đất là 12,38%/năm. So với các ngân hàng khác, đây là mức lãi suất khá cao trong lĩnh vực kinh doanh thông thường. Tuy lãi suất cao như vậy nhưng theo nhân viên này, vẫn có nhiều khách hàng có nhu cầu vay. Thời gian gần đây, mỗi ngày đều có vài lượt khách hàng đến phòng giao dịch này hỏi vay vốn để mua BĐS.

    [​IMG]

    Nhiều ngân hàng quyết định nâng lãi suất cho vay trong lĩnh vực bất động sản khi nhận thấy giá nhà, đất tăng bất thường. Ảnh: Tấn Thạnh

    Chị Ngọc Anh, một người dân ngụ ở quận 2, Tp.HCM cũng thừa nhận hiện chị đang muốn vay khoảng 1 tỷ đồng để mua mảnh đất ở phường Long Phước, quận 9. Tuy nhiên, sau khi liên hệ với mấy ngân hàng chị hơi nản vì lãi suất tăng khá cao so với trước. "Mức lãi suất này cao so với dự kiến nên tôi phải cân nhắc, tính toán khoản đầu tư. Các khoản tín dụng ưu đãi vay mua nhà, đất hoặc gói tín dụng dành cho BĐS, cố định lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu 6-12 tháng cũng không thấy các ngân hàng triển khai như trước", chị Ngọc Anh cho biết.

    Siết vốn cho vay bất động sản là cần thiết

    Hiện tại, khi thẩm định giá trị nhà, đất làm tài sản thế chấp tại những nơi đang xảy ra sốt đất ở Tp.HCM, thay vì thẩm định dựa theo giá đất để cho vay như trước đây, các ngân hàng sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể. Theo đó, giá đất tại những khu vực sốt nóng hiện đang bị "thổi" lên quá cao so với giá trị thực nên các ngân hàng chỉ định giá bằng 50% giá thị trường. Thậm chí, sau khi thẩm định xong một số ngân hàng chỉ xét cho vay từ 30-40% giá trị nhà đất thay vì mức 70-80% giá trị tài sản thế chấp như với các lĩnh vực khác.

    Theo lý giải của một số lãnh đạo ngân hàng, tăng lãi suất cho vay là nhằm hạn chế nhu cầu vay vốn đầu tư nhà đất của khách hàng và đây là việc cần thiết. Nhân viên một ngân hàng thương mại nhà nước chi nhánh quận 2 cũng cho biết, để phòng ngừa trước các rủi ro khi nhu cầu vay mua BĐS cao và thị trường đang tăng quá "nóng" như hiện nay, ngân hàng này cũng vừa quyết định tăng lãi suất cho vay.

    Xu hướng nâng lãi suất cho vay lên mức cao hơn là khó tránh. Thậm chí, do có sự tăng vọt về nhu cầu vay BĐS thời gian qua nên một vài ngân hàng công bố đã hết hạn mức cho vay với lĩnh vực này.

    Về thực trạng này, PTGĐ một ngân hàng cổ phần quy mô lớn tại Tp.HCM cũng thừa nhận, đúng là hiện tại, cho vay BĐS đã không còn được các ngân hàng dành nhiều ưu đãi như trước. Cũng theo vị lãnh đạo này, từ đầu năm đến nay, mức tăng trưởng tín dụng BĐS tại ngân hàng của ông đã tăng khá cao nên dư địa cho vay không còn nhiều.

    Còn theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong quý I vừa qua, tín dụng trung - dài hạn đã bắt đầu tăng trở lại với tỷ lệ 4,3% tức chiếm tới 53,2% tổng dư nợ tín dụng. Trong khi đó, tín dụng ngắn hạn chỉ tăng 2,6%.

    Các ngân hàng cho biết, ngoài cho vay mua nhà, đất; cho vay để xây, sửa nhà trọ, phòng trọ hiện tại cũng đang phải tính vào tín dụng BĐS, cùng với đó là các khoản cho vay mua ôtô, cho vay sửa chữa nhà… đều được tính vào tín dụng trung - dài hạn theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Hơn nữa, từ đầu năm nay, tỉ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung - dài hạn cũng đã giảm về còn 45% và đến đầu năm 2019 dự tính sẽ giảm về mức 40% theo quy định. Điều này khiến các ngân hàng đều phải cân nhắc.

    Theo thông tin từ ông Nguyễn Hoàng Minh, PGĐ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp.HCM, Ngân hàng Nhà nước từng nhiều lần cảnh báo các ngân hàng phải cẩn trọng cho vay các lĩnh vực nhiều rủi ro, đặc biệt là BĐS. Nhằm bảo đảm sự an toàn tín dụng cho các tổ chức tín dụng, hiện tại ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra nhiều quy định ràng buộc tỉ lệ cho vay BĐS. Đáng chú ý là việc điều chỉnh hệ số rủi ro các khoản vay kinh doanh BĐS lên đến 250%. Theo số liệu báo cáo, đến cuối tháng 3 vừa qua, tỉ trọng tín dụng BĐS trên tổng dư nợ tín dụng tại Tp.HCM chiếm khoảng 10,8-10,9%.

    Người vay mua nhà để ở "vạ lây"?

    Mặc dù việc tăng lãi suất cho vay BĐS tại nhiều ngân hàng sẽ phần nào giúp hạ nhiệt sốt đất nhưng đồng thời cũng khiến những người có nhu cầu vay mua nhà để ở bị ảnh hưởng. Bởi các ngân hàng cho biết, mức lãi suất được điều chỉnh với khách hàng vay mua nhà đất là áp dụng chung, không có ngoại lệ hoặc lãi suất ưu đãi dành cho những người mua căn nhà lần đầu hoặc mua để ở. Điều này cũng có nghĩa là những người có nhu cầu vay mua nhà để ở sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn vay hoặc phải vay với lãi suất cao hơn.

    (Theo Người lao động)
     
  3. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với trường hợp phân lô, tách thửa dưới 500m2 tại Phú Quốc

    Thời gian qua, việc phân lô, tách thửa ở Phú Quốc diễn ra rất phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch và xây dựng của chính quyền.

    Ngày 4/5, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, ông Huỳnh Quang Hưng cho biết, đã ký văn bản gửi các ngành chức năng huyện về việc dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp phân lô, tách thửa diện tích dưới 500m2.

    Động thái này xuất phát từ những diễn biến phức tạp của việc phân lô, tách thửa tại Phú Quốc trong thời gian qua. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã tự quảng cáo các khu phân lô, tách thửa là các dự án dân cư. Nhiều người dân mua đã mua và chuyển đổi mục đích để xây dựng, gây khó khăn cho công tác quản lý.

    [​IMG]

    Áp phích rao bán đất tại trục đường chính của huyện Phú Quốc. Ảnh: Phúc Hưng
    Đặc biệt, các công ty đã tự ý làm đường, kéo theo cơ sở hạ tầng sai quy định khi các lối đi tại những khu phân lô, tách thửa không được quy hoạch là đất giao thông. Phòng Tài Nguyên được UBND huyện Phú Quốc giao nhiệm vụ tham mưu, xin ý kiến chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường.

    Trước đó, đất Phú Quốc tăng giá theo giờ. Giá rao bán bình quân mỗi lô đất dao động trong khoảng từ vài tỷ đến hơn 100 tỷ đồng.

    (Theo Vnexpress)
     
  4. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang rót vốn vào thị trường bất động sản Việt Nam

    Thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá là có cơ hội đầu tư lớn và đang thu hút nhiều nhà phát triển cũng như quỹ đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản.

    Khoản đầu tư lớn nhất trị giá 1,3 tỷ USD

    Mới đây, Credit Suisse (Singapore) Limited đã tư vấn cho Quỹ đầu tư GIC Private Limited hợp tác với Vinhomes, một thành viên của Tập đoàn Vingroup. Theo đó, GIC sẽ đầu tư 1,3 tỷ USD (khoảng 29.500 tỷ đồng) theo 2 hình thức là đầu tư mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp một công cụ nợ cho Vinhomes (như khoản cho vay) để làm dự án.

    Được thành lập vào năm 1981, GIC thuộc sở hữu của Bộ Tài chính Singapore. Với số tài sản hơn 359 tỷ USD, GIC được biết đến là một trong những tổ chức quản lý quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như chứng khoán, địa ốc, tài nguyên thiên nhiên.

    Khoản đầu tư vào Vinhomes là khoản đầu tư đầu tiên và lớn nhất của GIC vào bất động sản. Trước đó, GIC đã đầu tư vào một loạt công ty khác như Vinamilk, FPT, Masan, Vietjet, PAN và Vinasun, với tổng giá trị hơn 657 triệu USD.

    [​IMG]

    Cơ hội đầu tư tại thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá là rất lớn


    Theo nhận định của các nhà đầu tư ngoại, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển ổn định. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang đàm phán các hiệp định thương mại song phương, đa phương với những nền kinh tế lớn, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam.

    Cơ hội đầu tư lớn

    Cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá là khá lớn. Bởi, Việt Nam có dân số đông và trẻ, tập trung ở các đô thị, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện trong khi quỹ nhà ở hiện tại còn khá khiêm tốn.

    Chuyên viên quản lý cao cấp tại Quỹ Nikko Asset Management, ông Yeu Huan Lai cho biết, nền kinh tế phát triển nhanh chóng đã giúp lĩnh vực bất động sản được hưởng lợi lớn, giúp cải thiện chất lượng sống của người dân và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.

    Ông Lai nói: "Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hoá nhanh nhờ dân số trẻ và sự bùng nổ trong các hoạt động kinh tế khiến các nhà đầu tư quỹ hướng sự chú ý nhiều hơn vào các công ty bất động sản, bên cạnh lĩnh vực truyền thống là ngân hàng và hàng tiêu dùng".

    Cũng theo ông Eric N Solberg, Chủ tịch và Giám đốc điều hành EXS Capital, một quỹ đầu tư có trụ sở chính tại Hồng Kông, hoạt động tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương, thị trường bất động sản Việt Nam đang thu hút nhiều nhà phát triển và quỹ nước ngoài từ Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản.

    Ông Solberg nói: "EXS Capital đến nay đã rót hàng trăm triệu USD vào thị trường bất động sản Việt Nam. Đối tác của chúng tôi hiện nay là Công ty Bất động sản Sơn Kim với một loạt dự án. Chúng tôi rất lạc quan vào tiềm năng của thị trường Việt Nam và đang xem xét các khoản đầu tư mới vào thị trường này".

    Ông Solberg cũng nhận định: "Các quỹ đầu tư nước ngoài hiện không chỉ tập trung vào phân khúc bất động sản hạng sang, mà đã phát triển sang các phân khúc khác như văn phòng cho thuê, bất động sản bán lẻ và cả nhà ở vừa túi tiền".

    Các quỹ cũng đang xem xét đến những kênh đầu tư khác liên quan đến bất động sản như cơ sở hạ tầng, bất động sản công nghiệp, trung tâm dữ liệu, hậu cần. Gần đây nhất, hai quỹ đầu tư là Dragon Capital và Vietnam Opportunity Fund (VOF) thuộc VinaCapital đã đầu tư 21 triệu USD để mua 25% cổ phần của CenLand - một công ty hoạt động về môi giới bất động sản tại Việt Nam.

    (Theo Báo Đầu tư Online)
     
  5. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Có nên đầu tư mua đất khi thị trường đang nóng sốt

    Cơn sốt đất lan rộng tại nhiều tỉnh thành, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra bong bóng về giá đã khiến nhiều người băn khoăn rằng liệu có nên đầu tư mua vào lúc này.

    Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, hành vi mua đất phụ thuộc vào nhiều nhu cầu khác nhau. Để đưa ra khuyến cáo cụ thể, cần chia thành từng nhóm mục tiêu.

    Ông Quang cho biết, hiện có 3 nhóm khách hàng chính đang mua đất gồm: giới đầu cơ, nhà đầu tư và người mua để sử dụng (tích lũy, xây nhà, cho con cái). Ông Quang đã chỉ rõ đặc tính và đưa ra lời cảnh báo đối với từng nhóm khách hàng này.

    Với giới đầu cơ: Thị trường bất động sản liền thổ tại Tp.HCM và nhiều tỉnh thành hiện đang bị giới đầu cơ dẫn dắt. Với những khách hàng gom đất để đầu cơ, thị trường nóng sốt là cơ hội lớn để họ tạo sóng và lướt sóng. Hầu hết giới đầu cơ đều sở hữu dòng vốn lớn, dài hạn, có khả năng mua - bán gây đột biến về giá... Họ thường đi mua theo từng nhóm và có chiến lược bài bản trong thế chủ động. Họ càng hoạt động mạnh khi thị trường càng nóng sốt và họ chỉ dừng mua khi thị trường gặp khó khăn, bước vào chu kỳ khủng hoảng.

    Với giới đầu tư: Cơn sốt đất là cơ hội nhưng cũng là thách thức với giới đầu tư. Khi giá đất tăng, giao dịch thị trường tốt, mãi lực cao, họ sẽ dễ dàng mua bán kiếm lời. Nhưng giới đầu tư chỉ nương theo sóng mà chưa đủ sức tạo ra sóng nên sự chủ động của họ không cao bằng giới đầu cơ.

    Về thách thức, dù có nhiều kiến thức về thị trường nhưng nhà đầu tư khó tránh khỏi tâm lý mua theo đám đông. Khi giá bị đẩy lên cao, lòng tham ngày càng lớn khiến giới đầu tư ưu tiên lợi nhuận mà xem nhẹ tính pháp lý, giá trị thực nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.

    [​IMG]

    Khi thị trường nóng sốt, người mua đất để sử dụng nên dành thêm thời gian để tìm hiểu kỹ. Ảnh minh họa: Internet

    Vì vậy, khi thị trường nóng sốt, nếu thu gom đất bằng dòng tiền nhàn rỗi, nhà đầu tư chỉ nên dành ra 30% lượng tiền mặt để đầu tư bất động sản trong thời điểm hiện nay và nên giữ lại 70%. 70% lượng tiền mặt này được xem là dòng tiền săn tìm cơ hội chỉ nên tung ra vào thời điểm thích hợp. Nếu nhà đầu tư muốn sử dụng đòn bẩy tài chính thì chỉ nên vay trong ngưỡng an toàn (vay 50% giá trị tài sản trở xuống).

    Với người mua để sử dụng: Người mua để sử dụng là nhóm khách hàng có ít kinh nghiệm nhất và có nhiều khả năng phải chịu thiệt thòi nếu mua vào thời điểm sốt đất. Họ chỉ mua đất khi có nhu cầu (sử dụng, để dành, cho con cái) và thường đã sẵn sàng về tài chính hoặc được gia đình hỗ trợ, vay ngân hàng. Nếu không phải mua vội, người mua có thể dành thêm thời gian để quan sát, thăm dò thị trường, định giá và tìm chuyên gia tư vấn pháp lý để đưa ra quyết định. Giá đất trên thực tế hiện đang rất cao, giá ảo và giá thật lẫn lộn nhau.

    Nếu người mua phải vay ngân hàng và còn eo hẹp về tài chính thì có thể trì hoãn 12 tháng để dò xét thị trường. Việc chờ đợi giá giảm có bất lợi là có thể phải chờ rất lâu, tối thiểu 12 tháng để biết được xu hướng của thị trường.

    Một thực tế mâu thuẫn hiện nay là dù sốt đất đã kéo dài suốt 4 năm (2015-2016-2017-2018) nhưng chưa thể xác định thời điểm mà thị trường sẽ bước vào chu kỳ suy thoái. Cũng không loại trừ khả năng khi giá đất giảm, giá của tài sản vẫn quá cao so với khả năng chi trả của nhóm khách hàng này.

    Theo nhận định của chuyên gia Trần Khánh Quang, dù trong giai đoạn nóng sốt hay khủng hoảng, thị trường bất động sản liền thổ đều có nhu cầu mua bán đan xen nhau. Để tránh mua hớ trong cơn sốt đất, người mua đất để sử dụng nên trì hoãn việc mua. Trong khi với giới đầu tư và đầu cơ, đây là thời điểm vàng để mua bán liền tay, tránh lỡ mất cơ hội.

    Trước câu hỏi liệu kịch bản sụt giảm có xảy ra sau cơn sốt đất hay không, ông Quang cho rằng, có chu kỳ tăng thì sẽ có chu kỳ giảm. Nhưng đồ thị tăng - giảm của giá đất còn phụ thuộc vào khu vực cũng như vị trí mà bất động sản tọa lạc.

    Nếu khu đất nằm tại khu vực có thể xây dựng, khai thác để ở hoặc cho thuê và có pháp lý hoàn chỉnh thì khả năng giảm giá rất thấp. Ngược lại, nếu khu đất chưa hoàn chỉnh pháp lý, nằm tại nơi có mật độ dân cư thấp, cơ hội khai thác cho thuê, làm thương mại không cao thì giá đất rất có thể sẽ giảm khi thị trường suy thoái.

    (Theo Vnexpress)
     
  6. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    cơn sốt ảo chủ yếu do nhà đầu tư tự đẩy giá lên cao

    Cơn sốt ảo hình thành chủ yếu do nhà đầu cơ từ Hà Nội, Tp.HCM đổ tới các khu vực được quy hoạch khu đô thị, khu kinh tế mới rồi tự đẩy giá lên cao.

    Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), thời gian qua, giá đất nền tăng cao tại một số địa phương như Hà Đông (Hà Nội), Bắc Ninh, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Thái Nguyên, TP. Đà Nẵng, TP. Nha Trang (Khánh Hòa)... là do một số nhóm đầu cơ tạo cơn sốt ảo.

    Cơ quan này cũng chỉ rõ, một nhóm nhà đầu tư đến từ Hà Nội, Tp.HCM với tiềm lực tài chính mạnh đã đến những khu vực có quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế… để tạo ra thị trường, đẩy giá đất lên cao.

    Khi thị trường chưa sôi động, họ mua một số lô đất với giá thấp, sau đó mua tiếp các lô đất gần đó hoặc mua đi bán lại những lô đất đã mua trước đây với giá cao hơn. Cùng với đó, họ tung tin khu vực bắt đầu sốt đất để lôi kéo các nhà đầu tư khác. Theo tâm lý đám đông, nhiều nhà đầu tư khác sẽ đổ xô vào mua đất để chờ giá lên, hình thành cơn sốt ảo.

    [​IMG]

    Đất nền tại một số dự án được cho là sốt ảo trong thời gian qua. Ảnh: Nguyễn Hà
    Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, sau đó, những nhà đầu cơ này sẽ rút đi, tạo nên làn sóng bán ra ồ ạt, những nhà đầu tư mua vào sau với giá cao sẽ phải bán cắt lỗ để tránh bị mắc kẹt.

    Theo cơ quan này, tình trạng trên để lại hậu quả nặng nề cho thị trường, người ở thực không có đủ tiền mua đất vì giá quá cao, người đầu cơ không có nhu cầu ở nhưng không bán được vì nếu bán sẽ lỗ nặng. Hậu quả tiếp theo là nhiều nhà, đất để hoang, gây lãng phí tài nguyên và nguồn lực của xã hội.

    Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho rằng, nếu không chấn chỉnh tình trạng này kịp thời, không chỉ sự phát triển thị trường phải chịu tác động tiêu cực mà vấn đề an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội cũng bị ảnh hưởng.

    Cơ quan này cũng cho hay vừa soạn công văn trình Bộ trưởng Xây dựng ký gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu kiểm tra tình hình, làm rõ nguyên nhân khiến thị trường biến động. Cùng với đó, Cục cũng cho biết sẽ đề xuất thanh tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về đất đai, kinh doanh bất động sản, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức thổi giá, tạo giao dịch ảo để kiếm lời.

    Đồng thời, Cục này cho rằng cần tập trung chỉ đạo các sở, ngành áp dụng những biện pháp để ổn định thị trường như công khai các thông tin quy hoạch, định hướng phát triển hạ tầng...

    Đơn vị này cũng đề xuất những biện pháp để ổn định thị trường, phòng ngừa, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, chuyển nhượng, phân lô bán nền trái phép, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất rừng khiến giá tăng bất thường, hình thành bong bóng bất động sản.

    (Theo Vnexpress)
     
  7. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Việc giới hạn tín dụng bất động sản là hợp lý và cần thiết với ngân hàng

    Thời gian gần đây, các ngân hàng có động thái mới là tăng lãi suất cho vay và giảm điều kiện ưu đãi đối với những khoản vay liên quan đến bất động sản.

    Chị Thu Trang (Tp.HCM) đến một chi nhánh Vietcombank tìm hiểu để vay 1,5 tỷ đồng mua đất. Nhân viên tại đây cho biết, lãi suất ưu đãi là 7,7%/năm nếu chọn vay cố định trong 12 tháng đầu; còn nếu vay cố định 24 tháng, lãi suất là 8,7%/năm.

    Hết thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ tính bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 24 tháng cộng thêm biên độ 3,5%/năm (theo mức tính hiện nay là khoảng 10,5%/năm).

    Chị Trang cho hay, nhân viên khuyên chị nên vay sớm vì để lâu, điều kiện vay khó hơn và lãi suất cũng có thể tăng. Theo lời giải thích của nhân viên này, bất động sản trong thời gian qua tăng nóng, rủi ro cao mà dư địa cho vay lại hạn chế.

    Mức lãi suất cho vay mua đất, xây mới, sửa chữa nhà của một số ngân hàng cổ phần khác hiện cũng ở mức tương đối cao. Chẳng hạn như ACB, tùy từng đối tượng khách hàng, mức lãi suất dao động trong khoảng 8,5-10%. Những khách hàng mua nhà để ở và có tài khoản lương tại nhà băng này được áp dụng mức lãi suất thấp hơn đôi chút. Tại OCB, lãi suất cho vay bất động sản thông thường là 8,99% trong 12 tháng đầu, sau đó là khoảng 11,5%.

    Thậm chí, có ngân hàng cho biết, nếu khách hàng vay trung hạn thì mức lãi suất cho vay lên đến 12%/năm. Nếu vay dài hạn, lãi suất lên đến 12,5%/năm vào thời điểm giải ngân. So với vài tháng trước đó, lãi suất cho vay mua, xây, sửa nhà tại các ngân hàng cổ phần đã tăng 1-2%/năm.

    [​IMG]

    Các ngân hàng có động thái tăng lãi suất cho vay bất động sản. Ảnh: PV
    Ngoài ra, do vừa qua, giá đất tại một số khu vực tăng nóng, các ngân hàng đã thẩm định lại giá và thay vì cho vay tối đa 80%, thậm chí 90% giá trị như trước thì nay các ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70%. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng xem xét, tính toán chặt chẽ nguồn trả nợ của khách.

    Theo một lãnh đạo Vietcombank, bất động sản một số nơi trong thời gian qua tăng nóng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra bong bóng, đặc biệt là bất động sản cao cấp. Việc giới hạn tín dụng bất động sản là hợp lý và cần thiết với ngân hàng.

