Thông tin: Tìm Hiểu Những Nguyên Nhân Khiến Bé Bị Nôn

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Shop Trẻ Thơ, 30/11/2015.

  1. Shop Trẻ Thơ

    Shop Trẻ Thơ Hệ thống siêu thị dành cho mẹ và bé.

    Tham gia:
    14/4/2015
    Bài viết:
    1,094
    Đã được thích:
    153
    Điểm thành tích:
    103
    Nhiều bậc cha mẹ lo lắng vì con mình rất dễ bị nôn mửa. Tuy nhiên, điều này là do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có thể bạn chưa biết. Hãy cùng Shop Trẻ Thơ tìm hiểu về vấn đề này nhé!

    [​IMG]

    Trẻ bị thường xuyên bị nôn mửa khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng

    Nôn mửa là cơ chế bảo vệ cơ thể của bé giúp loại bỏ các yếu tố kích thích dạ dày và các cơ quan nội tạng khác. Thông thường, nôn mửa sẽ đi kèm với tình trạng tiêu chảy, sốt cao và mệt mỏi. Đôi khi, nôn mửa xảy ra ở bé mà không có các triệu chứng đi kèm khiến nhiều người lo lắng và cần sự can thiệp của y tế. Bài viết này sẽ cung cấp cho bậc phụ huynh nhiều thông tin cần biết về vấn đề nôn mửa ở các bé, bao gồm các nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng ngừa.

    Nhiễm virut

    Hầu hết các bé đều bị nôn mửa do nhiễm virut viêm đường ruột. Hiện tượng nôn mửa thường đi kèm với đau bụng và tiêu chảy.

    Dị ứng

    Dị ứng với thực phẩm cũng là một trong những lý do chính gây ra nôn mửa ở các bé ít tuổi. Nếu con của bạn đang tập ăn các đồ ăn mới, hãy theo dõi tình trạng nôn mửa của con. Có thể, dạ dày của con bị kích thích do thực phẩm mới dẫn đến dị ứng và đẩy thức ăn lạ ra ngoài ngay sau khi bé ăn. Nhóm các sản phẩm khiến bé dễ bị nôn mửa nhất bao gồm trứng, các sản phẩm từ hạt đậu nành, các sản phẩm làm từ sữa, hải sản và đậu phộng (lạc).

    Ngộ độc thực phẩm

    Ngộ độc thực phẩm là tình trạng mức độ bị kích thích dạ dày và đường ruột nặng hơn, khiến bé bị nôn mửa liên tục, đau bụng và tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm mà bé ăn. Sự giải phóng một vài enzyme trong cơ thể bé khi gặp các thực phẩm độc hại dẫn đến tình trạng nôn mửa.

    [​IMG]

    Ăn quá no

    Bé ăn nhiều so với lượng thức ăn cần tiêu thụ không hề tốt cho sức khỏe của con. Nếu bắt trẻ ăn quá nhiều đồng nghĩa với việc bạn khiến con mình bị nôn thức ăn ra do dạ dày chịu quá nhiều áp lực. Bé có thể bị đau bụng, thở khó khăn và cảm thấy khó chịu trong người trước và sau khi con nôn.

    Lo lắng và căng thẳng

    Lo lắng, căng thẳng và mất cân bằng tinh thần là những vấn đề tâm lý nghiêm trọng có thể khiến bé mệt mỏi, hệ miễn dịch bị giảm sút và ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Kết quả cuối cùng, bé bị nhạy cảm với thức ăn và dễ dàng bị nôn mửa, đi kèm với tình trạng suy nhược cơ thể, đau bụng và chán ăn.

    Chấn thương não

    Những chấn thương não như tai nạn, khối u và các vấn đề khác trong tủy sống cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ nôn mửa.

    Tắc ruột

    Đôi lúc, nôn mửa cũng xảy ra do đường ruột của bé bị tắc đặc biệt là ở các trẻ nhỏ. Khi bố mẹ thấy con bỏ ăn hoặc nhè thức ăn ra khỏi miệng liên tục, hãy giúp bé cải thiện tình hình ăn uống này sớm vì có thể bé đang bị tắc ruột đi kèm với sốt cao và đi ngoài.

    Điều trị nôn mửa cho trẻ nhỏ tại nhà

    Trước khi cho bé uống thuốc, các mẹ hãy thử áp dụng một vài cách chữa nôn mửa tự nhiên và đơn giản dưới đây:

    Nghỉ ngơi để dạ dày phục hồi

    Hãy cho bé nghỉ ngơi và thư giãn thoải mái nhất với nước ấm và nằm ngủ đủ ấm từ 30 – 60 phút. Sau đó, bé sẽ thấy dễ chịu và bình tĩnh hơn. Tiếp theo, các mẹ có thể cho con đi gặp bác sĩ nếu cần thiết.

    Uống nhiều nước

    Nôn mửa thường đi kèm với tiêu chảy khiến bé bị mất nước. Hãy bổ sung nước cho cơ thể của con ngay, nhưng chú ý chỉ cho bé uống nước thành những ngụm nhỏ.

    Tránh đồ ăn rắn

    Nôn mửa ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và đường ruột của trẻ. Các đồ ăn rắn có thể khiến dạ dày của trẻ bị kích thích trở lại. Vậy nên, bạn cần tránh cho con ăn đồ ăn rắn, và nên thay thế chúng bằng các đồ ăn mềm, không dầu mỡ và không chứa quá nhiều calo.

    Tránh các yếu tố khó chịu

    Ngoài các nguyên nhân kể trên, các yếu tố khó chịu như nước hoa, mùi hành tỏi, mùi thuốc lá, mùi thức ăn mạnh cũng có thể khiến bé ốm yếu khó chịu và gây ra nôn mửa ngay lập tức.

    Phòng ngừa nôn mửa ở trẻ nhỏ

    Để phòng ngừa nôn mửa cho trẻ, các mẹ nên chú ý thực hiện một vài quy tắc vệ sinh cơ thể và ăn uống sau đây:

    - Nhắc bé rửa tay trước và sau bữa ăn

    - Nhắc con rửa tay sau khi đi vệ sinh

    - Không cho con chơi đồ chơi bẩn

    - Cho bé ăn thực phẩm chín hoàn toàn, tránh ăn đồ sống và tái

    Cho bé đi bệnh viện nếu gặp các triệu chứng sau:

    - Nôn mửa không ngừng

    - Nôn ra máu

    - Sốt cao đi kèm với tiêu chảy
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Shop Trẻ Thơ
    Đang tải...


  2. Xuongrong66

    Xuongrong66 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/1/2014
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    55
    Điểm thành tích:
    28
    Ngày trước bé nhà em cũng hay bị nôn lắm, tầm 7,8 tháng tuổi đang ăn ngon lành nhưng có gì bất thường như rau củ xay mà cấn hơi to chút là con chớ ... xót hết cả ruột
     
  3. Cún Xinh Xinh

    Cún Xinh Xinh Thành viên mới

    Tham gia:
    11/6/2015
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Bé nhà em dạo trước cứ no no chút mà ép là con hay bị nôn lắm
     
  4. vuhoa2980

    vuhoa2980 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/12/2015
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Bài viết rất hữu ích cảm ơn bạn đã chia sẻ.
     

Chia sẻ trang này