Thông tin: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Chậm Tăng Cân

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi debehettaoboninfabiotix, 8/12/2021.

  1. debehettaoboninfabiotix

    debehettaoboninfabiotix Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/3/2021
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Một trong những vấn đề về sức khỏe luôn khiến cha mẹ phải đau đầu lo lắng đó chính là tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Trẻ chậm tăng cân gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng bé chậm tăng cân trong bài viết sau.


    Những lý do có thể khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân mẹ cần biết

    Do trẻ sinh non

    Sinh non thường là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân hơn những đứa trẻ bình thường khác. Bởi trẻ sinh non bú mẹ khó khăn hơn, hệ tiêu hoá kém phát triển hơn. Vòm họng của bé lúc này nhỏ nên việc ngậm bú rất khó khăn. Điều này dẫn đến việc trẻ bú kém, không nhận đủ dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển.

    Ngoài ra, các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa hoàn thiện, hệ tiêu hoá yếu dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng kém. Điều này càng khó tăng cân hoặc tốc độ phát triển kém hơn so với trẻ bình thường. Hậu quả là trẻ sơ sinh tăng cân chậm, thậm chí là không tăng cân.

    Do việc bú mẹ gặp vấn đề

    Việc bú mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng của trẻ. Bởi sữa mẹ là nguồn cung cấp chính cho trẻ sơ sinh. Một số vấn đề liên quan đến bú mẹ khiến trẻ chậm tăng cân như:

    · Tư thế bú của trẻ không đúng cách, cữ bú xa nhau, không hợp lí cũng là nguyên nhân khiến trẻ tăng cân chậm. Khoảng cách giữa các lần bú quá xa sẽ khiến trẻ đầy hơi, chướng bụng. Hơn nữa, tư thế bú không đúng sẽ làm giảm lượng sữa trẻ hấp thụ vào cơ thể.

    · Trẻ bỏ bú, trẻ lười bú mẹ. Sữa mẹ khi đi vào cơ thể trẻ có tác dụng nuôi dưỡng và phát triển các tế bào và nếu sữa mẹ không đủ trẻ sơ sinh sẽ bị chậm tăng cân. Trước vấn đề trên, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ bỏ bú, lười bú.

    Do di truyền

    Nếu cha mẹ có vóc dáng thấp, nhỏ nhắn thì bé sinh ra có thể sẽ chậm tăng cân, có thể trạng giống cha mẹ. Nếu trẻ chậm tăng cân do yếu tố di truyền thì trẻ sẽ bị chậm phát triển về cả chiều cao lẫn cân nặng hơn những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, cha mẹ có thể cải thiện vóc dáng cho con bằng cách bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

    Do các nguyên nhân khác

    · Trẻ bị bệnh giun: Trẻ sơ sinh rất dễ nhiễm giun sán, vi khuẩn, kí sinh trùng có hại. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ hút đi dinh dưỡng gây hiện tượng trẻ bị đau bụng, chậm tăng cân, mắc các bệnh về đường tiêu hoá…Vì vậy, mẹ cần giữ vệ sinh trong việc ăn uống và đảm bảo môi trường xung quanh thoáng mát, sạch sẽ.

    · Rối loạn tiêu hóa: Đây là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh do cấu tạo đường ruột của trẻ chưa hoàn thiện còn non yếu. Rối loạn tiêu hóa sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ, tiếp nhận thức ăn của trẻ gây nên tình trạng chậm tăng cân.

    Chăm sóc trẻ sơ sinh chậm tăng cân thích hợp

    · Mẹ cần đảm bảo con ngủ đúng giờ, ngủ đủ và ngon giấc

    · Thường xuyên ghi chép và theo dõi cân nặng của trẻ. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ có dấu hiệu chậm tăng cân.

    · Mẹ cần đảm bảo con bú đúng cách để bé ăn bú được tối đa lượng sữa. Trường hợp lần đầu làm mẹ còn lóng ngóng, chưa cách cho trẻ bú khoa học, mẹ cần tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm hoặc bác sĩ

    · Mẹ cần cho trẻ bú ngay khi bé có dấu hiệu đói cả ngày lẫn đêm. Cứ 2 - 3 giờ, mẹ phải cho bé bú một lần. Đối với những trẻ ăn sữa ngoài, cách 3 - 4 giờ, mẹ nên cho trẻ bú một lần

    · Cho bé dùng thêm sữa công thức phù hợp

    · Sử dụng núm vú hỗ trợ đưa sữa vào miệng trẻ dễ dàng hơn. Nhờ đó, bé sẽ bú được lượng sữa cần thiết, đảm bảo quá trình phát triển toàn diện

    · Không nên cho trẻ sơ sinh sử dụng núm vú giả trong 6 tuần đầu. Việc ngậm núm vú giả thường xuyên sẽ khiến trẻ bú kém, dẫn đến không nhận đủ lượng sữa mẹ. Điều này khiến trẻ chậm tăng cân

    Bên cạnh đó, để hệ tiêu hóa của trẻ được hoạt động tốt hơn, tăng khả năng hấp thụ, mẹ nên bổ sung thêm lợi khuẩn probiotic cho bé. Mẹ có thể bổ sung probiotic bằng các chế phẩm như: Bào tử lợi khuẩn dạng nước hoặc men vi sinh dạng giọt. Đây là dạng bào chế phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc bổ sung men vi sinh kịp thời, đúng cách sẽ hỗ trợ tăng cường tiêu hóa giúp bé hấp thụ tốt hơn và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể.

    Phát hiện trẻ sơ sinh chậm tăng cân bằng cách nào?

    Tùy theo cơ địa và thể trạng của từng trẻ sơ sinh sẽ có tốc độ phát triển về chiều cao và cân nặng khác nhau. Nhiều bố mẹ thấy con mình thấp bé hay nhẹ cân hơn người khác thì nghĩ rằng con bị chậm tăng cân. Thực tế, trẻ sơ sinh chậm tăng cân được xác định dựa trên số tháng, cân nặng sau khi sinh và cả giới tính.

    Ở giai đoạn sơ sinh, tốc độ tăng trưởng của bé trai và bé gái là giống nhau. Trong 4 tháng đầu, trẻ sẽ tăng từ 1-1,5 kg/tháng. Càng lớn, cân nặng của trẻ càng tăng chậm chỉ từ 400gr - 600gr. Nếu cha mẹ thấy cân nặng thấp hơn chỉ số trên nghĩa là trẻ đang bị chậm tăng cân. Các bậc cha mẹ cần theo dõi cân nặng và chiều cao của con thường xuyên. Nếu thấy có gì bất thường cần tìm ngay nguyên nhân và cách cải thiện.

    Bên cạnh đó, trẻ chậm tăng cân sẽ có những biểu hiện khác kèm theo như: Trẻ bú ít, quấy khóc không rõ nguyên do, biếng ăn, hay bỏ bữa...


    Bài viết trên đã chỉ ra đầy đủ các vấn đề khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Hy vọng những kiến thức hữu ích sẽ giúp việc chăm sóc con trở nên dễ dàng hơn, không còn nhiều áp lực.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi debehettaoboninfabiotix
    Đang tải...


  2. puressentielvn

    puressentielvn Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/12/2021
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Trẻ sơ sinh chậm tăng cân thường là do cơ địa, di truyền hoặc hệ tiêu hóa của bé chưa tốt.
     

Chia sẻ trang này