Quản lý bán hàng là hoạt động mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện cho hoạt động kinh doanh của mình. Điều này nhằm triển khai các chiến lược kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh có liên quan. Hãy cùng tham khảo cách quản lý bán hàng sau đây có thể giúp ích cho doanh nghiệp bạn. 1. Xác định vị trí của doanh nghiệp Bạn phải biết rằng vị trí thực sự của doanh nghiệp mình đang ở đâu. Bởi bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng muốn thương hiệu mình đứng đầu top. Nhưng dân gian có câu “biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, phải biết vị trí doanh nghiệp mình đang ở đâu trong vô vàn doanh nghiệp khác ngoài kia, từ đó biết sẽ cạnh tranh với ai, cạnh tranh những gì. Hãy phân tích doanh nghiệp thông qua ma trận SWOT, bạn sẽ dễ hình dung được điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm mình so với sản phẩm đối thủ. Từ đó có những cải tiến cho sản phẩm chiếm được ưu thế trong thị trường hơn. 2. Định hướng phát triển, mục tiêu cụ thể Mục tiêu chia làm nhiều dạng với nhiều loại ngành nghề khác nhau, ví dụ với những ngành phòng kinh doanh là mũi nhọn của tổ chức thì buộc phòng kinh doanh luôn phải đặt ra mục tiêu doanh số/doanh thu. Với các phòng marketing thì họ sẽ có mục tiêu số bài viết, mục tiêu thu hút được bao nhiêu lượng truy cập mới của khách hàng tự nhiên, mục tiêu đẩy sản phẩm đến gần với khách hàng,… Tùy mỗi phòng ban, ngành nghề đều phải có mục tiêu rõ ràng đó là kim chỉ nam để tất cả thành viên hướng đến. >>> Xem thêm: Quản lý bán hàng hiệu quả, tiền vào mà không cần phải sao kê 3. Quản lý nhân viên, quản lý khách hàng Thật vậy khi quản lý nhân viên, tiêu chuẩn tuyển dụng cũng như yêu cầu đối với nhân viên của các công ty đều khác nhau. Hãy chọn nhân viên thích hợp cho từng vị trí vì nhân viên chính là cốt lõi của công ty. Họ cung cấp cho doanh nghiệp hiệu suất làm việc, họ cung cấp những giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Quản lý khách hàng hay còn gọi là CRM đây là hình thức doanh nghiệp tiếp cận với từng nhóm khách hàng của mình để duy trì mối quan hệ, xây dựng lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp. Đây được xem là một trong những cách quản lý bán hàng hiệu quả nhất. Thường xuyên ra những chiến dịch thu hút khách hàng như tăng gift voucher cho những khách hàng đầu tiên. Tri ân khách hàng đã đạt hạng mức chi tiêu trong tháng bằng cách giảm giá phần trăm hóa đơn, tích điểm nhận quà,… Bằng những hình thức này người mua sẽ phát sinh giao dịch tại cửa hàng bạn hơn là những cửa hàng mới. 4. Quản lý kho hàng, quản lý sản phẩm Thường xuyên kiểm tra hàng tồn kho sẽ tránh được các tình trạng thất thoát hàng hóa, nhận biết được hàng hóa nào cận hạn sử dụng để đẩy hàng đi nhanh chóng hoặc bổ sung những mặt hàng bán chạy để luôn đảm bảo đầy đủ hàng cung cấp cho người mua. Ngoài ra, để tránh những tình trạng hàng hóa bị lỗi hoặc hư hỏng cũng kịp thời báo với nhà cung cấp. Để đảm bảo khâu xuất hàng được nhanh chóng và chính xác buộc khâu nhập hàng phải sử dụng mã vạch riêng (barcode), mã vạch cũng là ký hiệu dùng để nhận biết mặt hàng. Khi cần tra cứu thông tin hàng hóa (ngày nhập hàng, ngày sản xuất, nơi sản xuất, giá, tên,…) bạn chỉ cần nhập mã vạch hoặc quét mã vạch, phần mềm sẽ xuất kết quả ra cho bạn. 5. Bán hiệu quả với phần mềm quản lý bán hàng Hiện nay, việc quản lý bán hàng tại cửa hàng rất khó nhất là những cửa hàng kinh doanh dạng chuỗi. Cách để quản lý bán hàng hiệu quả hơn cần sự trợ giúp của phần mềm bán hàng vào kinh doanh. Những lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng có thể kể đến: Tạo website miễn phí Cung cấp những xu hướng marketing mới nhất Chạy chương trình quảng cáo tiếp cận khách hàng hiệu quả Phổ cập kiến thức về thương mại điện tử, kinh doanh,… Tồn kho hiệu quả Chăm sóc khách hàng thông qua điện thoại Quản lý hiệu suất làm việc của tất cả nhân viên Tổng kết doanh thu/lợi nhuận Bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu bạn cách quản lý bán hàng hiệu quả cho những doanh nghiệp một cách chi tiết. Hãy theo dõi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé! >>> Xem thêm: Có phải GoSELL là nền tảng quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay?