Tìm Hiểu Về Bệnh Phổi: Hen Phế Quản & Viêm Phổi Mãn Tính

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi nikitaoutlet, 6/8/2021.

  1. nikitaoutlet

    nikitaoutlet Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/7/2021
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Các bệnh phổi nguy hiểm – Vai trò chính yếu của phổi là trao đổi các khí – đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu. Bệnh phổi chỉ các cơn rối loạn ảnh hưởng đến phổi, cơ quan giúp chúng ta thở. Vấn đề hô hấp do bệnh phổi gây ra có thể dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ oxy cho cơ thể.

    Bệnh phổi mãn tính là gì?
    Các bệnh phổi mạn tính có nhiều loại, đó là những bệnh phổi kéo dài trên 3 tháng trong một năm và thường kéo dài ít nhất 2 năm trở lên. Bài này đề cập đến hai bệnh Phổi mãn tính thường gặp nhất đó là: hen phế quản và viêm phế quản mãn tính.

    Hen phế quản
    [​IMG]
    Bệnh phổi nguy hiểm – Hen phế quản
    Hen phế quản là tình trạng các cơn khó thở do co thắt phế quản gây chít hẹp đường dẫn ôxy vào phổi gây khó thở. Đây là bệnh khá thường gặp trên thế giới: ở Anh có 3-4,1% trẻ em bị hen phế quản, ở Việt Nam, vùng nông thôn gặp ở 1% và ở thành thị gặp ở 2% dân số.

    Trong các bệnh phổi, hen phế quản chiếm 18,7%. Hơn nửa số người bị hen phế quản bị bệnh trước 10 tuổi. Nam giới bị bệnh nhiều hơn nữ giới.

    Viêm phế quản mãn tính
    [​IMG]
    Bệnh phổi nguy hiểm – Viêm phế quản mãn tính
    Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm mãn tính niêm mạc phế quản do tăng tiết dịch nhầy gây ho khạc đờm, tắc nghẽn phế quản và rối loạn hô hấp. Những đợt ho khạc đờm kéo dài ít nhất tới 3 tháng trong năm, và ít nhất là 2 năm. (Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới).

    Đây là bệnh khá thường gặp ở các nước. ở Pháp bệnh này chiếm 5% dân số, gặp riêng ở nam giới tới 18%. ở Việt nam, tình trạng cũng tương tự, 12% bệnh nhân viêm phế quản mãn tính điều trị nội trú tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch mai.

    Những khó khăn mà người bệnh gặp phải
    • Hô hấp: Do co thắt, chít hẹp phế quản và đờm dãi tiết ra nhiều ở đường hô hấp nên gây khó thở, thiếu ôxy não.
    • Những đợt có cơn hen tái phát nhiều có thể bị viêm nhiễm phế quản, làm nặng thêm tình trạng khó thở.
    • Người bị bệnh phổi mãn tính bị giảm khả năng làm việc về trí tuệ và thể lực.
    • Khó thở hạn chế khả năng vận động và làm việc.
    • Ngoài cơn hen, tình trạng khó thở, thiếu ôxy não mãn tính có thể làm giảm khả năng tập trung, chú ý, hay ngủ gà
    • Tâm lý/ tình cảm: người bệnh bị sức khoẻ hạn chế, tình cảm thường trầm cảm, hay cáu gắt; lo âu bệnh tật.
    • Xã hội/ gia đình: bệnh hô hấp mãn tính khiến người bệnh giảm khả năng tham gia các hoạt động của gia đình và cộng đồng. Xu hướng giảm giao tiếp, cách biệt
    Nguyên nhân và đề phòng bệnh phổi
    Nguyên nhân gây bệnh phổi
    • Hút thuốc lá
    • Dị ứng bụi / khói
    • Dị ứng thực phẩm
    • Môi trường ô nhiễm
    • Các ổ nhiễm trùng mãn tính ở vùng mũi họng, răng
    • Các nguyên nhân khác
    Cách đề phòng bệnh phổi
    [​IMG]
    Thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm
    • Người bệnh cần bỏ thuốc. Tránh tiếp xúc với người hút thuốc
    • Đối với trường hợp dị ứng bụi khói, nên: Vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Tránh phơi, giũ đồ vật như chăn chiếu. Quét nhà nên dùng máy hút bụi Không nuôi vật nuôi như chó mèo, gà, chim…
    • Các hoá mỹ phẩm khi dùng nên chú ý, tránh loại gây dị ứng, mẩn ngứa
    • Đối với dị ứng thực phẩm: Cẩn thận với một số đồ ăn gây dị ứng như: hải sản, đồ thơm…
    • Đối với việc môi trường ô nhiễm: Thay đổi chỗ ở nếu đang ở gần nhà máy, công trường, nơi bị ô nhiễm
    • Các trường hợp không rõ nguyên nhân: Thử tìm và loại bỏ tác nhân dị ứng tại khoa Dị ứng, bệnh viện Tỉnh và Trung ương.
    • Điều trị khỏi hẳn các ổ viêm. Nếu cần thì phẫu thuật cắt bỏ amidan, mổ xoang…
    - Trên đây là những thông tin hữu ích mà NIKITA OUTLET sưu tầm được, chúc bạn đọc thật nhiều sức khoẻ

    >> Xem thêm:
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nikitaoutlet
    Đang tải...


Chia sẻ trang này