    Vị này cũng cho rằng, Thông tư 36 được NHNN sửa đổi theo hướng siết chặt tín dụng vào bất động sản có hai điều khoản tác động nhiều nhất là tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 60% xuống còn 40%. Điều này sẽ giới hạn lại nguồn vốn cho vay bất động sản.

    Khi hệ số rủi ro với các khoản vay bất động sản tăng từ 150% lên 250%, ngân hàng không còn nhiều vốn để cho vay bất động sản như trước vì phải duy trì nguồn vốn tối thiểu cao.

    Cũng theo lãnh đạo NHNN chi nhánh Tp.HCM, nhiều ngân hàng đang siết cho vay đầu tư tại những khu vực xảy ra sốt đất như quận 9, Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn....

    Vị này cho hay, trong tổng dư nợ cho vay trên địa bàn, hiện cho vay bất động sản chiếm khoảng 11%. Tính đến cuối năm 2017, dư nợ ở Tp.HCM vào khoảng 1,75 triệu tỷ đồng thì cho vay bất động sản đã vào khoảng 192.500 tỷ đồng, đó là chưa tính khoản cho vay mua bất động sản "ẩn" trong cho vay tiêu dùng cá nhân.

    Tại Tp.HCM, dư nợ cho vay tiêu dùng hiện vào khoảng 220.000 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 28,7% là cho vay liên quan đến bất động sản (khoảng hơn 63.100 tỷ đồng). Như vậy, tổng vốn vào bất động sản trên địa bàn Tp.HCM ước khoảng hơn 255.600 tỷ đồng. So với một năm trước đây, nếu xét về con số tuyệt đối, vốn vào bất động sản tại thành phố đã tăng hơn 15.000 tỷ đồng.

    Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam từng đánh giá, các ngân hàng muốn phát triển bền vững thì cần đẩy mạnh mảng dịch vụ, thay vì chỉ tập trung vào tín dụng như hiện nay. Ông cũng cho rằng, các ngân hàng cần lưu ý đến dòng vốn tín dụng đổ vào những kênh chứa nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán và BOT.

    (Theo Vnexpress)
     
  8. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Chiêu trò "cháy" ảo dự án để giăng bẫy khách hàng

    Trên thị trường, các doanh nghiệp thỉnh thoảng tung ra thông tin dự án căn hộ, nền đất thu hút khách hàng tham gia và giao dịch đông đảo, đến mức “cháy hàng” ngay trong ngày mở bán. Tuy nhiên, bên cạnh một số dự án hot thực sự, cũng có những dự án "cháy" ảo nhằm giăng bẫy khách hàng.

    Tấp nập mua nhà đất

    Trước đây, khi tham gia vào thị trường BĐS, mọi người thường nhắc nhau phải xem xét, cân nhắc thận trọng trước khi ký hợp đồng, giao tiền bởi nhà đất là tài sản có giá trị lớn. Còn thời nay, người mua nhà cửa đất đai để ở thì ít mà để đầu tư kinh doanh kiếm lời thì nhiều. Vậy nên mới có cảnh nhiều dự án còn chưa xây, chưa đủ pháp lý đã mở bán và vẫn có người mua theo kiểu “mua trâu vẽ bóng”.

    Để hút khách, các công ty môi giới rầm rộ quảng cáo, phát tờ rơi mời mọc. Nhiều công ty còn chuẩn bị xe đưa đón, phục vụ ăn uống miễn phí để khách sẵn lòng đến xem dự án hoặc tham gia mở bán ở vùng ven hay các tỉnh lân cận.

    Mới đây, hàng nghìn khách hàng đã tham dự buổi mở bán căn hộ chung cư do một công ty môi giới bất động sản (BĐS) tổ chức tại phường Tam Bình (quận Thủ Đức, Tp.HCM). Ngay bên cạnh khu đất mở bán chung cư, công ty cho dựng một ngôi nhà tiền chế rộng chừng 500m2 để đón tiếp.

    Lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp cho dự án là những nhân viên dân phòng được tăng cường. Phần quà hấp dẫn là chiếc xe hơi và 2 xe máy đắt tiền cũng được trưng ngay phía ngoài để ai cũng thấy.

    Vào buổi mở bán, nhạc được bật lên cùng lúc sàn giao dịch mua bán nhà đất bắt đầu mở. Tên các khách hàng ký hợp đồng mua căn hộ lần lượt được nhân viên môi giới xướng lên trong danh sách không ngừng dài thêm. Chỉ đến 11 giờ, đã có hơn 200 căn hộ được đặt mua.

    Trong lúc “cháy hàng”, bất ngờ một ca sĩ sẽ lên tiếng rao bán lại căn hộ mình vừa mua. Chỉ đợi có thế, đã có ngay khách hàng nhanh nhảu chồng thêm 50 triệu đồng để được sang nhượng lại hợp đồng mua căn hộ. Những người tham gia vô cùng xôn xao háo hức khi thấy hợp đồng mua chưa ráo mực đã có lời!

    Trước kia, mỗi dự án phải mất vài tháng đến vài năm rao bán mới hết được sản phẩm; sàn giao dịch cũng là chủ đầu tư trực tiếp mở, chỉ ký gửi một số ít sản phẩm tại các công ty môi giới.

    Còn gần đây, hầu như chẳng ông chủ dự án nào trực tiếp bán hàng mà đều giao cho công ty môi giới địa ốc phân phối, mở bán ngay tại hiện trường. Đáng ngạc nhiên là rất nhiều dự án vừa mở bán đã có tỷ lệ giao dịch đạt từ 90% - 100%, thậm chí tại nhiều dự án còn diễn ra cảnh khách hàng tranh nhau mua.

    Nếu dự án nằm ở các khu vực trung tâm Tp.HCM hay dự án đất nền tại các quận 2, 7, 9, Thủ Đức, huyện Nhà Bè... thì còn dễ hiểu, nhưng nhiều dự án đất nền ở vùng lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An cũng thông báo cháy hàng.

    [​IMG]

    Thiếu hạ tầng, nhiều khu dự án đất nền bị bỏ hoang vì không thể xây dựng nhà ở

    Không thiếu cách đưa khách hàng vào bẫy

    Luật sư Trần Đình Dũng (Hội Luật gia Việt Nam), cho biết Luật Kinh doanh BĐS đã có những quy định chặt chẽ nhằm tạo hành lang pháp lý, biện pháp chế tài để xử lý hành vi gian lận, lừa đảo và bảo vệ quyền lợi của khách hàng, sự minh bạch của thị trường BĐS.

    Với công ty môi giới BĐS, điều kiện tiên quyết là phải có sàn giao dịch; các nhân viên môi giới phải được đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các công ty môi giới thường không giao dịch tại sàn đã đăng ký mà tổ chức ngay tại dự án, gây khó khăn cho công tác quản lý. Một số công ty, nhân viên môi giới còn tung chiêu giăng bẫy để đưa khách hàng vào tròng.

    Là một người từng nhiều năm tham gia mua bán nhà đất ngay tại hiện trường, ông Thái Văn Đoàn chia sẻ: “Mở bán nhà đất ngay tại dự án có lợi cho khách hàng là tận mắt thấy sản phẩm, nên tăng sức hấp dẫn. Tuy nhiên, với hiệu ứng đám đông, mỗi khi đối tượng môi giới có ý lừa đảo thì khách hàng rất dễ mắc bẫy.

    Chiêu trò thường sử dụng là tạo cơn sốt giả. Nhân viên công ty môi giới làm chân gỗ, đóng giả làm khách hàng. Dự án mở bán chừng 300 sản phẩm đã có trên 300 người đăng ký mua. Nhân viên môi giới ký hợp đồng giả, rồi tự sang nhượng cho nhau.

    Khách hàng chứng kiến cảnh vừa ký hợp đồng xong sang nhượng đã có lời nên vội vàng mua gom. Với cách thức này, nhiều dự án dù pháp lý chưa rõ ràng, hạ tầng kém, nhưng vẫn có thể vừa mở bán đã đắt hàng”.

    Thực tế cho thấy, dù thị thường nhà đất đang rất nóng sốt, giá cả tăng từng ngày nhưng các công ty môi giới vẫn không ngừng đưa ra khuyến mãi hậu hĩnh để câu khách. Tại nhiều dự án, dù giá trị sản phẩm chỉ từ 1,5 - 2 tỷ đồng, nhưng khách hàng được tham gia bốc thăm trúng xe hơi có giá tiền tỷ.

    Chẳng hạn, tại khu dân cư Điền Phát Tài, khi tham gia mua sản phẩm, khách hàng không chỉ được tặng vàng, nhiều phần quà hấp dẫn mà còn được bốc thăm trúng tivi, xe máy SH, Vespa… Dự án đất vàng Dĩ An thì được “nhân viên môi giới dạo” cho biết hạ tầng đã hoàn thiện 100%, sổ hồng riêng. Khi mua sản phẩm, 10 khách hàng đầu tiên còn được công ty chiết khấu 100 triệu đồng và 9 chỉ vàng.

    Bằng cách đưa ra những phần quà hấp dẫn, sản phẩm khuyến mại có giá trị lớn, không ít khách hàng đã bị nhân viên môi giới "hạ gục" khi không đủ tỉnh táo để nhận biết.

    Một khi đã mắc bẫy, những khách hàng mua nhà đất để kinh doanh đành phải ôm nợ, vì rất nhanh chóng sau khi “ngày hội” mở bán kết thúc, giá nhà đất ở đó cũng tụt dốc. Những người mua ở thực thì không thể xây được nhà để ở vì thiếu cơ sở hạ tầng. Tại nhiều dự án đất nền từng xảy ra tình trạng, sau ngày hội bán hàng vài tháng, khu dự án cũng dần xuống cấp, đường sá thì hư hại, cỏ dại mọc um tùm.

    (Theo SGGP)
     
  9. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Pháp lý condotel đã được quy định rõ ràng trong luật hiện hành với tên gọi là căn hộ du lịch

    Đại diện cơ quan quản lý cho rằng, pháp lý condotel đã được quy định rõ trong luật hiện hành nhưng dưới tên gọi khác bằng tiếng Việt.

    Tại một diễn đàn vừa được tổ chức, ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, condotel đã có quy định trong Luật Du lịch với tên gọi bằng tiếng Việt, đây vốn là căn hộ du lịch, căn hộ khách sạn, căn hộ kết hợp ở, biệt thự nghỉ dưỡng…

    Ông Phấn lý giải: "Đúng là không có pháp luật nào dùng từ là condotel, nhưng nếu căn cứ pháp luật như tôi vừa nói là có hết rồi, với tên gọi tiếng Việt. Luật Du lịch gọi đây là căn hộ du lịch, còn theo Luật Đất đai thì đó là đất thương mại dịch vụ. Ở góc độ quản lý sử dụng thì áp dụng theo Luật Du lịch, tức là loại bất động sản này phải dùng vào mục đích du lịch".

    [​IMG]

    Ông Vũ Văn Phấn phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

    Theo quy định của luật này, người mua chỉ được sử dụng khu đất là đất thương mại dịch vụ mà không được sử dụng lâu dài. Trong khi trên thực tế, nhiều chủ đầu tư muốn cho người mua sử dụng lâu dài. Ông Phấn cho biết các đơn vị liên quan đang nghiên cứu để điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho người mua.

    Tuy nhiên, ông Phấn nói: "Quan điểm hiện nay vẫn là giữ quy định theo Luật Đất đai hiện hành, tức là những loại hình này là đất thương mại dịch vụ. Theo đó, người mua được phép chuyển nhượng, khi hết thời hạn sở hữu trên đất đó (hiện nay là khoảng 40-50 năm) mà có nhu cầu thì được phép gia hạn". Theo ông, như vậy thì cũng không khác gì ổn định lâu dài.

