Tiến sỹ ơi, bà nói 'lý thuyết' quá!

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi bacsihoasung, 11/10/2009.

  1. bacsihoasung

    bacsihoasung Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2008
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Tỉ lệ độc giả cho rằng "Không nên dùng đòn roi" trong dạy dỗ con trẻ đã tăng lên đáng kể (36% so với 12% khi chủ đề thảo luận mới bắt đầu).

    Tuy nhiên, ngay cả với những độc giả đồng tình với phương án không sử dụng roi vọt, thì những quan điểm của TS Nguyễn Lệ Hằng vẫn chưa thực sự khiến họ "tâm phục, khẩu phục".

    Nhiều độc giả cho rằng, việc dạy con phải "tùy lúc, tùy thời".
    "Quan điểm của chị Hằng không sai, nhưng..."

    Nhiều độc giả tỏ ra tự ái khi TS. Nguyễn Lệ Hằng cho rằng: Phụ huynh Việt Nam đánh con vì tính gia trưởng của người nông dân đã “thâm căn cố đế” từ đời này sang đời khác. Anh Ngô Tuấn Hiển (tuanhien...@dongnai.gov.vn) lập luận: Tôi có thể so sánh việc áp dụng "đòn roi có điều kiện" để so sánh với kỹ thuật "uốn cành khi còn non" của người nông dân chúng tôi.

    Còn anh Mai Xuân Kỳ (ĐH BK Hà Nội) nêu ví dụ: Thưa tiến sỹ, vậy thì ở những gia đình quan lại phong kiến xưa ( cả ở Việt Nam và Trung quốc) có một cái roi (còn được gọi là gia pháp), thì họ có mang tính "nông dân, thâm căn cố đế" hay không?".

    Một số độc giả khác thì cho rằng, TS. Hằng đã có phần hơi quá lời khi cho rằng: việc sử dụng đòn roi là "lấy quy luật huấn luyện động vật làm chuẩn mực ứng xử". Hơn nữa, quan điểm: "Xã hội Á Đông dạy con theo nguyên tắc, khuôn khổ, mệnh lệnh… và cái cuối cùng là những thành tựu khoa học, công nghệ rất ít. .. " cũng không nhận được nhiều sự đồng tình của bạn đọc.

    Theo chị Nga (Hà Nội) thì: Xin đừng duy ý chí: áp đặt -> trẻ bị xâm hại về tinh thần -> thiếu sáng tạo. Đây là cách lập luận "lười".

    Chị Lan Hương (tranlanhung...@gmail.com) có phần gay gắt hơn: "Tôi ghi nhận ý kiến của chị Hằng có giá trị để tham khảo. Mặc dù vậy, sau khi đọc đi đọc lại những vấn đề chị trao đổi thì chỉ thấy đây là một mớ lý luận không chặt chẽ. Vấn đề "loạn" tư duy này dễ gặp phải khi chúng ta nghiên cứu, tham khảo quá nhiều tài liệu mà thiếu kiểm chứng nghiêm túc (testing).

    Tôi xin minh hoạ một chi tiết nhỏ: Chị nói rằng chị đã hỏi rất nhiều người, chưa ai thừa nhận là họ "lớn lên" nhờ roi vọt. Nhưng tâm lý chung, không ai cho chị phương án trả lời khác là đương nhiên. Rất nhiều người cứ hay tưởng là mình có tư duy độc lập mà trưởng thành lắm chứ.

    Tôi cũng là người không cổ suý cho việc dùng roi vọt đối với con nhỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp rất cá biệt thì... chẳng lẽ chịu bó tay và để chúng vượt quá giới hạn? Quay lại câu chuyện của chị, cứ cho là mẹ chị không đúng đi. Nhưng nếu chị cứ bỏ nhà ra đi thì chị có hình dung được bây giờ mình là ai không?".

    Theo chị Vân (doanthihongvan...@gmail.com) thì chị cũng may mắn như Tiến sỹ Nguyễn Lệ Hằng khi con của mình rất ngoan. Tuy nhiên, chị Vân cho rằng: "... quan điểm của chị Hằng không sai, nhưng ... tôi hiểu dạy con trẻ không đơn giản là dùng KỸ THUẬT CHỜ như chị trao đổi. Vì ngoài gia đình, mỗi con người chịu rất nhiều chi phối khác ngoài xã hội".

