Tìm Hiểu Về Bệnh Lao Hạch Bạch Huyết

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi yhocgiadinh_vn, 26/4/2019.

  1. yhocgiadinh_vn

    yhocgiadinh_vn Thành viên mới

    Tham gia:
    14/3/2019
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Lao hạch bạch huyết là thể lao ngoài phổi thường gặp nhất, là một bệnh viêm mạn tính hệ thống hạch bạch huyết, nguyên nhân do vi khuẩn lao.
    Hạch bạch huyết hay hạch lympho là các cấu trúc hình bầu dục dẹt, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết, là một phần của hệ bạch huyết.
    Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn. Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng chứa các tế bào bạch huyết và có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai.
    Bệnh gặp cả ở trẻ em và người lớn, nữ nhiều hơn nam.

    Các triệu chứng thường gặp của lao hạch bạch huyết:

    Triệu chứng toàn thân: không như lao các bộ phận khác, triệu chứng toàn thân trong lao hạch bạch huyết không rầm rộ, có thể mệt mỏi, ăn kém ngủ kém.
    Hạch xuất hiện tự nhiên vùng cổ, nách, bẹn, vùng trên xương đòn.
    Hạch không đau, không đỏ, không nóng nên người bệnh không biết hạch xuất hiện từ bao giờ.
    Hạch có thể to dần, ban đầu có thể chỉ có 1 vài hạch, sau dính thành chùm nổi lên từng khối, khó di động.
    [​IMG]

    Nguyên nhân gây lao hạch bạch huyết:

    Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra.
    Bệnh lây lan khi người lành tiếp xúc với dịch tiết chứa vi khuẩn lao (như nước bọt) của người bệnh lao.
    Vi khuẩn lao từ tổn thương lao tiên phát (chỗ nhiễm lao đầu tiên- thường là phổi) theo đường máu và đường bạch huyết đến gây tổn thương ở hạch.
    Có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao như: HIV, dùng thuốc ức chế miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính…

    Khám và điều trị

    Điều trị nội khoa là chính, phối hợp các thuốc chống lao, điều trị đủ liều, đủ thời gian, điều trị có kiểm soát.
    Phối hợp corticoid trong giai đoạn đầu để hạn chế di chứng.
    Phối hợp các thuốc nâng cao thể trạng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng.
    Điều trị ngoại khoa trong những trường hợp hạch to vỡ, hạch chèn ép thần kinh mạch máu gây đau.

    >>>Để biết thêm chi tiết về các bệnh khác tham khảo tại yhocgiadinh.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi yhocgiadinh_vn
    Đang tải...


Chia sẻ trang này