    Với cá nhân nước ngoài, ông cho biết, quy định hiện hành chỉ cho phép mua căn hộ để ở, còn không được mua những loại hình bất động sản khác như condotel, biệt thự nghỉ dưỡng. Chỉ những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được mua condotel, biệt thự nghỉ dưỡng để sử dụng, sản xuất kinh doanh.

    Về vấn đề này, GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng cần tăng thời hạn sử dụng như đất ở với đất phát triển officetel, condotel, biệt thự nghỉ dưỡng... Ông cho rằng, phương thức đầu tư những loại hình bất động sản này đã chuyển sang kiểu phi truyền thống. Nếu mở rộng thời hạn sử dụng như đất ở, các nhà đầu tư thứ cấp sẽ tham gia đầu tư mạnh hơn.

    Theo ông, quy định đổi mới ở đây là cho phép nhà đầu tư được chọn hoặc giao đất ở để phát triển các dự án bất động sản có mục đích lưu trú với tiền sử dụng đất cao hơn và thời hạn sử dụng đất lâu dài. Hoặc cho thuê đất kinh doanh dịch vụ để phát triển các dự án lưu trú với tiền thuê đất thấp hơn và sử dụng đất có thời hạn.

    (Theo Vnexpress)
     
  10. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nhiều người dân sau khi được bồi thường đất không thể đủ tiền mua nhà tái định cư

    Tại cuộc họp với sở ngành, quận huyện do chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì mới đây, chủ tịch UBND quận 4 cho biết, sau khi di dời, nhiều người dân không thể mua được nhà tái định cư vì giá cao hơn giá được bồi thường.

    [​IMG]

    Những căn nhà lụp xụp ven kênh Đôi ở quận 4 thuộc diện di dời nhưng dân không đủ tiền mua nhà tái định cư vì đắt hơn giá đền bù. Ảnh: Ngọc Dương

    Cụ thể, liên quan đến việc di dời, giải phóng mặt bằng và tái định cư nhà ở trên và ven kênh rạch tại Tp.HCM, ông Trần Hoàng Quân, chủ tịch UBND quận 4, cho biết trên địa bàn quận hiện đang có khoảng 1.700 hộ dân sống trên và ven kênh rạch.

    Mục tiêu của các chương trình xây dựng nhà tái định cư là nhằm đảm bảo quyền lợi, không để người dân chịu thiệt thòi khi nhà nước thu hồi đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Vậy nhưng trên thực tế, do giá nhà tái định cư cao hơn giá được bồi thường nên nhiều người dân không thể mua nổi.

    “Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay rất lớn và không đủ nhà tái định cư cho các hộ dân, riêng kênh Đôi chiếm gần 50% số lượng nhà trên và ven kênh rạch toàn TP. Giá bồi thường mà dân nhận được mang đi mua căn chung cư tái định cư không đủ, vì căn hộ tái định cư tối thiểu 30 m2 hơn 700 triệu đồng/căn. Tuy nhiên, 50% hộ dân được bồi thường dưới 500 triệu đồng”, ông Quân trình bày.

    Sở Xây dựng cũng cho biết, toàn địa bàn Tp.HCM hiện có 13.851 căn nhà trên và ven kênh rạch thuộc 61 dự án được chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó, nhóm thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách có 52 dự án, quy mô di dời là 13.827 căn và có tổng kinh phí bồi thường dự kiến khoảng 21.518 tỉ đồng. Nhóm thực hiện theo hình thức đối tác công tư có 6 dự án, quy mô di dời là 6.223 căn với tổng kinh phí bồi thường dự kiến khoảng 19.000 tỉ đồng. Còn lại là 3 dự án thuộc nhóm nhà ở thương mại kết hợp chỉnh trang đô thị. Nhóm này được các nhà đầu tư tự thỏa thuận bồi thường hơn 16 ha tuy nhiên vẫn đang dở dang, quy mô di dời còn lại là 1.801 căn, kinh phí bồi thường dự kiến 2.702 tỉ đồng.

    Đánh giá về việc di dời nhà ở trên và ven kênh rạch trên địa bàn Tp.HCM, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho rằng, đây thực sự là một bài toán khó. Sở cũng đã yêu cầu các quận huyện có chung cư cũ xuống cấp và giải tỏa nhà dân trên, ven kênh rạch phải có đề xuất, sắp tới Sở sẽ làm việc với từng quận để xem vướng mắc hiện nay là gì.

    Sau khi nghe ý kiến các quận, huyện, ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, cùng với việc triển khai kế hoạch di dời nhà ven kênh rạch trên địa bàn, các cơ quan chức năng cũng cần quan tâm hơn đến cuộc sống, chỗ ở tái định cư cho người dân.

    Liên quan đến việc xây dựng mới chung cư cũ xuống cấp, ông Phong cũng chỉ đạo phải có kế hoạch xây mới, chỉnh trang theo hướng văn minh hiện đại. Còn với việc bồi thường và tái định cư, nhiều quận báo cáo có nhiều nhà dân ở ven kênh rạch không đủ pháp lý để bồi thường, ông Phong chỉ đạo việc áp dụng đơn giá bồi thường phải linh hoạt cho dân, làm sao tổ chức cho người dân có chỗ tái định cư tốt.

    (Theo Thanh niên online)
     
  11. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Có hay không các dấu hiệu hình thành bong bóng bất động sản

    Các đợt sốt đất nền tại nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là vùng ven Tp.HCM và các đặc khu kinh tế đang dấy lên cuộc tranh luận giữa các chuyên gia BĐS về việc có hay không các dấu hiệu hình thành bong bóng bất động sản. Nếu có thì khi nào bóng sẽ vỡ?

    Phập phồng nỗi lo bong bóng

    Sau khi bong bóng bất động sản vỡ vào 2008-2009, bước qua giai đoạn đóng băng và dần hồi phục, sau gần 10 năm, thị trường lại bắt đầu có hiện tượng sốt giá cục bộ vào 2017. Từ đầu năm nay, các đợt sốt đất bắt đầu có dấu hiệu lan trên diện rộng, nguy cơ hình thành bong bóng bất động sản.

    Ngay từ đầu năm, giới chuyên gia và cả người đứng đầu về điều hành kiểm soát lạm phát đã bày tỏ lo ngại về sự ảnh hưởng của bong bóng giá đất với lạm phát kinh tế. Nhiều lần Chính phủ cũng có các lưu ý về việc phải ngăn chặn bong bóng bất động sản.

    Còn nhớ hồi tháng 4/2018, khi cơn sốt giá đất nền đã hình thành tại nhiều khu vực, đặc biệt là tại quận 9, Tp.HCM, ông Phạm Lâm, TGĐ Công ty DKRA VN từng lên tiếng về nguy cơ bong bóng BĐS, nhất là vùng ven. Ông Lâm cho rằng, thị trường đang mất cân bằng do sự tập trung đầu tư đang đổ dồn vào đất nền. Ông lo lắng: “Khi khách hàng liên tục đầu tư vào đất nền đẩy mức giá tăng lên quá cao so với giá trị thực, giá tăng không kiểm soát có thể đưa thị trường lặp lại tình trạng bong bóng”.

    [​IMG]

    Sốt đất đầu năm 2018 diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là vùng ven Tp.HCM và những nơi sẽ trở thành đặc khu. Ảnh minh họa

    Nỗi lo trên của ông Lâm một lần nữa được giới chuyên gia đề cập tại diễn đàn về thị trường bất động sản 2018 mới được tổ chức gần đây. Trong đó, quan điểm của ông Trần Kim Chung - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế trung ương nhận được nhiều đồng thuận. Ông Chung cho rằng, thị trường bất động sản đang có đến 8 dấu hiệu của bong bóng. Chỉ cần 2 dấu hiệu nữa, thị trường sẽ chạm vào khủng hoảng giống như năm 2008-2009.

    8 dấu hiệu bong bóng mà ông Chung đưa ra là: giao dịch, giá cả, số lượng các công trình khởi công, địa bàn triển khai tăng, chủ thể tham gia thị trường, quy mô, giá trị dự án, nguồn tiền vào các dự án bất động sản, đều đang tăng. Đây chính là những nguy cơ về một đợt khủng hoảng mới.

    2 dấu hiệu còn lại là đầu tư công và nguồn vốn xây dựng nhà đất cũng tăng. Tuy nhiên, ông Chung cũng đánh giá, hiện tại 2 dấu hiệu này tạm thời chưa gây tác động vì đang kéo ngược thị trường bất động sản nên tình huống xấu nhất có thể chưa xảy ra.

    Trước đó, trong một lần trao đổi với báo Tuổi trẻ, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du - Đại học Fulbright Việt Nam cũng cho rằng, các dấu hiệu bong bóng đã xuất hiện rất rõ: đất quận 9 có nơi cao hơn quận 2 (Tp.HCM); có nơi tăng 2, 3 lần chỉ trong một vài tháng; mua - bán chủ yếu trong giới mua đi bán lại...

    Ông Du cũng ví von rằng, trong cơn sốt đất, tất cả những người tham gia thị trường đều đang ôm bom nhưng lại quên mất điều này. Mọi người cũng quên rằng tại thời điểm mình muốn đẩy "quả bom" đó đi thì cả thị trường ai cũng đều đang giữ "quả bom" này. Nếu “bom” nổ, “bóng” vỡ thì rất ít người thoát ra được.

    Khi nào bóng vỡ?

    TS. Nguyễn Trí Hiếu là người đồng tình với quan điểm cho rằng thị trường đang đối mặt với nguy cơ bong bóng. Ông phân tích, trong vòng một năm mà giá đất tăng đến 50% là bắt đầu có nguy cơ, nếu lên tới 70-100%/năm thì gần như đối diện nguy hiểm, còn nếu tăng từ 100%/năm trở lên thì bong bóng có thể vỡ ra bất kỳ lúc nào.

    Dự báo về thời điểm bong bóng vỡ, ông Hiếu nêu quan điểm: “Tại thời điểm này, cơn sốt đang diễn ra với mức độ khác nhau, nếu đến cuối năm nay mà vẫn không có điểm dừng thì bong bóng sẽ nổ ra ở một vài địa phương, từ đó sẽ lan ra các nơi khác”.

    [​IMG]
    Sốt đất với nguy cơ hình thành bong bóng bất động sản chủ
    yếu do đầu cơ thổi giá ảo. Ảnh minh họa


    Trái ngược với những quan điểm trên, GS. TSKH Đặng Hùng Võ lại tỏ ra rất lạc quan bởi theo ông thị trường chưa có dấu hiệu của bong bóng.

    Cụ thể, dấu hiệu rõ nhất của bong bóng bất động sản phải là sốt đất trên toàn thị trường, diện rộng và trong thời gian liên tục. Với tốc độ tăng theo ngày, theo tuần trong thời gian ngắn, nếu biểu thị trên biểu đồ, đường giá đất sẽ là một đường cong đột biến. Trong khi đó, những cơn sốt đất vừa qua chỉ xảy ra bất thường với đất nền tại một vài tỉnh thành, hoặc tại những nơi sẽ trở thành đặc khu. Như vậy, sốt đất chỉ là cục bộ và đánh vào tâm lý thích đất nền của người Việt cộng thêm với tâm lý mua căn hộ bị ảnh hưởng ngắn hạn sau vụ cháy chung cư Carina.

    Ông Võ cũng cho rằng, tình hình thị trường hiện nay không có gì bất thường và khác hoàn toàn với giai đoạn khủng hoảng 2007-2008. "Ở thời điểm đó, giá đất biến động trên toàn thị trường, ở mọi phân khúc, thậm chí cả đất nông nghiệp cũng tăng. Tuần này tăng 10% thì tuần sau tăng 25%, nhiều nơi còn tính giá theo ngày, theo giờ”, ông nói và kết luận: "Như vậy thì không thể gọi là khủng hoảng thị trường hoặc bong bóng bất động sản".