    "Tôi chân thành khuyên chị, nếu trường hợp bọn trẻ không may trở nên hư, khó bảo, phá phách, vô kỷ luật, trộm cắp... mà nói mãi, giảng giải mãi không được thì tốt nhất chị cứ mạnh dạn cho nó cái "roi" trước khi giao nộp cho công an", chị Vân viết.

    Còn độc giả Trần Tiến Quang (Hải Dương) nêu bài toán: nếu cho TS làm giáo viên chủ nhiệm một lớp học vào loại bình thường của trường và lớp đó không bao giờ được xếp loại ba 3 (trong 6 lớp) của trường vì có một số học sinh không học bài nhiều lần, ngồi trong lớp nói chuyện, đánh cãi , gây lộn với bạn bè gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của lớp.

    Tất nhiên là GV bộ môn và giáo viên chủ nhiệm dùng nhiều biện pháp như dùng lời lẽ giảng giải, phân tích đúng sai, cảnh cáo, viết kiểm điểm và một số biện pháp nữa nhưng học sinh đó vẫn không thay đổi và còn làm ảnh hưởng đến những học sinh ngoan khác nữa. Thế thì TS làm cách nào, hay vẫn cứ dùng những lời lẽ ngọt ngào, khuyên nhủ đối với các em?.

    Bạn Trung (Hà Nội) hỏi: Tôi đã đọc những sách mà chị Hằng dẫn, nhưng trường hợp Macarenco đánh học sinh thì chị dẫn giải thế nào? Tôi nghĩ chị lẫn giữa mơ ước và hiện thực. Tôi thấy phần đông phản đối chị là ở chỗ họ không tin là những điều chị nói có giá trị thực tiễn.

    Độc giả Trung Truc (Hà Nội) viết: Quả thật, những lập luận của TS rất hay, rất lô-gíc, nhưng ...bài viết của TS sẽ rất phù hợp nếu đăng sau khoảng 20 năm nữa.

    Còn chị Nguyễn Thị Thu Hà (nghiaha...@yahoo.com) băn khoăn: "Tôi là một người mẹ của hai đứa con trai 13 và 10 tuổi. Trong giai đoạn này, tôi đang thực sự không biết phải dạy các con như thế nào?

    Đúng như bà nói, tôi không thể nào quá căng thẳng với những "lỗi sai" của chúng, vì trước hết chính tôi là người phải chịu những áp lực đó. Nhưng nếu không chăm chỉ học hành thì các con tôi có cơ hội tốt trong xã hội tương lai hay không? Còn nếu tôi gây áp lực với con mình tôi lại lo sợ chúng sẽ mắc phải chứng bệnh tâm lý? tôi cứ đi hết từ lo lắng này đến lo lắng khác và không biết phải giải quyết thế nào? giải quyết từ đâu?"

    "Nhất trí cao.."
    Trong các ý kiến phản hồi, số độc giả "nhất trí cao" với TS. Nguyễn Lệ Hằng cũng không hiếm.

    Anh Huy Hoàng (huynguyen...@gmail.com) cho rằng: Tiến sĩ Nguyễn Lệ Hằng đã phân tích một cách khoa học và đưa ra nhiều dẫn chứng rất thực tế, thuyết phục.

    Đặc biệt, chữ "Nhẫn" trong giáo dục con cái là điều mà anh Hoàng rất tâm đắc: " Tôi thấy nhiều người thích chữ "NHẪN" (viết bằng chữ Nho), thậm chí còn treo trang trọng trong nhà nhưng trong giáo dục con cái mọi người lại không quan tâm đến chữ này. Người lớn dùng roi để dạy con cái là thể hiện sự không nhẫn nại và kiên trì. Vậy thì rất khó làm gương khi bắt bọn trẻ phải kiên trì, nhẫn nại, cố gắng để học tập và tu dưỡng đạo đức.... Tôi nghĩ việc dạy con là quá trình rèn luyện đức tính nhẫn nại và kiên trì trong mỗi người. Và cũng không nên dùng đòn roi trong giáo dục con cái".

    Bạn Nam Phương (Quận Ba Đình, Hà Nội) cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến của TS Nguyễn Lệ Hằng. Bạn Phương cho rằng: Chúng ta đang thảo luận 1 vấn đề mà cả thế giới đã nhất trí từ lâu rồi, đó là không nên đánh trẻ em, tiếc là ở VN ý thức và tinh thần sống theo pháp luật còn quá thấp.