    Những lập luận của ông Võ không phải là không có cơ sở nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi các ngân hàng đã rất nhanh chóng siết chặt van tín dụng cho bất động sản. Cụ thể, tại những điểm nóng về giá đất, ngân hàng tăng lãi suất, giảm điều kiện ưu đãi và chỉ cho vay tối đa 70%, thậm chí 50% giá trị tài sản thế chấp… Hơn nữa, các nhà đầu tư hiện cũng đã dày dạn kinh nghiệm thị trường, họ sẽ không lướt sóng tại những nơi có nguy cơ cao hình thành bong bóng.

    Mặc dù còn nhiều tranh luận xung quanh thời điểm hình thành và vỡ bong bóng nhưng rõ ràng, những cơn sốt giá đất vừa qua đã và đang ảnh hưởng đến nền kinh tế, về lâu dài tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Bởi, đất đai chính là một trong những “nguyên liệu” của hoạt động kinh tế. Nếu giá đất cứ tiếp tục tăng cao thì cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều gặp khó. Các địa phương có dự án lớn của quốc gia sẽ càng phải tốn kém hơn khi đền bù, giải phóng mặt bằng…Còn người mua ở thực, họ làm sao có thể chạm tới giấc mơ an cư khi giá đất tăng quá cao? Đây cũng chính là những góc tối của chu kỳ tăng nóng giá bất động sản. Nhưng chưa hết, mọi thứ sẽ tệ hại hơn nữa nếu bong bóng… vỡ.

    Tổng hợp

    (Theo Enternews.vn)
     
  12. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nghề môi giới địa ốc: cay đắng trong nghề ai hiểu thấu

    Môi giới bất động sản có thể kiếm tới hàng chục triệu tới trăm triệu mỗi tháng. Tuy nhiên, để kiếm được khoản lời lớn như vậy không phải là chuyện dễ dàng. Bởi thực tế, họ phải đương đầu với không ít thử thách và cả những bài học đắt giá.

    Khi môi giới bị... rơi mối

    Hiển, một môi giới trẻ tuổi cho biết cậu vừa tuột mất một khách hàng vào tay người khác. “Khách hàng nhờ em tư vấn và tìm kiếm căn hộ. Sau nhiều lần trao đổi qua lại rất mất công, em đã chốt được đúng căn khách hàng muốn mua, với mức giá tốt nhất. Khách hàng cũng khăng khăng khẳng định chỉ làm việc với em, nhưng cuối cùng em lại bị khách hàng này cho ăn quả đắng khi bẻ kèo và làm việc với môi giới khác”, Hiển kể.

    Điều đáng nói là vị khách nọ lại dùng tất cả thông tin, quá trình thương thảo của Hiển để thông tin cho một môi giới khác vốn là người nhà. Và nghiễm nhiên vị khách này mua được bất động sản với mức giá tốt, môi giới người nhà được hưởng hoa hồng, còn Hiển là người mất nhiều công sức lại trắng tay.

    Hiển cho biết: “Vị khách này rất khó tính và “hành” môi giới ngày đêm. 11h tối vẫn giục, ép em để tìm căn, chọn căn và làm giá. Hẹn ngày vào cọc đàng hoàng đâu đó rồi mới dẫn người nhà đến hớt tay trên và đá em khỏi cuộc chơi".

    Câu chuyện của Hiển được nhiều đồng nghiệp chia sẻ và lên án mạnh mẽ hành động không đẹp của vị khách kia.

    [​IMG]

    Môi giới địa ốc phải đương đầu với không ít thử thách và cả những bài học đắt giá
    Đường trần ai có thấu?

    Đến nay, Hiển vẫn chưa nguôi ngoai nỗi ấm ức lớn này. Cậu cho biết, khi đăng câu chuyện này lên facebook, còn nhận được lời đe dọa của người nhà vị khách.

    Hiển bức xúc: “Họ giục em làm việc xong xuôi với chủ nhà rồi gọi người nhà ra làm việc để hưởng hoa hồng, sau đó chặn số điện thoại, facebook của em. Chính chủ nhà đã xác nhận với em khách mua là người đó. Nhưng sau khi em đăng bài lên thì người nhà của khách lại nhắn tin đe dọa”.

    Anh Hà, một môi giới lâu năm cho biết, việc bản thân các môi giới cạnh tranh nhau là một thực tế của nghề này. Thời buổi người khôn, của khó, tiếp cận khách hàng, cạnh tranh để khách chốt sale, vào cọc… là cả một chặng đường gian nan. Nhiều khi tưởng xong xuôi đến nơi rồi, nhưng cuối cùng lại "xôi hỏng bỏng không".

    Theo lời kể của anh Hà, có lần anh cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. "Mình tư vấn tốn không biết bao nhiêu công sức, chăm sóc, đi lại, làm việc với bao nhiêu chủ nhà để tìm căn hộ, rồi làm giá cho khách. Cuối cùng, khách lại bẻ kèo và dùng những thông tin mình cung cấp để làm việc trực tiếp với chủ nhà. Có lần thì lại bị khách lấy thông tin đem bán cho môi giới quen".

    Nghề khó

    Nhiều môi giới chia sẻ, xã hội hiện nay vẫn chưa có cái nhìn thiện cảm và đúng đắn về nghề môi giới địa ốc. Những công sức, nỗ lực và sự vất vả mà các môi giới bất động sản phải bỏ ra để có thể kết nối giữa bên mua, bên bán và chốt giao dịch vẫn chưa được đánh giá đúng mức.

    Trò chuyện với phóng viên, một môi giới cho hay, để có được data (dữ liệu) khách hàng, môi giới đều phải mua. Để mở rộng diện tìm kiếm, các môi giới đều phải tự chạy quảng cáo cho dự án, sản phẩm mà mình đang bán. Phương pháp chủ yếu hiện nay là chạy trên các trang mạng, rao vặt, marketing online, quảng cáo facebook, youtube… Chi phí dành cho các nội dung này cũng không hề nhỏ. Nếu muốn hiệu quả thì phải bơm tiền liên tục, càng bơm nhiều tiền cho hoạt động quảng cáo, marketing, thì càng tiếp cận được nhiều khách hàng và có thêm cơ hội chốt giao dịch.

    Môi giới này chia sẻ, có những tháng may mắn, anh cũng chốt được 2 - 3 khách, nhưng cũng phải bỏ ra 1/3 hoa hồng để chạy quảng cáo. Chưa kể phải chi tiêu cá nhân, mua sắm đồ đạc, phụ kiện phục vụ công việc. Tháng nào kém may mắn thì âm luôn cả tiền hoa hồng do không thể dừng quảng cáo bởi nếu dừng sẽ không có khách, nhất là với những người mới, lượng khách quen hầu như chưa có.

    Anh Hà cho biết thêm, nhiều khách hàng còn cùng lúc làm việc với nhiều môi giới, họ ở giữa, dùng thông tin của người này để ép người kia. Cuối cùng, dân môi giới vô tình thành “cá chọi”, còn khách hàng là "ngư ông đắc lợi".

    Theo anh Hà, càng ngày, các khách hàng cũng đòi hỏi cao hơn, không chỉ về chất lượng tư vấn, mà còn cả chuyện hoa hồng. Để có khách, chốt đơn, nhiều môi giới phải chấp nhận “cắt máu”, thậm chí cắt gần hết hoa hồng. Có những khách hàng sau cả một quãng thời gian làm việc, tiếp xúc, đến lúc cuối ép nếu không cắt lại hoa hồng thì sẽ chuyển sang làm việc với môi giới khác.

    Thực tế hiện nay, việc các môi giới bị... rơi mối trở nên khá phổ biến. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng ngày càng gay gắt và đôi khi, các “thượng đế” cũng chơi không đẹp khi muốn sử dụng dịch vụ nhưng không muốn trả tiền.

    (Theo Đầu tư Bất động sản)
     
  13. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Người mua nhà cần đặc biệt lưu ý những trường hợp nào và làm thế nào để tránh rủi ro khi đi mua nhà đất

    Thời gian qua, không ít khách hàng đã phải nhận “trái đắng” vì không nắm rõ vấn đề pháp lý khi mua nhà đất, dẫn đến tranh chấp và những vụ khiếu kiện kéo dài. Vậy người mua nhà cần đặc biệt lưu ý những trường hợp nào và làm thế nào để tránh được rủi ro?

    “Tiền mất tật mang” vì mua nhà trên giấy

    Từ sau khi có quy định dự án nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh trước khi mở bán, thị trường vẫn liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình, phản đối của người dân vì chủ dự án chậm giao nhà.

    Đơn cử như hơn 500 hộ dân mua nhà tại dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (Bright City) tại xã Kim Chung (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã lâm vào tình cảnh khốn khó khi dự án liên tục chậm tiến độ và chưa biết khi nào mới bàn giao. Sau nhiều lần bị gây áp lực, chủ đầu tư dự án muốn trả lại tiền "nhỏ giọt" cho cư dân sau khi ký bản thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, phương án này có thể khiến khách hàng rơi vào cảnh "trắng tay" vì chủ đầu tư đã cạn vốn.

    Trước thực trạng nhiều khách mua nhà phải lao đao khi mua nhà trên giấy, luật sư Nguyễn Văn Hân, Công ty luật Hợp danh Minh Bạch (Hà Nội) cho rằng, đây chính là hậu quả của việc tự nguyện ký kết hợp đồng góp vốn mua nhà mà không tìm hiểu kỹ càng.

    Theo luật sư Hân, có 3 lưu ý để tránh "tiền mất tật mang" khi mua nhà "trên giấy". Thứ nhất, khách hàng cần tìm hiểu kỹ về tính pháp lý của căn hộ, lô đất mà mình dự định mua. Thứ hai, cần kiểm tra thông tin liên quan đến chủ đầu tư, các bên có liên quan đến dự án và các loại giấy tờ như giấy chứng nhận đầu tư/kinh doanh, quy hoạch/bản đồ/bản vẽ chi tiết, giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, giấy phép xây dựng, giấy nộp tiền sử dụng đất, tiền thuế… Thứ ba, khách hàng cần tìm hiểu kỹ các tranh chấp, bất đồng giữa chủ đầu tư với cư dân trước đây, cách hành xử của chủ đầu tư với nhà đầu tư và cư dân, từ đó rút ra bài học và phương thức giao kết hợp đồng phù hợp.

    Mua nhà giấy tay qua vi bằng

    Trên thực tế đã có những trường hợp người mua bị mất trắng vì mua nhà lập vi bằng qua thừa phát lại. Khi giao dịch, người mua không hề hay biết tài sản đã bị thế chấp ở ngân hàng hoặc cầm cố, chuyển nhượng bằng giấy tay cho người khác. Khi đã trả đủ tiền và dọn đến ở, người dân mới tá hỏa vì không được vào nhà, dẫn đến tranh chấp.

    [​IMG]

    Thời gian qua, rất nhiều khách hàng phải khốn đốn vì không tìm hiểu kỹ pháp lý khi mua nhà
    Để hạn chế rủi ro, người mua cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức xung quanh việc lập vi bằng. Không ít người mua nhà vẫn lầm tưởng rằng có thể dùng vi bằng thừa phát lại thay cho công chứng. Tuy nhiên, theo quy định, không có vi bằng công chứng thừa phát lại mà chỉ có vi bằng giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất. Đây là loại giấy tờ dùng để làm cơ sở cho các quan hệ pháp lý khác, hoặc làm cơ sở để giải quyết tranh chấp về sau.