    Chị Trần Thu Giang (Hà Nội) "đồng ý với quan điểm là cha mẹ phải học và hiểu về tâm sinh lý của trẻ để từ đó học cách giáo dục con" và khẳng định: trong mỗi lỗi con mình mắc phải, thì mình có trách nhiệm và lỗi không nhỏ trong đó.

    Độc giả Nguyễn Trầm Hiền Thương (Cà Mau) viết: Tôi thống nhất với quan điểm của TS Nguyễn Lệ Hằng, dùng nhân cách trong sáng, đạo đức của chính mình để cảm hóa, giáo dục chính con cái mình chứ không nên dùng roi vọt.

    "Muốn dạy con được như TS đã trao đổi thì trước hết phụ huynh mình phải tự kiểm lại bản thân mình. Mình có thể bỏ ngay tức khắc những thói quen không tốt của mình được không? Mình muốn con mình phải có điểm 10, phải tiêu biểu, ...thế nhưng trong cơ quan, đơn vị, hay ra cuộc đời, mình tiêu biểu và hoàn hảo hơn được bao nhiêu người? nếu không tự đặt mình trong hoàn cảnh cụ thể, không cảm thông, tôn trọng và thấu hiểu con thơ mà trách mắng, dùng đòn roi với con trẻ thì không hay chút nào".

    Anh Bùi Quang Vinh (Huyện Ủy Nghi Lộc, Nghệ An) chia sẻ: Tôi năm nay 31 tuổi, vợ chồng tôi có một cháu trai 4 tuổi. Từ tuổi thơ của mình, tôi nhận ra một điều, đòn roi chỉ đem đến cho con cái nỗi khiếp sợ và ám ảnh; tình thương của bố mẹ mới chính là nguồn sữa ngọt cho sự trưởng thành của con cái.

    Vì vậy, theo anh Vinh thì: "Câu chuyện mà Tiến sỹ Nguyễn Lệ Hằng trao đổi là điều mà mỗi người lớn chúng ta phải thuộc nằm lòng".

    Là người được đào tạo trong môi trường sư phạm, nguyên nhân khiến nhiều bậc phụ huynh vẫn sử dụng đòn roi với con cái, theo anh Đạt (Hải Dương) là: kiến thức về giáo dục trẻ thơ rất hạn chế...

    Vì vậy, "có thể mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tại địa phương hay tại nới công sở, xí nghiệp công tác để mọi Cha mẹ đều có nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề nuôi dậy cho trẻ".

    Theo Chị Tuệ Nghi (Đà Nẵng ) thì độc giả không nên "vặn vẹo", bắt bẻ chữ nghĩa để phản đối quan điểm của TS Hằng.

    Đồng tình với quan điểm này, độc giả PTN cho rằng: nói quan niệm gia trưởng là tàn dư của xã hội phong kiến hay tư tưởng nông dân là không mâu thuẫn. Xã hội phong kiến phương Đông dựa trên nền nông nghiệp thuần túy, nói tư tưởng phong kiến và tư tưởng nông dân không hề phản khoa học.

    Bạn PTN viết: "phải hiểu rằng ý của TS. Hằng là với sự phát triển của xã hội hiện nay thì tư tưởng phong kiến hay nông dân không còn phù hợp chứ không phải bản thân tư tưởng phong kiến hay nông dân là cái gì đó xấu xa".

    (Tổng hợp)
    http://vietnamnet.vn/giaoduc/200910/Tien-sy-oi-ba-noi-ly-thuyet-qua-873101/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bacsihoasung
    Đang tải...


  2. bacsihoasung

    bacsihoasung Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2008
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    'Hãy nâng mình để trò chuyện với con...'

    (đây là bài trước báo của Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Lệ Hằng góp ý về dạy con)
    Điều sâu xa nhất ảnh hưởng đến sự truyền thống giữa cha mẹ và con cái chính là tính gia trưởng của người nông dân đã “thâm căn cố đế” từ đời này sang đời khác. Khi nào còn quan điểm "hạ mình" thì cha mẹ không thể nói chuyện được với con cái. Khi mình hiểu người khác, mình "hạ mình" xuống 10 tuổi, 20 tuổi để hiểu con mình, là mình nâng mình lên, chứ đâu phải là "hạ mình".
    Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Lệ Hằng (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) bày tỏ quan điểm như vậy trong câu chuyện "đòn roi và dạy trẻ" mà bà theo dõi trên VietNamNet trong tháng 9.
    "Chưa ai lớn lên nhờ roi vọt"
    Theo khảo sát của VietNamNet trong diễn đàn đòn roi trong giáo dục”, với câu hỏi ”Phụ huynh, giáo viên có nên dùng roi vọt để dạy con?”, có 7.743 người (chiếm 67,63% trong tỷ lệ 11.000 phiếu bầu) cho rằng "có thể, nhưng phải phù hợp"; 3.563 người (chiếm 32,7%) cho rằng "không nên".

    Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ đòn roi khi bài viết đầu tiên về chủ đề này được khai mở là 88%. Là một nhà nghiên cứu về giáo dục, bà nghĩ gì về những con số này?
    Đó là sự bao biện của người lớn, tìm cách biện minh cho những hành vi đã làm của người lớn đối với con trẻ.
    Nói đến ứng xử là nói đến văn hóa. Cách dùng roi cũng là một loại ứng xử, mà văn hóa thì không thể dùng phản xạ có điều kiện làm chuẩn mực.

    Nếu bây giờ chúng ta coi việc dùng roi vọt để đưa con cái vào khuôn khổ, dùng kỷ luật thép để tạo ra những phản xạ có điều kiện ở con trẻ, thì đó là một quan niệm hết sức sai lầm trong giáo dục và phát triển con người.

    Tất cả các phương tiện hiện đại, bề dày văn hóa được vun đắp, những thành tựu văn minh... là để con người cốt thành “NGƯỜI” hơn, chứ không lấy quy luật huấn luyện động vật làm chuẩn mực ứng xử.
    Thưa bà, nhưng nhiều người đã thành đạt trong xã hội lại cho rằng, sự trưởng thành của họ hôm nay là nhờ vào đòn roi của bố mẹ, thầy cô và khẳng định: “con cái chúng tôi cũng cần đòn roi”?

    Qua cuộc phỏng vấn này, tôi muốn nói lời xin lỗi đến các con, vì đã hai lần trong đời, tôi sử dụng đòn roi để dạy dỗ con cái. Là một người mẹ và một nhà giáo, cho đến bây giờ nghĩ lại, tôi thấy tràn ngập trong mình sự mặc cảm, nỗi xấu hổ và ân hận khi nghĩ về cách hành xử đó.

    Tôi cứ nghĩ cùng với thời gian thì nỗi đau này sẽ nguôi ngoai đi, nhưng càng theo thời gian thì nỗi đau càng lớn hơn, nhất là mỗi khi nhìn vào sự trưởng thành nhân hậu của chúng.
    Từ sai lầm của mình, tôi chỉ muốn nói với các bậc phụ huynh khác, là hãy suy nghĩ trước khi làm một việc như vậy!
    Bản thân tôi đã hỏi nhiều người, nhưng chưa một ai khẳng định họ lớn lên là nhờ roi vọt.
    Nhưng có một điều tôi có thể khẳng định, là những đứa con hết sức rộng lòng với cha mẹ, chúng nhìn về những nỗi đau đòn roi mà cha mẹ gây nên bằng một cái nhìn cảm thông và tha thứ.
    Tại sao cha mẹ đánh mình? Vì cha mẹ ức chế, vì cha mẹ khổ, vì cha mẹ phải chịu quá nhiều áp lực để nuôi mình ăn học, vì mình nghịch quá…
    Nhưng chính điều này lại làm cho những bậc làm cha, làm mẹ sau này “lạm dụng” sự tha thứ đó đề tùy tiện áp đặt lên những đứa con của mình.
    Trong xã hội Á Đông như Việt Nam, hầu như mọi người coi đó là chuyện bình thường và ít ai lật lại vấn đề.
    Bố mẹ đánh mình, mình đánh con, thực sự đã trở thành một cái gì quen thuộc, mặc nhiên cha mẹ đẻ ra con cái, nuôi nấng con thì phải có uy quyền với con cái - nên mới có câu: “Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”.

    Trẻ em không có LỖI
    “Có thể dùng đòn roi, nhưng phải phù hợp”. Hơn một nửa số người tham gia cuộc khảo sát đồng ý với ý kiến này. Họ gọi đó là những đòn roi có hiểu biết, tình yêu thương, do cha mẹ muốn dạy dỗ con cái được tốt hơn, chứ không vì cố ý trút giận hay xúc phạm đến con cái?
    Kiên nhẫn chờ đợi. Tác động tích cực và chờ đợi là bài học suốt đời của những người làm giáo dục.
    Không một cha mẹ nào đánh con mà cái tâm, động cơ là không tốt (không nói đến những trường hợp bạo hành, có vấn đề về thần kinh), nhưng chúng ta phải quan niệm lại với nhau, thế nào được coi là LỖI của trẻ em?

    Với tư cách của một nhà giáo dục, tôi quan niệm triệt để rằng, trẻ con không có lỗi.
    Chúng ta hãy tự hỏi với nhau rằng, những lỗi để chúng ta quất roi vào da thịt con cái là gì: là con không vâng lời cha mẹ, thầy cô, là cha mẹ bắt con làm thế này mà con lại làm cái kia…
    Hệ thần kinh sinh học của một đứa trẻ trước năm 12 tuổi chưa hoàn thiện. Vậy khi đứa trẻ gây ra chuyện gì thì đương nhiên, cha mẹ và xã hội phải hỗ trợ nó.
    Trong sự phát triển, đứa trẻ phải vặn vẹo, phải tự đấu tranh, xung đột, va chạm với những điều xung quanh và chính với bản thân mình.

    Vậy khi nó va chạm vào anh, nếu anh cứng thì nó sẽ gãy, còn nếu anh làm "nôi", thì nó sẽ vượt qua được.
    Sau 12 tuổi, đứa trẻ cần được cư xử một cách người lớn hơn.
    Ngay cả những người lớn cũng không dám khẳng định tôi không mắc sai lầm, vậy đứa trẻ trong quá trình trở thành người lớn, cũng sẽ có những sai lầm, những nhận thức có thể sai lạc. Bố mẹ không thể vụt một roi là chuyển từ nhận thức này sang nhận thức khác, mà nhận thức là một quá trình.

    Tôi có một anh bạn là tiến sĩ toán học, anh đã rất thành công trong việc dạy dỗ trẻ em từ chỗ không hiểu gì về toán đến chỗ NGỘ ra được bản chất toán học chỉ bằng một bí quyết là: KĨ THUẬT CHỜ.

    Kiên nhẫn chờ đợi. Tác động tích cực và chờ đợi là bài học suốt đời của những người làm giáo dục. Hiểu cho đến tận cùng, ngay khi chúng ta làm cha mẹ thì cũng từ lúc đó cha mẹ chính là nhà giáo dục.

    Ở các xã hội phát triển thì các bậc phụ huynh sẽ đối diện với con cái như thế nào khi con cái gặp vấn đề với cha mẹ và xã hội?

    Ý thức tôn trọng đứa trẻ của họ lớn hơn VN rất nhiều. Trẻ em có quyền kiện cha mẹ vì lạm dụng bạo lực. Nếu cha mẹ bị phát hiện để con dưới 11 tuổi ở nhà một mình thì bị xử phạt bởi vì họ cho rằng, vào tuổi đó, đứa trẻ chưa thể tự mình xử lý đúng nếu có một việc gì đó xảy ra.
    Ở đây, tôi không dùng phương pháp so sánh vì mỗi dân tộc đều có một đặc điểm văn hóa xã hội, một tính chất tâm lý khác nhau.
    Nhưng, tại sao những đứa trẻ trong các xã hội phát triển chúng độc lập, sáng tạo và tự do hơn nhiều trẻ em của chúng ta trong những lựa chọn, quyết định trong cuộc đời?.
    Và chúng ta đều thấy hầu hết những giải Nobel, những phát minh, sáng chế, những thành tựu văn minh thúc đẩy cuộc sống hôm nay đều xuất phát từ những quốc gia đó.
    Xã hội Á Đông dạy con theo nguyên tắc, khuôn khổ, mệnh lệnh… và cái cuối cùng là những thành tựu khoa học, công nghệ rất ít.
    Khi còn quan điểm "hạ mình"...
    Như bà vừa nói, mỗi một dân tộc đều có một đặc điểm tâm lý, văn hóa riêng. Vậy, biện pháp roi vọt có khi nào sẽ thích hợp với một xã hội Á Đông với truyền thống tôn trọng người nhà, kính trên nhường dưới, tôn ti trật tự như ở VN?
    Khi nào còn quan điểm "hạ mình" thì cha mẹ không thể nói chuyện được với con cái. Khi mình hiểu người khác, mình "hạ mình" xuống 10 tuổi, 20 tuổi để hiểu con mình, là mình nâng mình lên, chứ đâu phải là "hạ mình".
    Nếu chúng ta thấm nhuần sâu sắc đạo Khổng thì quan hệ cha con, gia đình, xã hội ngày nay đã không lộn xộn như hiện nay. Theo tôi, điều sâu xa nhất ảnh hưởng đến sự truyền thông giữa cha mẹ và con cái chính là tính gia trưởng của người nông dân đã “thâm căn cố đế” từ đời này sang đời khác.

    Tính ích kỷ bậc trên, chiếu trên chiếu dưới, cây đa cây đề, lấy tuổi tác làm tiêu chuẩn đánh giá, trên tuổi thì cái gì cũng trên hết... gây ra sự đối sự với của cha mẹ với con cái như hiện nay
    Khi nào còn quan điểm "hạ mình" thì cha mẹ không thể nói chuyện được với con cái. Khi mình hiểu người khác, mình "hạ mình" xuống 10 tuổi, 20 tuổi để hiểu con mình, là mình nâng mình lên, chứ đâu phải là "hạ mình".

    Đôi khi, người lớn thường hay bấu víu vào những cái thâm căn cố đế để biện minh cho những hành xử của mình. Nhiều lúc tôi tự hỏi, tại sao một dân tộc có những đứa trẻ thông minh, xinh xắn như thế mà qua bàn tay nhào nặn của gia đình, nhà trưởng đã trở thành một đứa trẻ mang thần sắc lơ ngơ?

    Chúng đang phải chịu những áp lực quá lớn, một áp lực không phải sống cho cuộc đời của chính nó mà là cho những mơ ước, mong muốn của cha mẹ, là tấm huy chương trên ngực cha mẹ, là một công dân phát triển toàn diện cho xã hội.
    Ở Pháp người ta quan niệm rằng: mỗi đứa trẻ là một thiên tài mà nền giáo dục cần khám phá nguồn năng lượng lớn lao có trong mỗi đứa trẻ này. Nếu được giải phóng đúng lúc, đúng tuổi, được tự do mơ mộng, tự do suy nghĩ, tự do sắp xếp công việc mình thích, quyết định những lựa chọn lớn trong cuộc đời mình, thì xã hội sẽ giải mã được những nguồn năng lượng khổng lồ ăm ắp sinh khí đó.
    (còn tiếp)
    * Sơn Khê (thực hiện)
     
  3. MebeBi - NBN

    MebeBi - NBN Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    19/12/2008
    Bài viết:
    4,682
    Đã được thích:
    302
    Điểm thành tích:
    173
    Mình thấy xung quanh mình, và ngay cả trong gia đình mình đôi khi vẫn phải dùng đến cái Roi. Theo lý thuyết, theo phân tích thì ko nên, nhưng...................
     
  4. nhabepcaocap

    nhabepcaocap Thiết kế nội thất, tủ bếp

    Tham gia:
    7/7/2008
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    244
    Điểm thành tích:
    43
    Theo tui thì, có nhiều trường hợp nên dùng nhưng không nên lạm dụng....
     
  5. bacsihoasung

    bacsihoasung Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2008
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Tổng hợp một số ý kiến không đồng ý với bà TS Hằng

    Nên xem roi là một trong các phương tiện hổ trợ giáo dục trẻ thơ như những phương tiện khác. Đã là phương tiện thì có hiệu quả tốt hay xấu tùy theo người sử dụng. Cách của tiến sĩ Hằng cũng vậy thôi, tốt hay không tốt, có hiệu quả hay không tùy theo người sử dụng. Mọi sai trái của con người đều phải có biện pháp chế tài để sửa sai.

    Đòn roi kèm theo một tấm lòng thương yêu vô bờ bến của cha mẹ, thầy cô đối với trẻ thơ có khi là tốt nhất đối với những lỗi lầm nặng nề của trẻ.
    Nguyen thi lanh, TP Hue


    Chị Hằng ơi, ước chi tôi chỉ khuyên bảo mà bọn nhỏ nó nghe. Chị nên hiểu rằng con người là một tiểu vũ trụ, và là một thực thể xã hội. Vũ trụ có khi này khi khác, xã hội cũng vậy, không bao giờ luôn luôn ổn định. Để quản lí xã hội người ta cần cả biện pháp giáo dục thuyết phục, cả cưỡng chế và thậm chí là cả hình phạt đó chị.