    Hơn nữa, việc mua bán qua vi bằng vô cùng rủi ro bởi thực hiện nhiều lần, qua nhiều người, chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa có pháp lý đầy đủ, chưa đúng quy định.

    Có trường hợp nguy hiểm hơn là chủ sở hữu tài sản vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi tài sản đã thế chấp ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác (bằng giấy tay).

    Theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, việc chuyển nhượng, mua bán nhà đất phải lập thành văn bản (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực. Sau đó, phải đến Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện để thực hiện những thủ tục đăng ký trước bạ, sang tên (đăng ký biến động) cho bên mua.

    Mua nhà xây dựng sai phép

    Đa số người đi mua căn hộ đều kiểm tra, nghiên cứu rất kỹ căn hộ mình định mua. Song, vẫn có nhiều người mua phải căn hộ xây dựng sai phép, vì họ không được tư vấn kỹ về pháp lý của dự án, còn chủ đầu tư chỉ thường đưa ra các tiện ích, dịch vụ của dự án để hút người mua. Căn hộ cơi nới là cách nói chung, chỉ những sản phẩm, dự án xây dựng sai phép.

    Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật SBLaw, có 2 dạng căn hộ cơi nới là xây vượt tầng, hoặc nới theo chiều ngang và chuyển đổi công năng các tầng thương mại, kỹ thuật, diện tích chung… thành căn hộ để bán.

    Nếu không may mua phải những căn hộ này, nhiều khả năng khách hàng sẽ không nhận được nhà. Để tránh gặp rủi ro, khi mua nhà, người mua cần chú ý đến số tầng của công trình và so sánh với văn bản phê duyệt dự án, phê duyệt quy hoạch và hồ sơ thiết kế. Khách hàng không nên chủ quan là chỉ những tầng phía trên cùng mới gặp phải trường hợp cơi nới, vì cũng có trường hợp chủ đầu tư nới tầng ở khối đế công trình.

    Trường hợp cơi nới mặt bằng tầng thường ít xảy ra hơn do các chủ đầu tư đã tận dụng tối đa không gian để thiết kế cho nhiều sản phẩm căn hộ. Trường hợp này thường rơi vào việc cơi nới về diện tích sân vườn với các căn hộ penthouse tại tầng áp mái.

    Để phát hiện sớm trường hợp này, người mua cần kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án, hoặc có thể phát hiện qua những thay đổi trong thông tin quảng cáo, giới thiệu trước đây của chủ đầu tư.

    Tuy nhiên, nhờ quy định bảo lãnh của ngân hàng, tỷ lệ gặp rủi ro trong trường hợp này đã được giảm bớt do ngân hàng phải thẩm định kỹ dự án trước khi cấp bảo lãnh cho người mua.

    Mua nhà đất thuộc diện quy hoạch

    Không ít người rơi vào trường hợp mua phải nhà, đất nằm trong quy hoạch. Khi đó, nếu quy hoạch sử dụng đất đã được công bố và huyện đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm thì quyền của người sử dụng nhà đất sẽ bị giới hạn. Nếu người sử dụng muốn xây công trình mới, cải tạo hay sửa chữa nhà ở thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

    Còn nếu huyện chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm, người sử dụng đất vẫn được sử dụng và thực hiện quyền của người sử dụng đất theo luật định.

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai năm 2013, đối với phần đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện phải thu hồi để làm dự án, nếu sau 3 năm vẫn chưa có quyết định thu hồi thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải hủy bỏ, điều chỉnh và công bố việc hủy bỏ, điều chỉnh đó. Nếu cơ quan thẩm quyền không hủy bỏ, điều chỉnh hoặc có hủy bỏ, điều chỉnh nhưng không công bố thì người sử dụng đất sẽ không bị hạn chế các quyền của người sử dụng đất.

    Như vậy, không phải tất cả các trường hợp mua nhà đất thuộc diện quy hoạch thì người mua đều gặp phải rủi ro. Tuy nhiên, để tránh rơi vào những trường hợp như không được cấp sổ đỏ hay chỉ được cấp phép xây dựng tạm, đồng thời tránh gặp phải những rắc rối khi làm các thủ tục nhà đất, trước khi xuống tiền, người mua cần đến văn phòng quản lý đất đai tại địa phương nơi có nhà đất đó để hỏi kỹ thông tin.

    (Theo Enternews.vn)
     
  14. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nhà đầu tư khó bán lại được condotel vì những vướng mắc về pháp lý

    Condotel được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để xuống tiền vì mức cam kết lợi nhuận lên đến 10%, thậm chí 15%/năm. Tuy nhiên, với những vướng mắc về pháp lý, nhiều chủ căn hộ khó có thể bán được condotel.

    Cam kết hấp dẫn nhưng khó chuyển nhượng

    Mô hình căn hộ khách sạn condotel được rao bán rầm rộ với lợi nhuận cam kết rất cao từ 10-15%/năm. Chẳng hạn, condotel ở Vincom 26 Lê Thánh Tôn (Nha Trang) với diện tích hơn 40m2 được rao bán với giá hơn 2 tỷ đồng/căn, cam kết cho thuê 22 triệu đồng/tháng trong 50 năm. Theo quảng cáo, các căn hộ hướng tầm nhìn ra biển, nội thất tiêu chuẩn 5 sao, lợi nhuận có kiểm toán mỗi năm khách hàng nhận về 85% nhưng không dưới 10% giá trị căn hộ. Ngoài ra, chủ căn hộ còn được nhận 15 voucher nghỉ dưỡng miễn phí trong cùng hệ thống với số phòng tương đương căn hộ sở hữu trong suốt 50 năm…

    Hay một dự án khác tại Cam Ranh, giá từ 1,4 tỷ đồng/căn, được ngân hàng hỗ trợ vay vốn 70%, hỗ trợ vay lãi suất 0% (từ lúc giải ngân đến lúc bàn giao nhà khoảng 2 năm), thời gian vay kéo dài 15 năm, chia lợi nhuận 95%, nghỉ dưỡng 15 ngày/năm trọn đời...

    Hàng loạt dự án tại những điểm du lịch như Sầm Sơn, Phú Quốc, Khánh Hòa... được rao bán với cam kết hấp dẫn. Đầu tư condotel vì thế đã trở thành xu hướng trong kinh doanh bất động sản.

    Với hy vọng "tiền đẻ ra tiền", anh Hoàng (Ba Đình, Hà Nội) mang tiền mua condotel bên một bãi biển nổi tiếng. Anh tính có đơn vị vận hành dự án nên anh chỉ cần bỏ tiền mua rồi thu tiền về, hơn nữa còn được hưởng nhiều ưu đãi như nghỉ dưỡng miễn phí 15 ngày cho cả nhà.

    Nhưng sau một thời gian, anh Hoàng quyết định bán condotel để đầu tư nơi khác. Tuy nhiên, việc bán không dễ dàng vì căn hộ chưa có sổ hồng nên khó chuyển nhượng hay thế chấp tài sản.

    Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đính cảnh báo, các dự án condotel phải cạnh tranh mạnh trong năm 2018. Tại thị trường tiềm năng như Khánh Hòa, Nha Trang, trong tổng lượng giao dịch căn hộ, condotel cao cấp chiếm 35% nên người mua F1 (người mua đầu tiên) khó chuyển nhượng lại vì thanh khoản kém.

    [​IMG]

    Ba địa bàn phát triển mạnh về condotel là Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc
    Ngoài việc khó chuyển nhượng, khi đi vào vận hành, condotel còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không được như kỳ vọng. Nguyên nhân là bởi condotel có bản chất là khách sạn, lợi nhuận phụ thuộc lớn vào điều kiện vận hành và những yếu tố khách quan như môi trường, chính sách, đường bay, quan hệ quốc tế... Thực tế, một dự án được đầu tư bởi chủ đầu tư có năng lực tốt chưa chắc đã tránh được rủi ro bởi rủi ro không nằm trong giai đoạn bán hàng mà thuộc giai đoạn vận hành.

    Nghiên cứu kỹ hợp đồng mua bán với chủ đầu tư

    Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu cho biết, nhà đầu tư thứ cấp condotel thường chấp nhận chia sẻ rủi ro với chủ đầu tư. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào cũng cam kết chia sẻ lợi nhuận với họ. Nếu trong hợp đồng mua bán condotel có cam kết lợi nhuận thì chủ đầu tư lại không đề cập đến các biện pháp đảm bảo thực hiện cam kết trả lợi nhuận cho nhà đầu tư thứ cấp. Hơn nữa, chủ đầu tư cũng không nêu ra giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư thứ cấp kinh doanh căn hộ condotel sau khi hết hạn cam kết lợi nhuận (sau 8-12 năm).

    Một số chủ đầu tư còn cam kết cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài, không hình thành đơn vị ở đối với căn hộ condotel. Nhưng thực tế cho đến nay, chưa căn hộ condotel nào được cấp sổ đỏ. Theo quy định hiện hành, quyền sử dụng đất căn hộ condotel trong các dự án du lịch nghỉ dưỡng có thời hạn 50 năm (theo thời hạn của dự án) và có thể được gia hạn. Vì vậy, cam kết mà chủ đầu tư đưa ra là không phù hợp với Luật Đất đai.

    Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho rằng, các nhà đầu tư nên thuê luật sư tư vấn về các điều khoản trong hợp đồng mua bán condotel. Tòa án dân sự sẽ giải quyết nếu xảy ra tranh chấp. Khách hàng có quyền kiện chủ đầu tư nếu chủ đầu tư cam kết lợi nhuận 10 năm nhưng đến năm thứ 2 đã không trả lợi nhuận.

    Theo thống kê của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, riêng các khu du lịch nghỉ dưỡng từ 50ha trở lên đã có 77 dự án, tổng diện tích 18.000ha với 11.174 biệt thự nghỉ dưỡng, 12.056 căn hộ condotel, 16.537 phòng khách sạn.

    Tổng nguồn cung căn hộ condotel trong năm 2016 lên đến 16.000 căn. Dự kiến, trong năm 2018, 2019, mỗi năm sẽ có trung bình 20.000 căn hộ condotel với diện tích trên dưới 45m2 được mở bán. Nơi tập trung nhiều condotel là những khu vực ven biển, hải đảo như Sầm Sơn, Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn... Đặc biệt, ba địa bàn phát triển nóng condotel là Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc.

    (Theo Báo Xây dựng Online)
     
  15. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Thanh tra hoạt động quản lý chung cư, yêu cầu ban quản trị chung cư hoạt động công khai minh bạch

    Đại biểu Quốc hội đề nghị nói rõ khi nào thanh tra toàn diện hoạt động của ban quản lý chung cư, khi nào ban quản trị chung cư được thành lập và hoạt động công khai, minh bạch.

    Trong phiên thảo luận sáng ngày 25/5, đại biểu tỉnh An Giang, ông Nguyễn Mai Bộ đã nêu về những bất cập trong công tác quản lý nhà chung cư hiện nay. Ông Bộ nói: "Công tác quản lý lỏng lẻo, cơ quan quản lý Nhà nước không làm hết trách nhiệm khiến cư dân bị thua thiệt về tài chính, bị chiếm quỹ bảo trì, chiếm dụng khu vực sử dụng chung". Ông cũng đề nghị Bộ Công an xem xét điều tra, khởi tố chủ đầu tư vi phạm theo Bộ luật Hình sự.

    Vị đại biểu này cho hay, việc quản lý nhà chung cư còn nhiều bất cập dù theo quy định, chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu các căn hộ chung cư, chủ sở hữu phần diện tích khác thường là chủ đầu tư. Có chủ đầu tư không tổ chức hội nghị cư dân bầu ban quản trị đã để lại 1-5 tầng làm văn phòng cho thuê. Cũng có trường hợp cố tình kéo dài việc thành lập. Chủ đầu tư không đóng 2% trong 1/5 quỹ bảo trì chung cư và không minh bạch trong việc sử dụng kinh phí này. Trong khi đó, cư dân không biết số tiền mình bỏ ra "đang đi về đâu".