    Chị thử nghĩ coi, xung quanh ta có rất nhiều người hiểu biết, nhưng ai cũng có lúc bảo thủ. Tôi nghĩ không phải ai lúc nào cũng nhận ra cái sai của mình đâu.

    Nếu là con trẻ, khi nhận thức nó còn hạn chế thì sao nhỉ, khi cần biện pháp tức thì để ngăn cản cái sai của nó để hạn chế thiệt hại lớn hơn thì sao? Còn tôi, trong trường hợp đó, tôi sẽ dùng biện pháp mạnh (tất nhiên là không để nó tổn thương về tinh thần) và sau đó mới giải thích cho nó biết vì sao nó lại bị như thế, và lần sau nên thế nào.

    Cao Như Ý, Nha Trang

    Tôi, một nguời lớn lên nhờ roi vọt đây. Bây giờ đọc bài viết của mọi người, suy ngẫm tâm tư của mọi người... tôi cảm thấy ai cũng có cái đúng cả, tuy nhiên đối với bản thân tôi,, tôi thầm cảm ơn bố, nhờ những trận đòn của bố mà tôi nên người. Bởi nếu không có những trận đòn đó, có lễ tôi đã lang thang đầu đường xó chợ, mà cũng có khi xanh cỏ rồi cũng nên, chứ không phải là tôi như bây giờ. Vì tôi lớn lên trong một môi trường phức tạp nên những trận đòn của bố tôi là cần thiết.
    Tuy nhiên, tôi không hoàn toàn ủng hộ việc roi vọt, bạo lực.

    Theo tôi, thay vì tìm cách trách phạt con cái, ta nên nghĩ cách đưa chúng đến một môi trường tốt, trong sạch để chúng có thể tự học cái tốt lẫn nhau. Còn nếu không thể, thì vẫn phải dùng đến roi vọt để tách chúng khỏi những thói hư tật xấu.
    Lê Anh Tuấn, Nghệ An
    Bố tôi là một người làm nghề dạy học, một thầy giáo luôn được các thế hệ học trò chờ đợi bài dạy của ông(các anh chị khóa trước nói lại với chúng tôi). Nhưng trong giáo dục con cái, ông đã đánh chúng tôi những trận đòn đích đáng, nhờ thế mà anh em chúng tôi nên người.

    Dù bây giờ chúng tôi có người đã ngoài 40 tuổi, anh tôi đã giữ cương vị giám đốc của một công ty nhà nước nhưng mọi người đều kính sợ ông.

    Tôi ủng hộ việc dùng roi vọt trong giáo dục con cái. Nhà nào may mắncó con ngoan thì cho rằng không cần roi vọt đối với con. Còn tôi thấy phải dùng roi vọt khi cần thiết. Qua đây tôi xin nói thêm việc dạy học hiện nay, dư luận chung là không đồng tình dũng vũ lực hay lời nói để xúc phạm học sinh. Trường học phải THÂN THIEN nhưng theo tôi, không thể cứ hễ có giáo viên nặng lời với học sinh thì mọi người cứ kêu rùm beng lên. Kỉ luật là sức mạnh. Nếu con tôi ngang bướng, vô lễ tôi đồng ý cho giáo viên đánh đít. Nếu nặng lời tôi cũng thông cảm vì chúng đâu phải là thiên thần, ngây thơ hồn nhiên như chúng ta nghĩ đâu. Chúng mắc sai lầm và tùy mức độ cần bị trừng phạt đích đáng.
    Lê Thành Công, hà tĩnh
    Từ sau Thế giới chiến II, nhiều nước đã giành được độc lập. Thế nhưng nói chung thì khoảng cách giàu nghèo giữa các nước đế quốc và các nước đang phát triển càng ngày càng gia tăng. Chỉ có vài nước đã thực sự cải thiện được khoảng cách giữa Đông - Tây và Bắc - Nam, đó là Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ đang vươn lên thành những nền kinh tế hàng đầu của thế giới, tuy nhiên do dân số đông nên còn nhiều khó khăn.

    Những quốc gia đã tìm được vị thế của mình trong thời đại toàn cầu hoá như vừa nêu đều có đặc điểm chung, đó là gia pháp được giữ rất nghiêm. Con cái được dạy dỗ "tiên học lễ, hậu học văn", cả đời phải phấn đấu không ngừng vì gia đình và tổ quốc. Mắc lỗi nhẹ thì ăn đòn, còn phạm vào trong tội thì bố mẹ có thể từ con. Tại Singapore, không chỉ gia đình mà nhà nước cũng dùng roi dể đưa các "teen" vào khuôn phép.

    Bản thân tôi khi còn nhỏ đã từng vài lần "ăn đòn" của ông nội và bố, nhưng đều hiểu rõ tại sao. Bởi vậy bây giờ đã nên người, tôi thấy mình có nghĩa vụ cảm ơn đòn roi của ông và bố.


    Tuy nhiên, tôi cực lực phản đối việc đánh con tàn bạo chỉ với mục đích cho hả giận.
    Hoàng Xuân Nhuận, Hà Nội
    Dạy con bằng phương pháp thuyết phục là lý tưởng,không ai cãi. Nhưng cô Hằng không nên cứng nhắc. Thử hỏi thế hệ học trò bị đòn roi mà nên người có ai hận thù thầy đâu,dù có khi quắn cả ruột gan;nhưng phần lớn cảm thấy nhờ mấy cái roi của thầy mà mình nên người. Huống chi ông cha có câu: yêu cho roi cho vọt,ghét cho ngọt cho bùi - vốn là kinh nghiệm ứng xử trong giáo dục qua hàng trăm năm. Không lẽ ông cha mình vô nhân tính hay sao?

    Xã hội ta chưa thể là xã hội Tây phương nên chưa nên vội bỏ vai trò răn đe của cái roi.
    Vũ Quỳnh
    Dùng roi vọt chỉ là một trong nhiều phương pháp, không hề làm mất đi nhân cách của bố mẹ hoặc con cái. Tất nhiên điều tiết mức độ roi vọt thế nào cho đạt được sự giáo dục theo ý muốn là tùy mỗi gia đình.

    Theo tôi, không nên phủ nhận tác dụng của việc giáo dục bằng roi vọt, và không thể gọi phương pháp roi vọt là bạo lực.

    phamvanlieu
     
  6. TranThanhNga

    TranThanhNga Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    4/12/2008
    Bài viết:
    4,388
    Đã được thích:
    1,256
    Điểm thành tích:
    863
    Tôi nhớ hồi tôi lên 5 tuổi, chỉ vì không tranh được đồ chơi với chị gái mà tôi khóc dai lắm. Mẹ đưa đồ chơi cho rồi vẫn khóc, mà mẹ sắp đến giờ làm..
    Vậy là mẹ phát một cái rất đau vào mông tôi.
    Đó là lần đầu tiên mẹ đánh tôi.
    Cái phát đó về sau thấy mẹ bảo phải mất 4 ngày mới hết lằn vệt 5 ngón tay của mẹ.
    Ký ức đến giờ vẫn còn,cảm giác vẫn rất đau.

    Năm học trung học,tôi được tham dự trại hè quốc tế với chủ đề là "Stop violence" (tạm dịch là: Chấm dứt bạo lực) diễn ra tại Áo,một chương trình giành cho thanh thiếu niên các nước do hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tổ chức. Trong đại hội đó có nói đến những quyền của trẻ em và tình hình lạm dụng bạo lực với trẻ.
    Văn minh nhân loại luôn hướng tới những gì tốt đẹp nhất cho con người thì roi vọt không làm cho những mầm non nhân loại phát triển được.
    Tôi nghĩ có nhiều cách dể dạy con Thành Nhân mà không cần dùng đến 'biện pháp mạnh"
     
  7. dautramhue

    dautramhue Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    23/9/2008
    Bài viết:
    1,784
    Đã được thích:
    320
    Điểm thành tích:
    173
    Em đồng ý với ý kiến của bác.

    Chỗ em ở nhà có hai vợ chồng và một con gái, không về nhà thì thôi cứ về nhà là bắt đầu chửi,quát đánh con bé, ko biết có phải là em không quen do mình chưa có gia đình chưa hiểu hay không nhưng mà em thấy không khí rất là nặng nề, em cứ nghĩ thời buổi này chỉ giáo dục bằng lời nói hóa ra nó vẫn là vậy vẫn ngày xưa, nhớ ngày xưa ba anh em bị bố...:( nhưng mà giờ các con đã khôn lớn :D
     
  8. bacsihoasung

    bacsihoasung Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2008
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28

Chia sẻ trang này