    "Anh chỉ là đối tác hội nghị nhà chung cư nhưng anh lại cho mình quyền của ban quản trị, cả quyền ký hợp đồng bảo trì. Hành vi này cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân theo Bộ luật Hình sự mà hiện nay chưa bị xử lý. Chủ đầu tư sử dụng nhiều diện tích chung kinh doanh nhưng lợi nhuận lại tự tung tự tác", ông Bộ nói.

    Cũng theo ông Bộ, điều này khiến tính mạng cư dân tại các chung cư, nhà cao tầng bị đe dọa do công trình xuống cấp, hệ thống thang máy, phòng cháy chữa cháy không đảm bảo...

    [​IMG]

    Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, ông Nguyễn Mai Bộ. Ảnh: Quốc hội
    Vị đại biểu tỉnh An Giang đề nghị Chính phủ khắc phục tình trạng này. Ông cũng chuyển 2 kiến nghị của cử tri đến Bộ Xây dựng: Khi nào thanh tra toàn diện hoạt động của ban quản lý chung cư? Khi nào ban quản trị chung cư được thành lập và hoạt động công khai, minh bạch?

    Nếu trước đây, tranh chấp chung cư chỉ xảy ra giữa cư dân với chủ đầu tư thì gần đây, "nội chiến" giữa cư dân và ban quản trị xuất hiện ngày càng nhiều.

    Gần đây, cư dân tại chung cư Văn Phú Victoria (phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội) đã tố ban quản trị toà nhà bất minh lạm quyền, sai phạm trong thu chi quỹ bảo trì, để quá hạn thời gian bảo trì thang máy 6 tháng... Cư dân cũng nhiều lần yêu cầu tổ chức hội nghị chung cư để bầu thay thế ban quản trị. Dù cuối tháng 4/2018, lãnh đạo phường Phú La xác nhận "đã đủ điều kiện tổ chức hội nghị chung cư bất thường” nhưng hơn một tháng, hội nghị vẫn chưa được tổ chức.

    Cũng tại phiên thảo luận, ông Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) lo ngại về công tác phòng cháy chữa cháy tại các khu chung cư. Ông dẫn lại số liệu thống kê của các cơ quan chức năng và một số vụ cháy nghiêm trọng như cháy chung cư Carina (Tp.HCM) làm 13 người chết, cháy tại Cà Mau khiến 2 người chết, thiêu rụi 4 căn nhà. Năm 2017, cả nước xảy ra hơn 4.100 vụ cháy, thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng. Số vụ cháy trong 4 tháng đầu năm 2018 lên đến 1.453 vụ, gây thiệt hại hơn 480 tỷ đồng.

    Ông xót xa: "Nhiều gia đình tang thương có người may mắn sống sót thì chịu đau thương tột cùng do mất nhiều người thân cùng lúc. Người dân khuynh gia bại sản vì lửa".

    Ông đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng (Bộ Xây dựng, Bộ Công an...) rà soát, đánh giá biện pháp phòng cháy chữa cháy; công tác thẩm duyệt, thiết kế phương án phòng cháy chữa cháy nhà chung cư. Bên cạnh đó, trách nhiệm người đứng đầu công trình sai phạm phải được xử lý nghiêm. Chủ cơ sở, nhà chung cư không an toàn về phòng cháy chữa cháy cũng phải bị xử lý. Ông đề nghị: "Chủ cơ sở đã được kiểm tra, yêu cầu khắc phục lỗi trong phòng cháy chữa cháy nhưng chây ỳ không thực hiện, cần lập hồ sơ chuyển cơ quan điều tra xử lý theo pháp luật".

    (Theo Vnexpress)
     
  16. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Co-Working Spaces đang dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường

    Dù là một hình thức văn phòng làm việc mới và du nhập vào Việt Nam chưa lâu nhưng Co-Working Spaces (không gian làm việc chung) đang ngày càng phổ biến và lan rộng tại 2 thành phố lớn là Tp.HCM và Hà Nội.

    Theo số liệu nghiên cứu của CBRE Việt Nam, hiện 2 thành phố lớn nhất cả nước có tổng cộng 34 văn phòng làm việc hoạt động theo hình thức Co-Working Spaces, trong đó Tp.HCM có 15 văn phòng và Hà Nội có 19. Số lượng Co-Working Spaces đã tăng lên 62% và ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng trung bình 55% trong vòng 5 năm qua. Dự kiến đến cuối năm 2018, Hà Nội và Tp.HCM sẽ chiếm lần lượt 56% và 44% tổng nguồn cung 45 văn phòng làm việc theo hình thức này. Tp.HCM và Hà Nội đều ngang tầm nhau xét về nguồn cầu, khi các đơn vị điều hành cùng ghi nhận tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 75 - 80%.

    Động thái này đến từ việc các đơn vị điều hành trong nước như Toong, UP, Circo và Dreamplex đều đang mở rộng thị phần mạnh mẽ. Các đơn vị điều hành quốc tế như NakedHub từ Trung Quốc hay Hive từ Hồng Kông cũng lên kế hoạch mở thêm một cơ sở nữa trong khu trung tâm Tp.HCM vào cuối năm 2018. Nakedhub thì lên kế hoạch khai trương tổng cộng 2 cơ sở tại Tp.HCM và Hà Nội trong quý II/2018. Các đơn vị điều hành không gian làm việc chung khác cũng đang tìm kiếm cơ hội gia nhập thị trường Việt Nam trong 2 năm sắp tới.

    [​IMG]

    Biểu đồ so sánh mức phí thuê văn phòng Co-Working giữa một số thành phố lớn khu vực châu Á


    Ở cả Hà Nội và Tp.HCM, không gian Co-Working có xu hướng tập trung tại các khu vực cận trung tâm thành phố. Tại Hà Nội, địa điểm được lựa chọn tập trung tại quận Cầu Giấy, nơi có nhiều văn phòng và thương mại mới nổi. Ở Tp.HCM, loại hình Co-Working có xu hướng rải rác tại các quận ven trung tâm như quận 2, 3, 4, Bình Thạnh và Phú Nhuận.

    Chi phí thuê Không gian làm việc chung rất khác nhau giữa các thành phố. So sánh với một số thành phố trong khu vực, Không gian làm việc chung ở Hà Nội và Tp.HCM hiện có giá thuê thấp hơn, phản ánh mặt bằng giá thuê văn phòng ở Hà Nội và Tp.HCM hiện đang rẻ hơn các thành phố nghiên cứu khác. Ở Tp.HCM, một số đơn vị điều hành Không gian làm việc chung đã mở rộng vào khu vực trung tâm đầu năm 2018, giá thuê văn phòng làm việc riêng cũng tăng lên từ 30 - 50% tại một số cơ sở trong các quận trung tâm.

    Các Không gian làm việc chung thường tính giá thuê trên đầu người hoặc trên chỗ ngồi, hơn là trên m2 như cách thuê văn phòng thông thường. Các gói dịch vụ chính bao gồm ghế linh hoạt, ghế cố định, và phòng làm việc riêng. Một số Không gian làm việc chung cung cấp các tiện ích và dịch vụ đặc biệt như phòng tranh, phòng games, giường ngủ, phòng biểu diễn v.v. như là một điểm nhấn khác biệt. Những tiện ích mang tính cộng đồng này đề cao yếu tố linh hoạt, hợp tác, và đa dạng theo sở thích của các thành viên.

    Theo khảo sát của CBRE Việt Nam, 91% người sử dụng Không gian làm việc chung đều là thế hệ Y, những người có độ tuổi dưới 35. Tỷ lệ này cao hơn so với trung bình thế giới là 67%. Con số này cũng phản ánh lượng dân số trẻ của Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực.

    Còn theo khảo sát của Deskmag trong năm 2012, hơn 50% thành viên Không gian làm việc chung trên toàn thế giới là những freelancer – người làm việc tự do. Ở Việt Nam, 54% người sử dụng là người sáng lập hoặc nhân viên của các công ty khởi nghiệp và gần 14% là người làm việc tự do hoặc tự kinh doanh. Các doanh nghiệp khởi nghiệp này bao gồm cả công ty trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, hơn 55% người sử dụng làm việc trong ngành CNTT, phần còn lại phân bố ở các ngành du lịch, tài chính kinh tế, giáo dục, marketing, bất động sản v.v.

    Nhìn về tương lai, Co-Working Spaces tại Việt Nam sẽ tiếp tục đà tăng trưởng cả về nguồn cung lẫn loại hình đặc thù hướng đến nhóm khách thuê trọng điểm. Các đơn vị điều hành Không gian làm việc chung vẫn đang tiếp tục tìm kiếm mặt bằng, đặc biệt là tại các tòa nhà hạng A cũng như các tòa nhà hạng B cao cấp trong khu vực trung tâm nhằm khẳng định thương hiệu cũng như thị phần của họ ở Việt Nam. Nguồn cầu cao và thị trường còn trẻ khi so sánh với các nước khác trong khu vực là những lợi thế tạo tiền đề cho các hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các Không gian làm việc chung trong nước và nước ngoài.

    Phương Uyên

    (Theo Enternews.vn)
     
  17. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Thị trường nhà riêng Hà Nội khan hiếm, loạn giá thị trường

    Nếu như môi giới phân khúc căn hộ luôn có sẵn nguồn hàng của chủ đầu tư để bán thì môi giới phân khúc nhà riêng, đặc biệt là nhà riêng tại các quận trung tâm lại phải chủ động tìm nguồn hàng. Nhiều môi giới nhà riêng thường rơi vào tình cảnh có khách nhưng không có hàng để bán.

    “Lặn lội” tìm hàng

    Anh Trần Đức Viễn, một môi giới chuyên bán nhà riêng ở Hà Nội cho biết cách tìm nguồn hàng phổ biến và quen thuộc của môi giới phân khúc này là bỏ tiền mua dịch vụ tin nhà riêng chính chủ từ 1 số website. Tuy nhiên, nguồn hàng từ kênh này không phải lúc nào cũng phong phú và phải chịu sự cạnh tranh rất lớn do nhiều môi giới cùng mua một nguồn dữ liệu.

    [​IMG]

    Nguồn cung khan hiếm, nhu cầu thị trường lớn, một căn nhà riêng có khi nhiều môi giới cùng rao bán
    Do đó, bên cạnh việc mua tin chính chủ, anh Viễn “kì công” hơn khi ngày nào cũng dành một quỹ thời gian nhất định trong ngày để cập nhật thông tin từ các trang tin rao bất động sản. Nếu có tin rao mới, anh gọi điện để xác định đó là tin chính chủ hay tin của môi giới. Anh Viễn cho biết: “Nếu là tin chính chủ, tôi đặt vấn đề bán giúp căn nhà và nhận phí môi giới theo tỷ lệ thỏa thuận. Nếu đó là tin rao của môi giới, tôi đặt vấn đề kết hợp nếu có khách”.

    Hơn một tuần nay, ngày nào anh Nguyễn Văn Hoạt cũng “lượn” xe khắp các ngõ ngách khu vực Tây Hồ để tìm nguồn hàng. Anh cho biết có 2 khách đang nhờ anh tìm mua nhà riêng tại đây. Anh cũng tích cực hỏi người dân khu vực từ người bán trà đá, tạp hóa, chạy xe ôm đến cả tổ trưởng dân phố nhưng vẫn chưa có được nguồn hàng như khách yêu cầu.

    Theo anh Hoạt, nguồn nhà riêng ở các quận trung tâm khá khan hiếm. “Những căn nhà mặt phố buôn bán được thì phần lớn gia chủ chọn hình thức cho thuê kinh doanh. Còn những căn nhà trong ngõ thì cộng đồng dân cư đã hình thành lâu đời và ổn định, không phải lúc nào cũng có người có nhu cầu bán nhà”, anh Hoạt cho biết.

    Trong khi đó, anh Hoàng Hải thiếp lập nguồn hàng cho mình bằng cách kết nối với các nhà đầu tư. Từ lâu, thị trường đã hình thành một bộ phận nhà đầu tư chuyên đi săn những ngôi nhà cũ nát, xuống cấp tại các quận trung tâm rồi đập bỏ xây mới. Khi những căn nhà được hoàn thiện, anh Hải là người chào bán. Sự kết hợp này nhiều khi mang tính vòng tròn: anh Hải là người tìm được những căn nhà riêng cũ nát, giới thiệu cho nhà đầu tư mua lại và xây mới. Khi căn nhà mới hoàn thiện, anh lại tiếp tục môi giới chính căn nhà đó.

    Loạn giá nhà riêng trên thị trường

    Nguồn cung khan hiếm, nhu cầu thị trường lớn, một căn nhà riêng có khi nhiều môi giới cùng rao bán. Hệ quả là cùng 1 căn nhà nhưng giá rao bán lại khác nhau.

    Anh Lê Bá Triệu (Kim Liên, Đống Đa) trong 1 lần tìm mua nhà riêng đã ngạc nhiên khi 1 căn ở Vạn Phúc (Ba Đình) trên 1 trang tin rao có giá 5,8 tỷ nhưng hai ngày sau, trên 1 group facebook, vẫn căn nhà đó giá đã lên 6 tỷ. Anh gọi đến cả hai số điện thoại thì là số của 2 môi giới khác nhau và môi giới nào cũng khẳng định đó là giá chủ nhà gửi bán.

    Ông Nguyễn Văn Học rao bán căn nhà riêng 4 tầng ở Tôn Đức Thắng với giá 4,2 tỷ trên 1 trang tin. Liên tiếp những ngày sau đó ông nhận được điện thoại của các môi giới đề nghị bán giúp căn nhà. Với bất cứ môi giới nào, nếu thỏa thuận được chi phí hoa hồng, ông Học cũng nhận lời: “Tôi đang cần bán nhà nên môi giới nào bán được trước thì tôi làm việc với người đó”.

    Ông Học cũng đồng ý khi 1 số môi giới đề nghị họ sẽ thu về cho ông giá 4,2 tỷ, còn họ sẽ rao giá cao hơn, nếu bán được, môi giới sẽ hưởng mức chênh đó, chủ nhà không phải cắt phí từ số tiền thu về được. Do đó, ông Học không ngạc nhiên khi căn nhà của mình được rao bán với nhiều mức giá trên thị trường.

    Theo nhà đầu tư Trần Quý Hưng (Lạc Long Quân, Tây Hồ) thì sự khan hàng của nhà riêng, đặc biệt là nhà riêng khu vực trung tâm khiến giá cả phân khúc này khó kiểm soát. Với người mua, để không bị rơi vào bẫy hét giá của môi giới và người bán, cần biết cách thẩm định giá bằng cách tự khảo sát giá bất động sản thông qua việc so sánh với các bất động sản tương đồng ở cùng và khác khu vực. Ngoài ra, người mua nên dựa trên giá trị đất theo cung đường, tuyến phố trong bảng giá đất quy định của thành phố và tham khảo ý kiến của các nhà đầu tư, môi giới chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.

    Thúy An

    (Theo Enternews.vn)
     
  18. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
     
  19. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Giá đất thiết lập một mặt bằng giá mới, tiềm ẩn rủi ro khi thị trường quay đầu

    So với thời điểm nửa năm trước, giá đất nhiều địa phương đã biến động đáng kể, thiết lập một mặt bằng giá mới.

    Rủi ro khi thị trường quay đầu

    Tình trạng biến động giá đất nền rất được dư luận quan tâm. Mối lo ngại về những hệ lụy của hiện tượng này đang rõ nét hơn. Tại khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam - TP. Hội An và thị xã Điện Bàn, giáp ranh Đà Nẵng, phân khúc đất nền sau một thời gian sốt ảo đã chững lại và lao dốc không phanh. Nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận bán giá thấp hơn giá mua, lỗ ít nhất từ vài trăm triệu đồng một nền.

    Có nhiều năm kinh nghiệm đầu tư đất nền nhưng chị A. ở Đà Nẵng vẫn không tránh được vòng xoáy tăng giá ảo trong đợt sốt giá đất Đà Nẵng thời gian qua. Chị A. chia sẻ, nhà đầu tư phải bám sát thị trường, dù lên hay xuống cũng giao dịch. Đợt sốt đất vừa rồi, chị "bị dính" một lô tại một dự án thuộc phường Hòa Xuân. Giá đất lao dốc quá nhanh nên chị phải chấp nhận bán cắt lỗ, chịu mất hơn 200 triệu đồng/lô.

    Theo chị A., đây là bài học cho những nhà đầu tư không có tài chính đủ mạnh và phải rút kinh nghiệm khi dự đoán thị trường. Thị trường địa ốc Đà Nẵng và Quảng Nam (lân cận Đà Nẵng) diễn biến khá bất thường bởi trên thực tế có một lượng khách tung tiền thu gom đất nền tại đây.

    Nhưng khi gom đủ một lượng lớn, những nhà đầu tư này thông qua cò đất để đẩy giá. Qua một cò đất, giá lô đất lại bị đẩy lên cả trăm triệu, hay tăng gấp đôi đối với những lô góc, lô đẹp, thậm chí tăng gấp 3 lần. Đây chính là nguyên nhân khiến thị trường nhà đất Đà Nẵng tăng đột biến.

    [​IMG]

    Khi thị trường bất động sản biến động mạnh, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng
    Các nhà đầu tư nhận thấy dấu hiệu thị trường quay đầu nhưng vẫn trở tay không kịp. Bởi khi thị trường đi xuống, tính thanh khoản rất thấp, trừ trường hợp người mua có nhu cầu thật, bức thiết về chỗ ở.

    Thận trọng khi thị trường biến động

    Các chuyên gia bất động sản nhận định, có nhiều yếu tố tác động đến việc tăng giá đất tại Đà Nẵng và khu vực lân cận trong thời gian qua, trong đó có tác động bởi cò đất. Dân số Đà Nẵng đang đứng thứ 13 cả nước, diện tích xếp thứ 59 và nguồn cung nhà phố, đất nền không có dấu hiệu gia tăng. Trong khi đó, lượng dân nhập cư đến Đà Nẵng ngày càng tăng cao.

    Nhu cầu sinh sống, làm việc tăng lên kéo theo nhu cầu về nhà đất. Ngoài ra, thị trường còn chịu tác động bởi sự lựa chọn của người dân có xu hướng chuyển từ căn hộ sang nhà ở riêng lẻ dưới ảnh hưởng của một số vụ cháy chung cư.

    Cũng theo phân tích của một chuyên gia, việc sốt giá đất nền tại Đà Nẵng và Quảng Nam trong thời gian qua là do giới đầu cơ, cò đất tác động khiến tâm lý người mua và nhà đầu tư thay đổi. Bởi việc chọn những đơn vị môi giới uy tín là bài toán không dễ.

    Trên thực tế, hầu hết các giao dịch đất nền tại Đà Nẵng và Quảng Nam vừa qua đều thông qua cò đất, không thông qua sàn mà giao dịch riêng lẻ trong dân cư. Đáng lo ngại nhất là nhóm nhà đầu tư đất nền đang sử dụng đòn bẩy tài chính, phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng bởi khi chính sách thay đổi, họ sẽ phải chịu tác động mạnh.

    Vì vậy, các nhà đầu tư cần cân nhắc, chọn những khu vực có quy hoạch tốt, pháp lý rõ ràng, tránh mua theo đám đông. Đồng thời, không nên sử dụng đòn bẩy tài chính khi thị trường đang tăng giá hoặc chỉ sử dụng ở mức thấp nhất.

    Người mua để ở cần xem xét kỹ về vị trí, pháp lý và chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Nếu không cần mua gấp thì có thể trì hoãn để thăm dò thêm thị trường, tìm chuyên gia tư vấn pháp lý.

    (Theo Thời báo ngân hàng)
     
  20. Tư vấn BĐS Hà Nội

    Tư vấn BĐS Hà Nội Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Đề xuất của HoREA về việc áp dụng chung một lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội là chưa phù hợp với quy định của pháp luật

    Theo Ngân hàng Nhà nước, đề xuất của HoREA về việc áp dụng chung một mức lãi suất cho vay nhà ở xã hội là chưa phù hợp với quy định của pháp luật...

    Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản trả lời kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) liên quan đến lãi suất cho vay của gói 30.000 tỷ.

    Cụ thể, trong văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước mới đây, HoREA kiến nghị áp dụng một mức lãi suất ưu đãi cho vay nhà ở xã hội là 4,8%/năm và lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay, đối với tất cả đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội, không phân biệt vay theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP hay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ và không phân biệt vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội hay tại tổ chức tín dụng được chỉ định.

    [​IMG]

    Những khách hàng mua nhà theo gói 30.000 tỷ và được giao nhà sau 1/6/2016, thì số tiền thanh toán các đợt sau phải chịu lãi suất thương mại
    Song, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, về lãi suất cho vay nhà ở xã hội, hàng năm Ngân hàng đã rà soát, căn cứ diễn biến thị trường để ban hành hoặc trình Thủ tướng về các mức lãi suất cho vay ưu đãi. Mức lãi suất phải phù hợp áp dụng đối với từng chương trình cho vay, đối tượng vay vốn và mục đích vay vốn theo đúng quy định về lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở tại Luật Nhà ở, Nghị định 100, Nghị quyết 02/NQ-CP và các văn bản liên quan.

    Ngân hàng Nhà nước đã "bác" kiến nghị của HoREA về việc áp dụng chung một mức lãi suất cho vay nhà ở xã hội do chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

    Về lãi suất nợ quá hạn, Thông tư 39/2016 ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định, khi khoản nợ vay bị chuyển quá hạn thì tổ chức tín dụng cho vay áp dụng lãi suất quá hạn không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tài thời điểm chuyển nợ quá hạn.

    Dựa trên cơ sở thẩm định về phương án vay vốn, vốn tự có, nguồn trả nợ cụ thể của từng khách hàng, ngân hàng sẽ thỏa thuận với khách hàng về lãi suất quá hạn và được quy định tại hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.

    Trước đó, vào tháng 6/2013, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai gói hỗ trợ cho vay mua nhà 30.000 tỷ, lãi suất ưu đãi 5-6%/năm. Ngân hàng Nhà nước quy định, việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước kết thúc khi Ngân hàng Nhà nước giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày thông tư này có hiệu lực là 1/6/2013.

    Theo đó, phần dư nợ vay được giải ngân từ ngày 1/6/2016 trở về trước sẽ được áp dụng lãi suất vay vốn ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng; còn phần dư nợ vay giải ngân sau ngày 1/6/2016 áp dụng lãi suất vay thương mại thông thường do khách hàng và ngân hàng cho vay tự thỏa thuận.

    Như vậy, đối với những khách hàng mua nhà theo gói 30.000 tỷ và được giao nhà sau 1/6/2016, thì số tiền thanh toán các đợt sau phải chịu lãi suất thương mại.

    (Theo VnEconomy)
     

Chia sẻ trang này